b/
Trong phần mở đầu, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp nêu mục đích quan trọng của việc học bằng cách so sánh việc dạy người cũng giống như việc mài đá thành ngọc: Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Ông khẳng định chỉ có học tập thì con người mới trở nên hoàn thiện, tốt đẹp. Học tập là một quy luật tất yếu trong cuộc sống. Kẻ đi học là học luân thường đạo lí để làm người. Vậy đạo là gì? Tác giả giải thích: Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Đạo học ngày trước lấy mục đích rèn luyện đạo đức nhân cách là chính. Đó là đạo tam cương (tức là học để hiểu và giữ đúng quan hệ vua tôi, cha con, vợ chồng); đạo ngũ thường (tức là học để hiểu và để sống theo năm đức tính của con người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Nói cụ thể ra thì lẽ đối xử chính là mối quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng.
Chính vì thế, Nguyễn Thiếp nhấn mạnh rằng tất cả những điều cần thiết trong cuộc sống đều phải học. Con người không được giáo dục cũng giống như ngọc không mài không sáng: Ngọc bất trắc, bất thành khí.
Tác giả đã dùng câu châm ngôn dễ hiểu để tăng thêm sức mạnh thuyết phục của lí lẽ. Khái niệm đạo vốn trừu tượng, khó hiểu được tác gỉả giải thích thật ngắn gọn, rõ ràng. Như vậy, mục đích tối thượng của việc học là để làm người.
Quan điểm ấy đề cao mục đích giáo dục đạo đức của việc học. Khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn trong nhà trường hôm nay cũng là sự tiếp nối và phát huy mục đích ấy. Điểm cần bổ sung thêm là việc học không chỉ rèn luyện đạo đức mà còn rèn luyện năng lực trí tuệ để con người có sức mạnh xây dựng, cải tạo xã hội trên mọi lĩnh vực văn hóa, kinh tế, khoa học kĩ thuật…
Tác giả lấy mục đích cao cả của việc học để soi chiếu vào thực tế; từ đó phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong đường lối giáo dục đương thời đã gây ra những tác hại to lớn cho quốc gia, dân tộc:
Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
Vậy thế nào là lối học hình thức hòng cầu danh lợi ? Đó là lối học theo kiểu tầm chương trích cú, thuộc lòng từng câu từng chữ mà không hiểu kĩ về nội dung, học theo kiểu hữu danh vô thực. Học chỉ để đi thi, để ra làm quan, được trọng vọng, nhàn nhã và thu nhiều bổng lộc…
Những kẻ học hành như vậy, nếu có ra làm quan thì cũng chĩ là những viên quan *** nát, hỏi làm sao có thể lo đời giúp nước? Tác hại của lối học lệch lạc, sai trái đó gây tác hại nghiêm trọng và lâu dài vì những kẻ bất tài thường hay xu nịnh, luồn lọt để được thăng quan tiến chức, dần dần trở thành lũ sâu mọt, chỉ biết vinh thân phì gia mà quên đi lợi ích chung của đất nước, dân tộc.
ban luan ve phep hoc la son phu tu nguyen thiep
Ngày nay, chúng ta gọi lối học đó là học vẹt, học để đối phó, thực chất chẳng tiếp thu được bao nhiêu Kiến thức. Thuộc bài là yếu tố rất cần trong học tập nhưng điều cốt yếu là phải hiểu nội dung, bản chất của vấn đề, từ đó có cách suy nghĩ, cách cảm nhận, sáng tạo riêng.
Người ta yêu cầu đoạn văn chứ không phải bài văn em nhé!