Vì có các mặt thuận lợi :
1,Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta. Các khoáng sản chính là
than, sắt, thiếc, chì – kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vôi và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa …
VD :Than: các mỏ Uông Bí, Đèo Nai, Cọc Sáu (Quảng Ninh);Đồng – niken: Sơn La
2.Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. => phát triển thủy điện => phát triển của vùng, nhất là việc khai
thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở nguồn điện rẻ và dồi dào.
3-Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới. Trung du và miền núi Bắc Bộ có
phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung
du), đất phù sa
Khí hậu của vùng mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh,=>Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế
mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới đặc biệt là cây chè
Ở các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn cũng như trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, điều kiện khí
hậu rất thuận lợi cho việc trồng các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả …), các cây ăn
quả như mận, đào, lê.
4-Chăn nuôi gia súc.
Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên có độ cao 600 – 700 m. Các đồng cỏ
tuy không lớn, nhưng ở đây có thể phát triển chân nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê. Bò sữa được nuôi
tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Trâu,bò thịt được nuôi rộng rãi, nhất là trâu.
5-Kinh tế biển.
Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, thế mạnh này của Trung du và miền núi Bắc Bộ sẽ càng được phát huy. Vùng
biển Quảng Ninh là một vùng biển giàu tiềm năng, một vùng đang phát triển năng động cùng với sự phát triển của
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Ở đây đang phát triển mạnh đánh bắt hải sản, nhất là đánh bắt xa bờ , nuôi
trồng thủy sản và du lịch biển – đảo
sưu tầm
em có thể chắt lọc ý
Last edited by a moderator: