thi chuyên văn

B

binbon249

mọi người những ai đã thi chuyên văn vậy hãy vào đây và giúp mình nhé. Cho mình dàn ý 1 số bài thơ khó như bài thơ Con Cò, Nói với con........., giúp mình nhé mọi người
phân tích hay cảm nhận hay.......... gì khác, bạn phải nêu rõ thì người ta mới giúp được chứ :)
 
P

pe_ju_uc

pé gợi ý pài nói với con nha!!

MB: Cha mẹ sinh con đều mong ước con khôn lớn tiếp nối truyền thống gia đình, quê hương_đó là tình yêu cao đẹp nhất. Y Phương cũng nói lên điều đó = hình thức người cha tâm tình dặn dò con nên đem đến cho bài thơ giọng điệu thiết tha, trìu mền và tin cậy.
TB: * Mượn lời nói với con, tác giả Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người.
+ Người con lớn lên trong tình iu thương nâng đỡ của cha mẹ.
- 2 câu đầu gợi đứa trẻ tập đy rất chính xác, qua đó tạo không khí gia đình đầm ấm, niềm vui của cha mẹ đón nhận sự lớn lên của đứa trẻ.
- Con đã lớn lên trong công sức lao động của quê hương, đó là công sức lao động cần cù, vui tươi
"Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu"
- Rừng núi quê hương thơ mộng nghĩa tình
"rừng cho hoa
con đường cho những tấm lòng"
* Mượn lời nói với con, truyền cho con niềm tự hào về quê hương và bày tỏ lòng mong muốn ước của người cha đối với con.
+ tự hào về người đồng mình gian khổ mà can đảm.
- nhắc đến người đồng mình = những câu cảm thán : iu lắm! thương lắm! con ơi => thể hiện tình iu quê hương thắm thiết, cách bộc lộ rất mộc mạc, chân thành, lời lẽ Y Phương rất mộc mạc, dân tộc.
- người đồng mình vất vả nhưng chí lớn " cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn"
- mong con gắn bó với quê nghèo thì phải biết chấp nhận vượt qua gian khổ để xây dựng quê hương "sống trên đá...ko lo cực nhọc"
- tự hào về người đồng mình mộc mạc nhưng giàu ý chí niềm tin "người đồng mình thô sơ da thịt-chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con"
+ niềm mong muốn tha thiết khi con trưởng thành ở 4 câu cuối
* nghệ thuật : + dùng câu đối lập kết hợp câu phủ định để khẳng định nhưng thay từ mạnh hơn.
+ đoạn cuối kết hợp từ "con ơi" với câu cầu khiến "lên đường - nge con" tạo nên giọng điệu dặn dò, khuên bảo, nhắn nhủ, thôi thúc.
KB: bài thơ diễn tả rất sâu sắc tình iu con, mong ước cha mẹ là con đc nuôi dưỡng trong tình cảm gia đình, quê hương đằm thắm thì lớn lên phải tình nghĩa thủy chung, luôn tự hào và phát huy đc truyền thống tổ tiên quê nhà.
-----------------------
dàn bái tương đối chi tiết đấy. nhớ thanks tui nha:D:D
 
M

maunguyet.hilton

Con cò (Chế Lan Viên)

MB : (lấy bữa tớ làm cho xuka đó nhé!:-*)

TB:TRước tiên có một lời dẫn vào như: Với sự sáng tạo đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ,CLV đã khéo léo khai thác hình tượng có trắng quen thuộc trong ca dao truyền thống và trở thành biểu tượng xuyên suốt cho bài thơ là mối quan hệ tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
Và chia 3 đoạn phân tích :

-Đoạn 1 :hình tượng cò "trong lời mẹ hát"đi vào giấc ngủ của con:"con cò bay la...con cò Đồng Đăng","Con cò ăn đêm...cò sợ xáo măng"....con "còn bế trên tay",nào biết được ý nghĩa của những câu ca dao trong lời ra của mẹ " con cò bay lả bay la....bay từ cửa phủ,bay về Đồng Đăng","Con cò mà đi...lộn cổ xuống ao".
~~~> qa lời ru ,h/a con cò đã đi vào tâm hồn trẻ thơ 1 cách vô thức,và theo đó là cả điệu hồn dan tộc.Đứa trẻ được vỗ về trog nhữg âm địu ngọt ngào,dịu dàng of lời ru để đón nhận bằng trực giác t,y & sự chở che of mẹ.Không chỉ trog lời ru,mà cả trog cánh " tay nâng" và dòng "sữa mẹ".

-Đoạn 2 :típ theo cho đến "con lớn con làm thi sĩ...cái gì đó quên mất nói chung là chấm hết dòng đó": cánh cò trog lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ,trở nên gần gũi thân thiất và đi cùng con người đến suốt cuộc đời.Sự liên tưởng,tưởng tượng p.p of nhà thơ đã thởi sức sốg vào cánh cò,đã chắp cánh cho con cò bay ra từ trong ca dao để xuất hiện trong những khung cảnh mới lạ: cò đén bên nôi,cò ngủ vs con,cò đi học cùng con,và sau này cánh cò bay vào câu thơ khi con làm thi sĩ.H/a thơ dung dị nhưng lung linh 1 vẻ đẹp bất ngờ,diễn tả 1 suy tưởng sâu xa.Cánh cò đồng hành vs con ng` từ tuổi nằm nôi đến tuổi đi học và cho đến lúc trưởng thành đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ,về sự dìu dắt,nâng đỡ đầy dịu dàng & bền bỉ of ng` mẹ.

-Đoạn 3:Còn lại.
H/a cò được nhấn mạnh ở biểu tượng cho tấm lòng ng` mẹ,lúc nào cũng bên con suốt cuộc đời " Dù ở gần con...cò mãi yêu con"
Phân tích,nêu rõ cảm tình of ng` đọc đối vs 2 câu thơ cũng như chân lí thiêng liêng,bền vững,sâu sắc,rộng lớn về tình mẫu tử " Con dù lớn...lòng mẹ vẫn theo con"(không đơn giản là triết lí thuần trí tuệ mà là triết lí ở con tim yêu thương)
"một con cò thôi...vỗ cánh wa nôi"~~>trở lậi âm hưởng lwoif ru và đúc kết ý nghĩa cánh cò trắng.

•Tiếp theo có thể nêu khái quát đặc sắc nghệ thuật về thơ và nghệ thuật sáng tạo hình ảnh (hoặc để ở kết bài) nhưng tớ nghĩ bài này rất nhiều nhận xét về nghệ thuật nên viết luôn vô phần cuối TB.

KB: Có thể tham khảo nội dung tổng kết (SGK) ngoài ra mở rộng thêm về tình cảm của xuka vs mẹ mình cũng được hoặc hay hơn là ca ngợi con ng` VN với những tình cảm,triết lí cao cả,...

Thân!(Tuy biết xuka thi văn gòi nhưng vẫn post bài xem như cho các bạn khác tham khảo! hỳ!)
 
S

s0cbay_kut3

mọi người những ai đã thi chuyên văn vậy hãy vào đây và giúp mình nhé. Cho mình dàn ý 1 số bài thơ khó như bài thơ Con Cò, Nói với con........., giúp mình nhé mọi người

Chị có cái đề về bài thơ Con Cò:

Những sáng tạo của Chế Lan Viên trong bài thơ "Con Cò" so với ca dao hát ru truyền thống:

"Con cò" là bài thơ đặc sắc của Chế Lan Viên và một trong những nét đặc sắc nhất của bài thơ là vận dụng ca dao truyền thống trên nhiều phương diện của bài thơ:
- Xây dựng hình tượng con cò: Việc lấy hình tượng con cò để nói về tấm lòng mẹ là một dụng ý nghệ thuật của Chế Lan Viên vì hình tượng này vốn rất gần gũi, dễ đi vào lòng người.
- Việc lấy những câu ca dao có hình tượng con cò để tổ chức giai điệu lời ru. Bài thơ có hàng loạt câu chứa từ "con cò".vì thế mà hìnn tượng con cò nổi bật suốt cả bài thơ.
- Nhà thơ đã nâng ý nghĩa của hình tượng con cò trong ca dao, không tập trung khai thác phương diện nói về con người vất vả đắg cay mà tập trung nói về phương diện lòng mẹ. Vì thế mà con cò trong thơ Chế Lan Viên vừa quen vừa lạ, vừa truyền thông vừa hiện đại.
- Xây dựng hình tượng người mẹ: Nếu hình tượng người mẹ trong ca dao hát ru con chủ yếu là để nói về thân phận thì người mẹ trong thơ Chế Lan Viên chủ yếu hát ru con để giãi bày tình yêu, để khẳng định chở che cho con suốt cuộc đời.
- Thể thơ: ca dao hát ru con thường sử dụng thể thơ lục bát. Còn bài thơ "con cò" cuả Chế Lan Viên sử dụng thể thơ tự do rất hiện đại nhưng vẫn mềm mại dịu dàng mang âm hưởng lời ru.
- Giọng điệu: giọng điệu thơ tạo nên tình trữ tình, tính triết lí, trí tuệ. Nó tác đọng đến người đọc không chỉ cảm xúc mà còn tác động đến suy ngẫm.
 
Top Bottom