mọi người coi văn bản này.......!!!!!!!!
KÌ THI QUỐC GIA 2009
- Mục tiêu của kỳ thi "2 trong 1" và đối tượng dự thi?
Nhằm đánh giá đúng thực chất trình độ người học. Kết quả thi đủ độ tin cậy để công nhận tốt nghiệp THPT, đồng thời đủ khả năng phân loại trình độ để làm một căn cứ quan trọng để xét tuyển vào ĐH, CĐ, TC. Kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức vào tháng 6 hàng năm tại các tỉnh.
Đối tượng dự thi gồm:
Thí sinh (trong và ngoài nước) học xong lớp 12 THPT hoặc tương đương, đủ điều kiện theo quy chế quy định, dự thi chủ có mục đích công nhận tốt nghiệp THPT.
Thí sinh (trong và ngoài nước) học xong lớp 12 THPT hoặc tương đương, đủ điều kiện theo quy chế quy định, dự thi có mục đích vừa được công nhận tốt nghiệp THPT vừa được xét tuyển vào ĐH, CĐ, TC.
Thí sinh (trong và ngoài nước) có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (kể cả ĐH, CĐ, TC) dự thi chỉ có mục đích được xét tuyển vào ĐH, CĐ, TC.
Thí sinh đăng ký dự thi theo Sở GD mà thí sinh học xong lớp 12 trong năm tổ chức kỳ thi hoặc những năm trước. Trường hợp đặc biệt, nếu thí sinh học xong lớp 12 những năm trước không thể về trường cũ dự thi thì phải gửi đơn xin thi tại đơn vị thi mà thí sinh đề nghị, có sự xác nhận của trường cũ cho thí sinh chuyển đi.
- Đề thi được ra theo hướng nào?
Các môn thi Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ ra đề theo hình thức trắc nghiệm. Môn Toán thi 90 phút, các môn khác mỗi môn 60 phút. Môn Ngữ văn phối hợp tự luận và trắc nghiệm.
Đề thi của mỗi môn thi đều ra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT. Không nhất thiết chỉ có nội dung ở lớp 12; không nhất thiết chỉ bám sát SGK. Trong đề thi có khoảng 60% số điểm ứng với nội dung ra đề theo chuẩn kiến thức, kỹ năng THPT để công nhận tốt nghiệp và khoảng 40% số điểm ứng với các câu hỏi trong chương trình THPT nhưng không khó hơn, để phân loại trình độ, xét tuyển sinh.
Khi chương trình giáo dục thường xuyên chưa tương đương chương trình chuẩn giáo dục THPT: trong cơ cấu đề thi, phần để công nhận tốt nghiệp cho thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên sẽ ra với nội dung nằm trong chương trình giáo dục thường xuyên; phần để phân loại trình độ, xét tuyển sinh sẽ ra chung cho tất cả thí sinh (không phân biệt giáo dục thường xuyên hay giáo dục THPT).
Để tăng tính khách quan trong khâu coi thi, số phiên bản đề thi trắc nghiệm mỗi môn ít nhất bằng nửa số thí sinh trong phòng thi hoặc mỗi thí sinh có một phiên bản đề thi...
- Với kỳ thi THPT quốc gia thí sinh sẽ phải dự thi nhưng môn học nào?
Kỳ thi sẽ được tổ chức thi nhiều môn trong số các môn học ở cp THPT để thí sinh lựa chọn theo mục đích riêng và mở rộng điều kiện để các trường ĐH, CĐ, TC xét chọn phù hợp với từng ngành đào tạo.
Trước mắt, trong một số năm đầu, tổ chức thi 8 môn gồm: Ngữ văn, Ngoại ngữ, Toán, vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý. Những năm sau có thể thêm các môn khác như Tin học, Giáo dục công dân...thuộc chương trình THPT.
Trong một số năm đầu, những thí sinh không được học môn Ngoại ngữ (hoặc môn Ngoại ngữ không đủ thời gian quy định) được thi môn khác thay thế chỉ để công nhận tốt nghiệp.
Số môn thi thí sinh phải thi để được công nhận tốt nghiệp THPT gồm 6 môn: 3 môn công cụ bắt buộc đối với tất cả thí sinh (Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ), 3 môn do mỗi thí sinh tự quyết định trong số các môn thi còn lại của kỳ thi.
- Điều kiện và phương thức để công nhận tốt nghiệp THPT?
Kết quả xếp loại học lực; điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có); điểm thi trong kỳ thi THPT quốc gia của từng thí sinh đăng ký tốt nghiệp công khai trên mạng.
Sở GD-ĐT căn cứ quy chế công nhận tốt nghiệp, căn cứ kết quả thi các môn thi tốt nghiệp và kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) của người học để công nhận tốt nghiệp THPT. Điều kiện về văn hóa để tốt nghiệp THPT là người học đạt yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của chương trình chuẩn; đạt điểm tối thiểu trở lên.
Điểm tối thiểu tốt nghiệp THPT do Bộ GD-ĐT quy định chung trên toàn quốc (có tính đến yếu tố vùng, miền).
Người tốt nghiệp THPT được xếp loại (giỏi, khá, trung bình) theo quy chế. Người tốt nghiệp THPT được cấp 3 giấy báo kết quả thi trong kỳ thi THPT quốc gia để đăng ký dự tuyển vào ĐH, CĐ và 5 giấy báo kết quả thi để tuyển vào TC.
- Điều kiện xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, TC?
Trước kỳ thi 1 năm, các trường ĐH, CĐ và TC phải công bố chỉ tiêu xét tuyển từng ngành và các tiêu chí dựa trên khung xét tuyển của Bộ GD-ĐT. Khung tiêu chí tuyển sinh bao gồm: số môn thi văn hóa (trong số các môn được tổ chức trong kỳ thi), môn thi năng khiếu, các tiêu chí khác về kết quả học tập ở cấp THPT, các yêu cầu đặc biệt khác.
Trường ĐH, CĐ và TC dựa vào khung tiêu chí đề ra các yêu cầu cần tuyển sinh vào mỗi ngành đào tạo theo 3 trường hợp sau:
- Đối với hầu hết các ngành thí sinh phải thi 3 môn văn hóa đối với ĐH, CĐ; 2 môn văn hóa đối với TC (trong đó có ít nhất một trong các môn: Toán, Ngữ văn hoặc Ngoại ngữ) trong số các môn của kỳ thi. Môn thi có thể được nhân hệ số hoặc quy định điểm tối thiểu đối với các môn cần thiết nhất.
- Đối với các ngành năng khiếu thí sinh phải thi 2 môn văn hóa đối với ĐH, CĐ; 1 môn văn hóa đối với TC (trong đó có ít nhất 1 trong các môn: Toán, Ngữ văn hoặc Ngoại ngữ) và môn năng khiếu do trường ra đề. Môn thi có thể được nhân hệ số hoặc quy định điểm tối thiểu đối với môn cần thiết.
họ bảo để xét tốt nghiệp fải bắt buộc thi 6 môn,
vậy muốn xét cả đại học, cđ, tc thì cũng 6 môn or 8 môn nhỉ??????????