[Theo chân Truyện Kiều] Nơi công bố điểm [Box THCS]

Status
Không mở trả lời sau này.
L

lan_phuong_000

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

NƠI CÔNG BỐ ĐIỂM
"THEO CHÂN TRUYỆN KIỀU"
-----0O0-----


Các thí sinh sẽ nhận kết quả thi từng tuần tại topic này!
***Lưu ý:
- Những thi sinh đã đoạt giải 1 trong 4 tuần không được phép nộp bài cho các tuần tiếp
- Các thí sinh không đoạt giải vẫn có thể nộp bài dự thi ở tuần tiếp theo.
 
G

ga_cha_pon9x

Sau đây là những nhận xét và điểm của các bạn:
(*)Bài của huck:
Ưu điểm:
-Dàn ý khá chi tiết+đầy đủ.
-Không có lỗi chính tả.
Nhược điểm:
-Chưa nêu rõ được những tính cách bộc lộ qua vẻ đẹp của Thuý Kiều(đã nêu ra được một vài nét).
-Ý thứ hai của kết bài hơi lủng củng.
Cảm hứng nhân đạo trong đoạn thơ biểu hiện ở sự đề cao vẻ đẹp...
Điểm:8,5

(*)Bài của thienthannho.97:
Ưu điểm:
-Đã chú ý miêu tả vẻ đẹo của chị em Thuý Kiều.
Nhược điểm:
-Vấp phải nhiều lỗi chính tả
Đài cát,tực núi mùa xuân,...
-Phần cuối của thân bài lủng củng,các câu liên kết không chặt chẽ với nhau mặc dù cùng trong một đoạn.
-Chưa nêu được những tính cách bộc lộ qua vẻ đẹp của Thuý Kiều.
Điểm:6,0

(*)Bài của l0n3ly_canby:
Ưu điểm:
-Đã chú ý miêu tả vẻ đẹo của chị em Thuý Kiều.
-Không có lỗi chính tả.
Nhược điểm:
-Canby đã phạm một lỗi lớn về cấu trúc của một bài văn hoàn chỉnh(không có mở bài)
-Có phần lặp ý.
-Sử dụng từ ngữ chưa chuẩn xác.
Nàng tài nào cũng xuất sắc...
-Chưa nêu được những tính cách bộc lộ qua vẻ đẹp của Thuý Kiều.
Điểm:5,5

(còn tiếp...)
 
Last edited by a moderator:
G

ga_cha_pon9x

Tiếp nhé:
(*)Bài của meoconnhinhanh97:
Ưu điểm:
-Dàn ý khá chi tiết.
-Ít lỗi chính tả.
Nhược điểm:
-Sử dụng một số từ ngữ chưa chuẩn xác
-Chưa nêu được những tính cách bộc lộ qua vẻ đẹp của Thuý Kiều.
Điểm:8,0.
(*)Bài của kieuoanh2009:
Ưu điểm:
-Đã chú ý miêu tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều.
-Không có lỗi chính tả.
Nhược điểm:
-Sử dụng rất nhiều từ ngữ chưa chuẩn xác
sắc đẹp ngất ngưởng trời đất,giọng nói sáng như ngọc,tính chất phúng dụ(đây là tính chất gì nhỉ?),...
-Lặp ý.
-Các câu chưa liên kết.
Điểm:7,0

Vậy ta đã biết người nhất tuần đầu tiên là HUCK.
Cảm ơn tất cả các bạn đã tham gia,hãy cố gắng ở các tuần tiếp theo nhé:)
 
Last edited by a moderator:
G

ga_cha_pon9x

1:
-sáng tạo của nguyễn du trong bút pháp nghệ thuật khắc hoạ nhân vật’’chị em thuý kiều’’->sử dụng nghệ thuật truyền thống giới thiệu ước lệ tượng trưng,điển tích điển cố
-đặc biệt,không chỉ ước lệ tượng trưng,điển tích điển cố…… mà còn kết hợp nhuần nhuyễn hai luồng ngôn ngữ đó là bác học cung đình và ngôn ngữ thường dân
Khắc hoạ vẻ đẹp 2 chị em thuý kiều đều là trang tuyệt thế giai nhân nhưng mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng,không hề trộn lẫn
-thông qua ngoại hình để bộc lộ tính cách và số phận của nhân vật
Qua đó thể hiện tâm lòng của nguyễn du
Ý 2:chứng minh
-thuý vân:
+hình ảnh ước lệ->lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để so sánh vẻ đẹp con người
Thể hiện 1 vẻ đẹp vô cùng cao sang,quý phái tròn trịa,ngang tàm vũ trụ mà phúc hậu,nhưng lại dễ hoà lẫn với bao vẻ đẹp khác
+sử dụng từ thuần việt ‘’thua,nhường’’=>vẻ đẹp khiến cho thiên nhiên phải kém thua->chân dung vân hiện lên sinh động_với dung sắc kiều lệ
+tác giả tả vân 1 cách cụ thể,tả diện,tả rộng
->vân được tái hiện 1 cách toàn diện đúng với mẫu người phụ nữ chính cống:cử chi đoan trang,bước đi nhẹ nhàng,ăn nói nết na,tính tình thuỳ mị……..
->1 vẻ đẹp trong sáng hoàn mĩ,gieo vào lòng người đọc miền yêu,sự trân trọng
hiện lên 1 tâm hồn đơn giản,tình cảm thung dung,và báo hiệu 1 cuộc đời phẳng lặng,yên bình
-thuý kiều:
+hình ảnh ước lệ->lấy thiên nhiên làm thước đo con người
+vẻ mây nẩy trăng,số dòng thơ tả kiều nhiều hơn ta vân,đặc biệt là đặc tả đôi mắt,trừu tượng
->thể hiện một vẻ đẹp không thể nói ra bằng lời,chỉ biết đó là vẻ đẹp hơn hẳn,vượt ra khỏi khuôn khổ của tạo hoá
+có sự kết hợp một cách phi thường giữa sắc tài tâm:nhan sắc rực rỡ đằm thắm bởi sự phong phú của tâm hồn,sự thông tuệ và tấm lòng giàu cảm xúc
=>thuý vân dường như cũng phải nhường lối cho thuý kiều bởi 1 vẻ đẹp sắc sảo mặn mà khiến cho thiên nhiên phải nhức nhối ‘’ghen hờn’’
->1 vẻ đẹp hội tụ tất cả những gì tinh tuý nhất của đất trời.con người và cuộc sống
->một vẻ đẹp có chiều sâu.cá tính,có độ đằm thắm
dự báo một cuộc đờivô cùng tru truân ,đầy sóng gió
Ý 3:
-khắc hoạ chân dung nhân vật một cách phong phú.ẩn đằng sau là số mệnh thể hiện được ý niệm triết học và tư tưởng định mệnh.có những vần thơ khiến người đọc phải giật mình để rồi suy ngẫm
-khắc hoạ bằng tài năng,sự ngưỡng mộ chân thành và thái độ trân trọng ngợi ca của nguyễn du.nhà thơ không khỏi đau đáu lo lắng cho tương lai của nhân vật
=>1 con người luôn thấu hiểu và đi theo sát cuộc đời nhân vật
 trái tim nhân đạo thấm trong từng câu chữ,chảy trên từng trang sách truyện kiều
Đây là bài của meoconnhinhanh97,có người nói mình NX sai,mong các bạn xem lại giúp mình.
 
T

tunkute123

1:
-sáng tạo của nguyễn du trong bút pháp nghệ thuật khắc hoạ nhân vật’’chị em thuý kiều’’->sử dụng nghệ thuật truyền thống giới thiệu ước lệ tượng trưng,điển tích điển cố
-đặc biệt,không chỉ ước lệ tượng trưng,điển tích điển cố…… mà còn kết hợp nhuần nhuyễn hai luồng ngôn ngữ đó là bác học cung đình và ngôn ngữ thường dân
Khắc hoạ vẻ đẹp 2 chị em thuý kiều đều là trang tuyệt thế giai nhân nhưng mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng,không hề trộn lẫn
-thông qua ngoại hình để bộc lộ tính cách và số phận của nhân vật
Qua đó thể hiện tâm lòng của nguyễn du
Ý 2:chứng minh
-thuý vân:
+hình ảnh ước lệ->lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để so sánh vẻ đẹp con người
Thể hiện 1 vẻ đẹp vô cùng cao sang,quý phái tròn trịa,ngang tàm vũ trụ mà phúc hậu,nhưng lại dễ hoà lẫn với bao vẻ đẹp khác
+sử dụng từ thuần việt ‘’thua,nhường’’=>vẻ đẹp khiến cho thiên nhiên phải kém thua->chân dung vân hiện lên sinh động_với dung sắc kiều lệ
+tác giả tả vân 1 cách cụ thể,tả diện,tả rộng
->vân được tái hiện 1 cách toàn diện đúng với mẫu người phụ nữ chính cống:cử chi đoan trang,bước đi nhẹ nhàng,ăn nói nết na,tính tình thuỳ mị……..
->1 vẻ đẹp trong sáng hoàn mĩ,gieo vào lòng người đọc miền yêu,sự trân trọng
hiện lên 1 tâm hồn đơn giản,tình cảm thung dung,và báo hiệu 1 cuộc đời phẳng lặng,yên bình
-thuý kiều:
+hình ảnh ước lệ->lấy thiên nhiên làm thước đo con người
+vẻ mây nẩy trăng,số dòng thơ tả kiều nhiều hơn ta vân,đặc biệt là đặc tả đôi mắt,trừu tượng
->thể hiện một vẻ đẹp không thể nói ra bằng lời,chỉ biết đó là vẻ đẹp hơn hẳn,vượt ra khỏi khuôn khổ của tạo hoá
+có sự kết hợp một cách phi thường giữa sắc tài tâm:nhan sắc rực rỡ đằm thắm bởi sự phong phú của tâm hồn,sự thông tuệ và tấm lòng giàu cảm xúc
=>thuý vân dường như cũng phải nhường lối cho thuý kiều bởi 1 vẻ đẹp sắc sảo mặn mà khiến cho thiên nhiên phải nhức nhối ‘’ghen hờn’’
->1 vẻ đẹp hội tụ tất cả những gì tinh tuý nhất của đất trời.con người và cuộc sống
->một vẻ đẹp có chiều sâu.cá tính,có độ đằm thắm
dự báo một cuộc đờivô cùng ---> K chắc lắm, có thể thay lại là gian truân hoặc truân chuyên. ,đầy sóng gió
Ý 3:
-khắc hoạ chân dung nhân vật một cách phong phú.ẩn đằng sau là số mệnh thể hiện được ý niệm triết học và tư tưởng định mệnh.có những vần thơ khiến người đọc phải giật mình để rồi suy ngẫm
-khắc hoạ bằng tài năng,sự ngưỡng mộ chân thành và thái độ trân trọng ngợi ca của nguyễn du.nhà thơ không khỏi đau đáu lo lắng cho tương lai của nhân vật
=>1 con người luôn thấu hiểu và đi theo sát cuộc đời nhân vật
 trái tim nhân đạo thấm trong từng câu chữ,chảy trên từng trang sách truyện kiều
Đây là bài của meoconnhinhanh97,có người nói mình NX sai,mong các bạn xem lại giúp mình.

Vậy bài Meoconnhinhanh97 ngoài chỗ ấy còn chỗ nào nữa. Thử hỏi chỉ ra xem. :|. Post luôn cả bài văn của Meoconhinhanh97 để các bạn cùng một lần nữa thẩm định lại bài làm của bạn ấy, xem có phải rằng sai như vậy k. Sai là có, có sai thì sửa, nhưng việc tớ góp ý về những gì không sai mà lại được cho là sai ấy, chẳng qua cũng chỉ công bằng và dân chủ, để các bạn có thể học hỏi, có lượng kiến thức chuẩn. Thân.
 
Last edited by a moderator:
F

freakie_fuckie

Rất cảm ơn gachapon vì đã trích dẫn lại bài viết của thành viên meoconnhinhanh ra đây !

Vậy bài Meoconnhinhanh97 ngoài chỗ ấy còn chỗ nào nữa. Thử hỏi chỉ ra xem.

Mong thành viên Tunkute không dùng những câu lược bỏ cấu trúc như vậy nữa! Thành viên không phải thách thức bằng những câu bất cần coi thằng khác ra gì như thế 8-}. Nhận xét một bài văn có dựa vào va ren nhưng không quá khiên cưỡng, mỗi người sẽ có một cách nhìn khác nhau, không ai có thể bắt người khác có góc nhìn giống mình được cả.


Đây là bài của meoconnhinhanh97,có người nói mình NX sai,mong các bạn xem lại giúp mình.

Thứ nhất, gachapon không nhất thiết phải có lời này ở sub này!Nhận xét thế nào là tùy ở góc nhìn của bạn. Tôi tin là bạn luôn công bằng.

Thứ 2, tớ cũng có đôi lời :D

Bài của meoconnhinhanh có thể nói là đầy đủ về nội dung, rất chi tiết,lời văn cũng rất uyển chuyển, một số lỗi Gà gạch tớ thấy thế là hơi chặt quá,ví dụ như chữ "chảy " chữ "thấm", e dùng cũng chẳng làm sao, hai chữ ấy không chỉ thể hiện chính xác nội dung, chúng cũng tạo âm điệu cho câu văn nữa. Nếu được thì rất mong có thể được tham khảo nốt bài của bạn đạt giải nhất :D Thiên về phần tớ,tớ cũng nghĩ với bài viết của Mèo, Mèo xứng đáng được điểm cao hơn thế.

Thân thiết, :D
 
G

ga_cha_pon9x

Đây là bài của huck:
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và tác phẩm "Truyện Kiều":
+ Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765 – 1820),là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, một danh nhân văn hoá thế giới; ông đã để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ với nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm, tiêu biểu nhất là kiệt tác ''Truyện Kiều"(Đoạn trường tân thanh).
+ Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của tác phẩm là nghệ thuật miêu tả, khắc họa nhân vật của Nguyễn Du.
- Nêu vấn đề: Nói về nghệ thuật miêu tả nhân vật trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, có ý kiến cho rằng: "Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã rất tài tình trong việc khắc họa nhân vật. Nhưng tác giả không chỉ dừng lại ở dáng vẻ bề ngoài, với ông tả ngoại hình là để giúp người đọc hình dung rõ hơn tính cách bên trong, cuộc đời của nhân vật.".Điều này được thể hiện rất rõ qua đoạn trích "Chị em Thuý Kiều".
2. Thân bài:
- Nguyễn Du đã miêu tả bức chân dung tuyệt mĩ về vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều qua các biểu tượng về vẻ đẹp mĩ lệ trong thiên nhiên:
Mai cốt cách , tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
+ Tác giả dùng tiểu đối (Mai cốt cách / tuyết tinh thần) làm cho câu thơ vừa có vẻ đẹp tao nhã, vừa gợi cảm. Miêu tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều qua những biểu tượng về vẻ đẹp mĩ lệ trong thiên nhiên. Câu thơ đã gợi được vẻ đẹp thẩm mĩ ngay từ đầu về chị em Thuý Kiều: Họ là hai chị em, hai người con gái xinh đẹp của gia đình Vương Viên Ngoại.
+ Cả hai chị em đều xinh đẹp, một vẻ đẹp thanh tao, duyên dáng, tâm hồn trong trắng của người thiếu nữ và một vẻ đẹp đạt đến độ hoàn mĩ. Họ đẹp từ hình dáng bên ngoài đến tâm hồn, tính tình bên trong - một vẻ đẹp hoàn hảo (mười phân vẹn mười) nhưng vẻ đẹp của họ không giống hề nhau (mỗi người một vẻ).
- Sau khi giới thiệu chung về bức chân dung tuyệt mỹ của hai chị em Thúy Kiều, chân dung Thuý Vân được Tác giả miêu tả tinh tế, vẹn toàn:
Vân xem trang trọng khác vời ,
Khuôn trăng đầy đặn , nét ngài nở nang .
Hoa cười ngọc thốt đoan trang ,
Mây thua nước tóc , tuyết nhường màu da.
+ Tác giả sử dụng sáng tạo những biện pháp nghệ thuật có tính chất ước lệ, so sánh với những vẻ đẹp mĩ lệ trong thiên nhiên (trăng, hoa...), qua từ Hán Việt quen thuộc, chọn lọc ''trang trọng'' -> Vẻ đẹp cao sang, quí phái của Thuý Vân.
+ Vẫn là biện pháp ước lệ, với những hình tượng quen thuộc về vẻ đẹp mĩ lệ trong thiên nhiên, Nguyễn Du miêu tả Thuý Vân có chiều hướng cụ thể hơn trong thủ pháp liệt kê (khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói); trong cách sử dụng từ ngữ (đầy đặn, nở nang, đoan trang); cách so sánh, ẩn dụ đều nhằm thể hiện trung thực, phúc hậu mà quí phái của người thiếu nữ: Khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn như mặt trăng (khuôn trăng), lông mày sắc nét, đậm như mày ngài, miệng cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc, mái tóc xanh như mây, làn da trắng như tuyết...
+ Tác giả đã khá thành công trọng việc khắc hoạ đậm nét vẻ đẹp thuỳ mị, đoan trang, phúc hậu, khiêm nhường của Thuý Vân.
+ Chân dung Thuý Vân tạo sự hoà hợp, êm đềm làm cho ''mây thua'', ''tuyết nhường'', dường như dự báo Thuý Vân sẽ có một cuộc sống bình lặng, êm đềm, suôn sẻ mà không hề biết đến sóng gió là gì. Hơn nữa khi miêu tả Thuý Vân, Nguyễn Du chỉ miêu tả vẻ đẹp nhan sắc để thể hiện tính cách, không miêu tả tài năng mà theo quan niệm của Nguyễn Du ''Chữ tài đi với chữ tai một vần'', ''Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau''.
- Chân dung Thuý Kiều được miêu tả sâu đậm và tâm huyết hơn chủ yếu trên hai bình diện sắc đẹp và tài năng:
+ Khi tả Thuý Kiều, Nguyễn Du không tả chi tiết, chỉ tả khái quát, chủ yếu là gợi tả vẻ đẹp, so sánh với Thuý Vân qua các từ ngữ tăng tiến:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
+ Tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ kết hợp ẩn dụ, điển cố để làm tăng ấn tượng về vẻ đẹp ngoại hình đặc biệt của Kiều:
- Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờ kém xanh
- Một hai nghiêng nước nghiêng thành
+ Tác giả vẫn dùng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, ẩn dụ: ''thu thuỷ'', ''xuân sơn'', ''hoa ghen'', ''liễu hờn''. Ông thiên về gợi, tạo một ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. Khi miêu tả Thuý Kiều, tác giả chú ý tả đôi mắt: Là phần tinh anh của trí tuệ và tâm hồn; Vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt; Dùng điển cố (nghiêng nước nghiêng thành) -> Vẻ đẹp có sức cuốn hút mạnh mẽ.
=> Nguyễn Du đã dựng lên bức chân dung tuyệt sắc về nàng Kiều với một vẻ đẹp ''sắc sảo mặn mà'', một vẻ đẹp lộng lẫy khiến thiên nhiên phải sinh lòng đố kị (Hoa ghen, liễu hờn), một vẻ đẹp rất khó miêu tả tỉ mỉ, một vẻ đẹp có sức cuốn hút mạnh mẽ làm ''nghiêng nước nghiêng thành''.
- Tác giả còn chú ý tả tài năng của Thuý Kiều, một cô gái rất mực tài hoa:
- Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.
+ Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến: cầm (đàn), kì (cờ), thi (thơ), hoạ (vẽ). Đặc biệt tài đàn của nàng đã là sở trường năng khiếu (nghề riêng), vượt lên trên mọi người (ăn đứt).
+ Nguyễn Du đã không tiếc lời miêu tả Kiều bằng một loạt từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối, cực tả cái tài của Kiều cũng là để ca ngợi cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn ''bạc mệnh'' do chính Kiều sáng tác là tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm. Vẻ đẹp của Thuý Kiều là sự kết hợp của sắc - tài - tình. Kiều là một mẫu người phụ nữ hoàn hảo, một trang quốc sắc, một tuyệt thế giai nhân.
+ Chân dung Thuý Kiều cũng là chân dung mang tính cách, số phận. Sắc đẹp và tài năng hiếm có của Thuý Kiều, nhất là khúc đàn bạc mệnh do chính tay Kiều soạn thảo như dự báo về cuộc đời ''dâu bể'' và cái ''mệnh bạc'' không thể tránh khỏi của nàng sau này.
Sự tinh tế của Nguyễn Du khi miêu tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều qua thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy: tả Thuý Vân trước để làm nền nổi bật bức chân dung Thuý Kiều. Vẻ đẹp của Thuý Vân chủ yếu là ngoại hình, còn Thuý Kiều là cả nhan sắc - tài năng - tâm hồn; nhằm làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật chính - nhân vật trung tâm trong tác phẩm, mà Nguyễn Du đã dành phần lớn sự ưu ái và niềm tâm sự của mình.
3. Kết bài: Khẳng định vấn đề.
-Bằng nghệ thuật quen thuộc mang tính truyền thống (bút pháp ước lệ, mang ý nghĩa tượng trưng và hệ thống từ ngữ chọn lọc), Nguyễn Du đã khắc hoạ bức chân dung tuyệt mĩ của hai chị em Thuý Kiều; khẳng định vẻ đẹp, tài năng và đức hạnh của chị em Thuý Kiều, đồng thời thể hiện tấm lòng ưu ái của nhà thơ đối với nhân vật, nhất là Thuý Kiều, nhân vật trung tâm của tác phẩm mà Nguyễn Du muốn gửi gắm phần lớn niềm tâm sự của mình.
- Cảm hứng nhân đạo trong đoạn thơ biểu hiện ở sự đề cao vẻ đẹp và những giá trị con người: nhân phẩm, tài năng, khát vọng... Nghệ thuật lí tưởng hoá hoàn toàn phù hợp với cảm hứng ngưỡng mộ, ca ngợi con người.







*Bên cạnh bức chân dung hài hoà, tinh tế của Thuý Vân là bức chân dung của Thuý Kiều được tác giả miêu tả sâu đậm, tâm huyết hơn trên cả hai bình diện: sắc đẹp và tài năng. Ông không tả chi tiết mà chỉ tả khái quát, so sánh với Thuý Vân qua các từ ngữ tăng tiến:


Kiều càng sắc sảo mặn mà ,
So bề tài sắc lại là phần hơn
-Vẫn sử dụng hình tượng nghệ thuật ước lệ, ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trưng thường gặp trong thơ văn cổ, cách dùng điển cố để làm tăng ấn tượng về ngoại hình đặc biệt của Thuý Kiều:
Làn thu thuỷ , nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm ,liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
+Làn thu thuỷ: mắt trong như làn nước mùa thu, trong sáng, long lanh, linh hoạt -> ẩn dụ.
+Nét xuân sơn: lông mày như nét núi mùa xuân, đôi lông mày thanh tú -> rất đẹp -> ẩn dụ.
+Hoa ghen thua thắm: đôi môi Kiều tươi thắm hơn hoa, dung nham Kiều đằm thắm hơn hoa -> nhân hóa.
+Liễu hờn kém xanh: mái tóc mượt mà, xanh mướt, đẹp hơn liễu, dáng người của Kiều cũng uyển chuyển, thướt tha hơn liễu.
->Kiều có một vẻ đẹp săc sảo, mặn mà, một vẻ đẹp lộng lẫy , một vẻ đẹp có sức cuốn hút mạnh mẽ làm nghiêng nước nghiêng thành. Vẻ đẹp ấy khiến thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng đố kị, ghen ghét như một báo hiệu lành ít dữ nhiều sắp xảy đến với nàng Kiều trong tương lai.
-Kiều không chỉ mang một vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" mà nàng còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa:
Sắc đành tài một , tại đành hoạ hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm ,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương .
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.
+Tài năng của Kiều đạt tới mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến gồm đủ cả: cầm, kì, thi, họa(đàn, cờ, thơ, vẽ) đặc biệt nhất vẫn là tài đàn của nàng, nó là sở trường, là năng khiếu (nghề riêng) vượt lên trên mọi người (ăn đứt).
+ Tác giả tả cái tài của Kiều cũng là để ca ngợi cái tâm đặc biệt của nàng, đó là cung đàn “Bạc mệnh” mà Kiều tự sáng tác nghe thật buồn thương, da diết ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm. Phải chăng " Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân " ấy như muốn dự báo những đau khổ , bất hạnh chồng chất trong suốt 15 năm ròng của đời người con gái tài sắc vẹn toàn ?
=>Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc, tài, tình. Kiều là mẫu người phụ nữ hoàn hảo, một trang quốc sắc, một tuyệt thế giai nhân.
Chân dung Kiều mang tính cách, số phận dường như đã dự báo về cuộc đời "dâu bể" và cái "mệnh bạc" không thể tránh khỏi của nàng sau này.
3.KB: Khẳng định vấn đề.
Bằng các biện pháp nghệ thuật quen thuộc mang tính truyền thống, cách vận dụng điển cố điêu luyện, Nguyễn Du đã khắc hoạ bức chân dung tuyệt mĩ về hai chị em Thuý Kiều với một tấm lòng ưu ái đặc biệt. Từ việc miêu tả ngoại hình, ông đã giúp người đọc hình dung rõ hơn tính cách và số phận của nhân vật trong tác phẩm của mình.
 
L

l0n3ly_canby

1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và tác phẩm "Truyện Kiều":
+ Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765 – 1820),là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, một danh nhân văn hoá thế giới; ông đã để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ với nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm, tiêu biểu nhất là kiệt tác ''Truyện Kiều"(Đoạn trường tân thanh).
+ Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của tác phẩm là nghệ thuật miêu tả, khắc họa nhân vật của Nguyễn Du.
- Nêu vấn đề: Nói về nghệ thuật miêu tả nhân vật trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, có ý kiến cho rằng: "Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã rất tài tình trong việc khắc họa nhân vật. Nhưng tác giả không chỉ dừng lại ở dáng vẻ bề ngoài, với ông tả ngoại hình là để giúp người đọc hình dung rõ hơn tính cách bên trong, cuộc đời của nhân vật.".Điều này được thể hiện rất rõ qua đoạn trích "Chị em Thuý Kiều".
2. Thân bài:
- Nguyễn Du đã miêu tả bức chân dung tuyệt mĩ về vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều qua các biểu tượng về vẻ đẹp mĩ lệ trong thiên nhiên:
Mai cốt cách , tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
+ Tác giả dùng tiểu đối (Mai cốt cách / tuyết tinh thần) làm cho câu thơ vừa có vẻ đẹp tao nhã, vừa gợi cảm. Miêu tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều qua những biểu tượng về vẻ đẹp mĩ lệ trong thiên nhiên. Câu thơ đã gợi được vẻ đẹp thẩm mĩ ngay từ đầu về chị em Thuý Kiều: Họ là hai chị em, hai người con gái xinh đẹp của gia đình Vương Viên Ngoại.
+ Cả hai chị em đều xinh đẹp, một vẻ đẹp thanh tao, duyên dáng, tâm hồn trong trắng của người thiếu nữ và một vẻ đẹp đạt đến độ hoàn mĩ. Họ đẹp từ hình dáng bên ngoài đến tâm hồn, tính tình bên trong - một vẻ đẹp hoàn hảo (mười phân vẹn mười) nhưng vẻ đẹp của họ không giống hề nhau (mỗi người một vẻ).
- Sau khi giới thiệu chung về bức chân dung tuyệt mỹ của hai chị em Thúy Kiều, chân dung Thuý Vân được Tác giả miêu tả tinh tế, vẹn toàn:
Vân xem trang trọng khác vời ,
Khuôn trăng đầy đặn , nét ngài nở nang .
Hoa cười ngọc thốt đoan trang ,
Mây thua nước tóc , tuyết nhường màu da.
+ Tác giả sử dụng sáng tạo những biện pháp nghệ thuật có tính chất ước lệ, so sánh với những vẻ đẹp mĩ lệ trong thiên nhiên (trăng, hoa...), qua từ Hán Việt quen thuộc, chọn lọc ''trang trọng'' -> Vẻ đẹp cao sang, quí phái của Thuý Vân.
+ Vẫn là biện pháp ước lệ, với những hình tượng quen thuộc về vẻ đẹp mĩ lệ trong thiên nhiên, Nguyễn Du miêu tả Thuý Vân có chiều hướng cụ thể hơn trong thủ pháp liệt kê (khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói); trong cách sử dụng từ ngữ (đầy đặn, nở nang, đoan trang); cách so sánh, ẩn dụ đều nhằm thể hiện trung thực, phúc hậu mà quí phái của người thiếu nữ: Khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn như mặt trăng (khuôn trăng), lông mày sắc nét, đậm như mày ngài, miệng cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc, mái tóc xanh như mây, làn da trắng như tuyết...
+ Tác giả đã khá thành công trọng việc khắc hoạ đậm nét vẻ đẹp thuỳ mị, đoan trang, phúc hậu, khiêm nhường của Thuý Vân.
+ Chân dung Thuý Vân tạo sự hoà hợp, êm đềm làm cho ''mây thua'', ''tuyết nhường'', dường như dự báo Thuý Vân sẽ có một cuộc sống bình lặng, êm đềm, suôn sẻ mà không hề biết đến sóng gió là gì. Hơn nữa khi miêu tả Thuý Vân, Nguyễn Du chỉ miêu tả vẻ đẹp nhan sắc để thể hiện tính cách, không miêu tả tài năng mà theo quan niệm của Nguyễn Du ''Chữ tài đi với chữ tai một vần'', ''Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau''.
- Chân dung Thuý Kiều được miêu tả sâu đậm và tâm huyết hơn chủ yếu trên hai bình diện sắc đẹp và tài năng:
+ Khi tả Thuý Kiều, Nguyễn Du không tả chi tiết, chỉ tả khái quát, chủ yếu là gợi tả vẻ đẹp, so sánh với Thuý Vân qua các từ ngữ tăng tiến:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
+ Tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ kết hợp ẩn dụ, điển cố để làm tăng ấn tượng về vẻ đẹp ngoại hình đặc biệt của Kiều:
- Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờ kém xanh
- Một hai nghiêng nước nghiêng thành
+ Tác giả vẫn dùng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, ẩn dụ: ''thu thuỷ'', ''xuân sơn'', ''hoa ghen'', ''liễu hờn''. Ông thiên về gợi, tạo một ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. Khi miêu tả Thuý Kiều, tác giả chú ý tả đôi mắt: Là phần tinh anh của trí tuệ và tâm hồn; Vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt; Dùng điển cố (nghiêng nước nghiêng thành) -> Vẻ đẹp có sức cuốn hút mạnh mẽ.
=> Nguyễn Du đã dựng lên bức chân dung tuyệt sắc về nàng Kiều với một vẻ đẹp ''sắc sảo mặn mà'', một vẻ đẹp lộng lẫy khiến thiên nhiên phải sinh lòng đố kị (Hoa ghen, liễu hờn), một vẻ đẹp rất khó miêu tả tỉ mỉ, một vẻ đẹp có sức cuốn hút mạnh mẽ làm ''nghiêng nước nghiêng thành''.
- Tác giả còn chú ý tả tài năng của Thuý Kiều, một cô gái rất mực tài hoa:
- Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.
+ Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến: cầm (đàn), kì (cờ), thi (thơ), hoạ (vẽ). Đặc biệt tài đàn của nàng đã là sở trường năng khiếu (nghề riêng), vượt lên trên mọi người (ăn đứt).
+ Nguyễn Du đã không tiếc lời miêu tả Kiều bằng một loạt từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối, cực tả cái tài của Kiều cũng là để ca ngợi cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn ''bạc mệnh'' do chính Kiều sáng tác là tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm. Vẻ đẹp của Thuý Kiều là sự kết hợp của sắc - tài - tình. Kiều là một mẫu người phụ nữ hoàn hảo, một trang quốc sắc, một tuyệt thế giai nhân.
+ Chân dung Thuý Kiều cũng là chân dung mang tính cách, số phận. Sắc đẹp và tài năng hiếm có của Thuý Kiều, nhất là khúc đàn bạc mệnh do chính tay Kiều soạn thảo như dự báo về cuộc đời ''dâu bể'' và cái ''mệnh bạc'' không thể tránh khỏi của nàng sau này.
Sự tinh tế của Nguyễn Du khi miêu tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều qua thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy: tả Thuý Vân trước để làm nền nổi bật bức chân dung Thuý Kiều. Vẻ đẹp của Thuý Vân chủ yếu là ngoại hình, còn Thuý Kiều là cả nhan sắc - tài năng - tâm hồn; nhằm làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật chính - nhân vật trung tâm trong tác phẩm, mà Nguyễn Du đã dành phần lớn sự ưu ái và niềm tâm sự của mình.
3. Kết bài: Khẳng định vấn đề.
-Bằng nghệ thuật quen thuộc mang tính truyền thống (bút pháp ước lệ, mang ý nghĩa tượng trưng và hệ thống từ ngữ chọn lọc), Nguyễn Du đã khắc hoạ bức chân dung tuyệt mĩ của hai chị em Thuý Kiều; khẳng định vẻ đẹp, tài năng và đức hạnh của chị em Thuý Kiều, đồng thời thể hiện tấm lòng ưu ái của nhà thơ đối với nhân vật, nhất là Thuý Kiều, nhân vật trung tâm của tác phẩm mà Nguyễn Du muốn gửi gắm phần lớn niềm tâm sự của mình.
- Cảm hứng nhân đạo trong đoạn thơ biểu hiện ở sự đề cao vẻ đẹp và những giá trị con người: nhân phẩm, tài năng, khát vọng... Nghệ thuật lí tưởng hoá hoàn toàn phù hợp với cảm hứng ngưỡng mộ, ca ngợi con người.


bài dự thi của huck rất chi tiết..:-j

bạn ấy xứng đáng đạt điểm cao nhất..:)

còn về phần bài của meoconnhinhanh97 tớ nghĩ điểm có lẽ cao hơn 1 chút nữa sẽ ổn..

p/s: phần bài của tớ thì..:|..nhưng vẫn vui chán..:))
 
T

tunkute123

Tại sao bạn Gà k post bài của bạn Mèo lên trong khi bạn Mèo làm cả nguyên một bài văn nhỉ :|. Có phải rằng chỉ dựa vào dàn bài k thôi đâu. Dàn chỉ là cái sườn, ,các ,ý cơ bản để bạn Mèo viết thành bài hoàn chỉnh thôi mà.
 
T

tunkute123

3. Kết bài: Khẳng định vấn đề.
-Bằng nghệ thuật quen thuộc mang tính truyền thống (bút pháp ước lệ, mang ý nghĩa tượng trưng và hệ thống từ ngữ chọn lọc), Nguyễn Du đã khắc hoạ bức chân dung tuyệt mĩ của hai chị em Thuý Kiều; khẳng định vẻ đẹp, tài năng và đức hạnh của chị em Thuý Kiều, đồng thời thể hiện tấm lòng ưu ái của nhà thơ đối với nhân vật, nhất là Thuý Kiều, nhân vật trung tâm của tác phẩm mà Nguyễn Du muốn gửi gắm phần lớn niềm tâm sự của mình.
- Cảm hứng nhân đạo trong đoạn thơ biểu hiện ở sự đề cao vẻ đẹp và những giá trị con người: nhân phẩm, tài năng, khát vọng... Nghệ thuật lí tưởng hoá hoàn toàn phù hợp với cảm hứng ngưỡng mộ, ca ngợi con người.

Kĩ năng tạo dựng một kết bài đúng đề chưa có. Kết bài mà không hề đả đụng gì đến vấn đề được nêu ra ở đề bài. Cái kết bài này nên thay bằng một kết bài khác thì bài làm sẽ tốt hơn. Riêng một phần ấy thôi, người chấm bài cũng có thể vin vào đấy, đánh giá tay viết của người viết òi. :).
 
M

meoconnhinhanh97

thú thật là hôm nay mình mới vào đây
nhìn thấy mọi người đưa mình lên thớt mà cãi nhau như thế này cũng cảm thấy tủi thân:(
cái dàn bài của mình chỉ là 1 cách lập ý cho chặt chẽ thôi
còn những từ ngữ bạn gà bảo mình dùng sai đều nằm ngay trong bài văn hết
thế tại sao gà lại post dàn bài lên?|-)
 
G

ga_cha_pon9x

@mèo: t đã nâng điểm lại cho bạn rồi.
Không phải tranh cãi lộn xộn nữa,vừa mất đoàn kết lại vừa làm box loạn lên:|
 
T

tunkute123

Mình tạm thông báo kết quả cho đến giờ phút này nhé.

Tuần này có vẻ các bạn đang ráo riết chuẩn bị ôn thi nên thời gian onl hạn hẹp. Vì thế cũng chỉ có mấy bài nạp. Và mình xin đi thẳng vào vấn đề luôn.


Thí sinh nạp bài đầu tiên: L0n3ly_canby

Bốn câu thơ đầu gợi tả khung cảnh thiên nhiên mùa xuân: "Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" Hai câu đầu vừa nói thời gian vừa gợi tả không gian mùa xuân. Chim én là tín hiệu riêng của mùa xuân. Hình ảnh "chim én đưa thoi" vừa gợi không gian mùa xuân, vừa ngầm ý ngày xuân trôi qua quá nhanh, mới đó mà đã hết sáu mươi ngày xuân. Mùa xuân có ba tháng, lúc này đã là tháng ba. Trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh chim én vẫn dập dìu bay liệng giữa bầu trời cao rộng, trong sáng. Hai câu sau là bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân với những hình ảnh, màu sắc hài hòa. Làm nền cho bức tranh xuân là màu xanh tươi mát, bất tận của thảm cỏ non trải rộng đến chân trời. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết nhẹ nhàng nổi bật vài bông hoa lê trắng vô cùng thanh khiết. Cái hồn riêng của mùa xuân hiện ra trong một không gian bao la, trong trẻo, cảnh vật tinh khôi, giàu sức sống. Hoa cỏ vốn vô tri vô giác nhưng chữ "điểm" đã làm cho cành hoa lê trở nên có hồn. Màu sắc trong bức tranh xuân của Nguyễn Du là những màu rất đặc trưng của mùa xuân, tao nhã và nhẹ nhàng, làm nên một cảnh xuân vừa êm ái vừa sinh động, những nét chấm phá nhẹ nhàng của màu trắng trên nền xanh tạo những điểm nhấn rất riêng biệt khiến bầu trời ngày xuân không thể bình yên hơn thế
Bốn câu thơ mở ra một không gian hữu sắc hữu tình và nên thơ. Cả không gian ấy như tràn ngập khí xuân, sắc xuân. Khung cảnh không gai " mùa xuân " - mùa ngọt ngào , yêu thương; mùa của sự sống; mùa của lễ hội. Hòa quyên vào tâm hồn nhạy cảm, luôn khắc khoải cùng nhịp đập của cuộc sống, đằng ssau cánh én "thoi đưa" vội vã vút qua , vút lại, chao liệng ấy là thơi gian trôi nhanh, mùa xuan như cũng đang hối hả.Thời điểm này không phải là đàu xuân với cái làn mưa bụi và cái se lạnh còn sót lại của múa đông, hay một nàng xuân đang đôh chín nồng mà là mùa xuân bước sang tháng ba.Thời khắc gởi một cảm giác chơi vơi.

Và trong tiết xuân ấm áp , cảnh vật như khoác lên bộ áo mới : Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Những thảm cỏ non trải dài, trải rộng tận chân trời. Trong khí xuân ấm áp ấy ánh lên sức xuân mơn mởn, ngọt ngào.Điểm xuyết trên nền của tấm thảm xanh khổng lồ ấy là cái "trắng" thanh khiết của hoa lê mới hé lộ. Tạo nên một bức tranh hài hòa về màu sắc rất cụ thể, rất thực như hiện lên trước mắt người đọc Ngày xuân con én đưa thoi : Ngày xuân trôi nhanh như con én đưa thoi , chỉ 1 mùa xuân trôi rất nhanh , gợi ta sự nhộn nhịp và náo nức -> Tâm trạng rạo rực, vui sướng nhưng cũng nuối tiếc ngày xuân trôi qua nhanh - Thiều quang: ánh nắng đẹp, trong sáng và ấm áp + chín chục đã ngoài 60 : ngày xuân đẹp nhất , đậm đà nhất - Bức tranh ngày xuân hài hòa màu sắc , đường nét, những nét chấm phá xuất thần điểm xuyết. Nổi bật trên nền xanh cỏ non tràn đầy nhựa sống, điểm trên nền xanh ấy là một vài bông hoa (ít, thưa thớt, nhẹ nhàng, thanh thoát ) -> một vào hoa lê đầu mùa mới nở , tinh khiết , mới mẻ và trong sáng.

Mình xin có đôi lời nhận xét như sau:

- Thứ nhất, bài của bạn còn sai về lỗi chính tả, nhưng những lỗi sai ấy không đáng kể. Và mình nghĩ bạn đã đọc lại trước khi gửi bài.
- Thứ 2, cách hành văn của bạn khá là mượt mà,
- Nhưng bài của bạn chưa làm rõ được vấn đề nêu ở đề bài. Chưa cảm nhận thực sự sâu sắc.
- Từ ngữ khá hay, rất đáng học hỏi.

Cuối cùng là cảm ơn bạn đã tham gia cuộc thi. Điểm của các bạn hồi sau sẽ rõ .




Thí sinh nạp bài thứ hai: Tvxq_vk_su

Vẻ đẹp thanh thoát, dịu dàng của mùa xuân luôn có sức quyến rũ mãnh liệt đối với thi nhân mọi thời đại. Hiếm có nhà thơ nào lại không từng một lần rung động trước vẻ đẹp cảnh vật, thiên nhiên mùa xuân, hiếm có thi sĩ nào lại không từng một lần cầm bút viết về mùa xuân. Thơ hay về mùa xuân đã từng có rất nhiều nhưng để lại trong lòng người đọc niềm rung cảm mãnh liệt và ấn tượng sâu đậm thì không thể không kể đến những câu thơ tuyệt bút về mùa xuân trong kiệt tác "Cảnh ngày xuân" của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Đoạn thơ đã hiện lên bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, trong sáng và tràn đầy sức sống.
"Truyện Kiều" là kết tinh tài năng của một nhà thơ thiên tài, nên nghệ thuật "Truyện Kiều" đã đạt đến đỉnh cao mẫu mực trên mọi phương diện, đặc biệt là bút pháp miêu tả cảnh vật thiên nhiên. Trong "Truyện Kiều", người đọc có thể tìm thấy những bức tranh cảnh vật thiên nhiên đủ cả bốn mùa, mà cảnh nào cũng đẹp, cảnh nào cũng mang nặng tình đời, tình người. Cảnh ngày xuân, cảnh thiên nhiên mùa xuân cũng vậy. Có thể nói, Nguyễn Du đã cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân bằng sự rung động mãnh liệt của tâm hôn thi nhân và họa lại bằng những nét vẽ của một nghệ sĩ thiên tài nên bức tranh ấy có sức lay động mãnh liệt đến tâm hồn người đọc.
Bức tranh "Cảnh ngày xuân" được mở ra với nét vẽ cảnh vật thiên nhiên mùa xuân hết sức tươi đẹp, trong sáng, tràn đầy sức sống:
"Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi"
Cả một khung trời xuân mênh mang đã được mở ra với những cánh chim én bay đi bay lại rộn ràng trên những lời thơ của Nguyễn Du. Ngôn ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm, hình ảnh thơ chọn lọc, những cánh én rộn ràng và những ánh thiều quang - ánh nắng đẹp - là những vẻ đẹp mang nét đặc trưng nhất của thiên nhiên khi mùa xuân đến. Con én đưa thoi gợi ra được một khung trời xuân thoáng đạt, thoáng đãng còn gợi ra cả một không khí xuân rộn ràng, giàu sức sống. Còn ánh thiều quang lại mang đến cho bức tranh màu hồng ấm áp, dịu dàng của khí xuân. Con én đưa thoi chính là hình ảnh ẩn dụ rất đặc sắc được tác giả sử dụng chủ yếu để diễn tả cảm nhận trước bước đi của thời gian. Ngày xuân thấm thoát trôi mau, ba tháng xuân với chín mươi ngày tươi đẹp đã trôi qua mất sáu mươi ngày, chỉ còn lại có một tháng ba, tháng cuối cùng của mùa xuân nữa thôi. Không biết từ bao giờ, lời thơ dân gian: “Thời gian thấm thoát thoi đưa” đã thấm sâu vào hồn thơ và tâm hồn Nguyễn Du để rồi giờ đây, trước bước đi của thời gian, nhà thơ đã sáng tạo nên những câu thơ rung động lòng người đến thế. Chỉ với một từ “đã” mà Nguyễn Du gợi ra cho người đọc thấy được sự tiếc nuối của con người trước bước đi vội vã của thời gian khi mấy ngày xuân đẹp cứ vùn vụt trôi qua.
Như vậy, hai câu thơ đầu vừa gợi ra được cái nhìn về thời gian, vừa gợi ra được cái nhìn về không gian, một không gian xuân trong sáng, tươi vui, có làn nắng xuân đẹp, có những cánh én bay rộn ràng, chỉ vài nét vẽ đơn sơ mà cảnh nay đã đẹp lại còn say lòng người.
Nhưng có lẽ tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật mùa xuân được Nguyễn Du tập trung đặc tả qua hai câu thơ:
“ Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Hai câu thơ tuyệt bút, thể hiện rõ bút pháp nghệ thuật miêu tả bậc thầy của Nguyễn Du. Đó là một bức họa tuyệt đẹp của mùa xuân đâng độ tràn trề sắc xuân. Cỏ non trải ra mênh mông, đến tận chân trời tạo thành nền xanh dịu dàng cho cả bức tranh xuân. Trên cái nền xanh non, tươi mát ấy lại được điểm xuyết bằng một vài bông hoa lê trắng. Sự phối màu hài hòa đến tuyệt diệu đã làm nên cái thần cho bức tranh. Sắc xanh mơn mởn, ngọt ngào của cỏ non hòa với sắc trắng tinh khôi, thanh khiết của hoa lê. Tất cả đều gợi lên một vẻ đẹp rất riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng và tràn đầy sức sống.
Hai câu thơ trên là sự vận dụng đầy sáng tạo của Nguyễn Du từ hai câu thơ cổ điển Trung Quốc:
“ Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điển hoa”
Vẫn tiếp thu nguyên vẹn ý thơ trên, Nguyễn Du chỉ thêm vào một chữ “trắng” cho câu thơ miêu tả hoa lê và đảo nó lên trước chữ “điểm” mà bức tranh đã bừng lên một sắc xuân mới. Chữ “trắng” đã trở thành điểm nhấn, làm nổi bật thần sắc của hoa lê, thần sắc của cả bức tranh xuân và tạo ra sự hài hòa tuyệt diệu, làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh tại như cảnh vật trong hai câu thơ cổ điển Trung Quốc. Dưới con mắt nhìn và cách miêu tả của một nghệ sĩ thiên tài, một bức tranh về phong cảnh mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp đã hiện lên trước mắt người đọc với đầy đủ cả đường nét, màu sắc, hương vị và cả những chuyển động rất nhẹ nhàng.
Đoạn thơ rất thành công với bút pháp tả cảnh thiên nhiên. Với bút pháp đó, Nguyễn Du không chỉ là một nhà thơ lỗi lạc mà còn là một họa sĩ tài tình. Bức tranh xuân ít màu mà thật linh hoạt, toàn thể cảnh sắc là một màu xanh lan rộng trong tâm hồn người đọc. Trời xanh, cỏ xanh, nước xanh,... bức tranh như có linh hồn làm rung cảm trái tim một cách nhẹ nhàng.

Thơ hay về mùa xuân đã từng có rất nhiều nhưng để lại trong lòng người đọc niềm rung cảm mãnh liệt và ấn tượng sâu đậm thì không thể không kể đến những câu thơ tuyệt bút về mùa xuân trong kiệt tác "Cảnh ngày xuân" của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du

- Cái này không phải là một kiệt tác. Vì tên đoạn trích là người biên soạn đặt mà. 

Con én đưa thoi gợi ra được một khung trời xuân thoáng đạt, thoáng đãng còn gợi ra cả một không khí xuân rộn ràng, giàu sức sống. Còn ánh thiều quang lại mang đến cho bức tranh màu hồng ấm áp, dịu dàng của khí xuân

- Diễn đạt còn hơi vụng, sự liên kết giữa câu trên với câu dưới chưa tự nhiên.

- Vẫn chưa nêu được vấn đề ở mở bài và tóm lại, nâng cao vấn đề ở kết bài.
- Nội dung vấn đề cần đi sâu làm rõ còn mờ nhạt
- Không có lỗi chính tả.
- Làm một bài văn khá bài bản và hoàn chỉnh. Song để đạt được yêu cầu của đề ra thì chưa.
- Cách dung từ khá mềm mại, câu văn khá mượt mà.

Cuối cùng là cảm ơn bạn vì đã tham gia cuộc thi.


 
T

tunkute123

Bài làm của Kiss.baby97

Thơ hay về mùa xuân đã từng có rất nhiều nhưng để lại trong lòng người đọc niềm rung cảm mãnh liệt và ấn tượng sâu đậm thì không thể không kể đến những câu thơ tuyệt bút về mùa xuân trong kiệt tác "Cảnh ngày xuân" của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du

- Cái này không phải là một kiệt tác. Vì tên đoạn trích là người biên soạn đặt mà. 

Con én đưa thoi gợi ra được một khung trời xuân thoáng đạt, thoáng đãng còn gợi ra cả một không khí xuân rộn ràng, giàu sức sống. Còn ánh thiều quang lại mang đến cho bức tranh màu hồng ấm áp, dịu dàng của khí xuân

- Diễn đạt còn hơi vụng, sự lien kết giữa câu trên với câu dưới chưa tự nhiên.

- Vẫn chưa nêu được vấn đề ở mở bài và tóm lại, nâng cao vấn đề ở kết bài.
- Nội dung vấn đề cần đi sâu làm rõ còn mờ nhạt
- Không có lỗi chính tả.
- Làm một bài văn khá bài bản và hoàn chỉnh. Song để đạt được yêu cầu của đề ra thì chưa.
- Cách dung từ khá mềm mại, câu văn khá mượt mà.

Cuối cùng là cảm ơn bạn vì đã tham gia cuộc thi.
---> Tớ xin lỗi vì đã không nói rõ, rằng bài của kiss khá dài, và tớ không trích nguyên văn nó ra đây. Nên các bạn đừng hiểu nhầm rằng bài của Kiss chỉ có như thế này thôi nhé :D. Thân.

Xin phép đi thẳng vào vấn đề luôn.

- Thứ nhất, vẫn là hạn chế chưa nêu được vấn đề ở đề bài.
- Nói là sang tạo nhưng phải vin vào cái kế thừa mới chỉ ra được cái sang tạo chứ. Cái này tớ chưa thấy ai làm được.
- Cảm nhận không được sâu.
- Câu văn diễn đạt được.
- Chưa nếu đk vấn đề nên chưa tóm gọn được vấn đề .

Cuối cùng vẫn là xin cảm ơn bạn đã tham gia cuộc thi.




Bài làm của Meoconnhinhanh97

a.kế thừa:
-gợi cảm hứng từ 2 câu thơ cổ
+bức tranh thiên nhiên mùa xuân đẹp,tươi sáng,đầy sức sống->khoác hẳn một màu trắng tinh khiết cho bong hoa
-bút pháp chấm phá
-ngôn ngữ hình ảnh:giàu tính cô đọng,hàm súc,giàu tính tạo hình
-thi từ rất quen thuộc
b.sáng tạo
-sử dụng thể thơ dân tộc->âm hưởng câu thơ uyển chuyểnbức tranh mùa xuân đẹp ngay từ chính giai điệu
-nội dung bức tranh:cụ thể phong phú hơn-?cảm nhận về thời gian,không gian
+thời gian:mùa xuân có sự chiếu sáng của thiều quang đã ở độ chín nhất,bung tràn sự sống nhất,mùa xuân của một buổi sáng khơi gợi sự tinh khôi,tươi mới
+không gian:của ánh thiều quang tràn đầy ánh sáng.con én đưa thoikhông chỉ là sự cảm nhận bước thời gian mà cho ta cảm nhận được không gian đầy náo nức
+cảm nhận về thời gian ,không gian:’’đưa thoi’’không vì mà mùa xuân lụi tàn mà vẫn rất đẹp,vẫn rất tinh khôi,ngỡ ngàng trước bước đi của thưòi gian->luyến tiwcs sự trôi qua của thời gian
-thiên nhiên:cỏ.cành lê,hoa ->kết hợp từ có tính thống nhất cao độ
+cỏ:gợi cái mượt mà,uyển chuyển,đầy sức sống tươi xanh
+cành lê:trắng tinh khôi
hoà quyện lại làm nổi bật bức tranh rực rỡ nhưng hài hoà
+phó từ ‘’tận’’->vô cùng,như không có điểm dừng->không gian thoáng đạt mở rộng đến tận cùng
+đảo ngữ:thể hiện sức sống bung tràn,như nốt son giữa phông nền xanh->nó như đang chuyển động đầy sức sống
tài năng:tâm hồn dạt dào tình cảm trước thiên nhiên,tinh tế->tình yeu thiên nhiên đắm say
phải chăng,bức tranh thiên nhiên đó gửi gắm khát vọng về tình yêu cuộc sống có trong long người và hướng người đọc đến tình yêu,đến những giá trị của cuộc sống

-Bạn là người đầu tiên biết dựa vào cái kế thừa để nêu rõ hơn điều sáng tạo. Mình rất hài lòng.
-Tuy nhiên, bạn cũng là người duy nhất không viết hoa chữ cái đầu câu ( Chú ý nhé)
- Dàn ý khá chi tiết.
- Làm nổi được vấn đề, có sự phân chia và phân bố luận điểm một cách hợp lí.



Đọc truyện kiều,ta chợt thảng thốt bởi một gam màu tối bao phủ khắp cuộc đời nàng thuý kiều.xuyên suốt trong nỗi bất hạnh phũ phàng đó là một loạt cảnh vật hiện lên sắc nét:bức tranh chiều xuân kiều gặp kim trọng,cảnh cô đơn lẻ loi của kiều ở lầu ngưng bích hay là cảnh kim trọng từ biệt kiều,…từng cảnh vật bao trùm một sự da diết mà não nề dự báo cho tương lai đẫm song gió của kiều.nhưng bức tranh của cảnh ngày xuân lại trong sáng tươi đẹp lạ thường như ẩn chứa bao mấm mồng buồn bã của kiếp mười lăm năm đoạn trường của kiều.bốn câu thơ đầu của’’ cảnh ngày xuân’’ biểu hiện cho một nét bút tài hoa điêu luyện mang đậm tính sáng tạo lớn của nguyễn du
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáo mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bong hoa
Bức tranh mùa xuân được hiện lên trong sáng, sống động mà tinh khôi với những hình ảnh,màu sắc hài hoà.nguyễn du đã thổi hồn vào ngọn gió vô hình để tạo ra sự sống riêng biệt cho bốn câu thơ tuyệt bút của mình.mùa xuân của nguyễn du không phải nhỏ xinh như ‘’mùa xuân nho nhỏ’’ mà là một mùa xuân lan rộng mênh mông đến tận chân trời.hình ảnh trong bốn câu thơ không hề xa lạ bởi nguyễn du đã lấy cảm hứng từ hai câu thơ cổ:
‘’phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa’’
Vẫn là những kế thừa tinh tế của văn học trung đại,bút pháp chấm phá hiện lên như càng tô điểm cho bức tranh mùa xuân giản đơn,có hồn.hình ảnh con chim én chao đi chao lại giữa chốn thiên nhiên cùng’’thiều quang’’ gợi lên một không gian nghệ thuật.mùa xuân có sự chiếu sáng của thiều quang,đã ở độ chin nhất,bung tràn sức sống nhất dường như nó khơi gợi một chút gì đó tinh khôi ,mới mẻ.thời gian mùa xuân chân thực_thấm thoát đã bước vào tháng ba_tháng cuối cùng của mùa xuân mà mọi cảnh vật dường như vẫn còn in dấu vẻ tươi nguyên,căng tràn sức sống.bức hoạ tuyệt đẹp của mùa xuân là là cảnh thảm cỏ non trải một màu xanh lan rộng chân trời mượt mà,mơn mởn.từng linh hồn của cảnh vật như bước ra từ than xác nhỏ bé để chao lượn cùng cánh én,để thoả sức bung toả sự tinh khiết của mình như một tấm thảm của sự sống.cùng đi đôi với bút pháp chấm phá là bút pháp đẩo ngữ vô cùng hài hoà’’trắng điểm’’.trên nền cỏ xanh rờm rợp,điểm xuyết hình ảnh bong hoa lê trắng tinh khiết,giữa chốn rừng cỏ non tơ,chỉ vài bong hoa lấp lánh thôi nhưng cũng đủ nổi bật một gam màu trắng tinh khôi thuần khiết vô ngần,không hề bị vấy bẩn một chút nào từ đất trời.từng câu thơ như những hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân,lan tràn vào lòng người một cảm giác khó tả bởi những kế thừa diệu bút của nguyễn du
Nhưng không chỉ đơn thuần là kế thừ,từng nét bút của nguyễn du còn mang màu sắc của sự sáng tạo trong con mắt tinh tế ngắm nhìn cuộc sống một cánh toàn diện của ông.từng cảnh vật trong bốn câu thơ không hề đứng yên mà luôn vận động bùng toả không ngừng.cùng với sự kết hợp nhuần nhuyễn tài hoa của hai luồng ngôn ngữ dân tộc,nguyễn du đã đưa chúng ta vào nhịp sống bất tận của cuộc sống.từ ‘’tận’ mở ra bao khoảng rộng mênh mông bát ngát như xoá nhoà bao ranh giới giữa bầu trời và mặt đất để tát cả không gian giờ chỉ còn là hình ảnh tươi sáng,trong trẻo và tươi mới của thiên nhiên.chỉ xuýt thoáng qua bốn câu thơ,người đọc dương như đã trông thấy được một gam màu sáng tinh khôi bởi sự phối hợp hình ảnh tài tình của nguyễn du.từng ngọn gió linh hồn của mùa xuân như che lấp đi bao bong tối mịt mù của bão táp phong ba,nhường chân cho cảnh đẹp mơn mởn,rộn rang bao trái tim đang nhìn về cuộc sống,về thiên nhiên,càng làm tâm hồn ta thêm rạo rực,từng muộn phiền lo âu như dần tan biến xa xăm khi sắc màu của mùa xuân hài hoà,tinh khiết đến độ chắt lọc tận cùng.cùng với sự kết hợp tài hoa giữa nhưng biện pháp tu từ,mỗi con người chúng ta như có cảm giác bất chợt như tạo hoá đã không ngần ngại khi cố công để làm cho bức tranh mùa xuân càng non tơ,êm dịu,đẹp đẽ hơn rất nhiều.


- Khá nhiều lỗi chính tả.
- Dùng từ có chỗ chưa hay + đúng ngữ cảnh lắm .
- Nhưng nhìn chung đây là bài toàn diện nhất cho đến giờ phút này.

Phần câu hỏi trả lời nhanh bạn làm rất tốt. Mình không biết nên chấm điểm cho bạn ở phần nào.

 
Last edited by a moderator:
T

tunkute123

Kết quả cho đến giờ phút này:

L0n3ly_canby: 7 điểm.

Kiss.baby97: 7 điểm.

Tvxq_vk_su: 7, 25 điểm.

Meoconnhinhanh97: 8 điểm. + 9,5 điểm (phần trả lời nhanh)


Như vậy cho đến giờ phút này Meoconhinhanh97 vẫn dẫn đầu. :)



Thực lòng cảm ơn các bạn đã tham gia cuộc thi. Tuần 3 này sẽ có nhiều điều hay hơn. Các bạn cùng đón xem và tham gia nhiệt tình nhé. Thân ái.
 
Last edited by a moderator:
T

tunkute123

Tuần này chỉ có Kieuoanh2009 nạp bài

Nên mình chưa thể đánh giá được. Hơn nữa bài làm của Oanh phần lớn chưa đầy đủ + chính xác. Nói nhiều nên thành ra xa đề.

Cảm ơn bạn đã tham gia. Kết quả thì chúng ta cùng chờ nhé. Thân:).
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom