- 28 Tháng năm 2019
- 547
- 234
- 101
- 18
- Thái Nguyên
- HOCMAI FORUM


Yêu đơn phương có lẽ đau lắm...
Ừ, rất đau...
Yêu có 3 chữ.
Đau cũng có 3 chữ...
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Trời mưa. Linh đưa tay ra hứng nước mưa. Từng giọt nước thi nhau rơi xuống tay Linh như muốn mang đến cho nó một cái lạnh nhẹ nhàng, như chỉ thoảng qua, chỉ thoảng qua thôi. Như một cơn gió...
Linh đưa mắt về phía nền trời màu xanh xám thấp thoáng mang màu buồn. Khác quá, nó thấy khác với lời mẹ kể là khi trời mưa sẽ có một cô bé mang một chiếc ô màu vàng, chạy ra ngoài, hồn nhiên ca hát, vô tư yêu đời...
Nó muốn được như cô bé đó, muốn vui đùa trong màn mưa. Nhưng, chính nó lại không cho phép nó làm thế. Người ta sẽ nghĩ thế nào nếu một cô nữ sinh cấp 3 đi hát ầm ĩ khi ngoài trời đang mưa ?
Tự nhiên, nó thấy nhớ nhà, nhớ cái tổ ấm thân thương, nhớ cái ngôi nhà lúc nào cũng tràn đầy tiếng cãi cọ của Linh và em gái nó. Nó nhớ căn nhà với cái cổng cổng sắt với chậu hoa giấy màu hồng đầy hoa mà ngày xưa bố trồng nhân ngày em gái nó chào đời.
Linh thực sự nhớ nhà !
Cũng phải thôi, 3 tháng rồi nó chưa về đoàn tụ của cái tổ ấm gia đình nhà nó. Nhớ nhưng là chuyện đương nhiên.
Mưa rơi, mưa rơi trên từng chiếc lá, nước mưa chạy theo cái gân lá bé xíu rồi về với mẹ Đất...
Trời tối, nhỏ Mai xin phép về quê có việc đến giờ vẫn chưa lên. Còn cái Yến thì là một con "mọt điện thoại", tối ngày chỉ biết ôm lấy cái Iphone. Điện thoại Linh thì đang sạc. Thành thử, Linh không có ai để buôn chuyện.
Linh tiến đến cái giá sách. Thôi thì, nhắm mắt chọn đại một quyển vì cuốn nào nó cũng đọc rồi.
- Ngữ Văn 11?
Ấy chết, đừng nghĩ Linh học lớp 11. Linh mới học lớp 10 thôi. CÒn quyển Ngữ Văn ư? Là chị họ của Linh cho đấy. Chị ấy là con một, mang đi bán phế liệu thì thấy phí nên cho Linh
Ngón tay búp măng của Linh di chuyển nhanh thoăn thoắt trên trang giấy đang mở. Truyện nào nó cũng đọc rồi. Giờ, nó chọn một truyện nó cho là hay nhất. Đọc lại và suy ngẫm... Thói quen của Linh đấy.
- Đây rồi, "Chí Phèo" của Nam Cao.
" Cụ bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm: người ta bảo cụ hơn người cũng chỉ bởi cái cười.
- Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con ngoé đâu? Lại say rồi phải không?
Rồi đổi giọng, cụ thân mật hỏi:
- Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước.
Thấy Chí Phèo không nhúc nhích, cụ tiếp luôn:
- Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã. Có cái gì ta nói chuyện tử tế với nhau, cần gì mà phải làm thanh động lên như thế, người ngoài biết, mang tiếng cả.
Rồi vừa xốc Chí Phèo, cụ vừa phàn nàn:
- Khổ quá! Giá có tôi ở nhà thì đâu đến nỗi. Ta nói chuyện với nhau, thế nào cũng xong. Người lớn cả, chỉ một câu chuyện với nhau là đủ. Chỉ tại thằng lý Cường nóng tính không biết nghĩ trước nghĩ sau. Ai, chứ anh với nó còn có họ kia đấy.
Chí Phèo chẳng biết họ hàng ra làm sao, nhưng cũng thấy lòng nguôi nguôi. Hắn cố làm ra vẻ nặng nề, ngồi lên. Cụ bá biết rằng mình đã thắng, đưa mắt nháy con một cái, cụ quát:
- Lý Cường đâu! Tội mày đáng chết. Không bảo người ta đun nước, mau lên!
Cụ dắt Chí Phèo đứng dậy, giục thêm vài tiếng nữa, và Chí Phèo chịu đi: hắn chỉ cố khập khiễng cái chân như bị què. Là vì lúc ấy trong người hắn rượu đã hơi nhạt rồi, không còn kêu gào chửi bới, hắn thấy hình như không còn hăng hái nữa. Sự ngọt ngào làm mềm nhũn, vả lại những người đứng xem về cả rồi, hắn thấy hình như trơ trọi. Cái sợ cố hữu trong lòng thức dậy, cái sợ xa xôi thuở ngày xưa, hắn thấy quả là táo bạo. Không táo bạo mà dám gây sự với cha con bá Kiến, bốn đời làm tổng lý. Và nghĩ thế, hắn thấy hắn cũng oai. Hắn làm cái ông gì ở làng này? Không vây cánh, không họ hàng thân thích; anh em không có, đến bố mẹ cũng không... Ờ thế mà cũng dám độc lực chọi nhau với lý trưởng, chánh tổng, bá hộ tiên chỉ làng Vũ Đại, Chánh Hội đồng kỳ hào, huyện hào, Bắc kỳ nhân dân đại biểu, khét tiếng đến cả trong hàng huyện. Thử hỏi đã có mặt nào trong cái làng hơn hai nghìn suất đinh này làm được thế? Kể làm rồi có chết cũng là cam tâm. Vậy mà không: cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn, mời hắn vào nhà xơi nước. Thôi cũng hả, đã xử nhũn thì hắn vào. Nhưng bỗng hắn lại hơi ngần ngại; biết đâu cái lão cáo già này nó lại chả lừa hắn vào nhà rồi lôi thôi? Ồ mà thật có thể như thế lắm! Này nó hãy lôi ngay mấy cái mâm cái nồi hay đồ vàng đồ bạc ra khoác vào cổ hắn, rồi cho vợ ra kêu làng lên, rồi cột cổ hắn vào, chần cho một trận om xương, rồi vu cho là ăn cướp thì sao? Cái thằng bá Kiến này, già đời đục khoét, còn đớn cái nước gì mà chịu lép như trấu thế? Thôi dại gì mà vào miệng cọp, hắn cứ đứng đây này, cứ lăn ra đây này, lại kêu toáng lên xem nào. Nhưng nghĩ ngợi một tí, hắn có lăn ra kêu nữa, liệu có còn ai ra? Vả lại bây giờ rượu nhạt rồi, nếu lại phải rạch mặt mấy nhát nữa thì cũng đau. Thôi cứ vào! Vào thì vào, cần quái gì. Muốn đập đầu thì vào ngay nhà nó mà đập đầu còn hơn ở ngoài. Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường. Thôi cứ vào.
Vào rồi, hắn mới biết những cái hắn sợ là hão cả. Bá Kiến quả có ý muốn dàn xếp cùng hắn thật. Không phải cụ đớn, chính thật cụ khôn róc đời, thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân. Chí Phèo không là anh hùng, nhưng nó là cái thằng liều lĩnh. Liều lĩnh thì ai thèm chấp! Thế nào là mềm nắn rắn buông? Cái nghề làm việc quan, nếu nhất nhất cái gì cũng đè đầu ấn cổ thì lại bán nhà đi cho sớm. Cụ vẫn bảo lý Cường như thế đấy. Vũ dũng như hắn mà làm lý trưởng là nhờ có cụ. Cụ mà chết đi rồi, “chúng nó” lại không cho ăn bùn.
Tiếng vậy, làm tổng lý không phải việc dễ. Ở cái làng này, dân quá hai nghìn, xa phủ xa tỉnh, kể ăn thì cũng dễ ăn nhưng không phải hễ mà làm lý trưởng thì cứ việc ngồi mà khoét. Hồi năm nọ, một thầy địa lý qua đây có bảo đất làng này vào cái thế “quần ngư tranh thực”, vì thế mà bọn đàn anh chỉ là một đàn cá tranh mồi. Mồi thì ngon đấy, nhưng mà năm bè bảy mối, bè nào cũng muốn ăn. Ngoài mặt tử tế với nhau, nhưng thật ra trong bụng lúc nào cũng muốn cho nhau lụn bại để cưỡi lên đầu lên cổ. Ngay thằng Chí Phèo này đến đây sinh sự biết đâu lại không có thằng nào ẩy đến? Nếu cụ không chịu nhịn, làm cho to chuyện có khi tốn tiền. Cái nghề quan bám thằng có tóc ai bám thằng trọc đầu? Bỏ tù nó thì dễ rồi; nhưng bỏ tù nó cũng có ngày nó được ra, liệu lúc ấy nó có để mình yên không chứ? Cụ phải cái vụ thằng năm Thọ, mãi đến giờ vẫn chưa quên.
Năm Thọ vốn là một thằng đầu bò đầu bướu. Hồi ấy, bá Kiến mới ra làm lý trưởng, nó hình như kình nhau với lão ra mặt; lý Kiến muốn trị nhưng chưa có dịp. Được ít lâu, hắn can dự vào một vụ cướp bị bắt giam; lý Kiến ngấm ngầm vận động cho vào tù. Vẫn tưởng một người vai vế như năm Thọ mà thất cơ lỡ vận đến nỗi tội tù làm gì còn dám vác mặt mo về làng? Lý Kiến mừng thầm rằng đã nhổ được cây đinh trước mắt. Nào ngờ một buổi tối lý Kiến đang ngồi một mình soạn giấy má thì năm Thọ vác dao xộc vào. Nó đứng chặn lấy cửa và bảo: nếu kêu lên một tiếng thì đâm chết liền. Thì ra nó vượt ngục và về đây nhờ ông lý một cái thẻ mang tên một người lương thiện và một trăm đồng bạc để trốn đi. Nó lại bảo: nghe nó thì nó đi biệt, mà không nghe thì nó đâm chết, rồi muốn ra sao thì ra; còn muốn sống với vợ con thì nghe nó.
Lẽ tất nhiên là lý Kiến nghe, năm Thọ đi phen ấy là mất tăm, cũng không bao giờ về nữa thật. Nhưng thói đời, tre già măng mọc, có bao giờ hết những thằng du côn? Năm Thọ vừa đi, lại có binh Chức ở đâu lần về. Mà thằng này lúc nó còn ở nhà, nào nó có ngạo ngược gì cho cam! Người ta đã phải gọi hắn là cục đất. Ai bảo làm sao thì ư hữ làm vậy, mới quát một tiếng thì đã đái cả ra quần, thuế bổ một đồng thì đóng quá hai, đến nỗi có con vợ hay hay mắt, bị người ta ghẹo cũng chỉ im im rồi về nhà hành vợ chứ chẳng dám ho he gì, thế đấy: cái nghề đời hiền quá cũng hoá ngu, ở đâu chứ ở đất này đã ngu, đã nhịn thì chúng nó ấn cho đến không còn ngóc đầu lên được. Hắn làm thì làm cật lực mà quanh năm vẫn nghèo rớt mồng tơi; chỉ vì một miếng cũng không giữ được mà ăn; đứa nào nó vớ nó cũng xoay, mà đứa nào xoay thì cũng chịu. Sau cùng bực quá, hắn ra đi lính. Lại càng thêm tội! Không bực còn được vợ, tuy rằng thỉnh thoảng có bị sấy sớt ra ngoài, những vẫn là vợ mình. Bực thì hoá ra mất vợ. Bởi vì chị vợ ở nhà còn trẻ, mới hai con, cái mắt sắc như dao lại hồng hồng đôi má, bỗng nhiên sinh ra vắng chồng, của ngon trờ trờ ngay trước mắt, ai mà chịu được?
Nhà chị Binh ở gần đường. Ông phó đi đánh bạc ban đêm về cũng tạt vào; anh trương tuần đi tuần cũng tạt vào; anh hàng xóm cũng mò sang, thậm chí đến cái thằng hương Điền, đầu hai thứ tóc, già đời làm đầy tớ cho các ông lý trưởng, cũng mon men vào gạ gẫm. Vợ binh Chức đã nghiễm nhiên thành một con nhà thổ không phải trả tiền để bọn lý dịch trong làng chuyên đổi. Chính ngay lý Kiến, tuy hồi ấy đã có đến ba vợ, cũng không nỡ bỏ hoài cái của không dưng được trời cho; và không bỏ hoài, ông còn được lợi. Mỗi lần chị Binh đi lĩnh lương hay lĩnh măng đa của chồng, phải mượn ông lý đi nhận thực. Không ông lý nào vác của nhà đi ăn mà nhận thực cho người ta, điều ấy là cố nhiên. Nhưng với lý Kiến thì không những cơm rượu tiền túi, còn phải cho ngồi xe chung và còn ở lại tỉnh nữa.
Thế là mấy đồng bạc lương đi đời; mấy đứa con của chị ngày mai chỉ được mấy cái kẹo đạn mút, hay hậu hĩnh ra thì được mấy cặp bánh giầy giò ăn. Thành thử công lao anh Binh, rút lại chỉ cho chị Binh mỗi tháng một lần hưởng những cuộc vui với ông lý nhà.
* * *
Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời: vì có ai nấu cho ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa! Ðời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một tay “đàn bà”. Hắn nhớ đến “bà ta”, cái con quỷ cái hay bắt hắn bóp chân mà lại kêu bóp lên trên, trên nữa, nó chỉ nghĩ đến sao cho thỏa nó chứ có yêu hắn đâu. Hồi ấy hắn hai mươi. Hai mươi tuổi, người ta không là đá, nhưng cũng không toàn là xác thịt. Người ta không thích cái gì người ta khinh. Vả lại bị một con đàn bà gọi đến nhà mà bóp chân! Hắn thấy nhục hơn là thích, huống hồi lại sợ. Quả thật, từ khi biết rằng con vợ chủ sai hắn làm một việc không chính đáng, hắn vừa làm vừa run. Không làm thì không được: mọi việc trong nhà, quyền đàn bà. Chứ hắn, hắn có lòng nào đâu! Ðến nỗi người đàn bà phát cáu. Bà thấy xa xôi không được, phải làm đến nơi. Bà bảo hắn rằng: “Mày thực thà quá! Con trai gì hai mươi tuổi mà đã như ông già”. Hắn vẫn giả vờ không hiểu. Bà lẳng lơ bảo: “Chả nhẽ tao gọi mày vào chỉ để bóp chân thế này thôi ư?...” và thấy hắn dùng dằng, bà mắng xơi xơi vào mặt. Hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì. Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả. Vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù?"
Đọc đến đây, nó chợt dừng lại. Thị Nở có thể cảm hóa, đánh thức con người lương thiện của Chí Phèo nhờ một bát cháo hành.
Liệu, món quà nhỏ nhoi của nó có thể làm "ai đó" yêu lại nó không?
Có được không...
Thôi, rối não quá. Nó đi ngủ. Có gì mai tính tiếp. Linh tắt cây đèn học.
Bỗng...
Điện thoại của nó vang lên tiếng hát quen thuộc ...
" Có chàng trai viết lên cây
Lời yêu thương cô gái ấy
Mối tình như gió như mây..."
A! Chuông báo thức. Chính nó tự tay đặt mà nó lại quên. Mà, sao nó lại đặt nhỉ Có trời mới biết được.
Nó đặt lại giờ báo thức, cắm sạc rồi trèo lên giường. Cái Yến nhìn thấy. Yến quay sang:
- Ngủ à?
- Ừ.
Nó kéo cái chăn lên, định thả mình vào giấc mộng chăn gối thì...
- Khoan đã, giờ vẫn còn sớm. Linh.. cho mình tớ hỏi vài câu được không?- Yến ngập ngừng.
- Hỏi đi. - Nó đáp 1 cách lãng xẹt. Trời ơi, bây giờ nó chỉ muốn ngủ thôi mà sao vẫn có người phá đám thế?
- Theo cậu... Yêu đơn phương ... Là thế nào? Và ra sao?
- Hả? - Nó giật mình. Cái Yến vốn là một học sinh giỏi. Ngoại cái việc nghiện điện thoại ra thì ở hầu hết các mặt Yến đều tốt. Sao lại có chuyện yêu đương như thế này?
- Nói đi.
- À..ừ... Linh nghĩ yêu đơn phương là một người yêu người khác nhưng người đó lại không yêu mình.Chắc là... đau lắm. Nhưng sao cậu lại hỏi vậy?
- Thì...- Yến bối rối- Tớ...tớ...Tớ thích...anh Quân.
- Hoàng Việt Quân, 12A1?
-Ừ.
Ai đó nói với Linh đây không phải là sự thật, chỉ là một giấc mơ thôi đi. Hình ảnh một lớp trường gương mẫu không yêu đương nhăng nhít chẳng lẽ đã tan thành mây khói? Chuyện gì thế này...
Mưa tạnh...
Bộp....
Nó sững sờ. Một giọt nước mắt rơi vào màn hình điện thoại. Phải rồi. Tuần trước,chính xác là thứ 6, anh Quân đi tỏ tình với chị An. Ai cũng khen họ đẹp đôi. Yến đã thấy và có lẽ đã khóc rất nhiều. Hôm đó nó cáo mêt và xin xuống phòng y tế. Có lẽ để khóc một mình...
Tự dưng nó thấy thương Yến quá. Một cô gái có vẻ bề ngoài mạnh mẽ, năng động. Nhưng đâu ai biết là bên trong đó là một tâm hồn mỏng manh, dễ vỡ. Nước mắt vẫn không ngừng tuôn rơi tên khuôn mặt Yến. Nó rời bỏ cái chăn ấm, đến bên cạnh Yến, vỗ về và an ủi con bạn lớp trưởng. Phải, nó biết, yêu đơn phương đau lắm...
@Maria Mariko @Hồ Phong Linh @Hawllire @shannonle2708
Ừ, rất đau...
Yêu có 3 chữ.
Đau cũng có 3 chữ...
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Trời mưa. Linh đưa tay ra hứng nước mưa. Từng giọt nước thi nhau rơi xuống tay Linh như muốn mang đến cho nó một cái lạnh nhẹ nhàng, như chỉ thoảng qua, chỉ thoảng qua thôi. Như một cơn gió...
Linh đưa mắt về phía nền trời màu xanh xám thấp thoáng mang màu buồn. Khác quá, nó thấy khác với lời mẹ kể là khi trời mưa sẽ có một cô bé mang một chiếc ô màu vàng, chạy ra ngoài, hồn nhiên ca hát, vô tư yêu đời...
Nó muốn được như cô bé đó, muốn vui đùa trong màn mưa. Nhưng, chính nó lại không cho phép nó làm thế. Người ta sẽ nghĩ thế nào nếu một cô nữ sinh cấp 3 đi hát ầm ĩ khi ngoài trời đang mưa ?
Tự nhiên, nó thấy nhớ nhà, nhớ cái tổ ấm thân thương, nhớ cái ngôi nhà lúc nào cũng tràn đầy tiếng cãi cọ của Linh và em gái nó. Nó nhớ căn nhà với cái cổng cổng sắt với chậu hoa giấy màu hồng đầy hoa mà ngày xưa bố trồng nhân ngày em gái nó chào đời.
Linh thực sự nhớ nhà !
Cũng phải thôi, 3 tháng rồi nó chưa về đoàn tụ của cái tổ ấm gia đình nhà nó. Nhớ nhưng là chuyện đương nhiên.
Mưa rơi, mưa rơi trên từng chiếc lá, nước mưa chạy theo cái gân lá bé xíu rồi về với mẹ Đất...
Trời tối, nhỏ Mai xin phép về quê có việc đến giờ vẫn chưa lên. Còn cái Yến thì là một con "mọt điện thoại", tối ngày chỉ biết ôm lấy cái Iphone. Điện thoại Linh thì đang sạc. Thành thử, Linh không có ai để buôn chuyện.
Linh tiến đến cái giá sách. Thôi thì, nhắm mắt chọn đại một quyển vì cuốn nào nó cũng đọc rồi.
- Ngữ Văn 11?
Ấy chết, đừng nghĩ Linh học lớp 11. Linh mới học lớp 10 thôi. CÒn quyển Ngữ Văn ư? Là chị họ của Linh cho đấy. Chị ấy là con một, mang đi bán phế liệu thì thấy phí nên cho Linh
Ngón tay búp măng của Linh di chuyển nhanh thoăn thoắt trên trang giấy đang mở. Truyện nào nó cũng đọc rồi. Giờ, nó chọn một truyện nó cho là hay nhất. Đọc lại và suy ngẫm... Thói quen của Linh đấy.
- Đây rồi, "Chí Phèo" của Nam Cao.
" Cụ bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm: người ta bảo cụ hơn người cũng chỉ bởi cái cười.
- Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con ngoé đâu? Lại say rồi phải không?
Rồi đổi giọng, cụ thân mật hỏi:
- Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước.
Thấy Chí Phèo không nhúc nhích, cụ tiếp luôn:
- Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã. Có cái gì ta nói chuyện tử tế với nhau, cần gì mà phải làm thanh động lên như thế, người ngoài biết, mang tiếng cả.
Rồi vừa xốc Chí Phèo, cụ vừa phàn nàn:
- Khổ quá! Giá có tôi ở nhà thì đâu đến nỗi. Ta nói chuyện với nhau, thế nào cũng xong. Người lớn cả, chỉ một câu chuyện với nhau là đủ. Chỉ tại thằng lý Cường nóng tính không biết nghĩ trước nghĩ sau. Ai, chứ anh với nó còn có họ kia đấy.
Chí Phèo chẳng biết họ hàng ra làm sao, nhưng cũng thấy lòng nguôi nguôi. Hắn cố làm ra vẻ nặng nề, ngồi lên. Cụ bá biết rằng mình đã thắng, đưa mắt nháy con một cái, cụ quát:
- Lý Cường đâu! Tội mày đáng chết. Không bảo người ta đun nước, mau lên!
Cụ dắt Chí Phèo đứng dậy, giục thêm vài tiếng nữa, và Chí Phèo chịu đi: hắn chỉ cố khập khiễng cái chân như bị què. Là vì lúc ấy trong người hắn rượu đã hơi nhạt rồi, không còn kêu gào chửi bới, hắn thấy hình như không còn hăng hái nữa. Sự ngọt ngào làm mềm nhũn, vả lại những người đứng xem về cả rồi, hắn thấy hình như trơ trọi. Cái sợ cố hữu trong lòng thức dậy, cái sợ xa xôi thuở ngày xưa, hắn thấy quả là táo bạo. Không táo bạo mà dám gây sự với cha con bá Kiến, bốn đời làm tổng lý. Và nghĩ thế, hắn thấy hắn cũng oai. Hắn làm cái ông gì ở làng này? Không vây cánh, không họ hàng thân thích; anh em không có, đến bố mẹ cũng không... Ờ thế mà cũng dám độc lực chọi nhau với lý trưởng, chánh tổng, bá hộ tiên chỉ làng Vũ Đại, Chánh Hội đồng kỳ hào, huyện hào, Bắc kỳ nhân dân đại biểu, khét tiếng đến cả trong hàng huyện. Thử hỏi đã có mặt nào trong cái làng hơn hai nghìn suất đinh này làm được thế? Kể làm rồi có chết cũng là cam tâm. Vậy mà không: cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn, mời hắn vào nhà xơi nước. Thôi cũng hả, đã xử nhũn thì hắn vào. Nhưng bỗng hắn lại hơi ngần ngại; biết đâu cái lão cáo già này nó lại chả lừa hắn vào nhà rồi lôi thôi? Ồ mà thật có thể như thế lắm! Này nó hãy lôi ngay mấy cái mâm cái nồi hay đồ vàng đồ bạc ra khoác vào cổ hắn, rồi cho vợ ra kêu làng lên, rồi cột cổ hắn vào, chần cho một trận om xương, rồi vu cho là ăn cướp thì sao? Cái thằng bá Kiến này, già đời đục khoét, còn đớn cái nước gì mà chịu lép như trấu thế? Thôi dại gì mà vào miệng cọp, hắn cứ đứng đây này, cứ lăn ra đây này, lại kêu toáng lên xem nào. Nhưng nghĩ ngợi một tí, hắn có lăn ra kêu nữa, liệu có còn ai ra? Vả lại bây giờ rượu nhạt rồi, nếu lại phải rạch mặt mấy nhát nữa thì cũng đau. Thôi cứ vào! Vào thì vào, cần quái gì. Muốn đập đầu thì vào ngay nhà nó mà đập đầu còn hơn ở ngoài. Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường. Thôi cứ vào.
Vào rồi, hắn mới biết những cái hắn sợ là hão cả. Bá Kiến quả có ý muốn dàn xếp cùng hắn thật. Không phải cụ đớn, chính thật cụ khôn róc đời, thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân. Chí Phèo không là anh hùng, nhưng nó là cái thằng liều lĩnh. Liều lĩnh thì ai thèm chấp! Thế nào là mềm nắn rắn buông? Cái nghề làm việc quan, nếu nhất nhất cái gì cũng đè đầu ấn cổ thì lại bán nhà đi cho sớm. Cụ vẫn bảo lý Cường như thế đấy. Vũ dũng như hắn mà làm lý trưởng là nhờ có cụ. Cụ mà chết đi rồi, “chúng nó” lại không cho ăn bùn.
Tiếng vậy, làm tổng lý không phải việc dễ. Ở cái làng này, dân quá hai nghìn, xa phủ xa tỉnh, kể ăn thì cũng dễ ăn nhưng không phải hễ mà làm lý trưởng thì cứ việc ngồi mà khoét. Hồi năm nọ, một thầy địa lý qua đây có bảo đất làng này vào cái thế “quần ngư tranh thực”, vì thế mà bọn đàn anh chỉ là một đàn cá tranh mồi. Mồi thì ngon đấy, nhưng mà năm bè bảy mối, bè nào cũng muốn ăn. Ngoài mặt tử tế với nhau, nhưng thật ra trong bụng lúc nào cũng muốn cho nhau lụn bại để cưỡi lên đầu lên cổ. Ngay thằng Chí Phèo này đến đây sinh sự biết đâu lại không có thằng nào ẩy đến? Nếu cụ không chịu nhịn, làm cho to chuyện có khi tốn tiền. Cái nghề quan bám thằng có tóc ai bám thằng trọc đầu? Bỏ tù nó thì dễ rồi; nhưng bỏ tù nó cũng có ngày nó được ra, liệu lúc ấy nó có để mình yên không chứ? Cụ phải cái vụ thằng năm Thọ, mãi đến giờ vẫn chưa quên.
Năm Thọ vốn là một thằng đầu bò đầu bướu. Hồi ấy, bá Kiến mới ra làm lý trưởng, nó hình như kình nhau với lão ra mặt; lý Kiến muốn trị nhưng chưa có dịp. Được ít lâu, hắn can dự vào một vụ cướp bị bắt giam; lý Kiến ngấm ngầm vận động cho vào tù. Vẫn tưởng một người vai vế như năm Thọ mà thất cơ lỡ vận đến nỗi tội tù làm gì còn dám vác mặt mo về làng? Lý Kiến mừng thầm rằng đã nhổ được cây đinh trước mắt. Nào ngờ một buổi tối lý Kiến đang ngồi một mình soạn giấy má thì năm Thọ vác dao xộc vào. Nó đứng chặn lấy cửa và bảo: nếu kêu lên một tiếng thì đâm chết liền. Thì ra nó vượt ngục và về đây nhờ ông lý một cái thẻ mang tên một người lương thiện và một trăm đồng bạc để trốn đi. Nó lại bảo: nghe nó thì nó đi biệt, mà không nghe thì nó đâm chết, rồi muốn ra sao thì ra; còn muốn sống với vợ con thì nghe nó.
Lẽ tất nhiên là lý Kiến nghe, năm Thọ đi phen ấy là mất tăm, cũng không bao giờ về nữa thật. Nhưng thói đời, tre già măng mọc, có bao giờ hết những thằng du côn? Năm Thọ vừa đi, lại có binh Chức ở đâu lần về. Mà thằng này lúc nó còn ở nhà, nào nó có ngạo ngược gì cho cam! Người ta đã phải gọi hắn là cục đất. Ai bảo làm sao thì ư hữ làm vậy, mới quát một tiếng thì đã đái cả ra quần, thuế bổ một đồng thì đóng quá hai, đến nỗi có con vợ hay hay mắt, bị người ta ghẹo cũng chỉ im im rồi về nhà hành vợ chứ chẳng dám ho he gì, thế đấy: cái nghề đời hiền quá cũng hoá ngu, ở đâu chứ ở đất này đã ngu, đã nhịn thì chúng nó ấn cho đến không còn ngóc đầu lên được. Hắn làm thì làm cật lực mà quanh năm vẫn nghèo rớt mồng tơi; chỉ vì một miếng cũng không giữ được mà ăn; đứa nào nó vớ nó cũng xoay, mà đứa nào xoay thì cũng chịu. Sau cùng bực quá, hắn ra đi lính. Lại càng thêm tội! Không bực còn được vợ, tuy rằng thỉnh thoảng có bị sấy sớt ra ngoài, những vẫn là vợ mình. Bực thì hoá ra mất vợ. Bởi vì chị vợ ở nhà còn trẻ, mới hai con, cái mắt sắc như dao lại hồng hồng đôi má, bỗng nhiên sinh ra vắng chồng, của ngon trờ trờ ngay trước mắt, ai mà chịu được?
Nhà chị Binh ở gần đường. Ông phó đi đánh bạc ban đêm về cũng tạt vào; anh trương tuần đi tuần cũng tạt vào; anh hàng xóm cũng mò sang, thậm chí đến cái thằng hương Điền, đầu hai thứ tóc, già đời làm đầy tớ cho các ông lý trưởng, cũng mon men vào gạ gẫm. Vợ binh Chức đã nghiễm nhiên thành một con nhà thổ không phải trả tiền để bọn lý dịch trong làng chuyên đổi. Chính ngay lý Kiến, tuy hồi ấy đã có đến ba vợ, cũng không nỡ bỏ hoài cái của không dưng được trời cho; và không bỏ hoài, ông còn được lợi. Mỗi lần chị Binh đi lĩnh lương hay lĩnh măng đa của chồng, phải mượn ông lý đi nhận thực. Không ông lý nào vác của nhà đi ăn mà nhận thực cho người ta, điều ấy là cố nhiên. Nhưng với lý Kiến thì không những cơm rượu tiền túi, còn phải cho ngồi xe chung và còn ở lại tỉnh nữa.
Thế là mấy đồng bạc lương đi đời; mấy đứa con của chị ngày mai chỉ được mấy cái kẹo đạn mút, hay hậu hĩnh ra thì được mấy cặp bánh giầy giò ăn. Thành thử công lao anh Binh, rút lại chỉ cho chị Binh mỗi tháng một lần hưởng những cuộc vui với ông lý nhà.
* * *
Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời: vì có ai nấu cho ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa! Ðời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một tay “đàn bà”. Hắn nhớ đến “bà ta”, cái con quỷ cái hay bắt hắn bóp chân mà lại kêu bóp lên trên, trên nữa, nó chỉ nghĩ đến sao cho thỏa nó chứ có yêu hắn đâu. Hồi ấy hắn hai mươi. Hai mươi tuổi, người ta không là đá, nhưng cũng không toàn là xác thịt. Người ta không thích cái gì người ta khinh. Vả lại bị một con đàn bà gọi đến nhà mà bóp chân! Hắn thấy nhục hơn là thích, huống hồi lại sợ. Quả thật, từ khi biết rằng con vợ chủ sai hắn làm một việc không chính đáng, hắn vừa làm vừa run. Không làm thì không được: mọi việc trong nhà, quyền đàn bà. Chứ hắn, hắn có lòng nào đâu! Ðến nỗi người đàn bà phát cáu. Bà thấy xa xôi không được, phải làm đến nơi. Bà bảo hắn rằng: “Mày thực thà quá! Con trai gì hai mươi tuổi mà đã như ông già”. Hắn vẫn giả vờ không hiểu. Bà lẳng lơ bảo: “Chả nhẽ tao gọi mày vào chỉ để bóp chân thế này thôi ư?...” và thấy hắn dùng dằng, bà mắng xơi xơi vào mặt. Hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì. Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả. Vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù?"
Đọc đến đây, nó chợt dừng lại. Thị Nở có thể cảm hóa, đánh thức con người lương thiện của Chí Phèo nhờ một bát cháo hành.
Liệu, món quà nhỏ nhoi của nó có thể làm "ai đó" yêu lại nó không?
Có được không...
Thôi, rối não quá. Nó đi ngủ. Có gì mai tính tiếp. Linh tắt cây đèn học.
Bỗng...
Điện thoại của nó vang lên tiếng hát quen thuộc ...
" Có chàng trai viết lên cây
Lời yêu thương cô gái ấy
Mối tình như gió như mây..."
A! Chuông báo thức. Chính nó tự tay đặt mà nó lại quên. Mà, sao nó lại đặt nhỉ Có trời mới biết được.
Nó đặt lại giờ báo thức, cắm sạc rồi trèo lên giường. Cái Yến nhìn thấy. Yến quay sang:
- Ngủ à?
- Ừ.
Nó kéo cái chăn lên, định thả mình vào giấc mộng chăn gối thì...
- Khoan đã, giờ vẫn còn sớm. Linh.. cho mình tớ hỏi vài câu được không?- Yến ngập ngừng.
- Hỏi đi. - Nó đáp 1 cách lãng xẹt. Trời ơi, bây giờ nó chỉ muốn ngủ thôi mà sao vẫn có người phá đám thế?
- Theo cậu... Yêu đơn phương ... Là thế nào? Và ra sao?
- Hả? - Nó giật mình. Cái Yến vốn là một học sinh giỏi. Ngoại cái việc nghiện điện thoại ra thì ở hầu hết các mặt Yến đều tốt. Sao lại có chuyện yêu đương như thế này?
- Nói đi.
- À..ừ... Linh nghĩ yêu đơn phương là một người yêu người khác nhưng người đó lại không yêu mình.Chắc là... đau lắm. Nhưng sao cậu lại hỏi vậy?
- Thì...- Yến bối rối- Tớ...tớ...Tớ thích...anh Quân.
- Hoàng Việt Quân, 12A1?
-Ừ.
Ai đó nói với Linh đây không phải là sự thật, chỉ là một giấc mơ thôi đi. Hình ảnh một lớp trường gương mẫu không yêu đương nhăng nhít chẳng lẽ đã tan thành mây khói? Chuyện gì thế này...
Mưa tạnh...
Bộp....
Nó sững sờ. Một giọt nước mắt rơi vào màn hình điện thoại. Phải rồi. Tuần trước,chính xác là thứ 6, anh Quân đi tỏ tình với chị An. Ai cũng khen họ đẹp đôi. Yến đã thấy và có lẽ đã khóc rất nhiều. Hôm đó nó cáo mêt và xin xuống phòng y tế. Có lẽ để khóc một mình...
Tự dưng nó thấy thương Yến quá. Một cô gái có vẻ bề ngoài mạnh mẽ, năng động. Nhưng đâu ai biết là bên trong đó là một tâm hồn mỏng manh, dễ vỡ. Nước mắt vẫn không ngừng tuôn rơi tên khuôn mặt Yến. Nó rời bỏ cái chăn ấm, đến bên cạnh Yến, vỗ về và an ủi con bạn lớp trưởng. Phải, nó biết, yêu đơn phương đau lắm...
@Maria Mariko @Hồ Phong Linh @Hawllire @shannonle2708
Last edited: