Bút pháp tả cảnh ngụ tình được xem là 1 điểm quan trọng, góp phần làm nên sự thành công của Truyện Kiều. Với tám câu cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu NB ta có thể hiểu rõ hơn về tài năng bậc thầy của Nguyễn Du khi khắc hoạ tâm trạng nhân vật. Đây là 1 nỗi buồn của Kiều - 1 nỗi buồn dâng trào tầng tầng, lớp lớp bao phủ lấy nàng. Những câu thơ không chỉ xuất hiện các hình ảnh mang nghĩa ẩn dụ như: cánh buồm, hoa trôi, nội cỏ, tiếng sóng để nói về thân phận nàng Kiều mà còn rất nhiều từ láy. "Thấp thoáng, xa xa" để nói về hình ảnh nhỏ nhoi của con thuyền ấy không biết đi đâu, về đâu cũng giống như thân phận nàng vậy. Tiếp đó hình ảnh "hoa trôi man mác", "nội cỏ rầu rầu" không những diến tả cảnh vật mà bên canh đó còn nhắc tới tâm trạng của con người - nỗi buồn phả vào cả cảnh khiến cho cảnh cũng nhuốm màu tâm trạng. Hình ảnh của cánh hoa hay nội cỏ chính là kiếp sống đầy khổ đau mà Thuý Kiều phải trải qua. Nhìn xa, nhìn gần đâu đây cũng chỉ thấy 1 thứ màu nhạt nhoà, héo úa "chân mây mặt đát 1 màu xanh xanh". Cái sắc xanh xanh phải chăng là 1 cuộc sống vô vị, tẻ nhạt mà Kiều sắp phải đón nhận. Trở lại với thực tại tiếng sóng vỗ ầm ầm ngoài kia có lẽ báo hiệu rằng những sóng gió đang tiến đến gần hơn với nàng, nó khiến Kiều phải hoang mang lo sợ. Ngoài ra điệp từ liên hoàn "buồn trông" lặp lại 4 lần cũng nhấn mạnh nối buốn sâu thẳm của người con gái khi phải sống nơi đất xa người lạ.