thế nằng đàn hồi của lo xo

A

anh_thunder

T

thuong0504

cho con lức lo xo , quả nặng có khối lượng 200g , lò xo có độ cứng là 10N/m. dùng lực để nén lo xo 1 đoạn 6 cm rồi chuyền cho vật vận tốc 42cm/s . xác định vận tốc của quả nặng khí lo xo dãn một đoạn 4cm

Con lắc lò xo thẳng đứng nên phải có thêm trọng lượng của quả nặng nữa nhỉ?

Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng lò xo, khi đó vị trí đó là:

l=$\frac{mg}{k}$

Có nghĩa là vị trí đó cách vị trí ban đầu l

Cơ năng của lò xò: $W_1$=$\frac{1}{2}kx^2+\frac{1}{2}mv^2$

Khi lò xo dãn một đoạn 4cm thì:

$W_2$=$\frac{1}{2}kx'^2+\frac{1}{2}mv'^2$

Cơ năng bảo toàn nên:

$W_1$=$W_2$

\Leftrightarrowv'=...

Thay số liệu tìm v', chú ý ở x và x', tính đúng theo vị trí cân bằng
 
Last edited by a moderator:
T

thuong0504

Theo em thì khi xét vị trí cân bằng của quả nặng

Lúc nén 6cm: x=L+6

Lúc dãn 4cm: x'=L-4
 
T

thoconcute

Ơ, anh tưởng thế năng đàn hồi thì phải tính theo độ nén - dãn của lò xo chứ nhỉ. Ở đây lò xo nén 6 cm, dãn 4 cm sao lại lấy L + 6 với 4 - L?

Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ nén dãn chứ không phụ thuộc vào vị trí chọn mốc thế năng ạ?
 
C

congratulation11

Nếu nén 6cm thì $\Delta L=6cm$
Nếu dãn 4cm thì $\Delta L=4cm$

Nếu gọi cái độ nén, dãn là x thì nó cũng tương tự, cái L thêm vào hình như chưa phải!
 
S

saodo_3

Anh chỉ hỏi tại sao thôi chứ anh chưa nói sai mà đã loạn lên thế.

Thực ra tính thêm vào cái [TEX]\Delta L[/TEX] mới đúng đấy.

Nhưng theo lí thuyết, thế năng đàn hồi thì nó chỉ phụ thuộc vào độ dãn - nén của lò xo. Vậy tại sao trường hợp này lại có cái [TEX]\Delta L[/TEX] có ai lí giải được không?
 
T

thuong0504

Em không chắc lắm :D

Nhưng mà có lẽ nó phải có liên quan đến quả nặng

Chú nếu độ nén-dãn chổ nào cũng như chổ nào thì thêm quả nặng vào thành ra thừa

Ý em là khi có quả nặng thì vị trí cân bằng nó khác. Như ở trên bài của em :D
 
S

saodo_3

Chú nếu độ nén-dãn chổ nào cũng như chổ nào thì thêm quả nặng vào thành ra thừa

Ý em là khi có quả nặng thì vị trí cân bằng nó khác. Như ở trên bài của em :D

;)) Gì nó cũng có cơ sở của nó chứ em nói thế cũng chưa giải quyết được. Có trường hợp quả nặng bằng thừa đấy. Đó là trường hợp lò xo nằm ngang.
 
C

congratulation11

;)) Gì nó cũng có cơ sở của nó chứ em nói thế cũng chưa giải quyết được. Có trường hợp quả nặng bằng thừa đấy. Đó là trường hợp lò xo nằm ngang.

Chuẩn, con lắc lò xo, từ quan trọng như vậy mà bỏ qua. Ngay khi treo thẳng đứng thìnó đã giãn rồi.
...
 
T

thuong0504

;)) Gì nó cũng có cơ sở của nó chứ em nói thế cũng chưa giải quyết được. Có trường hợp quả nặng bằng thừa đấy. Đó là trường hợp lò xo nằm ngang.

Ủa thì ý em là vậy mà.

Em đã nói ở bài giải là vì đây là con lắc lò xo nên treo thẳng đứng thì chịu thêm P của quả nặng, vị trí cân bằng nó sẽ khắc so với khi không treo quả nặng

Còn đặc nằm ngang thì nó không chịu P của quả nặng để làm biến dạng lò xo nên quả nặng vô nghĩa ( nếu bỏ qua ma sát)
 
S

saodo_3

Ủa thì ý em là vậy mà.

Em đã nói ở bài giải là vì đây là con lắc lò xo nên treo thẳng đứng thì chịu thêm P của quả nặng, vị trí cân bằng nó sẽ khắc so với khi không treo quả nặng

Còn đặc nằm ngang thì nó không chịu P của quả nặng để làm biến dạng lò xo nên quả nặng vô nghĩa ( nếu bỏ qua ma sát)

Biết là thế, nhưng điều khoản nào, cơ sở nào mà em lại lấy [TEX]x+\delta L[/TEX] mà không phải là [TEX]x + 2\Delta L[/TEX] hay [TEX]x + 3\Delta L[/TEX] Hoặc thậm chí có thể là [TEX]x^2 + \Delta L^2[/TEX]?

Có chứng minh được nó là [TEX]K.(x+\Delta L)^2/2[/TEX] hay không, đó mới là điều quan trọng.
 
T

thuong0504

Biết là thế, nhưng điều khoản nào, cơ sở nào mà em lại lấy [TEX]x+\delta L[/TEX] mà không phải là [TEX]x + 2\Delta L[/TEX] hay [TEX]x + 3\Delta L[/TEX] Hoặc thậm chí có thể là [TEX]x^2 + \Delta L^2[/TEX]?

Có chứng minh được nó là [TEX]K.(x+\Delta L)^2/2[/TEX] hay không, đó mới là điều quan trọng.

Em không chắc lắm. Nhưng em chả dựa vào điều khoản nào cả

Vẽ hình ra:

- hình 1 khi chưa treo quả nặng

- Hình 2 khi treo quả nặng, rõ ràng lò xo ở hình 2 dài hơn lò xo ở hình 1 một đoạn x

-Hình 3 khi lò xo nén 6cm. Khi đó lò xo ở hình 3 ngắn hơn hình một và hình 2. Khoảng cách từ quả nặng của hình 3 đến quả nặng hình 2 mà em chọn làm vị trí cân bằng là L+x

-Hình 4 khi lò xo dãn 4cm. Khi đó lò xo dài hơn hình 1 ngắn hơn hình 2. Khoảng từ quả nặng hình 4 đến quả nặng hình 2 chọn làm vị trí cân bằng là L-x

Em chỉ cảm nhận được như thế. Còn về quy luật khác thì em không biết
 
S

saodo_3

Em không chứng minh được là do không xét đến thế năng hấp dẫn đấy.

Bản chất của cái [TEX]k(x + l)^2/2[/TEX] nó không phải là thế năng đàn hồi của lò xo, mà là tổng của thế năng đàn hồi và thế năng hấp dẫn. Thế năng đàn hồi của lò xo vẫn là [TEX]kx^2/2[/TEX].

Nói vậy để sau này khỏi thắc mắc, còn có chứng minh được hay không còn tùy vào cái duyên của em với môn này nữa.
 
Top Bottom