Câu 3: Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở ĐNÁ sau CTTG thứ 1?
- Phong trào đấu tranh của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới 1 diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia
- Nhiều nước đã thành lập được các Đảng cộng sản lãnh đạo phong trào đấu tranh như Việt Nam...
Câu 4: Nêu ý nghĩa lịch sử của CM tháng 10 Nga năm 1917.
Cách mạng tháng 10 Nga dẫn đến sự ra đời của nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới => có ý nghĩa to lớn đối với nước Nga và thế giới
+ Mở ra 1 kỉ nguyên mới, làm thay đổi vận mệnh đất nước và số mệnh hàng triệu con người.
+ Lần đầu tiên trong lịch sử giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc được giải phóng, thoát khỏi xiềng xích nô lệ, làm chủ đất nước.
+ sự ra đời của nhà nước XHCN đã đưa nhân dân Nga lên nắm chính quyền.
+ có ảnh hưởng đến phong trào cách mạng thế giới đặc biệt là phong trào đấu tranh dành độc lập ở các nước thuộc địa.
+ làm thay đổi cục diện chính trị thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng ở các nước....
Câu 5: Nguyên nhân nào dẫn đến CTTG thứ 1.
- Sâu xa:
- Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng trở nên gay gắt, dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).
- Trực tiếp:
- Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a. Nhân cơ hội đó giới quân phiệt Đức, Áo đã tuyên chiến.
=>Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới.
Câu 6: Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài?
Từ năm 1929 - 1933, cuộc khủng hoảng kinh tế đã có tác động nặng nề vào nền kinh tế các nước tư bản, trong đó có Nhật. Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, Nhật đã lựa chọn con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước, tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài.
Câu 7: Nêu nội dung của Chính sách KT mới? Em hãy liên hệ chính sách KT mới của Nga với tình hình KT của VN hiện nay?
Nội dung:
- Nông nghiệp:
- thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực
- Công nghiệp:
- tập trung khôi phục công nghiệp nặng
- cho phép tư nhân thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp nhỏ có sự kiểm soát của nhà nước
- khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư
- nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt, đồng thời chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp
- Thương nghiệp và tiền tệ:
- tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi
- mở lại các chợ, đẩy mạnh liên hệ giữa thành thị và nông thôn
- ban hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền tệ
=> Chính sách kinh tế mới thực chất là sự chuyển đổi từ nền kinh tế nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước. Nhà nước có những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, tuy nhiên vẫn nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải... Đồng thời, nhà nước cũng tiến hành chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp...
Liên hệ Việt Nam: Câu này em dựa vào nộ dung trên để liên hệ nhé.
Câu 8: Nêu những kết quả và hạn chế của CM Tân Hợi (1911)?
Kết quả:
- Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức vào tháng 2/1912, Viên Thế Khải lên thay -> Cách mạng chấm dứt
Hạn chế:
+ Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không tích cự chống phong kiến.
+ Mới lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Thanh nhưng chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nhân dân.
Câu 9: Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối TK XIX - đầu TK XX, Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc?
- Trong những năm 30 của thế kỉ XX, đặc biệt sau chiến tranh Trung Nhật, chủ nghĩa tư bản ở nhật phát triển nhanh chóng: Công nghiệp hóa được đẩy mạnh, phát triển công thương nghiệp và ngân hàng, xuất hiện nhiều công ti độc quyền... => các công ti này làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp... và có khả năng chi phối, lũng loạn nền kinh tế, chính trị ở Nhật
- Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật cuối thế kỉ XIX - đầu XX đã tạo sức mạnh cho kinh tế, chính trị và quân sự cho giới cầm quyền thi hành chính sách xâm lược và bành trướng. Nhật chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa với các cuộc chiến tranh xâm lược (Em nêu 1 số cuộc chiến tranh xâm lược của Nhật giai đoạn này ra nhé)
- Dù tiến lên chủ nghĩa tư bản, song Nhật vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, tầng lớp quý tộc,... Họ chủ trương xây dựng Nhật bản bằng sức mạnh quân sự => Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt
- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự bần cùng hóa của nhân dân lao động. Họ bị bóc lột nặng nề => dẫn đến các cuộc đấu tranh đòi tăng lương, cải thiện đời sống, đòi tự do, dân chủ.
Câu 10: Nêu những hậu quả sự thống trị của Anh ở Ấn Độ.
Chính sách thống trị của Thực Dân Anh đưa đến tình trạng bần cùng của nhân dân Ấn Độ. Thủ công nghiệp suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại. Sự xâm lược của thực dân Anh đã chà đạp lên quyền dân tộc thiêng liêng của nhân dân Ấn Độ => Mâu thuẫn dân tộc gay gắt=>phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, giải phóng dân tộc bùng nổ quyết liệt