[Thay cho lời tạm biệt] Nỗi băn khoăn trong Tiếu ngạo giang hồ

P

phamminhkhoi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tự thấy bài này có nhìu nét tương đồng, nên mược nó để vik lời từ bik. Mong mọi ngừi hỉu dc những j tui mún nói vì đây chinh là phương châm sống và làm việc của tui ngoài đời cũng như trên diễn đàn. Ai có thê hỉu được lòng ta ? Ai hỉu thì hỉu, mà k hỉu thì cũng đành ngậm ngùi mà đi








Giống như Trương Vô Kỵ, Lệnh Hồ Xung bước chân vào chốn giang hồ là cuộc đời nhọc nhằn tanh tưởi này với một mối băn khoăn. Có được cái quật cường chí tình của Kiều Phong, cộng với sự hoạt bát lãng mạn của Đoàn Dự, thêm vào sự hào phóng liều lĩnh của tên lãng tử, Lệnh Hồ Xung đã được Kim Dung cung cấp cho đầy đủ mọi hành trang để thay mặt ông giải quyết một vấn nạn cấp thiết thời đại.


Trương Vô Kỵ vẽ lông mày cho Triệu Minh, chàng công tử cành vàng lá ngọc nước Đại Lý có lẽ cũng đang vẽ lông mày cho Vương Ngọc Yến.

Đến lượt Lệnh Hồ Xung, chàng can đảm nhìn thẳng vào vấn đề, không chạy trốn, không tự dựng một màn giả trang để đóng vai đạo tặc hay hiền triết. Lệnh Hồ Xung đã tự nhủ:

"Bịt tai để ăn cắp nhạc ngựa là tự dối mình và dối người. Lệnh hồ Xung này khi nào lại hành động thế được"
(trang 521 quyển 3)

Can đảm và thẳng thắn, Lệnh hồ Xung nhìn thẳng vào anh em và bọn yêu tà, nhìn sâu đằng sau cái mặt nạ lòe loẹt son phấn. Chàng hỏi Lưu Chính Phong của phái Hành Sơn:

"Lưu sư thúc, chúng ta tự hào theo đường nghĩa hiệp, thề chẳng chung trời với bọn tà ma. hai chữ nghĩa hiệp đó nghĩa làm sao? Khinh khi người trọng thương, tàn sát một cô gái nhỏ vô tội, có đáng kể là nghĩa hiệp không? (ám chỉ hành động đê hèn của Phí Bân).
Khúc Dương thở dài nói:
- Những chuyện này bọn ma giáo chúng ta cũng không làm đâu Lệnh Hồ huynh đệ".
(trang 420, quyển 5)

Qua bao nhiêu chuyện trường giang, Kim Dung vẫn trở lại khởi điểm: làm sao phân biệt được chính với tà để tìm lại niềm tin đã mất nơi một nhà nho hết sức mong muốn tái lập đạo đức, giữ trọn tình người.

Hợp tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ giữa Khúc Dương và Lưu Chính Phong chỉ là một trường hợp đặc biệt, một kẽ hở họa hoằn để con người siêu thoát trên vòng thị phi đố kỵ. Tuy giữ được nhạc phổ, Lệnh Hồ Xung lại chưa thể đem cái lý tưởng tốt đẹp của Tiếu Ngạo Giang Hồ thực hiện trong đời, soi sáng ranh giới chính tà. Mà thực ra, đến cuối truyện, độc giả vẫn thấy chưa có ai can đảm vượt lên trên những quyền lợi, những thành kiến và cưỡng chế xã hội như Khúc Dương và Lưu Chính Phong. Thành thử, khúc Tiếu ngạo giang hồ chỉ thoảng đưa đâu đó, thật xa xôi, như một giấc mơ huyền hồ.

Trong lúc vẫn còn liên luỵ với các cuộc tranh chấp giữa đời, nỗi băn khoăn của Lệnh Hồ Xung vẫn còn đó: Ai là chính, ai là tà? Chân tiểu nhân hay nguỵ quân tử?
Lệnh Hồ Xung không giấu được vẻ do dự trước mặt sư phụ nên Nhạc Bất Quần đã nghiêm trang đặt vấn đề:
- Xung nhi, việc này quan hệ rất lớn đến sự hưng suy vinh nhục của phái Hoa Sơn, mà cũng quan hệ đến cả sự yên nguy thành bại của đời ngươi nữa. Ta chỉ hỏi ngươi một câu:
Ngươi thấy người ma giáo có ghét như kẻ thù và quyết tru diệt chẳng dung tha không?
Lệnh Hồ Xung không biết trả lời thế nào. Gã trân trân nhìn sư phụ đứng ngẩn ngơ ra. Lệnh Hồ Xung vẫn hoài nghi trong dạ.
- Sau này nếu ta gặp người trong ma giáo, ta có nên hỏi cho biết rõ phải quấy, hay là hạ thủ giết ngay... Có thật ma giáo chẳng một ai tử tế?
(trang 468 quyển 3)
Không chịu nổi sự băn khoăn dày vò, có lúc Lệnh Hồ Xung muốn bịt tai lại, nhắm mắt chấp nhận một giải pháp dễ dàng đánh lừa lương tâm:
"Phải rồi! Nếu đã là người tốt sao còn gia nhập ma giáo. Nếu họ lầm đường, thì cũng lập tức rút lui mới phải. họ không chịu rút lui tức là cam tâm về phe tà ma để gây hoạ cho người thế gian rồi".
(trang 471 quyển 3)

Nhưng bản tính vốn thành thực, Lệnh Hồ Xung chỉ có thể bịt tai làm người điếc trước mặt một tên nguỵ quân tử như Nhạc Bất Quần. Đối với người trung thực như Phong Thanh Dương, Lệnh Hồ Xung nói thật những gì mình nghĩ.

Khi đã không còn tin ở người, không thể phân biệt được nguỵ quân tử và chân tiểu nhân, thì chỉ còn một đường lối xử sự là tin ở ta, vì ta.

"Lệnh Hồ Xung cười nói:
- Đối với kẻ đê hèn vô liêm sỉ cũng phải dùng đến cách đê hèn vô liêm sỉ.
Phong Thanh Dương nghiêm sắc mặt hỏi:

- Vậy đối phó với bậc chính nhân quân tử thì sao?

Lệnh Hồ Xung ngần ngừ nói:

- Chính nhân quân tử ư? Đối với chính nhân quân tử ư?
Nếu đối phương là bậc chính nhân quân tử mà muốn giết đồ tôn, dĩ nhiên đồ tôn chẳng thể cam chịu chết. Gặp trường hợp bất đắc dĩ thì dù là thủ đoạn đê hèn vô liêm sỉ cũng phải nhẫn nhục dùng vậy, chứ biết làm sao?

(trang 615 quyển 4)

Đó là lối giải quyết can đảm, dám nhìn thẳng vào vấn đề, không trốn nấp vào chiêu bài hay lý thuyết. Triết học và tôn giáo phiêu lưu qua bao dòng suối dòng sông, cuối cùng cũng chỉ đến được một bến tiêu sơ: trở về lại lòng ta. Là một kiếm khách giữa chốn giang hồ tráo trở, Lệnh Hồ Xung không thể làm gì khác hơn là thành thực lấy mình làm phương châm xử thế. Giữa cảnh náo loạn ồn ào của biết bao thù hằn mưu đồ giành giật, Lệnh Hồ Xung chỉ biết sống theo một lẽ giản dị: trời sinh ta ra sao thì ta sống như vậy, vốn vậy, như nước chảy xuống triền núi thấp, như gió thổi vào khoảng không, nghĩa là dùng đôi mắt trẻ thơ mà nhìn cuộc đời.
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

đọc và phải liên tưởng đến bộ phim mà mình đã xem, quả thực là ko thể nhớ được từng nhân vật nữa.
Cho nên việc hiểu cũng là khó khăn.

Nhưng, hiểu nhất câu này :D :
Nếu đối phương là bậc chính nhân quân tử mà muốn giết đồ tôn, dĩ nhiên đồ tôn chẳng thể cam chịu chết. Gặp trường hợp bất đắc dĩ thì dù là thủ đoạn đê hèn vô liêm sỉ cũng phải nhẫn nhục dùng vậy, chứ biết làm sao?
 
Top Bottom