Viết đoạn văn có sử dụng thao tác lập luận so sánh để bàn về câu tục ngữ "Một giọt máu đào hơn ao nước lã"
Mình sẽ đưa gợi ý nhé
- Dẫn dắt vấn đề
- Giải thích
+ Giọt máu đào: ý chỉ người thân, họ hàng, có quan hệ huyết thống
+ Ao nước lã: ý chỉ người dưng, không có quan hệ thân nhân
=> "Một giọt máu đào hơn ao nước lã": câu tục ngữ muốn nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương gia đình, đùm bọc lẫn nhau, ví người thân như giọt máu đào ý chỉ sự cần thiết, không thể thiếu đi, còn những người dưng, tuy cũng cần quan tâm nhưng người thân luôn phải đặt lên trước
- Bàn luận:
+ Tình thân là sợi dây vô hình kết nối giữa những người cùng máu mủ với nhau, khiến ta đồng cảm, quan tâm, lo lắng hơn cho người thân.
+ Đã là người thân, chúng ta có trách nhiệm, tình cảm nhất định với các thành viên trong gia đình, cùng nhau vượt qua gian khổ, khó khăn, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn
+ Nếu được chọn giữa người thân và người dưng, ắt hẳn mọi người đều chọn người thân. Tuy nhiên, có một số người lại không vậy, họ chọn tin tưởng người chưa từng gặp, chưa từng quen biết hơn là người gần kề mình bao năm. Đó là lối sống tự phụ, vô ơn đáng bị lên án, phê phán
+ Có một số người nói hành vi đó là "bán anh em xa, mua láng giềng gần" và coi câu tục ngữ này với "một giọt máu đào hơn ao nước lã" là trái ngược nhau. Sự thực không phải vậy. Câu tục ngữ "bán anh em xa, mua láng giềng gần" không phải chỉ hành động "bán" bỏ người thân mà nhằm nhấn mạnh việc cần phải sống hoà thuận với mọi người, láng giềng là những người ở gần ta nhất, anh em xa đôi khi không thể cứu giúp kịp thời, khi ấy, láng giềng giống như họ hàng thân thích vậy. => Hai câu tục ngữ tưởng chừng như đối lập nhưng lại bổ sung cho nhau, đều khẳng định lẽ sống ân nghĩa của con người
- Bài học và liên hệ bản thân