Văn 12 Nghị luận về văn chương

Phương Hoa 1811

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng tư 2017
4
0
16
20
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người hiểu câu này làm thế nào không ạ chỉ em với ạ
" văn chương không chỉ làm rõ sự thật như nó vốn có, văn chương còn chỉ rõ sự giằng xé giữa những gì vốn có với những gì có thể hoặc nên có "
 

Cool Kid

Học sinh
Thành viên
1 Tháng bảy 2018
35
40
21
21
Hải Dương
THPT Hưng Đạo
MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận
TB
1. Giải thích
+ Văn chương làm rõ sự thật như nó vốn có: Văn học phản ánh chân thực cuộc sống muôn màu, ghi chép hiện thực một cách trung thành chất, chính xác nhất.Nó phải mang hơi thở của một thời nhưng cũng là trăn trở của mọi thời, được viết ra từ tâm sự gan ruột của người nghệ sĩ.
+ Văn học còn chỉ rõ sự giằng xé giữa những gì vốn có và những gì có thể hoặc nên có: Thông qua việc miêu tả cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái ác và cái thiện, xấu và đẹp, cao thượng và thấp hèn, bóng tối và ánh sáng… thắp lên những mơ ước cao đẹp nhằm hướng bạn đọc đến các giá trị chân, thiện, mỹ.
-> ý kiến bàn về chức năng và sứ mệnh của văn học chân chính.
2. Lí giải ý kiến
+ Văn chương làm rõ sự thật như nó vốn có bởi văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống. Cuộc sống là mạch ngầm khởi đầu của văn chương cũng là yêu cầu tự nhiên tất yếu phải có của văn chương
+Nhà văn không bao giờ phản ánh hiện thực một cách dửng dưng, lạnh lùng, không bao giờ chỉ chụp ảnh đời sống. Hiện thực được miêu tả trong tác phẩm luôn chứa đựng những tâm tư, tình cảm, ước mơ, khát vọng của nhà văn.
+ Văn học không chỉ thể hiện sự nghiền ngẫm, lí giải của nhà văn về hiện thực, mà còn chứa đựng những giấc mơ về cuộc đời, là phương tiện để tác giả thực hiện sứ mệnh của nhà nhân đạo từ trong cổt tủy (T.Sêkhốp), người dẫn đường đến xứ sở của cải đẹp (Pautốpxki).
3. Chứng minh qua tác phẩm Chí Phèo
* Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao đã thể hiện sự thật như nó vốn có
- Hoàn cảnh: xã hội thực dân đói nghèo, có những tầng tăm tối của hoàn cảnh như Chí Phèo, Binh Chức
- Trong hoàn cảnh vốn có ấy có những sự thật vốn có: sự tha hoá của bộ phận con người: Phân tích sự tha hoá của Chí Phèo
* Tác phẩm còn là sự giằng xé giữa những gì vốn có và những gì có thể hoặc nên có
- Sự giằng xé trong tâm trạng phức tạp của Chí Phèo khi gặp gỡ Thị Nở sau khi ốm: phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo
- Sự giằng xé của Chí Phèo trước ngưỡng cửa của sự lương thiện: phân tích bi kịch lựa chọn cái chết của Chí Phèo
 
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài
Top Bottom