{Thảo luận}Truyền Kiều-Nguyễn Du

D

doigiaythuytinh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Truyện Kiều là một kiệt tác của văn học Việt Nam <cái nàu thì ai cũng biết>
Nhưng điều mà mình muốn đưa ra thảo luận ở đây là ...(khó nói)....chuyện tình của Thúy Kiều với Kim Trọng.

Đọc hết tác phẩm+lời giảng ở lớp, mình biết Kim TRọng yêu Thúy Kiều
Kiều vì bán mình chuộc cha nên mới phải rời xa Kim Trọng
Nhưng nếu bảo Kim TRọng yêu Kiều thì thực hết sức vô lí
Yêu đương kiểu gì mà Kiều đi thì kết hôn với Vân
Đã thế, sau khi có được 15 đứa con mới lủi hủi đi tìm Kiều

Tóm lại, thực sự mình rất bức xúc về cái ông Kim Trọng này, không đáng tin ;;)
Hỏi cô thì cô nói một hồi (lâu lắm) nhưng cũng không hiểu tí mô

Ai làm ơn giải thích hộ:D

Nghiêm cấm SPAM tại pic
 
G

greenstar131

e hèm! vấn đề này nói ra thì...quả thật phải rất tế nhị.
A cảm thấy Truyện Kiều của ND ở đây chủ yếu xoay quanh cuộc đời Kiều=> muốn nói đến cuộc đời của người phụ nữ xã hội phong kiến.
Thời xưa có tục lệ: làm dâu cả họ, ở đây không phải hiểu theo ý nghĩ 1 người con dâu nết na thùy mị khi về nhà chồng mà là...gần như là vợ của cả anh, em. Chẳng hạn vợ anh, anh chết là thành vợ em ;)).
Kim trong và Kiều cũng thế, họ yêu nhau, nhưng chưa hẳn là một tình yêu sâu đậm, a nghĩ chắc tại bề ngoài của Kiều mà khiến KT say đắm ngay lần đầu. "Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy", đây chính là hủ tục của thời xưa, tình yêu là cái gì thì chưa hẳn họ đã biết, chỉ là cha mẹ nói môn đăng hậu đối thì chấp thuận thôi, và hầu như đều đặt vị thế và vẻ ngoài lên hàng đầu.
A nghĩ, họ có yêu nhau- là có thật, nhưng tình yêu ở đây vẫn là theo kiểu phong kiến, tức là vẫn vướng phải quan niệm xưa cũ của chế độ này, chính vì thế, yêu khi có thể yêu và chia tay khi không thể tiếp tục yêu- quá dễ dàng.
 
D

doigiaythuytinh

Thời xưa có tục lệ: làm dâu cả họ, ở đây không phải hiểu theo ý nghĩ 1 người con dâu nết na thùy mị khi về nhà chồng mà là...gần như là vợ của cả anh, em. Chẳng hạn vợ anh, anh chết là thành vợ em .
Chưa nghe cái tục lệ này bao giờ :))
Kim trong và Kiều cũng thế, họ yêu nhau, nhưng chưa hẳn là một tình yêu sâu đậm, a nghĩ chắc tại bề ngoài của Kiều mà khiến KT say đắm ngay lần đầu
A nghĩ, họ có yêu nhau- là có thật, nhưng tình yêu ở đây vẫn là theo kiểu phong kiến, tức là vẫn vướng phải quan niệm xưa cũ của chế độ này,
Đọc cái đoạn đầu thì mới thấy hai người yêu nhau thật anh à
 
A

anh_anh_1321

Yêu đương kiểu gì mà Kiều đi thì kết hôn với Vân

có nhầm ko hả bà =))

thế tui hỏi bà nhá
TK đã sắp xếp cho KT lấy TV, thì TV nào (dám) cãi lời Kiều, còn KT nếu ko nghe theo sự sắp đặt này thì lại là bất công cho TV. Hơn nữa, nếu vừa lấy Vân xong lại chạy đi tìm Kiều thì chẳng phải là KT vô tình vô nghĩa vs Vân sao
Mà vấn đề tìm Kiều thì chưa chắc Kiều đã muốn trở lại vs KT. Vì sao?
Kiều đã trải qua nhiều gian nan, tủi nhục, từ nhà của Thúc Sinh cũng đã biết thế nào là "Vợ cả - vợ lẽ", mà nếu Kiều trở về, dù là chị em như Kiều vs Vân cũng chưa chắc tránh đc tình cảnh này. Cho nên Kiều muốn tránh chuyện này, cũng chẳng muốn mang danh "chị đi cướp chồng em".

Thời xưa có tục lệ: làm dâu cả họ, ở đây không phải hiểu theo ý nghĩ 1 người con dâu nết na thùy mị khi về nhà chồng mà là...gần như là vợ của cả anh, em. Chẳng hạn vợ anh, anh chết là thành vợ em .

cái này mà chưa nghe hở bà, tui nghe đến mòn tai :))
đọc "Giamilia - chuyện núi đồi và thảo nguyên" đi thì bik

P/s: nêú muốn hiểu rõ thì đi mà hỏi Bác Du nhá
 
Last edited by a moderator:
D

doigiaythuytinh

thế tui hỏi bà nhá
TK đã sắp xếp cho KT lấy TV, thì TV nào (dám) cãi lời Kiều, còn KT nếu ko nghe theo sự sắp đặt này thì lại là bất công cho TV. Hơn nữa, nếu vừa lấy Vân xong lại chạy đi tìm Kiều thì chẳng phải là KT vô tình vô nghĩa vs Vân sao

Ờ, TV "nào dám cãi lời Kiều" là đúng
Nhưng mà, chả nhẽ nam tử hán như Kim Trọng mà cũng nghe theo sự sắp xếp của Kiêù hay sao. Chả nhẽ KT không biết mình nên làm gì để cứu người mình yêu, chả nhẽ KT mềm yếu hơn của TK à :|

Mà vấn đề tìm Kiều thì chưa chắc Kiều đã muốn trở lại vs KT. Vì sao?
Kiều đã trải qua nhiều gian nan, tủi nhục, từ nhà của Thúc Sinh cũng đã biết thế nào là "Vợ cả - vợ lẽ", mà nếu Kiều trở về, dù là chị em như Kiều vs Vân cũng chưa chắc tránh đc tình cảnh này. Cho nên Kiều muốn tránh chuyện này, cũng chẳng muốn mang danh "chị đi cướp chồng em".
Đoạn sau này tui chưa muốn nói tới, tất nhiên là K không thể cướp chồng của em rồi
Cái tui muốn nói là việc ông KT cưới TV kia
 
B

bupbe_dautay

Em nghĩ chắc có lẽ vì Kiều đã gửi gắm KT cho Vân, muốn Vân thay mình chăm sóc cho KT
Vs lại có thế KT nghĩ Kiều đã mất hoặc biệt tăm đi đâu đó mà chưa thế tìm thấy đc,
Mà thời đại phong kiến ngày xưa 1 nam có 2, 3 vợ là chuyện bình thuờng...có lẽ KT lấy Vân để quên Kiều chẳng hạn
Nhưng dù sao cg~ bức xúc, đã chug tình, yêu say đắm thj` phải đến cùng chứ nhỉ? Đằng này khi trở về lại lấy Vân =.=''
K hiêu cái chi tiết này Nguyễn Du có suy nghĩ chắc chắn k nữa.
 
P

phamminhkhoi

Để hiểu dược diều này ta cần đi sâu vào lôgic tác phẩm. Bây giờ hãy thử tự dặt ra câu hoỉu: Néu Kim Trọng đi tìm Kiều, và chấp nhận thân bại danh liệt để cứu Kiều thì sao ? Khi đó cố nhiên sẽ chẳng có Mã Giám sinh, có Tú bà, có Thúc Sinh, Hoạn thư, sở Khanh, Bạc Bà, Từ Hải, Hồ tông Hiến. Cả xã hộ xưa với nhưng nhân vật xưa đó sẽ vĩnh viễn đi vào quê lãng, và truỵen kiều sẽ mất đi hết những giá trị vốn có, trở thành một truyện tình lam ly bi đát Kiều - trọng hét sức tầm thường.

Cần phải chú ý đến dụng ý cầm bút của những tác giả xưa. Văn dĩ tải đạo, văn chương luôn luôn phải mang theo một đạo lý, truyện kiều không phải ngoại lệ. Việc Thuý Kiều phải nem mình vào lầu xanh chỉ là cái mẽ bề ngoài để phun ra một thứ xã hội suy đồi tởm lợm: kẻ có tiền bạc, quỳen thế thì tàn ác, người tài sắc như Kiều thì không dám đấu tranh.

Tâm lý nv trong ND chua được khắc hoạ theo bút pháp hiệ tại mà vẫn bị gò bó bởi khá nhiều tư tưởng cũ. Khi chia Tay KT, thuý kiều chỉ nhắc đến chàng Kim có 2 lần: một lần "Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây" và một lần "tưởg người dưới nguyệt chén đồng" trên lầu Ngưng Bích. Trong các thư tình cảm của người phụ nữ này xưa: tại ia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử tuyệt nhiên không đè cập đến chữ tình. 5 đức tính của người đàn ông: trug, nhân, trí, dũng, lễ, tín cũn tuyệt đối không có chữ tình. Việc lập thất với người đàn ong này xưa chỉ đơ thuần để suy trì nòi giống và có người "nối õi tông đường". KT và TK đều xuất thân gia giáo, không thê rkhông biét đến đièu trên. Việc KT kết hôn với Thuý vâ dể có con sau đó mới đi tìm Kiều chính là yên bề gia thất và có người nối dõi để giữ tròn một chữ hiếu với tổ phụ rồi mới tính đến chuyệ tình duyên, xét cho cùg cũng không phải điều bất hợp lý.
 
D

doigiaythuytinh

Để hiểu dược diều này ta cần đi sâu vào lôgic tác phẩm. Bây giờ hãy thử tự dặt ra câu hoỉu: Néu Kim Trọng đi tìm Kiều, và chấp nhận thân bại danh liệt để cứu Kiều thì sao ? Khi đó cố nhiên sẽ chẳng có Mã Giám sinh, có Tú bà, có Thúc Sinh, Hoạn thư, sở Khanh, Bạc Bà, Từ Hải, Hồ tông Hiến. Cả xã hộ xưa với nhưng nhân vật xưa đó sẽ vĩnh viễn đi vào quê lãng, và truỵen kiều sẽ mất đi hết những giá trị vốn có, trở thành một truyện tình lam ly bi đát Kiều - trọng hét sức tầm thường.
Y như cô em nói :D

Chả nhẽ để cho Truyện Kiều trở thành kiệt tác, không bị đi vào quên lãng thì phải để KT phản bộ K như thế :|
một truyện tình lam ly bi đát Kiều - trọng . Đúng là Truyện kiều không phải là chuyện tình bi đát như Lương Sơn Bá- Chúc ANh Đài, nhưng dù sao thì KT vẫn là đàn ông, chả nhẽ lại mềm yếu tới mức không bảo vệ được hạnh phúc của mình. Mà em nghĩ, cũng đâu cần phải để cho Kiều bị hành hạ, trải qua nhiều thử thách như thế mới thể hiện hết nội dung mà tác giả muốn đề cập :|
 
T

thuyhoa17

- Kim Trọng chấp nhận lấy Vân mà ko nói gì:

ko phải Kim Trọng mềm yêu mà là người chung thủy. Trước khi gia đình Kiều gặp nạn thì Kiều và Kim đã nguyện thề chung thủy, nhưng Kiều đã ko làm được điều đó nên nhờ em gái trả nghĩa cho Kim Trọng. Chẳng nhẽ Kim lại phụ sự ủy thác và tấm lòng chân thật của Kiều mà ko lấy Vân.
=> thể hiện Kim Trọng là người giữ thủy chung, giữ chữ tìn là sẽ lấy Kiều làm vợ, nhưng bây giờ lấy Vân cũng như là Kiều.

- Vì sao Kim Trọng lại ko đi tìm kiều sớm.

Trong đoạn tóm tắt truyện Kiều có nói là: Theo lời Kiều dặn, gia đình Kiều gả Thúy Vân cho Kim Trọng, nhưng lòng thương Kiều thì ko bao giờ nguôi. Sau khi thi đỗ, làm quan, Kim ra sứ tìm kiều ở khắp nơi mà ko được.

Tại sao Kim phải chờ đến khi đỗ làm quan, vì thời đó, làm quan là 1 điều kiện rất tôt để có thể đi xa và làm mọi việc.
Kim Trọng sau đó đã đi khắp nơi để tìm Kiều nhưng ko tìm thấy cho đến khi gặp Giác Duyên, chứ ko phải là Kim ko tìm Kiều trước đó.

Còn việc phải để Kiều trải qua bao khó khăn thử thách mới thể hiện nội dung thì tác giả Nguyễn Du muốn thông qua đó để nói lên được nhân phẩm cao đẹp của Kiều và lên án xã hội phong kiến.

Tại sao Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân ko được đánh giá cao như Truyện kiều của ND thì chính là vì tác phẩm này hay ko có gì có thể bàn cãi.
Nó đã đạt đến một mức độ hay tuyệt đỉnh.:)
 
Top Bottom