Văn 8 Thảo luận thực hành

mỳ gói

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
28 Tháng mười 2017
3,580
6,003
694
Tuyên Quang
THPT NTT

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
Tìm và chỉ ra những lỗi sử dụng tiếng việt trong cuộc sống hằng ngày.
Càng nhiều càng tốt .
ĐÂy là bài thực hành.
@Tranphantho251076@gmail.com @Diệp Ngọc Tuyên @Hà Chi0503 @trang mori
@Dương Sảng
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta mắc rất nhiều lỗi sử dụng Tiếng Việt, kể cả trong khi viết hay khi nói đều có thể khó tránh khỏi những lỗi sai. Dưới đây là một số lỗi sai cơ bản:
- Sử dụng sai thanh điệu (do ảnh hưởng tử tập quán, vùng miền...)
Vd : + Người miền Trung thường mắc lỗi khi sử dụng từ có thanh ngã bằng thanh nặng : đã -> đạ ; cũng -> cụng ; ...
hay từ thanh hỏi thành thanh sắc : ngủ -> ngú ; ...
- Sử dụng từ không đúng âm thanh và hình thức cấu tạo:
Vd : nhầm lẫn, sai về âm điệu của từ ''xán lạn'' -> ''sáng lạng'' hay ''sáng lạn''.v.v
''bàng quan'' với nghĩa là ''thờ ơ, không quan tâm...'' có thể bị nhầm với ''bàng quang'' với nghĩa một bộ phận trong cơ thể.
Tương tự như vậy, các từ (nghe) phong thanh và (nghe) phong phanh cũng rất hay bị dùng nhầm dẫn đến sai. Cần chú ý:
+ Phong thanh: (tin tức) thoáng nghe được, chưa thật rõ ràng, chưa chắc chắn ;
+ Phong phanh: (quần áo mặc) ít và mỏng, không đủ ấm
- Sử dụng từ sai chính tả:
Vd: Một số người thường nhầm lẫn giữa những nguyên âm, phụ âm gây ra lỗi sai chính tả thường gặp: ''cọ xát'' -> ''cọ sát'' ; ''giành dật'' -> ''dành giật''
- Sử dụng từ không đúng về ý nghĩa
- Sử dụng từ không đúng về quan hệ kết hợp ngữ nghĩa và ngữ pháp của từ trong câu.
P/s: Từ màu xanh là từ TV sử dụng đúng, màu đỏ là từ sử dụng sai.
 

mỳ gói

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
28 Tháng mười 2017
3,580
6,003
694
Tuyên Quang
THPT NTT
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta mắc rất nhiều lỗi sử dụng Tiếng Việt, kể cả trong khi viết hay khi nói đều có thể khó tránh khỏi những lỗi sai. Dưới đây là một số lỗi sai cơ bản:
- Sử dụng sai thanh điệu (do ảnh hưởng tử tập quán, vùng miền...)
Vd : + Người miền Trung thường mắc lỗi khi sử dụng từ có thanh ngã bằng thanh nặng : đã -> đạ ; cũng -> cụng ; ...
hay từ thanh hỏi thành thanh sắc : ngủ -> ngú ; ...
- Sử dụng từ không đúng âm thanh và hình thức cấu tạo:
Vd : nhầm lẫn, sai về âm điệu của từ ''xán lạn'' -> ''sáng lạng'' hay ''sáng lạn''.v.v
''bàng quan'' với nghĩa là ''thờ ơ, không quan tâm...'' có thể bị nhầm với ''bàng quang'' với nghĩa một bộ phận trong cơ thể.
Tương tự như vậy, các từ (nghe) phong thanh và (nghe) phong phanh cũng rất hay bị dùng nhầm dẫn đến sai. Cần chú ý:
+ Phong thanh: (tin tức) thoáng nghe được, chưa thật rõ ràng, chưa chắc chắn ;
+ Phong phanh: (quần áo mặc) ít và mỏng, không đủ ấm
- Sử dụng từ sai chính tả:
Vd: Một số người thường nhầm lẫn giữa những nguyên âm, phụ âm gây ra lỗi sai chính tả thường gặp: ''cọ xát'' -> ''cọ sát'' ; ''giành dật'' -> ''dành giật''
- Sử dụng từ không đúng về ý nghĩa
- Sử dụng từ không đúng về quan hệ kết hợp ngữ nghĩa và ngữ pháp của từ trong câu.
P/s: Từ màu xanh là từ TV sử dụng đúng, màu đỏ là từ sử dụng sai.
Em ơi. Chị đang làm bt ngữ văn địa phương. Nên cần lỗi sai ở miền Tây.
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
Em ơi. Chị đang làm bt ngữ văn địa phương. Nên cần lỗi sai ở miền Tây.
Cho dù ở vùng miền nào thì vẫn có thể mắc nhưng lỗi trên như sai lỗi chính tả, sai về cấu trúc ngữ pháp; tuy nhiên nếu chị cần về người miền Tây thì em sẽ bổ sung một số ý như sau:
- Người miền Tây một phần do ảnh hưởng từ đời sống, từ giọng nói nên nhiều khi đó chính là nơi dẫn đến lỗi sai trong văn viết. Một số bộ phận người dân chỉ quen sử dụng tiếng địa phương, tiếng lóng, thuật ngữ ...
Vd: hổng -> không ; dậng -> giận ; ''z/dậy (cái này ở cuối câu ấy ạ) -> vậy .v.v.
+Thuật ngữ : ''êng / mình ên'' -> một mình ,... (rất nhiều, đa số những thuật ngữ này có ảnh hưởng từ nên văn hóa Khmer, ngôn ngữ Hoa và pha lẫn TV mình) . Trong giao tiếp, ăn nói hàng ngày đây có thể coi là một nét đặc trưng trong ngôn ngữ nói người miền Tây, nó là một nét giao thoa độc đáo giữa nhiều nét văn hóa với nhau; nhưng cần chú ý để không bị nhầm lẫn từ ngôn ngữ nói sang ngôn ngữ viết, bởi vì trong văn viết ta cần sử dụng tiếng phổ thông. Nếu sử dụng sai thì đó được coi là lỗi trong sử dụng TV .
P/s: Em không phải người miền Tây, cũng chưa vào miền Tây bao giờ; chỉ là thi thoảng có nghe người ta hát giọng miền Tây nên thấy thế :v Cho nên đánh giá của em không hẳn là chính xác, mong chị thông cảm =)
 
  • Like
Reactions: Trang Ran Mori
Top Bottom