[Thảo luận] Thi đại học môn văn khối C,D

T

tuyetroimuahe_vtn

Gợi ý làm bài thi Đại học Khối D – môn Văn

Câu 1.
- Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt.
- Giới thiệu tình huống nhặt được vợ của Tràng: một tình huống độc đáo và đặc sắc.
- Việc Tràng nhặt được vợ đã khiến cho tất cả những người chứng kiến đều ngạc nhiên, trong đó có những người dân xóm ngụ cư và bà cụ Tứ.
+ Những người dân xóm ngụ cư: “Những khuôn mặt hốc hác, u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát , tăm tối ấy của họ”
+ Bà cụ Tứ: “Ô hay, thế là thế nào nhỉ?”, “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con để cái mở mặt sau này. Còn mình thì…”
=> Sự ngạc nhiên của các nhân vật có ý nghĩa về nội dung và nghệ thuật:
- Nội dung: Người ta không thể ngờ được trong cái đói đang rình rập, đe dọa tính mạng con người hàng ngày mà Tràng vẫn có thể “đèo bòng” thêm một cô vợ “Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”. Điều đó thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Trong cái đói, người ta vẫn có thể cưu mang, đùm bọc lấy nhau. Tình thương người đã chiến thắng cái đói, cái khổ để con người xích lại gần nhau hơn. Kim Lân đã khám phá ra cái bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của con người.
- Nghệ thuật: Sự ngạc nhiên của các nhân vật tạo cho tình huống “nhặt vợ” của Tràng trở nên độc đáo, tình huống đó là hạt nhân chính góp phần tạo nên nghệ thuật đặc sắc cho tác phẩm.
Câu 2: Đạo đức giả
1. Nêu hiện tượng: Giới thiệu căn bệnh đạo đức giả
2. Giải thích thế nào là đạo đức giả?
+ Đạo đức giả là ám chỉ sự che đậy những gì vốn có bằng những giá trị không thật.
+ Những kẻ đạo đức giả là những kẻ luôn sống không thật với chính mình, luôn che đậy bản chất thật sự của mình bằng một sự “hào nhoáng” hay còn gọi là lớp mặt nạ bên ngoài, luôn tự hào, sống với những gì không thật của bản thân.
- Những biểu hiện của thói đạo đức giả:
Đạo đức giả biểu hiện rất phong phú, đa dạng, có thể biểu hiện qua sự mâu thuẫn giữa lời nói và hành động, nói một đằng làm một nẻo.
(Học sinh có thể lấy thêm dẫn chứng cho phần này)
3. Bình luận mở rộng: Những hậu quả của thói đạo đức giả.
- Đạo đức giả trở thành một căn bệnh nguy hiểm, có xu hướng lan rộng trong xã hội ta hiện nay, làm băng hoại những giá trị sẵn có, khiến con người trở nên giả dối với chính mình, với mọi người xung quanh.
- Đạo đức giả tạo nên sự bất tín, mất niềm tin giữa con người.
4. Liên hệ với bản thân: Thái độ, hành động trước căn bệnh đó (với vai trò là học sinh)
+ Sống thật với chính mình, và với những gì mình có.
+ Học tập và lao động để tích lũy những giá trị chân thật.
Câu 3a (Theo Chương trình chuẩn).
Cảm nhận về đoạn trích trong tác phẩm Đàn ghita của Lorca”
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Thanh Thảo.
- Giới thiệu bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca”
- Giới thiệu và trích dẫn đoạn thơ.
II. Thân bài:
1. Cảm hứng của tác giả về cây đàn ghita
- Lorca là nhà thơ nổi tiếng của Tây Ban Nha – quê hương của đàn ghi ta. Vì thế những giai điệu của cây đàn ghi ta đã khơi nguồn cảm hứng cho Thanh Thảo sáng tạo nên bài thơ.
- Lồi đề từ thể hiện khát vọng của Lorca trên con đường cách tân nền nghệ thuật dân tộc.
2. Hình ảnh Lorca, con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật của Tây Ban Nha
Nhà thơ Thanh Thảo đã từng viết: “Lorca là nhà thơ của những giấc mơ, của những linh cảm nhoi nhói; một nhà thơ có thể biến những giấc mơ thành nhịp điệu, có thể biến những linh cảm thành ngôn từ. Lorca siêu thực một cách tự nhiên và hiện thực một cách tự nhiên” (Lorca trong tôi). Vì thế, mở đầu bài thơ, Thanh Thảo đã viết:
“Những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
Li-la li-la li-la
đi lang thang về miền cô độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn”
Nói đến đất nước Tây Ban Nha, ngoài hình ảnh cây đàn ghi ta, còn có một hình ảnh nữa cũng rất đặc trưng cho dân tộc. Đó là hình ảnh những dũng sĩ đấu bò tót với chiếc áo choàng đỏ rực rỡ, chói chang đến mức chói “gắt”. Vì vậy, chỉ bằng mấy nét chấm phá, phần nào chịu ảnh hưởng của trường phái tượng trưng siêu thực: một chiếc đàn ghi ta “li-la li-la li-la”, một chiếc áo choàng đỏ, trên yên ngựa…, Thanh Thảo đã làm sống dậy, hiện lên trước mắt người đọc hình ảnh chàng thi sĩ Lorca, người chiến sĩ dũng cảm kiên cường chiến đấu cho tự do, cho khát vọng cách tân nghệ thuật được đặt trên một nền khung cảnh mang đậm bản sắc văn hoá Tây Ban Nha. Những hình ảnh tương phản vừa giúp cho ta hình dung về Lorca, vừa gợi ta liên tưởng đến khung cảnh của đấu trường. Nhưng đây không phải là đấu trường về cuộc đấu giữa một đấu sĩ tài hoa, tài ba, kiêu dũng với con bò tót hung dữ mà là một đấu trường đặc biệt với cuộc đấu giữa khát vọng dân chủ của người nghệ sĩ – công dân yêu tự do Lorca với nền chính trị phát xít độc tài Franco, của khát vọng cách tân nghệ thuật trong chàng thi sĩ Lorca với nền nghệ thuật bảo thủ, già nua. Ở đó, con người yêu tự do và nhà cách tân nghệ thuật Lorca sao mà mong manh và đơn độc đến thế! “Li-la li-la li-la”, một câu thơ toàn là âm thanh của tiếng đàn ngân vang gợi cho ta hình ảnh một dũng sĩ, một nghệ sĩ với tâm hồn và phong thái thật vô tư, phóng khoáng đang hát ca đất trời Tây Ban Nha tươi đẹp, bao la, nhưng sao lại “những tiếng đàn bọt nước”? Phải chăng, nó nói lên tiếng đàn bé nhỏ, giản dị, mát lành mà cũng dễ vỡ tan như bọt nước tròn, phập phồng lúc hiện lúc tan rồi lại tan đi? Hình ảnh ấy đối lập với hình ảnh “áo choàng đỏ gắt”, tượng trưng cho cái mạnh mẽ, nhưng cũng rất hung dữ như tai hoạ chết chóc. Trong tương quan đối lập ấy, số phận người nghệ sĩ thật mong manh, hư ảo. Chàng đi lang thang giữa không gian đơn độc với “vầng trăng chếnh choáng; trên yên ngựa mỏi mòn”. Phải chăng con đường về miền đơn độc mà chàng đang đi là niềm lý tưởng của cuộc đời, của nghệ thuật, của cái đẹp? Con đường ấy là con đường thăm thẳm đầy chông gai và gian khổ; nhiều người dũng cảm, táo bạo dấn thân mà dễ mấy ai tìm được những tâm hồn đồng điệu?
3. Lorca bị hạ sát và nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân.
Cái chết đã đến bất ngờ với Lorca. Con người thanh cao, trong sáng rất yêu tự do và cái đẹp mà vô tội ấy “đã luôn luôn bị ám ảnh về cái chết của mình, vẫn không thể nghĩ nó lại đến một cách đột ngột, bất ngờ đến thế”. Giây phút bi thương và thảm khốc nhất trong cuộc đời Lorca được diễn tả thật ngắn gọn và đầy ấn tương. Chàng đang “hát nghêu ngao” một cách hồn nhiên và vô tư lự, ấy thế mà bỗng nhiên tai hoạ ập đến một cách thật bi thảm “áo choàng bê bết đỏ”. Bắt đầu từ đây, bài thơ đi sâu vào nói về cái chết bi thảm đầy oan khuất và tiếc thương ấy. Cảnh Lorca bị hành hình được diễn tả bằng hình ảnh thực “áo choàng bê bết đỏ”. Sau đó, sự kiện đau lòng ấy tạo thành cú “sốc” dây chuyền được diễn tả theo lối tượng trưng, liên tục chuyển đổi cảm giác qua hệ thống âm thanh vỡ òa thành màu sắc, hình khối, dòng máu chảy. “Tiếng ghi ta nâu”, “tiếng ghi ta lá xanh biết mấy, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan”, “tiếng ghi ta ròng ròng – máu chảy”. “Tiếng ghi ta nâu” phải chăng gợi màu của chiếc đàn vẫn vang âm thanh ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người và của lòng thuỷ chung? Đó còn là màu của suy nghĩ, của nỗi buồn day dứt, của đất đai xứ sở quê hương “Bầu trời cô gái ấy”, nó làm ta liên tưởng đến những câu thơ viết về bầu trời tự do của Nguyễn Đình Thi:
“Trời xanh đây là của húng ta”
Và câu thơ bầu trời yêu thương của Thuý Bắc:
“Rợp trời thương màu xanh suốt
Em nghiêng hết về phương anh”
“Tiếng ghi ta lá xanh” của sự sống, thanh bình của ước mơ của tình yêu bất diệt. “Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan” là tiếng ghi ta đẹp, nhưng yếu ớt, mong manh vỡ tan trong cái đẹp “tiếng ghi ta ròng ròng/ máu chảy” như những dòng máu “ròng ròng” tuôn chảy từ trái tim tử thương vì những viên đạn tàn bạo, bất nhân làm ta gợi nhớ tới tiếng đàn vô cùng ai oán đau thương của nàng Kiều: “Bốn dây rỏ máu năm đầu ngón tay”. Câu thơ của Thanh Thảo bẻ ra làm hai như tiếng đàn vỡ đôi, như cuộc sống bị lưỡi gươm chặt đứt ngang lưng (thân mình) vậy.
III. Kết luận
- Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung sử dụng nhiều hình ảnh tượng trưng độc đáo tạo nên sự bí ẩn của một khúc hát trữ tình giàu nhạc tính.
- Đoạn thơ kết thúc bằng hình ảnh của máu, đó là hình ảnh tượng trưng cho cái chết bất ngờ của Lorca, chấm dứt khát vọng cách tân nền nghệ thuật dân tộc.
Câu 3b (Theo chương trình Nâng cao).
So sánh Thị Nở – Chí phèo và Đời thừa
I.. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nam Cao
- Giới thiệu truyện ngắn Chí phèo và hình ảnh bát cháo hành của thị Nở.
- Giới thiệu truyện ngắn Đời thừa và hình ảnh ấm nước của Từ.
II. Thân bài:
1. Cảm nhận chung
+ Về bát cháo hành của thị Nở: Bát cháo hành của Thị Nở trở thành một điểm sáng của tác phẩm Chí Phèo. Trong lúc Chí bị tha hóa về nhân tính và nhân hình, cả xã hội gạt bỏ, không thừa nhận thì thị Nở xuất hiện như một vị cứu tinh với bát cháo hành. Cái hôm gặp thị ở bờ sông, Chí và thị đã ”ăn nằm” với nhau như vợ chồng, ngày hôm sau Chí bị ốm và thị Nở đã mang đến bát cháo hành.
+ Về hình ảnh ấm nước của Từ: Hộ tỉnh dậy với tay lên bàn lấy ấm nước để uống thì thấy ấm nước của Từ hãy còn ấm. Ngày hôm trước, Hộ say rượu, khi trở về nhà, Từ đã chăm sóc cho anh, cô đã để lại ấm nước để nhỡ Hộ có bị khát thì lấy uống. Người ta nói ”Ăn ở như bát nước đầy”. ”Ấm nước đầy và hãy còn ấm” của Từ thể hiện tình thương, cách ứng xử của mỗi con người.
2. Sự giống nhau:
- Bát cháo hành của Thị Nở mang đến cho Chí Phèo là khi Chí bị ốm vì say rượu.
- Ấm nước đầy của Từ mang đến cho Hộ cũng là khi Hộ tỉnh dậy sau một đêm say rượu.
- Bát cháo hành và ấm nước đều là chi tiết nghệ thuật đặc sắc của Nam Cao thể hiện một sự thức tỉnh, thể hiện sự chuyển biến trong tâm lí của nhân vật từ thể xác đến tâm hồn, để nhân vật ”đi từ bóng tối ra ánh sáng”
3. Sự khác nhau:
- Bát cháo hành của thị Nở giúp Chí Phèo nhận thức lại cuộc sống. Hắn nghĩ thị Nở sẽ là người mở đường cho hắn, sẽ là cầu nối, nối hắn với thế giới bên ngoài, giúp hắn lấy lại bản chất lương thiện. Bát cháo hành còn góp phần thể hiện triết lí của Nam Cao: Cái ác không thể cảm hóa, cải tạo con người mà chỉ có tình đời, tình người nhân ái mới cải tạo được những con người tha hóa, tìm lại được nhân tính.
- Trước đây, Hộ định viết những tác phẩm tác phẩm lớn, để lại dấu ấn cho đời nhưng bi kịch xảy đến với anh, vì có Từ và đứa con mà anh đã phải viết những tác phẩm “rẻ tiền” để trang trải cuộc sống. Có thể như là một vị cứu tinh, nhân cách phải đặt lên trên tất cả. Người nghệ sĩ chân chính phải có tấm lòng nhân ái như vậy mới có những tác phẩm giàu giá trị.
III. Kết Luận
Dù chỉ là những chi tiết nhỏ trong hai tác phẩm nhưng “bát cháo hành” của thị Nở trong Chí Phèo “cũng như “Ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” của Từ trong Đời thừa trở thành những chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Nó là thứ vũ khí giúp thanh lọc , tìm lại nhận thức, bản năng sống lương thiện trong mỗi con người.
 
N

neu_em_khong_phai_giac_mo01

Đề văn năm nay nhìn chung là khá hay. Đề khối C tương đối nặng. Mình thích nhất là câu 3 ở hai đề: không yêu cầu phân tích tác phẩm hay nhân vật mà chỉ yêu cầu phân tích hai đoạn văn bản (thơ hoặc văn xuôi) hoặc hai chi tiết nghệ thuật độc đáo. Câu này không những đòi hỏi chúng ta khả năng cảm thụ, hiểu rõ về nội dung toàn tác phẩm cũng như nét đặc sắc của phần văn bản, chi tiết nghệ thuật cần phân tích. Đồng thời, người viết phải chỉ ra những nét tương đồng, khác biệt của các đối tượng đó.
Dạng câu hỏi này đã xuất hiện ở đề thi một số năm trước nhưng chỉ đến năm nay nó mới chiếm trọng số điểm cao như thế. Tình hình này kiểu gì năm sau các "lò" lại đua nhau ôn luyện theo dạng so sánh cho coi.

P/s: Đáp án của Hocmai còn một vài chi tiết chưa đầy đủ:
- Câu 1, đề khối C: Mới chỉ chứng minh phong cách HCM đa dạng, phong phú mà chưa nói được ý thống nhất (vậy là mới chỉ hoàn thành một nửa vế của câu hỏi)
- Câu 1 đề khối D: thực ra hành động nhặt vợ của Tràng làm tất cả mọi người đều ngạc nhiên: Không chỉ người ngoài cuộc: những người dân xóm ngụ cư mà cả người trong cuộc: bà cụ Tứ, Tràng và ngay cả người "vợ nhặt" (không tin đọc tác phẩm thì thấy :) )
- Câu 2: Nghị luận xã hội . Ở cả hai đề còn sơ sài, đại lược.
- Câu 3: Nghị luận văn học: tương đối đầy đủ tuy nhiên bài Đàn ghi ta của Lor ca nên trình bày dưới dạng dàn ý.
 
C

conu


KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
MÔN THI: NGỮ VĂN; Khối C

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)

Câu I (2,0 điểm)

Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn về sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.

Câu II (3,0 điểm)

Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội.

Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay.

PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)

Câu III.a Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau :

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay ?

(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11,

Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 39)

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

(Tràng giang – Huy Cận, Ngữ văn 11,

Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 29)

Câu III.b Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:

(…) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về (…)

(Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12 Nâng cao,

Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 157)

(…) Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả (…)

(Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường,

Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 179)

_________________________

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn: NGỮ VĂN; Khối: D

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)

CâuI.(2,0 điểm)

Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân , việc nhân vật Tràng “nhặt” được vợ đã khiến cho những ai ngạc nhiên? Sự ngạc nhiên của các nhân vật đó có ý nghĩa như thế nào về nội dung và nghệ thuật?

Câu II. (3,0 điểm)

Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhóang.

Từ ý kiến trên anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về sự nguy hại của đạo đức giả đối với con người và cuộc sống.

PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)

Câu III.a. Theo Chương trình Chuẩn (5,0 điểm)

Cảm nhận anh/chị về đoạn thơ sau:

những tiến đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo chòang đỏ gắt

li-la li-la li-la

đi lang thang về miền đơn độc

với vần trăng chếnh chóang

trên yên ngựa mỏi mòn

Tây Ban Nha

hát nghêu ngao

bỗng kinh hòang

áo chòang bê bết đỏ

Lor-ca bị điệu về bãi bắn

chàng đi như người mộng du

tiếng ghi ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi ta ròng ròng

máu chảy

(Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo, Ngữ văn 12,

Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 164-165)

Câu III.b. Theo Chương trình Nâng cao (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “bát cháo hành ” mà nhân vật thị Nở mang cho Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) và chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ (Đời Thừa – Nam Cao).
_________________________

Đề năm nay hay đó, cách hỏi rất mới, có vẻ khối D năm nay lại nhỉnh hơn khối C 1 chút, khác với mọi năm.
Cả 2 đề C, D đều cần sự sáng tạo, sự suy nghĩ thấu đáo mới viết sâu sắc đc. Ko chỉ vờn quanh tp mà cần thấy đc cái chung và cái riêng, ko thể chỉ thấy 2 đoạn văn, thơ hay 2 chi tiết 1 cách độc lập mà ko có mối liên hệ biện chứng. Đây là năm đầu tiên từ khi 3 chung xuất hiện dạng so sánh đối với 2 đoạn văn xuôi và 2 chi tiết nghệ thuật. Cách ra đề này cũg rất tốt, sở dĩ hs chưa đc luyện nhiều dạng này vì ít người nghĩ đến và cũg ít trog các sách tham khảo (đa phần là so sánh 2 đoạn thơ). Chắc chắn năm sau các lò luyện và sách tham khảo sẽ đồng loạt xoáy vào các dạng so sánh. Cái hay của so sánh ở văn xuôi là sự đa dạng về thể loại, có thể so sánh 2 đoạn văn, chi tiết, nhân vật, tình huống..., nên có nhiều đất để khai thác những kiểu đề ko có trong các sách ôn, từ đó học sinh ko thể học vẹt học tủ, mà phải tìm hiểu tác phẩm 1 cách đầy đủ, có chiều sâu để phân loại tổng hợp. Bài đàn ghi ta thì tất nhiên là khó và trừu tượng rồi (nếu học kĩ vẫn làm đc tốt), năm nay sẽ nhiều bạn bị "khớp", nếu né bài này thì cũg gặp phải 1 đề với cách hỏi rất mới về 2 chi tiết trong tác phẩm Đời thừa và chí Phèo của cùg 1 nhà văn Nam Cao.
Các câu 2 điểm cũg ko còn đơn thuần là tái hiện kiến thức mà cũng cần suy luận, nhất là ở câu 2đ khối D có hỏi về sự ngạc nhiên của các nv trong tp Vợ nhặt. Một tp cũ nhưng câu hỏi mới. Nếu ko hiểu, ko khái quát đc thì thí sinh chỉ viết linh tinh, ko trúg đc ý. Tưởng là làm đc bài mà hoá ra chẳng làm đc cái gì ra hồn. Chém linh tinh thì dễ chứ nói đúg bản chất luận đề mới khó.
Về NLXH thì khối C, D cũg hỏi những vấn đề rất thời sự, thiết thực. Câu này khối D cũg nhỉnh hơn khối C 1 chút vì có liên quan đến 2 mặt đối lập trong 1 chỉnh thể: đạo đức giả ẩn sau bộ mặt hào nhoáng, cái này nói lòng vòg bên ngoài cũg ko có gì để bàn, quan trọng là nói cho ra ngô ra khoai, lấy đc dẫn chứng xác đáng và trình bày thật thuyết phục, sâu sắc thì ko đơn giản. Đc điểm cao câu này ko hề dễ. Câu vô trách nhiệm thì gần gũi hơn, ít những cảm nhận tinh vi hơn, nhưng cũg cần khái quát lên đc ý "ăn mòn xã hội".
Cách ra đề thi năm nay cho thấy Bộ đã ngày càng linh hoạt trong việc đặt câu hỏi, nhằm hạn chế tối đa lối học vẹt. Mong là bộ GD sẽ tiếp tục phát huy để các năm sau ra đề hay hơn, đa dạng hơn, thử thách hơn nữa.
Chúc các bạn năm nay thi có kq tốt. ;)
 
Last edited by a moderator:
N

neu_em_khong_phai_giac_mo01

Lâu quá mới thấy Conu dạo diễn đàn. Vẫn là giọng văn, vẫn là cách viết ngày nào: chính xác, lí trí, khoa học, hơi ... "cứng" (he he) thể hiện khả năng nắm bắt và bao quát vấn đề cũng như hiểu biết rộng và cách diễn đạt gọn, sắc.

Dạo này khỏe hok, đã ra trường chưa nhỉ ?

Mà chú có nhớ anh là ai hok ?
 
C

conu

Lâu quá mới thấy Conu dạo diễn đàn. Vẫn là giọng văn, vẫn là cách viết ngày nào: chính xác, lí trí, khoa học, hơi ... "cứng" (he he) thể hiện khả năng nắm bắt và bao quát vấn đề cũng như hiểu biết rộng và cách diễn đạt gọn, sắc.

Dạo này khỏe hok, đã ra trường chưa nhỉ ?

Mà chú có nhớ anh là ai hok ?
Anh cũg thế!
em có nhớ chứ ạ :), anh tên Hùng??? Anh có khoẻ ko, côg việc thế nào rồi? Lâu rồi anh em mình ko gặp mặt, sắp tới có vụ off của anh phát, hi vọg anh sẽ đi. :D
Cảm ơn anh, em rời xa việc học văn 2 năm rồi mà vẫn đc anh khen như vậy là mừng rồi. Trên 4rum em thường trả lời nhanh nên đã cứng lại càng cứng hơn :))
Trc em có bài viết phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ ở topic Văn mẫu ôn thi ĐH cũg cảm xúc và nuột nà đấy chứ ;))
Em cũg bt, em học 5 năm nên còn những 3 năm nữa mới ra trg :( :D
 
G

glib_girl

Em vừa thi xong nè. khối D, thích cái đề năm nay lúm, hay và khó, sáng tạo và độc đáo, đập chít bọn học vẹt, học tủ, học thuộc lòng. :))
 
Top Bottom