ThẢo luẬn theo chỦ ĐỀ!

T

tranquang

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Để phục vụ tốt hơn nữa, mở mang nhiều kiến thức văn chương hơn nữa... Và để chúng ta trình bày những quan điểm cá nhân về các tác giả, tác phẩm được học trong nhà trường THPT... Tranquang mạn phép lập ra topic này để bà con yên văn thảo luận về các vấn đề đó!

1. Mỗi tuần một chủ đề về tác giải, tác phẩm có trong chương trình Văn THPT mang tính tiêu biểu.

2. Các bài viết mang tính chất thảo luận theo chủ đề đã cho. Bài viết phải có dung lượng ít nhất là 100 chữ. Nghiêm cấm mọi tình trạng spam.

3. Các chủ đề do Tranquang và các mem cùng xây dựng&đưa ra. Tuy nhiên, phải tuân thủ là 1 chủ đề trong 1 tuần. Không post chủ đề tràn lan và không đúng chỗ!

4. Mọi ý kiến thắc mắc có thể trao đổi trực tiếp qua YM: choat84@yahoo.com hoặc gửi mail về địa chỉ: phattq@hocmai.com.vn

Hi vọng topic này sẽ bổ ích và tạo tính chia sẻ cộng đồng cao nhất cho tất cả các mem Hocmai.vn nói chung và mem box VănTHPT nói riêng!

Chào thân ái và quyết thắng!
 
Last edited by a moderator:
S

sakak

Em có ý kiến:

1. Nên cho chủ đề theo chương trình học để thi đại học môn Văn. Vừa giúp được học sinh 10 và 11 tìm hiểu thêm... đồng thời cũng tiện cho các mem 12 ôn thi đại học. Chỉ khi tranh luận thật sự thì chúng ta mới vỡ ra nhiều điều.

2. Bài nào spam, bài nào viết với từ ngữ phản động nên xóa ngay! Nhưng viết bằng lời lẽ lăng mạ, vô văn hóa thì cần xem xét! và có hình thức kỷ luật thích hợp!

3. Nên có cả các chủ đề ngoài chương trình. Ví dụ: Quan niệm của bạn về tính dân tộc... (một kiểu nghị luận xã hội)

4. Nên đổi tên chủ đề là: Chat với 9X :D
 
T

tranquang

neu_em_khong_phai_giac_mo said:
Ôi kháng chiến mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau còn đủ sức soi đường.


Cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc (1945 - 1954), 9 năm trường kỳ, với biết bao gian khó, hy sinh nhưng cũng chính trong hy sinh gian khổ ấy, ngời sáng lên phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam, sức sống, sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Thơ ca thời kỳ này đã theo kịp và phản ánh thật sinh động (và cảm động) tâm trạng, hành động của con người trong những thời khắc đáng nhớ của lịch sử: sự lãng mạn, kiêu hùng của đoàn binh Tây Tiến, nỗi nhớ tiếc, xót xa của những người con miền quê Kinh Bắc khi hay tin quê nhà bị giặc giày xéo, cuộc chia tay cảm động nghĩa tình của những người "về với Bác đường xuôi" với đồng bào Việt Bắc........

Việc ôn tập theo từng chuyên đề sẽ giúp cho việc ôn luyện của chúng ta hệ thống hơn, sâu sắc hơn và ở khía cạnh nào đó, cũng dễ dàng hơn. Với chuyên đề này, chúng ta có thể tập trung tìm hiểu một số vấn đề: Hình tượng nhân vật, cảm hứng sáng tác, đặc điểm nội dung, các thủ pháp nghệ thuật.....

Mở đầu, chúng ta có thể cùng thảo luận về HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH trong thơ kháng chiến chống Pháp. Hình tượng người lính (chiến sĩ) xuất hiện trong những bài thơ nào? Các nhân vật này có đặc điểm gì? Người lính thời kháng chiến chống Pháp có gì giống và khác so với hình tượng người lính trong văn học thời chống Mỹ hay trong những tác phẩm ở các nền văn học khác?.....vv

Các bạn cùng thảo luận nhé!


Anh đã trao đổi với "neu_em_khong_phai_giac_mo" và xin phép post chủ đề này lên đây để các mem cùng thảo luận!
Chủ đề sẽ kết thúc vào ngày chủ nhật tuần này!
Chào thân ái và quyết thắng!
 
S

sakak

Trong "Tây Tiến" của Quang Dũng, trong "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi ... tôi thấy ở đó một nét chung: LÃNG MẠN của người lính.
Nhưng trong "Đôi mắt" thì người chiến sĩ lại có điều gì đó chân thật, như người nông dân vậy.
CÒn gì nữa nhỉ? Trong Việt Bắc là người lính lại mang trong mình "cái giọng thơ trữ tình thiết tha" của Tố Hữu nên là hào hùng lắm, khí thế lắm!
Còn người lính của Hoàng Cầm thì có nét gì giống lắm với người lính của Chế Lan Viên... nhưng không giàu chất hình tượng bằng...
Nói chung, người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp có đặc điểm
1. Lòng yêu nước, yêu dân tộc => Yêu cuộc kháng chiến nhân dân này
2. Chịu kham khổ, lam lũ nhưng vẫn hiện lên những phẩm chất tươi sáng (mà người ta hay gọi là "phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ)
3. Không thể nói là họ hơn hay kém gì với thế hệ sau (kháng chiến chống Mỹ) mà hãy đặt những người lính của hai thế hệ ngang bằng nhau để nhìn nhận và đánh giá thì sẽ khách quan...
Vấn đề này rất rộng, sakak cũng chỉ mạn phép đưa ra vài ý để tọa đàm vậy thôi!
 
C

conu

Người lính đã trở thành nguồn đề tài rất phg phú cho thơ ca giai đoạn 1945 - 1954, kể cả đến 1975. Cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc đã trở thành những trang sử chói lọi của nước nhà, cái hoàn cảnh ấy đã trực tiếp tác động lên và được phản ánh trong nền văn học giai đoạn này. Có người đã nói "văn học là lịch sử tâm trạng", quả vậy, các tác phẩm thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ đều là những dòng tâm trạng của người lính và về người lính, văn học cũng là "đứa con đẻ của hiện thực và nhà văn, là máu của người đàn ông và người đàn bà hòa lẫn trong đứa con", nên những tác phẩm văn học 1 thời ấy đều có những đặc điểm chung với hình tương xuyên suốt: người lính.
Những anh lính hồn nhiên, mơ mộng mang phẩm chất của những học sinh tiểu tư sản chốn thành thị nhưng cũng xả thân và can trường trong chiến đấu, trong cái khắc nghiệt của hoàn cảnh, ko khuất phục ngay cả trước cái chết. (Tây Tiến)
Phẩm chất anh lính hiện lên trong hình ảnh "người ra đi" với cái dứt khoát, lạnh lùng vẻ bề ngoài: "đầu ko ngoảnh lại", nhưng trong thâm tâm lại buồn, quyến luyến vô cùng với cả 1 "thềm nắng" ngập lá vàng của đô thành sau lưng. Những anh lính "rũ bùn, đứng dậy, sáng lòa" đã trở thành biểu tượng cho sức trỗi dậy mạnh mẽ của dân tộc Việt nam. (Đất nước)
Những anh lính được nuôi dưỡng trong lời ru của bà, trong nỗi đau chết trận của cha, trong tình yêu thương của bà mẹ vùng địch hậu, trong nỗi đau mất quê hương...đã vùng lên bằng lòng căm hờn tột độ chiến đấu để...một ngày mai quê hương lại thanh bình và lại thấy người con gái Kinh Bắc trảy họi trong cái "cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh"... (Bên kia sông Đuống)
Những người lình - người miền xuôi trong nghĩa tình sâu nặng gắn bó thiết tha với người miền ngược - nhân dân Việt Bắc, mối ân nghĩa đẹp đẽ, thủy chung ấy lại được xây đắp trong hoàn cảnh khốc liệt nhất: 9 năm kháng Pháp trường kỳ. Phải chăng chính những khắc nghiệt ấy lại là sợi dây gắn kết con người với con người bền chặt đến vậy?
 
S

sakak

Tớ có một chủ đề mới để chúng ta thảo luận:
Nam Cao viết về cái gì xuất sắc nhất? Và thêm nữa, tại sao sau cách mạng tháng Tám 1945 ông ý không còn có nhiều tác phẩm độc đáo như trước cách mạng nữa!

Xin cho biết vài ba ý kiến, dăm bảy cái quan niệm của bạn đi nào?
 
H

hanhle

Nam cao là nhà văn của nhân dân, ông dùng ngòi bút của mình để viết về những con người nghèo khổ trong Xh bấy giờ . Các tác phẩm của ông thường là tố cáo xh đã đẩy người dân lương thiện vào đường cùng khiến họ bị tha hóa ( Chí Phèo) , và ........
 
1

123konica

Tớ xin có 1 số ý ngăn ngắn, be bé thế này ;))

-Thứ nhất là Nam Cao (như SGK đã nói) viết hay nhất về đề tài người nông dân và người trí thức trước cách mạng. Nhưng tớ thích các tác phẩm viết về người trí thức của ông hơn. Lý do thì đấy, y đích thị là một trí thức. Đã là trí thức thì thời nào chẳng thế, băn khoăn nhiều lắm, trăn trở nhiều lắm, đặc biệt là ở cái thời bơ vơ chân lý như cái thời trước cách mạng, phỏng? ;;)

-Thứ 2 là vấn đề sau cách mạng.
*Theo tớ thì ý 2.1 là do ông ý mất quá sớm, đúng lúc tài năng đang độ (theo SGK ;)) ). Cách mạng tháng Tám là bước chuyển mình của cả chế độ, nên cũng là bước ngoặt lớn trong tư tưởng của các trí thức như ông. Thích nghi với lý tưởng của thời đại mới không phải chuyện một sớm một chiều (mặc dù ta cũng đã được thấy một Nam Cao đầy nhiệt tình cách mạng trong Đôi mắt (1948?) ). Chẳng phải trước khi đến với văn học hiện thực vị nhân sinh, ông cũng đã từng đắm chìm trong "ánh trăng xanh huyền ảo" của nghệ thuật rồi ư? 8->
* Ý thứ 2.2 là, (e hèm, cái này hơi bị...) theo tớ, Nam Cao còn phải "sống đã rồi hãy viết", tức là, ông phải đem vào trang viết của mình bao nhiêu là đường lối, chủ trương...Nói thật, tớ thấy Đôi mắt sặc mùi mậu dịch :D , toàn tuyên truyền thôi. (thế mà cũng có thời ta điên đảo vì nó, hơ hơ)
>>> Ý kiến đấy >:)
 
F

faustvn01

1. Nhiều người nói, trong văn học Việt Nam (cổ kim) Nam Cao là nhà văn viết nhiều và hay nhất về CÁI ĐÓI. (mình cũng nghĩ thế)

2. Nam Cao sau CM không có được những tác phẩm lớn và tầm cỡ như trước CM. Đó là một thực tế, không phải chỉ riêng mình NC mà nhiều nhà văn, nhà thơ khác (những người đã thành danh bằng con đường sáng tác trước CM). Người ta ít nói đến thơ Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư,... sau CM. Không phải ai cũng được như Chế Lan Viên, Huy Cận, Tô Hoài... Có lẽ mỗi người có một THỜI của mình. Tất nhiên cũng không loại trừ lí do ngẫu nhiên: ông hy sinh khi còn quá trẻ.
 
Top Bottom