CLB Âm nhạc [Thảo luận] Nhạc trẻ và những câu chuyện đáng buồn

S

scientists

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây là topic thảo luận về nhạc trẻ hiện nay và sự nhảm nhí của nó. Các bạn nào thấy hợp ý thì vào đây thảo luận nhé ! Thấy hay nhớ Cảm ơn nhé !

Ai không có cùng quan điểm thì mời thoát khỏi topic này.

Cấm tuyệt đối không post bài phản đối lại !

Thành viên bình thường nếu vi phạm sẽ bị ban thẻ đỏ ngay lập tức, vì vậy xin các mod và t-mod làm gương.


 
S

scientists

Nhạc trẻ - bao giờ hết nhảm?

(Petrotimes) - Nói đến nhạc trẻ, không ít người bĩu môi, lắc đầu, chép miệng với đủ những lời chê bai, cho là nhố nhăng, nhảm nhí. Dư luận cũng đã nhiều lần bức xúc trước sự xuất hiện tràn lan của các giai điệu rẻ tiền, na ná giống nhau với những ca từ dễ dãi, nghèo nàn, đơn điệu.

Vậy nhưng, những ca khúc “thừa sự sốc nổi và thiếu tính nghệ thuật” ấy vẫn cứ “ra lò” ngày một nhiều, thậm chí càng nhảm nhí, càng thảm họa lại càng nổi và càng thu bộn tiền!
Tràn lan nhạc “rác”
Sẽ không lấy gì làm lạ khi thấy rất nhiều trẻ học mầm non, chưa thuộc hết bảng chữ cái nhưng lại thuộc rất nhiều hát bài nhạc trẻ với những ca từ đại loại như: “Nếu người ấy không yêu em như anh đã từng yêu...”; “Vì sao mỗi tối em đi đâu về khuya, vì sao mỗi tối em đi xe người ta...”; “Gái khi yêu trao hết cho người yêu... mất hết tất cả vì đã trao...”; “Tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề hối tiếc...”.
Dễ dàng nhận thấy sự sáo rỗng, nhảm nhí và cũ rích trong những ca từ này cho dù cả người sáng tác lẫn người hát đều thuộc lớp trẻ. Độ sáo rỗng, nghèo nàn thể hiện rõ đến nỗi người nghe thường xuyên phải “châm chước” cho những nội dung rất phi lý, thậm chí rất ngớ ngẩn trong ca từ, chẳng hạn những câu như “Em mơ một giấc chiêm bao” (Cổ tích chuyện tình) hay “Giọt nước mắt bây giờ không khóc” (Hoài niệm), “Người ấy và chính tôi trong cuộc tình chúng ta/ Em phải nhận ra một người thôi” (Người ấy và tôi chọn ai)… người nghe không thể hiểu nổi sao người viết lại có cách hành văn ngớ ngẩn đến như thế.


phi_thanh_van1.jpg
Phi Thanh Vân nổi tiếng với những ca khúc được gọi là “thảm họa Vpop”

Điều đáng nói là, ca từ, giai điệu nhạc trẻ đều rất nghèo nàn và dễ dãi này hiện đang lan tràn từ làng quê tới phố thị. Chúng ngấm ngầm ăn sâu vào nhận thức của nhiều người và dần dần để lại cho xã hội những dư âm cần lên án. Rất may là giới trẻ không phải ai cũng yêu thích những ca từ quá dễ dãi, buồn chán và đầy bế tắc này. Một bạn sinh viên cho biết: “Mình cảm thấy rất xấu hổ khi nghe những ca khúc như thế, cứ như là đang bêu xấu lớp trẻ chúng mình”. Còn không ít phụ huynh thì bức xúc đến mức coi những ca từ này như một thứ văn hóa độc hại và kêu gọi mọi người “hãy bảo vệ trẻ em trước... nhạc trẻ”.
Người trong nghề, nhạc sĩ Quốc Dũng - tác giả của nhiều ca khúc được giới trẻ hâm mộ cũng tỏ ra rất lo ngại khi thấy ca từ trong các ca khúc mới hiện nay quá nghèo nàn, nhàm chán. Theo ông, nhiều ca khúc của nhạc trẻ là một sự lắp ghép khiên cưỡng ca từ vào giai điệu, nghe cứ như là mắng chửi nhau trên sân khấu và tiện mồm mắng luôn cả người nghe.
Tác giả của những ca khúc loại này đổ thừa cho cuộc sống công nghiệp làm suy nghĩ của con người cần phải gấp gáp, huỵch toẹt cho nhanh. Họ không hiểu rằng, chính tâm hồn, cảm xúc, chữ nghĩa của mình đang ngày càng bị bào mòn đến mức cạn kiệt đi khi mình sáng tác ca khúc không phải vì công chúng âm nhạc mà vì những đơn đặt hàng màu mỡ. Nhạc sĩ Đỗ Bảo cũng nhận xét: Có không ít ca khúc nhạc trẻ hôm nay thực sự là rác của xã hội với những ca từ quá nhảm nhí và cũ kỹ. Người viết ra chúng không ý thức được họ đang đi ngược lại văn minh âm nhạc cần vươn tới, hoặc họ không cần vươn tới mục tiêu nào ngoài tiền bạc.
Loại trừ nhạc rác
Trước thực trạng đời sống âm nhạc trẻ còn nhiều gam màu xám tối, nhất là trong mảng nội dung ca từ hiện nay, không thể không nói tới vai trò của các nhà quản lý khi hoàn toàn thả nổi để cho nó phát triển một cách vô tội vạ. Báo chí và dư luận cũng đã nhiều lần bức xúc và lên án nhưng các cấp quản lý vẫn làm ngơ hoặc chọn lối “thoát hiểm” cho mình bằng cách đổ lỗi cho nền kinh tế thị trường.
Nhạc sĩ Trần Long Ẩn nhìn nhận: Trên thực tế, những thứ chất thải độc hại thì bị cấm sản xuất và lưu hành, nhưng trong lĩnh vực âm nhạc, nhiều sản phẩm rất độc hại lại được bày bán trên thị trường mà không có biện pháp quản lý thích đáng. Bản thân nhạc trẻ hay nhạc thị trường đều không có lỗi, nhưng nếu chúng ta muốn phát triển nền âm nhạc mà lại thiếu tính định hướng và sự kiểm soát thì lỗi thuộc về chúng ta.
phuong_vy.jpg
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần quản lý chặt chẽ hơn nữa đối với các hoạt động âm nhạc từ cấp huyện, tỉnh, thành phố, khu vực và quốc gia. Cần kiên quyết không để cho những người vô trách nhiệm đối với công chúng thao túng và tung bừa bãi rác thải văn hóa ra thị trường như thời gian qua. Các cơ quan chức năng hoàn toàn có thể đặt ra các quy định cụ thể đối với mỗi cuộc thi, liên hoan âm nhạc.
Theo đó, các ca khúc mà ca sĩ chọn muốn được đem ra biểu diễn nhất thiết phải được sàng lọc một cách kỹ càng về ca từ, bất luận ca khúc đó là của ai và do ca sĩ nào hát. Nếu cần có thể thành lập hội đồng tuyển chọn ca khúc bằng cách “rọc phách” hay bịt tên tác giả trước khi đưa cho các thành viên hội đồng tuyển chọn như cách chấm thi tốt nghiệp phổ thông hay đại học, để tránh vị nể, tiếp tay... Ngoài việc đưa ra những giải thưởng đánh giá tác phẩm hay hằng năm, còn cần thiết có cả giải cho những tác phẩm tệ nhất. Tuy nhiên, làm được việc này không đơn giản, mà cần có sự công tâm của những người cầm cân nảy mực.
Về phía công chúng, nhiều ý kiến cho rằng, đối với loại văn hóa “rác”, giới trẻ tiếp thu rất nhanh, vì cho là cái mới, nhưng đồng thời cũng loại thải rất nhanh. Không nên và cũng không thể dùng luật để ép ai đó không được yêu thứ nhạc họ thích, nhưng có thể giúp họ có khả năng tự miễn nhiễm, tự loại trừ những sản phẩm âm nhạc làm ra không dựa trên nền tảng âm nhạc vững chắc. Một khi công chúng đã miễn nhiễm và kiên quyết quay lưng, phản đối các ca khúc có nội dung thấp kém, dung tục, thì thử hỏi có ca sĩ nào dám hát, nhạc sĩ nào dám làm? Để công chúng có được khả năng tự miễn này - theo nhạc sĩ Thế Bảo, cần nhất là phải tạo ra nội lực, phải đưa việc giáo dục về âm nhạc và mỹ học vào nhà trường phổ thông.
Còn đối với các nhạc sĩ và ca sĩ, chắc chẳng ai vui vẻ hay hài lòng nếu không may có một sản phẩm tinh thần của mình bị loại khỏi cuộc chơi, bị dư luận “ném đá” và phê phán cực lực. Nhưng, xin hãy lấy đó làm điều hổ thẹn thay vì bám vào đó để đánh bóng tên tuổi, để trở thành nổi tiếng! Là những người làm âm nhạc, các ca sĩ, nhạc sĩ cần phải có một cái nhìn có văn hóa hơn về âm nhạc, đừng lợi dụng “thảm họa” để hốt bạc mà bỏ rơi trách nhiệm với xã hội.
Cuộc chiến làm sạch môi trường văn hóa nhạc Việt chắc chắn sẽ còn dài. Chỉ khi cả xã hội cùng chung tay vào cuộc thì nhạc “rác” mới mong sớm được ngăn chặn và đẩy lùi!
Thái An
 
S

scientists

Nhạc trẻ quá nhảm

(Bình luận của các thành viên trên diễn đàn ketnooi.com)


1 / "Mỗi khi bật tivi thấy có Sao Mai Điểm Hẹn hay bất kỳ chương trình nhạc trẻ nào là tui chuyển kênh. Tại sao ư? Vì nó quá ư thô thiển, kinh dị, lai căng, xem thường khán giả và quan trọng là nó Phi Âm Nhạc .
Hãy nhìn xem , ca sĩ thì ăn mặc lố lăng có thể nói là : “ Ăn mặc lòe loẹt như con vẹt hồng kông , tóc tai rủ rượi như người say rượu ! ” . Hát thì Roc Rap la hét kinh hồn . Tôi có cảm giác như đang nghe mấy kẻ bất cần đời hát hoặc những cô nàng mộng du đang hát (có cô hát rất ma quái, gớm ghiếc, vậy mà cho đó là phong cách !!!) .


Nói về những “bài hát” được sử dụng trong chương trình thì dở khỏi phải bàn ! Không hiểu cảm giác những tay “nhạc sĩ” sáng tác chúng là gì mà bài nào cũng theo một môtíp nhàm chán , đang hát lí nhí trong miệng đến đoạn cao trào thì ré lên nghe phát khiếp…!!! Chắc họ cho rằng như thế sẽ khiến ca sĩ thể hiện được “nội lực” , và như thế bài hát của họ mới là độc đáo , là “ bất đụng hàng “ ! Có những bản Rap nghe thật buồn cười cứcoi nhưhát cho con nít nghe ( bắt chướt Tây sao được !!! ) Vân vân và vân vân …. Không thể nào nói hết được sự lố lăng của nhạc Trẻ loại ấy đâu , thứ ấy tui nghĩ là “rác âm nhạc” , thứ mà người ta nghe 1 lần sẽ vứt hoặc thậm chí bất nghe . Đa số những bạn trẻ nghe là những người bốc cùng , họ tự cho mình là người của 1 thế hệ mới , có quyền nhí nha nhí nhố , có quyền thưởng thức lố lăng , họ nghe mà bất hiểu nó hay ở chỗ nào , chỉ thích tiếng nhạc đùng đùng , lời nhạc lùng nhùng , nội dung thì khùng khùng … !!! Một trong số những “đứa con tinh thần” ấy có “cha” là những nhạc sĩ được công chúng ít nhiều hâm mộ , nay một số người vừa hết tiềm năng sáng tác và cảm thụ cộng với thói tự kiêu và họ vừa sáng tác như vậy để làm ra (tạo) sự khác biệt !!! Thử hỏi có mấy ai đủ sức sáng tác những bài hát vang danh bất hủ chẳng hạn như “Biển Nhớ”, “Diễm Xưa” , hay “Mắt lệ cho người”… ??? “ Than ôi , thời (gian) oanh liệt nay còn đâu ” . Nhạc gì nghe càng thêm xì trét .


Nói về ban giám tiềmo SMĐH : khỏi phải bàn nhiều , vì họ cũng là những kẻ kém tài , mới ngày nào chân ướt chân ráo đi làm ca sĩ , hát những bản nhạc thị trường , có đôi chút thành công và được công nhận ở 1 mức độ nhất định thì nay đuợc mờI làm giám tiềmo !!! Thật tai hại , vì họ làm giám tiềmo thì năm nào họ cũng sẽ khuyến khích thí sinh “ hét hò “ kiểu ấy . Còn gì là nền âm nhạc nước nhà !!! Cái tâm quí vị để đâu ?


Tóm lại : bất phải huơ đũa cả nắm nhưng nếu ai thấy “nhột” thì hãy dừng ngay chuyện sáng tác, hét hò rồi bình phẩm, ngợi ca…


Nhạc trẻ bây giờ quá không duyên, thậm chí nhảm nhí chưa từng thấy, ca từ hời hợt không nghĩa, nhạc thì không cảm khô khan, ko có gì gọi là Sống mãi theo thời (gian) gian như những bài nhạc Vàng nhạc Đỏ được cả.


Ngay cả ĐTDĐ cũng được đưa vào sáng tác (Điện thoại yêu sim) hay đem cổ tích con nít ra cho mấy ca sĩ bất còn trẻ con (Công Chúa Bong Bóng). Kinh khủng !!!


Tôi cũng là 8x và cũng bất khắt khe với nhạc trẻ , cái gì hay thì phải công nhận . Tôi vẫn thích nghe 1 vài bài nhạc trẻ rất hay đấy thôi. Xã hội, có khen phải có chê , âm nhạc cũng vậy bất nên a dua theo số đông, chúng ta là những người thanh niên Việt Nam phải biết đấu tranh cho nền âm nhạc nước nhà phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, đề cao giá trị nhân đạo , tính nghệ thuật, mỹ miều và đầy xúc cảm của âm nhạc . Âm nhạc phải đi vào lòng người và đi vào hồn người.


SMĐH là 1 minh chứng cho cái gọi là “âm nhạc ngày nay” , mình mượn nó để nói lên tất cả . Mình kêu gọi các bạn trẻ hãy tích cực cùng mình lũy tiếng nói chung . Chân thành .

So với nhạc trước chiến, dân ca thì nhạc trẻ bây giờ nghe xong chỉ đáng vứt không sọt rác, ca từ nhảm ơi là nhảm, có lẽ đua theo phong cách phương tây mà tây ko ra tây, ta ko ra ta. Trang phục, tóc tai diêm dúa, nhìn ngứa con mắt thật đấy ! Chỉ cần hát vài bài để người khác biết đến và nghiễm nhiên trở thành ca sĩ, ko qua chuyên môn ko qua đào tạo, vậy mà bao giờ cũng có một lượng fan "hùng hậu" bên cạnh, toàn là ăn theo thị trường. Thật là buồn thay cho giới trẻ VN mặc dù ko phải tất cả, nhưng tình trạng loạn nhạc thế này cứ diễn ra thì ko biết tương lai 10 năm, rồi 20 năm sau nhạc Việt sẽ như thế nào !
Nhạc là phần hồn, ca từ là văn học, nhạc trẻ bây giờ ko có một chút ý nghĩa nào cả, đúng như bạn nói chỉ có các xác, ăn xong còn vỏ bỏ đi ! Rõ là sáo rỗng, chỉ sáng tác quanh đi quẩn lại hết yêu rồi hận, ghen rồi ghét, nhạc rên rỉ gào thét (Giống như mấy thằng chán sống, mấy tên sắp sửa bị hành quyết). Thật sự dòng nhạc không cảm này đang ngày càng đầu độc giới trẻ ngày nay, thậm chí con nít 5 tuổi còn cất lên được "Anh chỉ biết câm nín nghe tiếng em khóc", thế đấy, nghe mà lạnh xương sống, trong khi hồi nhỏ tui chỉ biết đến "Ba sẽ là cánh chim", "Nào bạn lại chơi ngắt lá xếp thuyền" rồi còn nhiều ca từ trong sáng khác nữa...
Ai nghe gì thì nghe, tùy người và tui cũng ko có quyền ngăn cấm bất cứ ai, chỉ mong các bạn trẻ hãy sớm nhận thức điều này mà suy nghĩ lại, để thứ "vũ khí giết người thầm lặng" kia ko còn còn tại nữa !"


2/ "Haha, lâu lâu mới thấy 1 người tương tự tui. Tui cũng 8x đời cuối, cũng rất rất bực mình với nhạc nhẽo bây giờ. Khoảng từ hồi 2004 trở đi, nhạc trẻ VN bắt đầu "biến thái." Không phải nói nặng chứ, ai viết, ai hát được những loại nhạc đó, cũng thuộc loại trùm lớn lý tàu hũ toàn quốc, hay cái kiểu trình độ bình dân học vụ bổ túc văn hóa về âm nhạc. Chưa nói tới cái màn lồng tiếng nước ngoài vào tiếng việt. Ca sĩ hát thì phát âm ko chuẩn, ko hay, nhưng cứ khoái "đệm" tiếng tây tiếng u dzô, làm bài nhạc nghe như "nấc cục" ko thể hiện được cảm xúc hay ý nghĩa gì ráo.
Người ta là đình đám rồi mới ra album, coicoi nhưtập trung lại những ca khúc Hits của 1 sự nghề đờn ca. Ngược lại, ca sĩ bây giờ hát bất ra hơi, chỉ biết mặc đồ đẹp, nhảy tung tóe, thậm chí lộ hàng để mau nỗi thì ra album chào hàng ào ào để nỗi tiếng. Cái nghề sướng ca thời (gian) xưa còn mang giá trị nghệ thuật, chỉ những ai thật sự có giọng ca "vàng" mới có thể làm ca sĩ, giờ thi khác rồi, ai cũng có thể làm ca sĩ được hết. Từ hoa hậu, á hậu, người mẫu, diễn viên gì cũng làm tuốt hết!"
 
Top Bottom