- 10 Tháng tám 2017
- 580
- 1,740
- 229
- 20
- Du học sinh
- Surrey School
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Khủng hoảng tuổi dậy thì
Trong cuộc đời của người, có lẽ tuổi dậy thì là lứa tuổi chịu nhiều những biến đổi khó khăn và phức tạp nhất và cũng vì lý do đó mà ở độ tuổi này rất nhiều bạn trẻ đã bị khủng hoảng với vô vàn vấn đề khác nhau cần người lớn quan tâm và giúp đỡ.
Một cách tổng quát, những yếu tố sau đây quyết định hành vi con người trong mọi lứa tuổi: sinh lý, tâm lý và xã hội. Những yếu tố này đặc biệt là tâm sinh lý tuổi dậy thì tác dụng lên tuổi thanh thiếu niên cụ thể như:
Sinh lý tuổi dậy thì
Ở tuổi dậy thì (từ 13 tới 17), kích thích tố sinh dục nam và nữ được bài tiết một cách sung mãn để tạo nên sự thay đổi chuyên biệt cho phái tính. Bé gái phát triển để trở thành thiếu nữ (có kinh nguyệt, nhũ hoa nẩy nở, thân hình nảy nở, sẵn sàng để thụ thai và truyền giống theo định luật tạo hóa). Bé trai phát triển để trở thành thanh niên (tiếng nói đục khàn đi, mà chúng ta gọi là "bể tiếng” hoặc như "vịt đực”; mọc râu, bắp thịt nẩy nở, tinh dịch được tạo ra và có thể xuất tinh, sẵn sàng làm công việc truyền giống).
Ngoài ra còn có kích thích tố tăng trưởng để làm tăng trưởng nhảy vọt ở chiều cao. Chúng ta có thể tưởng tượng thân thể ở độ tuổi này là một lò năng lượng nóng bỏng, hoạt động mãnh liệt và thôi thúc. Ðiều này giải thích nhu cầu chơi thể thao hoặc tham gia các sinh hoạt đòi hỏi vận động tay chân và bắp thịt.
Thời khóa biểu làm việc hay giải trí cũng thay đổi: thức khuya hơn, ăn ngủ thất thường hơn. Nhất là, các quyết định cũng như cách làm việc cũng thây đổi rất nhiều. 1 số bạn thường có tính cách nông nổi và nhất thời như muốn cái gì thì muốn cho bằng được nhưng cũng rất mau chán. Một điều đáng chú ý là có một số bệnh tâm thần hay phát hiện ở lứa tuổi từ 15 tới 25 như bệnh tâm thần phân liệt, bệnh hưng trầm cảm, bệnh trầm cảm v.v...
Tâm lý tuổi mới lớn
Ở độ tuổi này tâm hồn là một bãi chiến trường mà trên đó, các "thế lực” sau đây giao chiến một cách mãnh liệt:
- Những lời dạy bảo của cha mẹ về mọi lãnh vực: đạo đức, nghề nghiệp, tôn giáo, tình yêu, hôn nhân, cách cư xử đối với bạn trai, bạn gái v.v...: những điều này không còn là những giáo điều luôn luôn đúng như lúc trước vẫn nghĩ khi còn ở lứa tuổi nhỏ hơn nữa. Các teen hoài nghi, thách đố, muốn biện luận và chống đối.
- Ý kiến của thầy cô, học đường, xã hội (qua phim ảnh, sách báo).
- Sự lôi kéo của bạn bè, nhu cầu được chấp nhận "trong nhóm” (fit in).
- Sự thu hút, lôi cuốn đối với người khác phái (hay cùng phái nếu là người có khuynh hướng đồng tính luyến ái, đây cũng là lứa tuổi mà các teen bắt đầu biết là mình có khuynh hướng nào). Các teen bắt đầu có một khái niệm là đối tượng mình thích cần có những đặc điểm gì.
- Mình là ai, mình sống để làm gì, lý tưởng sống là gì. Quan niệm triết lý, giá trị cuộc sống, được các teen suy tư một cách triệt để để thành lập cá tính.
Yếu tố xã hội
Hoàn cảnh tài chính của gia đình, hệ thống giáo dục, tình trạng kinh tế, chính trị của xã hội. Chúng ta có thể hình dung ngay sự khác biệt giữa ba xã hội mà các teen có thể từ đó lớn lên: xã hội Việt Nam trước năm 1975, xã hội Việt Nam bây giờ và xã hội Hoa kỳ hay các nước khác.
Các triệu chứng cho thấy bạn đang bị khủng hoảng tuổi mới lớn
Mỗi trẻ em là một thế giới riêng, đặc biệt, cho nên mỗi trường hợp mỗi khác. Ðiều bất thường ở người này có thể vẫn là bình thường ở người khác. Do đó, điều quan trọng để nhận diện các triệu chứng khủng hoảng là sự thay đổi đột ngột về hành vi của teen sau khi có một biến cố xảy ra. Ðể thấy được điều này, cha mẹ cần phải gần gũi các teen thường xuyên thì mới thấy được sự thay đổi. Sau đây là những triệu chứng cần để ý:
- Bạn ấy từ nhỏ vui tươi, hay nói, hay cãi, hay cười, hay tham gia những sinh hoạt gia đình, nay bỗng im lặng, ở một mình nhiều giờ trong phòng riêng, không muốn tiếp xúc với ai, kể cả nói chuyện điện thoại hay đi chơi với bạn bè, hay cáu kỉnh, hay khóc vô cớ, không còn thiết đến những món ăn hay những đồ chơi thường yêu thích.
- Khi nói chuyện, thường bày tỏ những ý tưởng bi quan, chán đời, nói đến cái chết.
- Ðiểm học trong lớp bị tuột xuống trên tất cả các môn. Không còn coi chuyện học là quan trọng như trước.
- Thay đổi cách ăn uống đến độ tăng hay giảm cân một cách trầm trọng: triệu chứng này thường xảy ra nơi các bạn gái. Có bạn ăn lấy ăn để đến độ mập phì. Có bạn cứ nhất định là mình quá mập, nhịn ăn đến độ gầy mòn, bạn tập thể thao liên tục, nhiều khi ăn vào rồi chạy vào phòng tắm móc miệng cho ói ra hoặc dùng thuốc xổ để xổ đồ ăn ra. Lúc nào cũng bị ám ảnh là mình quá mập.
- Có những hành động phạm pháp: ăn cắp, ăn cướp, đánh nhau, xử dụng vũ khí, tàn nhẫn với người khác cũng như với loài vật. Trong trường hợp nặng, nhập băng đảng để đi ăn cướp, hiếp dâm.
- Xử dụng cần sa, ma túy, rượu, cờ bạc.
- Bỏ nhà đi qua đêm.
- Trốn học.
Phương cách phòng ngừa khủng hoảng tuổi dậy thì
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phụ huynh cần dành nhiều thì giờ để quan sát, tìm hiểu, kết thân với các teen hơn , tạo điều kiện dễ dàng và thuận tiện để các teen tâm sự, chia xẻ. Chấp nhận sự thay đổi vai trò của mình: mình không còn là thần tượng của các con như ngày xưa. Ý kiến của mình chỉ còn là một trong những ý kiến mà các con đang thu nhận được.
Phụ huynh cần chấp nhận nhu cầu của các teen là cần được quyền quyết định và học từ những lỗi lầm của chính mình. ba mẹ nên cảm thấy điều này gần giống như dạy các ai đó học bơi: người đó cần nhảy xuống nước, xà quây một hồi, sặc nước một vài lần trước khi biết bơi chứ cứ ngồi trên bờ nghe giảng lý thuyết tới muôn đời cũng không biết bơi được.
Phương cách giải quyết hoặc cứu chữa khủng hoảng tuổi dậy thì
Thông thường, việc kề cận bên các teen cũng đã là phương cách trị liệu rất tốt. Trong đa số trường hợp, triệu chứng của các teen cũng chính là triệu chứng của cả gia đình đang trải qua cơn khủng hoảng. Do đó, cả gia đình cần tham gia trị liệu. Sự giúp đỡ của một cố vấn tâm lý gia đình chuyên nghiệp là điểu cần thiết. Ða số các teen đều vượt qua được những khó khăn này nếu gặp được người cố vấn tâm lý mà cả teen và gia đình đều tin tưởng. Trong một số các trường hợp, các teen cần được trị liệu bằng thuốc men, và cần gặp bác sĩ tâm thần.
Tham khảo
Trong cuộc đời của người, có lẽ tuổi dậy thì là lứa tuổi chịu nhiều những biến đổi khó khăn và phức tạp nhất và cũng vì lý do đó mà ở độ tuổi này rất nhiều bạn trẻ đã bị khủng hoảng với vô vàn vấn đề khác nhau cần người lớn quan tâm và giúp đỡ.
Một cách tổng quát, những yếu tố sau đây quyết định hành vi con người trong mọi lứa tuổi: sinh lý, tâm lý và xã hội. Những yếu tố này đặc biệt là tâm sinh lý tuổi dậy thì tác dụng lên tuổi thanh thiếu niên cụ thể như:
Sinh lý tuổi dậy thì
Ở tuổi dậy thì (từ 13 tới 17), kích thích tố sinh dục nam và nữ được bài tiết một cách sung mãn để tạo nên sự thay đổi chuyên biệt cho phái tính. Bé gái phát triển để trở thành thiếu nữ (có kinh nguyệt, nhũ hoa nẩy nở, thân hình nảy nở, sẵn sàng để thụ thai và truyền giống theo định luật tạo hóa). Bé trai phát triển để trở thành thanh niên (tiếng nói đục khàn đi, mà chúng ta gọi là "bể tiếng” hoặc như "vịt đực”; mọc râu, bắp thịt nẩy nở, tinh dịch được tạo ra và có thể xuất tinh, sẵn sàng làm công việc truyền giống).
Ngoài ra còn có kích thích tố tăng trưởng để làm tăng trưởng nhảy vọt ở chiều cao. Chúng ta có thể tưởng tượng thân thể ở độ tuổi này là một lò năng lượng nóng bỏng, hoạt động mãnh liệt và thôi thúc. Ðiều này giải thích nhu cầu chơi thể thao hoặc tham gia các sinh hoạt đòi hỏi vận động tay chân và bắp thịt.
Thời khóa biểu làm việc hay giải trí cũng thay đổi: thức khuya hơn, ăn ngủ thất thường hơn. Nhất là, các quyết định cũng như cách làm việc cũng thây đổi rất nhiều. 1 số bạn thường có tính cách nông nổi và nhất thời như muốn cái gì thì muốn cho bằng được nhưng cũng rất mau chán. Một điều đáng chú ý là có một số bệnh tâm thần hay phát hiện ở lứa tuổi từ 15 tới 25 như bệnh tâm thần phân liệt, bệnh hưng trầm cảm, bệnh trầm cảm v.v...
Tâm lý tuổi mới lớn
Ở độ tuổi này tâm hồn là một bãi chiến trường mà trên đó, các "thế lực” sau đây giao chiến một cách mãnh liệt:
- Những lời dạy bảo của cha mẹ về mọi lãnh vực: đạo đức, nghề nghiệp, tôn giáo, tình yêu, hôn nhân, cách cư xử đối với bạn trai, bạn gái v.v...: những điều này không còn là những giáo điều luôn luôn đúng như lúc trước vẫn nghĩ khi còn ở lứa tuổi nhỏ hơn nữa. Các teen hoài nghi, thách đố, muốn biện luận và chống đối.
- Ý kiến của thầy cô, học đường, xã hội (qua phim ảnh, sách báo).
- Sự lôi kéo của bạn bè, nhu cầu được chấp nhận "trong nhóm” (fit in).
- Sự thu hút, lôi cuốn đối với người khác phái (hay cùng phái nếu là người có khuynh hướng đồng tính luyến ái, đây cũng là lứa tuổi mà các teen bắt đầu biết là mình có khuynh hướng nào). Các teen bắt đầu có một khái niệm là đối tượng mình thích cần có những đặc điểm gì.
- Mình là ai, mình sống để làm gì, lý tưởng sống là gì. Quan niệm triết lý, giá trị cuộc sống, được các teen suy tư một cách triệt để để thành lập cá tính.
Yếu tố xã hội
Hoàn cảnh tài chính của gia đình, hệ thống giáo dục, tình trạng kinh tế, chính trị của xã hội. Chúng ta có thể hình dung ngay sự khác biệt giữa ba xã hội mà các teen có thể từ đó lớn lên: xã hội Việt Nam trước năm 1975, xã hội Việt Nam bây giờ và xã hội Hoa kỳ hay các nước khác.
Các triệu chứng cho thấy bạn đang bị khủng hoảng tuổi mới lớn
Mỗi trẻ em là một thế giới riêng, đặc biệt, cho nên mỗi trường hợp mỗi khác. Ðiều bất thường ở người này có thể vẫn là bình thường ở người khác. Do đó, điều quan trọng để nhận diện các triệu chứng khủng hoảng là sự thay đổi đột ngột về hành vi của teen sau khi có một biến cố xảy ra. Ðể thấy được điều này, cha mẹ cần phải gần gũi các teen thường xuyên thì mới thấy được sự thay đổi. Sau đây là những triệu chứng cần để ý:
- Bạn ấy từ nhỏ vui tươi, hay nói, hay cãi, hay cười, hay tham gia những sinh hoạt gia đình, nay bỗng im lặng, ở một mình nhiều giờ trong phòng riêng, không muốn tiếp xúc với ai, kể cả nói chuyện điện thoại hay đi chơi với bạn bè, hay cáu kỉnh, hay khóc vô cớ, không còn thiết đến những món ăn hay những đồ chơi thường yêu thích.
- Khi nói chuyện, thường bày tỏ những ý tưởng bi quan, chán đời, nói đến cái chết.
- Ðiểm học trong lớp bị tuột xuống trên tất cả các môn. Không còn coi chuyện học là quan trọng như trước.
- Thay đổi cách ăn uống đến độ tăng hay giảm cân một cách trầm trọng: triệu chứng này thường xảy ra nơi các bạn gái. Có bạn ăn lấy ăn để đến độ mập phì. Có bạn cứ nhất định là mình quá mập, nhịn ăn đến độ gầy mòn, bạn tập thể thao liên tục, nhiều khi ăn vào rồi chạy vào phòng tắm móc miệng cho ói ra hoặc dùng thuốc xổ để xổ đồ ăn ra. Lúc nào cũng bị ám ảnh là mình quá mập.
- Có những hành động phạm pháp: ăn cắp, ăn cướp, đánh nhau, xử dụng vũ khí, tàn nhẫn với người khác cũng như với loài vật. Trong trường hợp nặng, nhập băng đảng để đi ăn cướp, hiếp dâm.
- Xử dụng cần sa, ma túy, rượu, cờ bạc.
- Bỏ nhà đi qua đêm.
- Trốn học.
Phương cách phòng ngừa khủng hoảng tuổi dậy thì
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phụ huynh cần dành nhiều thì giờ để quan sát, tìm hiểu, kết thân với các teen hơn , tạo điều kiện dễ dàng và thuận tiện để các teen tâm sự, chia xẻ. Chấp nhận sự thay đổi vai trò của mình: mình không còn là thần tượng của các con như ngày xưa. Ý kiến của mình chỉ còn là một trong những ý kiến mà các con đang thu nhận được.
Phụ huynh cần chấp nhận nhu cầu của các teen là cần được quyền quyết định và học từ những lỗi lầm của chính mình. ba mẹ nên cảm thấy điều này gần giống như dạy các ai đó học bơi: người đó cần nhảy xuống nước, xà quây một hồi, sặc nước một vài lần trước khi biết bơi chứ cứ ngồi trên bờ nghe giảng lý thuyết tới muôn đời cũng không biết bơi được.
Phương cách giải quyết hoặc cứu chữa khủng hoảng tuổi dậy thì
Thông thường, việc kề cận bên các teen cũng đã là phương cách trị liệu rất tốt. Trong đa số trường hợp, triệu chứng của các teen cũng chính là triệu chứng của cả gia đình đang trải qua cơn khủng hoảng. Do đó, cả gia đình cần tham gia trị liệu. Sự giúp đỡ của một cố vấn tâm lý gia đình chuyên nghiệp là điểu cần thiết. Ða số các teen đều vượt qua được những khó khăn này nếu gặp được người cố vấn tâm lý mà cả teen và gia đình đều tin tưởng. Trong một số các trường hợp, các teen cần được trị liệu bằng thuốc men, và cần gặp bác sĩ tâm thần.
Tham khảo
Last edited by a moderator: