Địa [Thảo luận]Hội những người yêu vũ trụ.

A

angle_lonely_97

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

hế lô bà con thân yêu!!!!!!!!!
pic ta hôm nay sẽ chính thức hoạt động !
cho một tràng vỗ tay nào ............
byt1291387191.jpg
puj1291387194.jpg

ngồi vào bàn tiệc đã nào!

1272445692-nhan-vat-game-3.jpg
1272445692-nhan-vat-game-5.jpg


B9.jpg
banh.jpg



http://www.google.com.vn/images?sou...cho+bánh+sinh+nhật&oi=image_result_group&sa=X

ai ăn chưa đủ thì vô đó nhé! hjhj:D
bà con ơi măm thui! còn chờ gì nữa;)
coi như hôm nay là ngày sn của hội chúng ta hjhj

giờ thì cùng uống gì đó nhé

1304051919_188688454_1-Hinh-anh-ca--ruou-regal-12-ch-gianh-cho-nhung-ngui-biet-thuong-thuc-ruou.jpg
một chai thui kẻo say



1297740947_167252315_1-Hinh-anh-ca--Ban-thuc-phm-giam-can-do-uong-dinh-duong-nhap-truc-tiep-t-Tay-au.jpg



1299811261_176082360_2-Co-ban-mot-san-phm-do-uong-tot-cho-suc-khe-ca-ca-gia-dinh-Ha-Noi.jpg
thui nhé!
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

mọi người ăn mừng thế đủ rồi,bây giờ chúng ta bắt tay vào thảo luận thôi

ình thay maặt bemở màn chúng ta sẽ thảo luận vấn đề về hành tinh đầu tiên của hệ mặt trời:sao Thủy.một bữa tiệc trên hành tinhkhắc nghiệt đang chờ đón mọi người
Sao Thủy hay Thủy Tinh là hành tinh gần Mặt Trời nhất và cũng là hành tinh nhỏ nhất trong Thái Dương Hệ (chỉ lớn hơn hành tinh lùn Sao Diêm Vương). Sao Thủy không có một vệ tinh tự nhiên nào. Độ sáng biểu kiến của Sao Thủy thay đổi từ −2,0 đến 5,5, nhưng vì quá gần Mặt Trời nên sự quan sát hành tinh này qua viễn vọng kính hay qua các kỹ thuật khác rất khó khăn và ít khi thực hiện được.
Nhiệt độ và ánh sáng từ Mặt Trời
Nhiệt độ trung bình tại bề mặt của Sao Thủy là 227°C, thay đổi từ 32°C đến 371°C. Đây là một sự khác biệt hơn 315C, trong khi sự khác biệt tại Trái Đất chỉ khoảng 10°C. Sự khác biệt về nhiệt độ trên Sao Thủy rất lớn vì chu kỳ quay quanh trục của hành tinh này rất dài – hơn 58 ngày của Trái Đất – và một bầu khí quyển rất mỏng.

Trung bình một mét vuông trên Sao Thủy nhận 9 lần ánh sáng Mặt Trời nhiều hơn một mét vuông trên Trái Đất.

Khí quyển
Sao Thủy có một bầu khí quyển cực mỏng, mỏng đến nỗi Sao Thủy được coi như một hành tinh không có không khí. Các phần tử chính của bầu khí quyển là: kali, natri và dưỡng khí (ôxy).

Với một khối lượng quá nhỏ, Sao Thủy không đủ sức bảo tồn bầu khí quyển của nó – các nguyên tử trong bầu khí quyển liên tục bị mất vào trong không gian vì sức hút của trọng lực quá yếu. May thay, những nguyên tử đó được thay thế bằng các nguyên tử khác đến từ sự bức xạ của Mặt Trời, sự bốc hơi của các phần tử nằm trong băng đá hay lòng đất và từ các thiên thạch hay vệ tinh nhỏ khi đập vào Sao Thủy.

Bề mặt

Hình ảnh ra-đa của cực bắc Sao Thủy
Địa hình kỳ lạ này được tạo ra do tác động Caloris tại điểm đối cực của nó

Bề mặt của Sao Thủy có rất nhiều hố to nhỏ và lởm chởm như bề mặt của Mặt Trăng. Hố được chụp hình rõ nhất là Caloris Basin, được tạo ra khi một thiên thạch từ ngoài không gian đập vào Sao Thủy, với đường kính khoảng 1350 km và một rặng núi cao gần 2 km ở chung quanh. Sao Thủy còn có những rãnh sâu, nhìn từ xa giống như những vết cào, hình thành hàng triệu năm trước đây khi lõi của hành tinh nguội, co lại và tạo nên những nếp nhăn ở lớp đất phía trên.

Bề mặt của Sao Thủy có thể chia ra làm 7 vùng địa lý chính sau đây:

Những vùng có nhiều hố
Những vùng có độ phản chiếu ánh sáng khác nhau
Những rặng núi
Những gò núi đứng một mình
Những bình nguyên phẳng
Những rãnh sâu
Những thung lũng
Quỹ đạo và vận tốc quay



Quỹ đạo của Sao Thủy là một hình elip rất hẹp, bán kính của trục chính là 70 triệu km trong khi bán kính của trục phụ chỉ có 46 triệu km. Vận tốc quỹ đạo của Sao Thủy rất cao vì ảnh hưởng trọng lực của Mặt Trời. Sao Thủy quay một vòng chung quanh Mặt Trời vào khoảng 88 ngày – một năm Sao Thủy, do đó, dài bằng 88 ngày của Trái Đất. Vận tốc quỹ đạo của Sao Thủy thay đổi từ 39 km/s đến 59 km/s. Chỗ nhanh nhất là đỉnh gần Mặt Trời của quỹ đạo – còn gọi là cận điểm – và chỗ chậm nhất là đỉnh xa Mặt Trời của quỹ đạo – còn gọi là viễn điểm.

Trục quay của Sao Thủy gần như thẳng đứng đối với mặt phẳng của quỹ đạo. Mãi đến năm 1965 các nhà khoa học, dùng radar, mới khám phá ra Sao Thủy tự quay chung quanh chính mình với một vận tốc quay quanh trục là 58,6 ngày cho mỗi vòng – một ngày Sao Thủy, do đó, dài hơn 58 ngày của Trái Đất. Nói một cách dễ hiểu là 2 năm Sao Thủy bao gồm 3 ngày Sao Thủy, hay một ngày Sao Thủy dài bằng 2/3 của một năm Sao Thủy.

Với một ngày dài như vậy, một quan sát viên đứng trên Sao Thủy, nếu chọn đúng chỗ, có thể nhìn thấy sự thay đổi của vận tốc quỹ đạo. Khi Sao Thủy tiến đến gần cận điểm thì vận tốc quỹ đạo nhanh hẳn lên và làm cho Mặt Trời có vẻ mọc chậm hẳn lại; lúc vận tốc quỹ đạo nhanh bằng đúng vận tốc quay, Mặt Trời có vẻ đứng tại một chỗ; lúc vận tốc quỹ đạo cao hơn vận tốc quay, Mặt Trời có vẻ chạy ngược trở lại rồi lặn xuống hướng đông. Khi sao Thủy qua khỏi cận điểm thì vận tốc quỹ đạo từ từ chậm lại, Mặt Trời, do đó, mọc trở lại và tiếp tục đi qua hướng tây.



Tên tiếng Việt của hành tinh này được rập khuôn theo tên do Trung Quốc đặt, chọn dựa theo nguyên tố thủy của Ngũ Hành; chữ Nho viết là 水星. Các văn hóa Tây phương đặt tên hành tinh này dựa vào tên thần Mercury, vị thần của thương mại và liên lạc trong thần thoại La Mã; trong thần thoại Hy Lạp tên của vị thần này là Hermes (Ερμής).

Sao Thủy có một cấu tạo gồm 70% kim loại và 30% chất silicat. Sắt chiếm một tỉ lệ rất lớn trong cấu tạo kim loại của Sao Thủy – tỉ lệ cao nhất trong các hành tinh của Thái Dương Hệ. Ở giữa tâm của Sao Thủy là một lõi hình cầu bằng sắt chiếm 42% thể tích của hành tinh và tạo ra từ trường cho hành tinh này, bằng khoảng 1% của Trái Đất. Phần đất và đá ở phía trên của lõi dầy vào khoảng 600 km.

Trước thế kỷ 5 trước Công nguyên, các nhà thiên văn học Hy Lạp cổ đại cho rằng hành tinh này là hai thiên thể khác nhau: một thấy được lúc bình minh mà họ gọi là Apollo, và một thấy được vào hoàng hôn mà họ gọi là Herme
 
Last edited by a moderator:
S

sudi_k51

Nhắc nhở lần 1
-Nếu các bài viết còn tồn tại như các bài trên,chị sẽ remove tới nơi ở mới
-Đây là box học tập,không phải ngoại khóa!
Thân!
 
H

hardyboywwe

@tunkute:ở đây chỉ để cm các vấn đề về vũ trụ thui nhé ;))
@angel_lonely_97:đừng để những bài comment ko có liên quan đến vũ trụ như ở trên nữa e nhá,đây là 1 box học tạp mà em
@sudi_k51:nếu em còn thấy tình trạng comment như trên nữa,xóa hết những comment ko liên quan về hoạt động của hội e nhá!để hội đc đi vào trọng tâm.anh ủng hộ em :x

nói thế đủ rùi,giờ thảo luận tiếp

hành tinh thứ 2:sao Kim

Sao Kim, còn gọi là Kim Tinh, Sao Hôm, Sao Mai (tên tiếng Anh: Venus) là hành tinh gần Mặt Trời thứ nhì của Thái Dương Hệ và thuộc loại hành tinh có đất và đá giống như Trái Đất (terrestrial planet). Kích thước, khối lượng và trọng lực của Sao Kim suýt soát với Trái Đất nên hai hành tinh này vẫn thường được coi như hai hành tinh sinh đôi. Ngoại trừ các điểm đó, Trái Đất và Sao Kim, trên thực tế, khác hẳn nhau: một nơi có khí hậu ôn hoà, nơi kia cực kỳ nóng; áp suất khí quyển ở một nơi thì vừa phải, áp suất nơi kia cực cao đủ để bóp bẹp một chiếc xe bọc sắt; không khí một nơi có nhiều hơi nước, dưỡng khí và thuận lợi cho sự sống, không khí nơi kia dầy đặc với chất độc, thán khí và các axít ăn thủng được kim loại. Với mắt trần Sao Kim là thiên thể sáng thứ ba trên bầu trời, sau Mặt Trời và Mặt Trăng. Cấp sao biểu kiến của Sao Kim biến đổi trong khoảng -4,6m đến -3,8m và được quan sát thấy dễ dàng nhất vào lúc trước khi Mặt Trời mọc hay sau khi Mặt Trời lặn, dẫn đến nhiều nền văn hóa cổ đại đã coi đây là hai ngôi sao riêng biệt.
Tên tiếng Việt của sao Kim được rập khuôn theo tên do Trung Quốc đặt, dựa vào nguyên tố kim của Ngũ Hành; chữ Nho viết là 金星. Nhưng người Việt còn gọi là sao Hôm, khi hành tinh này mọc lên lúc hoàng hôn, và sao Mai, khi hành tinh này mọc lên lúc bình minh.

Các văn hóa Tây phương dùng tên thần Venus (tiếng Việt là Vệ nữ), vị nữ thần của sắc đẹp và của tình yêu trong thần thoại La Mã, cho hành tinh này; trong thần thoại Hy Lạp tên của vị thần này là Aphrodite (Αφροδίτη). Sao Kim được các nền văn hóa thượng cổ để ý đến vì độ sáng của nó. Người Hy Lạp cổ đại tuy biết Sao Kim xuất hiện trên bầu trời cả ban ngày lẫn ban đêm nhưng, giống như người Việt, vẫn đặt tên riêng cho Sao Hôm là Hesperus và cho Sao Mai là Phosphorus. Trong thần thoại Trung Quốc, Thái Bạch Kim Tinh là tinh chủ của sao Kim (Kim Tinh). Các nền văn hóa cổ khác như Ai Cập, Babylon, Maya, Ả Rập, Trung Hoa, Ấn Độ... không chỉ có tên riêng cho Sao Kim, và cả cho Sao Hôm và Sao Mai, mà còn có nhiều văn kiện quan trọng nghiên cứu về hành tinh này qua nhiều thế hệ.
Sao Kim có một bầu khí quyển rất đặc với 96% thán khí (CO2), 3% đạm khí (N2) và các loại axít khác nhau. Áp suất khí quyển của Sao Kim cao hơn 90 lần áp suất khí quyển tại mặt biển của Trái Đất. Sao Kim hấp thụ nhiệt mà không bức xạ được nhiệt ra ngoài không gian vì bầu khí quyển có quá nhiều thán khí. (Đây là một hiện tượng mà rất nhiều nhà khoa học sợ là sẽ xẩy ra cho Trái Đất nếu các kỹ nghệ trên thế giới tiếp tục thải thán khí vào bầu khí quyển. Xin xem Hiệu ứng nhà kính) Nhiệt độ bề mặt của Sao Kim, do đó, rất cao – nóng hơn Sao Thủy mặc dù Sao Kim cách xa Mặt Trời gấp đôi Sao Thủy và rất ít ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng vào bề mặt của Sao Kim.

Một hậu quả của các chất hóa học nặng trong không khí là những lớp mây dầy đặc che kín hành tinh này. Mây của Sao Kim chứa những hạt chất lỏng nhỏ li ti; nhưng thay vì những hạt nước như tại Trái Đất, đây là những hạt axít. Những lớp mây này phản chiếu đa số ánh sáng Mặt Trời và khiến cho Sao Kim trở thành một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời (sao Kim có thể nhìn thấy bằng mắt thường kể cả ngay sau khi Mặt Trời mọc). Nếu không có những lớp mây này, nhiệt độ của Sao Kim, dù đã quá nóng, sẽ còn nóng hơn nữa vì sẽ không có gì ngăn cản ánh sáng Mặt Trời.

Gió trong các lớp mây của Sao Kim có thể đạt đến 350 km/h nhưng tại bề mặt chỉ vài km/h. Tuy nhiên, với một lượng axít cao, gió trên bề mặt Sao Kim có thể ăn mòn các vật cản trở một cách dễ dàng – một trong những lý do tại sao máy móc gửi lên từ Trái Đất không thể tồn tại lâu.


Trong bốn hành tinh thuộc loại hành tinh có đất và đá của Thái Dương Hệ (Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa), Sao Kim có một bề mặt tương đối phẳng nhất – hơn 90% bề mặt của Sao Kim được phủ bằng dung nham. Những chỗ không bị phủ sẽ được bào mòn bởi gió của một bầu không khí dầy đặc. Ngay cả những hố tạo ra bởi những tảng đá rơi vào từ ngoài không gian cũng không thể nào quá to hay quá lởm chởm vì áp suất cực cao của khí quyển đè xuống bề mặt và không làm cho đất đá văng vãi tứ tung.

Trên mặt, Sao Kim có hai cao nguyên khổng lồ chính, vượt hẳn lên trên những bình nguyên ở phía dưới. Cao nguyên ở bắc bán cầu có tên là Ishtar Terra. Đây là một vùng đất cao, rộng vào cỡ Úc và chứa ngọn núi cao nhất của Sao Kim: Maxwell Montes (cao khoảng 11 km). Cao nguyên ở nam bán cầu rộng vào cỡ Nam Mỹ và có tên là Aphrodite Terra. Nằm xen vào hai cao nguyên này là những cao nguyên nhỏ và thấp hơn như Atalanta Platina, Guinevere Platina, Lavinia Platina... Tất cả các tên địa lý trên Sao Kim đều dựa vào tên của các nữ thần hay các phụ nữ nổi tiếng, ngoại trừ Maxwell Montes dùng tên của nhà khoa học James Clerk Maxwell.

Các nhà khoa học cho rằng Sao Kim, giống như Sao Thủy và Trái Đất, có một lõi sắt hình cầu (bán kính 3000 km) ở giữa, một lớp dung nham ở ngay trên và các lớp đất và đá ở trên nữa[cần dẫn nguồn]. Vì không có hơi nước trong không khí nên đá trên Sao Kim cứng hơn đá của Trái Đất. Các núi lửa trên Sao Kim vẫn còn hoạt động.
Quỹ đạo của Sao Kim, tuy là hình elip như quỹ đạo của các hành tinh khác, nhưng tương đối tròn – độ lệch tâm của quỹ đạo này gần như 0. Sao Kim quay một vòng xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo này mất khoảng 225 ngày. Một năm Sao Kim, do đó, dài bằng 225 ngày của Trái Đất.

Vì Sao Kim quá giống Trái Đất ở nhiều điểm nên đại đa số mọi người của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 tin rằng Sao Kim có cùng một vận tốc quay với Trái Đất. Khi đó không ai có thể làm thí nghiệm kiểm chứng vì Sao Kim lúc nào cũng bị mây che kín. Mãi cho đến 1964, nhờ kỹ thuật radar, các nhà khoa học mới tìm ra là Sao Kim quay rất chậm và quay ngược chiều với các hành tinh khác: từ đông sang tây thay vì từ tây sang đông. Trong Thái Dương Hệ chỉ có 2 hành tinh và 1 hành tinh lùn quay ngược như vậy: Sao Kim, Sao Thiên Vương và Sao Diêm Vương (Sao Thiên Vương không những quay ngược mà còn nằm ngang trên quỹ đạo). Theo tiêu chuẩn định trước, vận tốc quay của các hành tinh quay bình thường mang dấu cộng (+) hay không mang dấu và của các hành tinh quay ngược mang dấu trừ (−). Vận tốc quay của sao Kim, do đó, là -6.5 km/h – vận tốc quay nhỏ nhất của các hành tinh trong Thái Dương Hệ. Với một vận tốc nhỏ như vậy, Sao Kim phải mất 243 ngày để quay một vòng xung quanh chính nó. Một ngày Sao Kim, do đó, dài hơn 243 ngày của Trái Đất. Một trong nhiều giải thích cho sự chậm chạp này là một sự va chạm giữa Sao Kim và một thiên thể khá lớn trong quá khứ đã làm cho hành tinh này đổi chiều quay.

Vì một ngày Sao Kim dài hơn một năm Sao Kim, một người sống trên Sao Kim, nếu chọn đúng thời gian, có thể ăn mừng hai lần sinh nhật trong cùng một ngày.
 
A

angle_lonely_97

hardyboywwe: cảm ơn anh
chị sudi: tks chị đã nhắc nhở
em sẽ cố gắng khắc phục
------------------------------------>mọi người ơi
cùng đến với hành tinh của chúng ta :Trái đất

Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên "thế giới", "hành tinh xanh"[c] hay "Địa Cầu", là nhà của hàng triệu loài sinh vật,[10] trong đó có con người và cho đến nay đây là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Hành tinh này được hình thành cách đây 4,55 tỷ năm[11][12][13][14] và sự sống xuất hiện trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm trước. Kể từ đó, sinh quyển của Trái Đất đã có thay đổi đáng kể bầu khí quyển và các điều kiện vô cơ khác, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến của các vi sinh vật ưa khí cũng như sự hình thành của tầng ôzôn-lớp bảo vệ quan trọng, cùng với từ trường của Trái Đất, đã ngăn chặn các bức xạ có hại và chở che cho sự sống.[15] Các đặc điểm vật lí của Trái Đất cũng như lịch sử địa lý hay quĩ đạo, cho phép sự sống tồn tại trong thời gian qua. Người ta hy vọng rằng Trái Đất còn có thể hỗ trợ sự sống thêm 1,5 tỷ năm nữa, trước khi kích thước của Mặt Trời tăng lên và tiêu diệt hết sự sống.[16]

Bề mặt Trái Đất được chia thành các mảng kiến tạo, chúng di chuyển từ từ trên bề mặt Trái Đất trong hàng triệu năm qua. Khoảng 71% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi các đại dương nước mặn, phần còn lại là các lục địa và các đảo; nước là thành phần rất cần thiết cho sự sống, chưa từng phát hiện sự tồn tại của nó trên bề mặt của bất kì hành tinh nào khác.[d][e] Lõi của Trái Đất vẫn hoạt động được bao bọc bởi lớp manti rắn dày, lớp lõi ngoài lỏng tạo ra từ trường và lõi sắt trong rắn.

Trái Đất tương tác với các vật thể khác trong không gian bao gồm Mặt Trời và Mặt Trăng. Hiện nay, thời gian Trái Đất di chuyển hết 1 vòng quanh Mặt Trời bằng 365,26 vòng nó tự quay quanh trục của chính nó. Khoảng thời gian này bằng với một năm thiên văn tức 365,26 ngày trong dương lịch.[f] Trục tự quay của Trái Đất nghiêng một góc bằng 23,4° so với trục vuông góc với mặt phẳng quĩ đạo,[17] tạo ra sự thay đổi mùa trên bề mặt của Trái Đất trong một năm chí tuyến. Mặt Trăng, vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất, đồng thời cũng là nguyên nhân chính của hiện tượng thủy triều đại dương, bắt đầu quay quanh Trái Đất từ 4,53 tỷ năm trước, vẫn giữ nguyên góc quay ban đầu theo thời gian nhưng đang chuyển động chậm dần lại. Trong khoảng từ 4,1 đến 3,8 tỷ năm trước, sự va đập của các thiên thạch trong suốt thời kì “Công phá Mạnh muộn” đã tạo ra những sự thay đổi đáng kể trên bề mặt Mặt Trăng.

Cả tài nguyên khoáng sản lẫn các sản phẩm của sinh quyển được sử dụng để cung cấp cho cuộc sống của con người. Dân cư được chia thành hơn 200 quốc gia độc lập, có quan hệ với nhau thông qua các hoạt động ngoại giao, du lịch, thương mại, quân sự. Văn hóa loài người đã phát triển tạo nên nhiều cách nhìn về Trái Đất bao gồm việc nhân cách hóa Trái Đất như một vị thần, niềm tin vào một Trái Đất phẳng hoặc một Trái Đất là trung tâm của cả vũ trụ, và một quan điểm nhìn hiện đại hơn như Trái Đất là một môi trường thống nhất cần có sự định hướng.

20050731022556%21The_Earth_seen_from_Apollo_17.jpg



nguồn :http://vi.wikipedia.org/wiki/Trái_Đất
 
Last edited by a moderator:
L

lovelybones311

cho mình hỏi 1 chút về phần sao thủy (Thủy tinh ý) :Độ sáng biểu kiến của Sao Thủy thay đổi từ −2,0 đến 5,5
độ sáng biểu kiến là j
Cấp sao biểu kiến của Sao Kim biến đổi trong khoảng -4,6m đến -3,8m
cấp sao biểu kiến là j
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

cho mình hỏi 1 chút về phần sao thủy (Thủy tinh ý) :Độ sáng biểu kiến của Sao Thủy thay đổi từ −2,0 đến 5,5
độ sáng biểu kiến
Cấp sao biểu kiến của Sao Kim biến đổi trong khoảng -4,6m đến -3,8m



tức là em chưa hiểu về khái niệm độ sáng biểu kiến phải ko?anh giải thích kĩ hơn cho các bạn nắm rõ luôn nhá ;))

Cấp sao biểu kiến (m-magnitude) của một thiên thể (ngôi sao, hành tinh, ...) là một thang đo về độ sáng biểu kiến của vật thể tính theo lôgarít của mật độ photon phát ra bởi vật thể nhận được trong một đơn vị thời gian bởi máy thu. Vật thể càng sáng thì m càng có giá trị nhỏ.
Cấp sao biểu kiến không thể hiện độ sáng thực của vật thể. Vật thể rất sáng, nhưng lại ở quá xa có thể trông tối và có cấp sao biểu kiến thấp. Độ sáng thực của vật thể được đo bằng cấp sao tuyệt đối.

Cấp sao tuyệt đối (M) là độ sáng của thiên thể, tính ở khoảng cách cho trước 10pc (3,08.1014km) cách người quan sát. Cấp sao tuyệt đối của Mặt trời là +4,9M, sao Rigel –6,2M, tức sáng hơn Mặt trời 160 000 lần. Trong các thiên thể sáng nhất và ổn định thì sao HR 5171 sáng hơn Mặt trời 630 000 lần, còn trong các thiên thể sáng ngắn hạn thì tân tinh CP Puppis đạt điểm sáng cực đại gấp Mặt trời 3 triệu lần.
Thông thường kết quả quan sát các sao trên thiên cầu không đem lại cấp sao tuyệt đối-tức là độ sáng thật của sao mà chỉ phản ánh độ sáng đập vào mắt người quan sát tại mặt đất, tức cấp sao biểu kiến mà thôi. Mặt Trời có cấp sao tuyệt đối rất nhỏ, nhưng vì ở gần chúng ta nên là sao sáng nhất đối với người quan sát tại Trái Đất.
 
S

sudi_k51

hôm nay là 1/9 rồi đó
Tối mình sẽ "nghiệm thu" pic này,tình hình là nếu không có gì khả quan thì mình xin phép chủ pic " điều động" anh em tới move pic về đúng vị trí nó nên có.
Thân!
 
A

angle_lonely_97

hazzzzz
có lẽ thế sẽ tốt hơn
.............................nhưng bùn quá
:(( :(( lần sau lập pic phải chú ý mới dc
 
H

hardyboywwe

Sao chổi là một thiên thể gần giống một tiểu hành tinh nhưng không cấu tạo nhiều từ đất đá, mà chủ yếu là băng. Nó được miêu tả bởi một số chuyên gia bằng cụm từ "quả bóng tuyết bẩn" vì nó chứa cácbonníc, mêtan và nước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất. Đa phần các sao chổi có quỹ đạo elíp rất dẹt, một số có viễn điểm quỹ đạo xa hơn nhiều so với Diêm Vương Tinh.

Quỹ đạo của sao chổi còn khác biệt so với các vật thể khác trong Hệ Mặt Trời ở chỗ chúng không nằm gần mặt phẳng hoàng đạo mà phân bố ngẫu nhiên toàn không gian. Nhiều sao chổi có viễn điểm nằm ở vùng gọi là Đám Oort. Đây là nơi xuất phát của các sao chổi, một vùng hình vỏ cầu, gồm các vật chất để lại từ thủơ Hệ Mặt Trời mới bắt đầu hình thành. Vật chất ở đây nằm quá xa nên chịu rất ít lực hấp dẫn từ trung tâm, đã không rơi vào đĩa tiền Mặt Trời, để trở thành Mặt Trời và các hành tinh. Tại đây nhiệt độ cũng rất thấp khiến các chất như cácbonníc, mêtan và nước đều bị đóng băng. Thỉnh thoảng một vài va chạm hay nhiễu loạn quỹ đạo đưa một số mảnh vật chất bay vào trung tâm. Khi lại gần Mặt Trời, nhiệt độ tăng làm vật chất của sao chổi bốc hơi và, dưới áp suất của gió Mặt Trời, tạo nên các đuôi bụi và đuôi khí, trông giống như tên gọi của chúng, có hình cái chổi.

Đôi khi cũng có những sao chổi có mang hai đuôi rõ rệt, nhìn thấy bằng mắt thường: Đuôi dài ở phía đối diện với Mặt Trời, và đuôi ngắn hướng thẳng về phía Mặt Trời. Nguyên nhân là do: Khi ở cự ly đủ gần, sức công phá của tia Mặt Trời lên bề mặt sao chổi mạnh mẽ đến độ làm cho vật chất trong sao chổi bùng nổ mãnh liệt và bắn ra xa. Gió mặt trời không đẩy hết đám mây bụi khí này về phía sau mà còn lại cái đuôi ngắn này.

Các sao chổi chứa đựng vật chất của thời kỳ khai sinh Hệ Mặt Trời, do vậy, đối với các nhà khoa học, chúng là đối tượng nghiên cứu quý báu để trả lời những câu hỏi về quá trình tiến hóa của Hệ Mặt Trời chúng ta, cũng như các hệ hành tinh khác trong vũ trụ. Đã có những chuyến thám hiểm bằng tàu vũ trụ để tiếp cận trực tiếp với sao chổi như tàu Deep Impact.

Cần trích dẫn nguồn.
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

Thuở sơ khai

Thảm Bayeux, thế kỷ 11, miêu tả về quan sát sao chổi Halley năm 1066Theo các thẻ khắc trên xương của người Trung Hoa cổ đại, sự hiện diện của sao chổi đã được con người biết đến từ nhiều nghìn năm trước. Người Trung Quốc cổ xưa cho rằng sao chổi mang đến điềm xấu, báo trước sự nguy hiểm tính mạng cho vua chúa hay quan lại. Tuy nhiên trong sách Thiên luận, Tuân Tử (313-230 TCN) đã bác bỏ điều mê tín này. Trong lịch sử văn minh Hy Lạp và Ả Rập, sao chổi từng được coi là sự tấn công của thiên đàng xuống trần gian. Các ghi chép về "sao rơi" trong các sách Gilgamesh, Sách Khải Huyền và sách Enoch có thể đã nói đến sao chổi hay sao băng.

Trong quyển sách đầu tay Khí tượng học, Aristotle nhận xét về các sao chổi bay qua bay lại trên bầu trời phương Tây suốt hai nghìn năm. Ông đã lật lại quan niệm của một số nhà triết học đi trước miêu tả các sao chổi là các hành tinh, hay các hiện tượng liên quan đến các hành tinh. Ông dựa trên quan sát về chuyển động của các hành tinh nằm gần mặt phẳng hoàng đạo, trong khi các sao chổi có thể xuất hiện từ bất cứ nơi nào, để đi đến kết luận rằng sao chổi là các hiện tượng xảy ra trên tầng cao khí quyển Trái Đất, nơi mà các luồng khí nóng và khô tập trung và thỉnh thoảng bùng cháy. Ông mở rộng cơ chế này để giải thích cho cả sao băng, cực quang và, thậm chí, cả Ngân Hà.

Các nhà hiền triết sau này đã tranh luận về quan điểm về sao chổi trên. Seneca Trẻ, trong sách Các Câu hỏi về Tự nhiên, đã quan sát thấy các sao chổi bay qua lại theo quỹ đạo đều đặn, không bị ảnh hưởng bởi gió, một đặc tính của hiện tượng vũ trụ hơn là hiện tượng khí quyển. Mặc dù ông cũng đồng ý rằng các hành tinh đều di chuyển gần mặt phẳng hoàng đạo, ông thấy không có lý do nào ngăn cản các vật thể giống hành tinh có thể di chuyển ở các vùng trời khác, và rằng kiến thức của con người về vũ trụ còn hạn hẹp. Tuy nhiên, cách nhìn của Aristotle đã vẫn có ảnh hưởng sâu; cho đến tận thế kỷ 16 người ta mới chứng minh được rằng sao chổi là hiện tượng nằm ngoài khí quyển.

Năm 1577, một sao chổi sáng đã được quan sát trong suốt vài tháng. Nhà thiên văn học Đan Mạch Tycho Brahe đã sử dụng các đo đạc về vị trí sao chổi này của ông và của những người quan sát ở các nơi cách xa, để thu được kết quả là sao chổi có thị sai rất nhỏ, đến mức không đo được. Với độ chính xác của các phép đo đạc lúc đó, đây là bằng chứng cho thấy sao chổi này phải cách Trái Đất ít nhất hơn 4 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng.

[sửa] Tính toán quỹ đạo
Từ sau thế kỷ 16, mặc dù sao chổi đã được chứng tỏ là các hiện tượng trong vũ trụ, câu hỏi về việc chúng di chuyển như nào vẫn là chủ đề gây tranh cãi trong suốt một thế kỷ sau đó. Ngay cả sau khi Johannes Kepler đã xác định vào năm 1609 rằng các hành tinh di chuyển quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elíp, ông cũng đã lưỡng lự khi áp dụng các định luật của chuyển động hành tinh cho các vật thể khác; ông đã tin rằng sao chổi di chuyển giữa các hành tinh theo đường thẳng. Galileo Galilei, mặc dù là một người theo chủ nghĩa của Nicolaus Copernicus, đã bác bỏ đo đạc về thị sai của Tycho và tin vào cách giải thích của Aristotle về các sao chổi bay theo đường thẳng trong khí quyển.

Người đầu tiên gợi ý áp dụng các định luật Kepler cho các sao chổi là William Lower vào năm 1610. Trong các thập kỷ tiếp theo, các nhà thiên văn như Pierre Petit, Giovanni Borelli, Adrien Auzout, Robert Hooke và Jean-Dominique Cassini đều khẳng định sao chổi bay vòng qua Mặt Trời theo quỹ đạo elíp hay parabol. Trong khi một số khác, như Christian Huygens và Johannes Hevelius, ủng hộ chuyển động thẳng của sao chổi.


Sao chổi Halley năm 1986.
Quỹ đạo của sao chổi năm 1680, khớp với một hình parabol, được vẽ trong cuốn sách Principia của Isaac Newton.Vấn đề được giải quyết bởi khám phá của Gottfried Kirch về một sao chổi sáng vào ngày 14 tháng 11 năm 1680. Các nhà thiên văn khắp Châu Âu đã theo dõi và đo đạc đường đi của sao chổi này suốt nhiều tháng. Trong quyển Principia Mathematica, viết năm 1687, Isaac Newton đã chứng minh rằng một vật thể chuyển động dưới tác động theo hàm nghịch đảo bình phương của lực vạn vật hấp dẫn phải đi theo quỹ đạo giống như một đường cắt hình nón, và ông đã cho thấy cách khớp đo đạc quỹ đạo của sao chổi vào một hình parabol, sử dụng sao chổi năm 1680 như một ví dụ.

Năm 1705, Edmond Halley sử dụng phương pháp của Newton cho 24 hiện tượng sao chổi đã xảy ra từ năm 1337 đến năm 1698. Ông nhận thấy 3 trong số đó, sao chổi của các năm 1531, 1607 và 1682, có các tham số quỹ đạo rất giống nhau, và ông còn phát hiện ra sự sai khác chút xíu giữa các quỹ đạo là do ảnh hưởng của lực hấp dẫn từ Sao Mộc và Sao Thổ. Tin tưởng rằng 3 hiện tượng trên đều thuộc về một sao chổi, ông tiên đoán nó sẽ quay trở lại khoảng năm 1758 đến 1759. (Trước đó, Robert Hooke đã xác định hiện tượng năm 1664 và năm 1618 thuộc về một sao chổi, còn Jean-Dominique Cassini đã nghi ngờ sự giống nhau của 3 hiện tượng năm 1577, 1665 và 1680; nhưng cả hai đều sai.) Tiên đoán về ngày quay lại của sao chổi của Halley sau đó đã được tính chính xác lại bởi một nhóm các nhà toán học Pháp: Alexis Clairaut, Joseph Lalande và Nicole-Reine Lepaute. Họ đã tiên đoán ngày mà sao chổi này ở cận điểm quỹ đạo vào năm 1759, với sai số khoảng một tháng. Khi sao chổi quay lại như đã đoán trước, nó được đặt tên sao chổi Halley (tên chính thức của nó là 1P/Halley). Ngày quay lại trong thế kỷ 21 của nó là năm 2061.

Cần trích dẫn nguồn.
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

Trong số các sao chổi có chu kỳ đủ ngắn để có thể được ghi chép nhiều lần trong lịch sử, sao chổi Halley còn đặc biệt ở chỗ nó luôn giữ độ sáng cao đủ để quan sát được bằng mắt thường. Từ khi tiên đoán về quỹ đạo tuần hoàn của sao chổi Halley được công nhận, nhiều sao chổi có chu kỳ lặp lại đã được quan sát bằng kính viễn vọng. Sao chổi thứ hai được phát hiện có quay trở lại là sao chổi Encke (tên chính thức 2P/Encke). Trong khoảng những năm 1819 đến 1821, nhà toán học và vật lý học Đức Johann Franz Encke đã tính toán quỹ đạo cho một loạt các hiện tượng sao chổi những năm 1786, 1795, 1805 và 1818, rồi đi đến kết luận rằng chúng đều thuộc về một sao chổi; ông đã tiên đoán chính xác ngày quay lại của nó vào năm 1822. Đến những năm 1900, 17 sao chổi đã được quan sát là đã đi qua cận điểm ít nhất hai lần, và do đó được xếp loại sao chổi tuần hoàn. Đến tháng 1 năm 2005, con số này là 164, mặc dù một vài trong số đó đã mất tích hoặc bị phá hủy trong các va chạm với các thiên thể khác.
Nghiên cứu cấu trúc
Isaac Newton đã miêu tả sao chổi như một vật thể rắn chắc nén đặc. Nói một cách khác, nó là một dạng hành tinh chuyển động theo quỹ đạo rất méo, đến từ mọi phương với một mức độ tự do cao, giữ nguyên chuyển động ngay cả khi đi qua giữa các hành tinh; các đuôi của chúng là các luồng hơi mỏng phát ra từ phần đầu, tức hạt nhân của sao chổi, bùng cháy hay bị đun nóng bởi năng lượng từ Mặt Trời. Sao chổi cũng gợi ý cho Newton một kết luận dường như là tất yếu sự về sự bảo toàn của nước và hơi ẩm trên hành tinh: từ những hạt nuớc và hơi ẩm, sinh ra các cây cỏ, chúng tăng trưởng khi hút nước, đến lúc chết và thối rữa, chúng trở thành đất khô. Như vậy đất khô sẽ ngày càng nhiều lên, còn độ ẩm luôn giảm đi, đến một lúc sẽ bay hơi hết, nếu không có nguồn nào cung cấp. Newton cho rằng nguồn cung cấp này đến từ sao chổi, làm nên nguồn sống tinh tế nhất cho không khí, cần thiết cho sự sống và sự tồn tại của mọi loài.

Một nhiệm vụ khác của sao chổi mà Newton phỏng đoán là chúng mang đến nhiên liệu cho Mặt Trời, bù đắp sự tiêu thụ năng lượng của Mặt Trời bằng dòng sao chổi cháy sáng đến từ mọi phương.


Mô tả của họa sĩ về chuyến thám hiểm sao chổi Tempel 1 của tàu Deep Impact năm 2005Từ thế kỷ 18, nhiều nhà khoa học đã có những giả thuyết khá chính xác về thành phần cấu tạo của sao chổi. Năm 1755, Immanuel Kant giả định rằng sao chổi cấu tạo từ những vật chất rất dễ thăng hoa, các hơi bay ra tạo nên đuôi sáng rực rỡ khi đến gần cận điểm. Năm 1836, nhà toán học Đức Friedrich Wilhelm Bessel, sau khi quan sát luồng hơi thoát ra từ sao chổi Halley năm 1835, giả định rằng phản lực của vật liệu bốc hơi ra có thể đủ mạnh để thay đổi quỹ đạo của sao chổi và cho rằng chuyển động không tuân thủ luật lệ trong trọng trường của sao chổi Encke có gốc rễ từ cơ chế này.

Tuy nhiên, một khám phá liên quan đến sao chổi sau đó đã che phủ các ý tưởng này trong suốt một thế kỷ. Từ khoảng những năm 1864 đến 1866 nhà thiên văn Ý Giovanni Schiaparelli đã tính toán quỹ đạo của các sao băng Perseid, rồi dựa vào các sự tương đồng về quỹ đạo, đã giả định chính xác rằng các sao băng Perseid là các mảnh vỡ của sao chổi Swift-Tuttle. Mối liên hệ giữa sao chổi và sao băng đã tiếp tục trở nên nóng hổi vào năm 1872 khi một luồng sao băng lớn xuất hiện tại quỹ đạo của sao chổi Biela, một sao chổi đã được quan sát bị phân thành hai mảnh khi xuất hiện năm 1846 và đã biến mất từ năm 1852. Một mô hình mang tên "rãnh sỏi" về cấu trúc sao chổi đã hình thành, miêu tả sao chổi như một đống sỏi đá, gắn kết lỏng lẻo trong vỏ băng tuyết.

Đến giữa thế kỷ 20, mô hình này bắt đầu thể hiện nhiều điểm yếu: ví dụ, nó không giải thích được tại sao một vật thể chứa lớp vỏ băng mỏng có thể sản sinh đủ hơi nước bốc ra thành đuôi rực rỡ trong nhiều vòng bay qua Mặt Trời như vậy. Năm 1950, Fred Lawrence Whipple đề nghị thay mô hình các hòn sỏi nằm trong vỏ băng bằng một tảng băng lớn có lẫn bụi và sỏi đá. Mô hình "quả bóng tuyết bẩn" này sau đó nhanh chóng nhận được sự chấp thuận rộng rãi. Nó được xác nhận sau một loạt chuyến thám hiểm bằng tàu vũ trụ (bao gồm tàu Giotto của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu và tàu Vega 1 và Vega 2 của Liên Xô) bay qua đầu của sao chổi Halley năm 1986 để chụp ảnh hạt nhân và quan sát luồng hơi phụt ra sau đuôi. Tàu Deep Space 1 của Mỹ đã bay qua hạt nhân của sao chổi Borrelly ngày 21 tháng 9 năm 2001 và xác minh rằng các đặc điểm của sao chổi Halley cũng có thể tìm thấy ở các sao chổi khác.

Các chuyến du hành đang và sẽ xảy ra tiếp tục mang đến nhiều thông tin về cấu tạo sao chổi. Tàu Stardust, phóng vào tháng 2 năm 1999, đã thu thập các hạt bụi của phần đầu sao chổi Wild 2 vào tháng 1 năm 2004, và sẽ đưa mẫu vật về Trái Đất năm 2006. Tháng 7 năm 2005, tàu Deep Impact bắn phá một hố trên sao chổi Tempel 1 để nghiên cứu cấu trúc bên trong của nó. Năm 2014, tàu Rosetta sẽ bay vòng quanh sao chổi Churyumov-Gerasimenko và đặt lên bề mặt nó một trạm nghiên cứu.

Cần trích dẫn nguồn.
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

Đặc điểm
Sao chổi cấu tạo từ cácboníc mêtan và nước đóng băng lẫn với các hợp chất hữu cơ cao phân tử và các khoáng chất khác. Chúng bay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo rất dẹt và trong phần lớn cuộc đời nằm ở rất xa Mặt Trời, trong trạng thái đóng băng tại nhiệt độ thấp. Khi sao chổi tiến về gần Mặt Trời, tức là vào vòng trong Hệ Mặt Trời, bức xạ điện từ của Mặt Trời khiến các lớp băng bên ngoài bắt đầu thăng hoa. Dòng bụi và khí bay ra tạo nên một bầu "khí quyển" lớn nhưng rất loãng bao quanh sao chổi gọi là phần đầu sao chổi. Tiến gần thêm, áp suất bức xạ và gió Mặt Trời thổi vào bầu khí quyển này kéo dài nó ra thành hai đuôi khồng lồ. Bụi và khí tạo hai đuôi riêng rẽ, chĩa về hai phương hơi lệch nhau; các hạt bụi có khối lượng lớn không dễ bị gió Mặt Trời tác động, chỉ bị tách rời khỏi phần đầu của sao chổi và bay chậm lại trên quỹ đạo ngay sau phần đầu (do đó đuôi bụi cong theo đường cong của quỹ đạo) còn đuôi khí (đúng hơn là khí đã bị ion hóa) chứa các hạt ion nhẹ, dễ dàng bị gió Mặt Trời thổi theo phương nối thẳng đến Mặt Trời, và sau đó chúng đi theo đường sức từ trong không gian thay cho đường quỹ đạo. Hạt nhân sao chổi nằm lại bên trong là những khoáng chất nặng, hay chất hữu cơ cao phân tử, chỉ có đường kính khoảng 50 km. Trong khi đó phần đầu sao chổi có thể lớn hơn cả Mặt Trời, còn đuôi sao chổi có thể kéo dài đến cỡ một đơn vị thiên văn hoặc hơn.

Cả phần đầu và đuôi, hình thành khi sao chổi đi vào vòng trong Hệ Mặt Trời, đều được chiếu sáng bởi Mặt Trời và có thể trở nên rực rỡ cho quan sát từ Trái Đất. Đuôi bụi tán xạ trực tiếp ánh nắng theo cơ chế Mie, tạo nên màu trắng, còn đuôi khí bị ion hóa phát ra photon năng lượng cao, có quang phổ thiên về màu xanh lam. Thực tế là đa số sao chổi sáng yếu đến mức chỉ quan sát được qua kính viễn vọng. Mỗi thập kỷ, chỉ có vài sao chổi đủ sáng cho quan sát bằng mắt thường. Trước khi có kính thiên văn, các sao chổi dường như đột ngột xuất hiện rồi đột ngột biến mất trên bầu trời.

Một điều có thể gây ngạc nhiên là các hạt nhân của sao chổi thuộc vào hàng các vật thể đen nhất trong Hệ Mặt Trời. Tàu Giotto đo được hạt nhân của sao chổi Halley phản xạ lại 4% ánh sáng chiếu đến, còn tàu Deep Space 1 tìm thấy sao chổi Borrelly chỉ có hệ số phản xạ khoảng 2,4% đến 3%; để so sánh, nhựa đường phản xạ 7% ánh sáng. Có thể lý giải bề mặt tối này qua cấu tạo của hạt nhân gồm chủ yếu các hợp chất hữu cơ. Sức nóng của Mặt Trời làm bốc hơi các hợp chất nhẹ, để lại các phân tử nặng có chuỗi hữu cơ rất dài thường có xu hướng sẫm màu, như tro hay dầu thô. Màu đen của sao chổi tạo nên khả năng hấp thụ nhiệt mạnh, tăng cường quá trình bốc hơi các chất khí.

Năm 1996, sao chổi được phát hiện là có phát ra tia X. Các tia này đã gây một sự ngạc nhiên cho các nhà khoa học vì chưa ai tiên đoán điều này trước đó. Cơ chế phát ra tia X có thể được giải thích dựa vào tương tác giữa sao chổi và gió Mặt Trời: khi các ion bay từ Mặt Trời qua đuôi sao chổi, chúng va chạm vào các nguyên tử hay phân tử trong đuôi này. Trong các va chạm, các ion tích điện dương sẽ bắt lấy một hoặc vài điện tử của đuôi sao chổi. Đuôi sao chổi bị ion hóa, còn các điện tử bị rơi vào ion đến từ Mặt Trời phát ra photon có tần số thuộc vùng cực tím hay X quang.


Theo quỹ đạo, sao chổi được phân chia thành các loại: sao chổi ngắn hạn có chu kỳ quỹ đạo ít hơn 200 năm, sao chổi dài hạn có chu kỳ quỹ đạo lớn hơn, nhưng vẫn quay trở lại, và sao chổi thoáng qua có quỹ đạo parabol hay hyperbol chỉ bay ngang qua Mặt Trời một lần và sẽ ra đi mãi mãi sau đó. Ví dụ về sao chổi ngắn hạn, có sao chổi Encke có quỹ đạo nhỏ bé, không bao giờ ra xa Mặt Trời hơn Sao Mộc.

Như mọi thiên thể chuyển động trên quỹ đạo dưới tác dụng của lực hấp dẫn, các sao chổi chuyển động nhanh nhất tại cận điểm quỹ đạo và chậm nhất tại viễn điểm quỹ đạo.

Do các sao chổi có khối lượng nhỏ, khi chúng bay ngang qua các hành tinh lớn, quỹ đạo của chúng dễ bị nhiễu loạn. Với các sao chổi ngắn hạn, kết quả của sự nhiễu loạn này, về lâu dài, khiến cho viễn điểm quỹ đạo của chúng trùng với bán kính quỹ đạo của các hành tinh lớn, trong đó nhóm sao chổi nằm gần Sao Mộc có số lượng lớn nhất, như thể hiện biểu đồ tần xuất. Sao Mộc là nguồn gây nhiễu loạn mạnh nhất, vì khối lượng của nó lớn gấp đôi khối lượng tổng cộng của các hành tinh khác, và nó chuyển động nhanh hơn các hành tinh lớn khác. Các sao chổi dài hạn cũng thường xuyên bị nhiễu loạn khi đi ngang qua các hành tinh lớn.

Các tương tác hấp dẫn này khiến cho việc tính toán dự đoán quỹ đạo của nhiều sao chổi trở nên khó khăn. Nhiều sao chổi được quan sát từ nhiều thập kỷ trước đã bị mất tích, vì quỹ đạo của chúng đã thay đổi và người ta không dự đoán được vị trí quay trở lại của chúng để theo dõi. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, một sao chổi "mới" được khám phá để rồi, sau khi tính toán quỹ đạo, được phát hiện ra là một sao chổi "đã mất tích". Ví dụ như sao chổi 11P/Tempel-Swift-LINEAR, đã được quan sát năm 1869 sau đó không nhìn thấy nữa từ năm 1908 do nhiễu loạn của Sao Mộc, rồi bỗng được tìm thấy một cách tình cờ bởi LINEAR vào năm 2001.

Các sao chổi ngắn hạn được cho là có nguồn gốc từ vành đai Kuiper, còn các sao chổi dài hạn có thể đến từ đám Oort. Có nhiều khả năng chúng chứa các vật chất từ thời kỳ Hệ Mặt Trời mới khai sinh, đặc biệt là các sao chổi dài hạn.

Để giải thích tại sao các sao chổi chuyển từ quỹ đạo trong vành đai Kuiper hay đám Oort sang quỹ đạo rất méo tiến về phía Mặt Trời, nhiều cơ chế đã được gợi ý. Các cơ chế này chủ yếu dựa trên nhiễu loạn của trường hấp dẫn. Đối với các sao chổi dài hạn, nhiễu loạn này có thể gây ra bởi các sao khác khi Mặt Trời quay quanh tâm Ngân Hà, hay từ ngôi sao gần Mặt Trời là Nemesis. Đối với các sao chổi ngắn hạn, chuyển động của các hành tinh lớn, đặc biệt là Sao Mộc, hay thậm chí từ một hành tinh chưa được quan sát là hành tinh X, sẽ dần phá vỡ vành đai Kuiper và gây tụ tập các sao chổi gần các hành tinh này.




Các sao chổi không tồn tại ổn định trên quỹ đạo, ngoài nguyên nhân từ nhiễu loạn hấp dẫn, còn có nguyên nhân từ sự hao hụt khối lượng và thay đổi cấu trúc mỗi khi lại gần Mặt Trời. Một lượng lớn các vật chất nhẹ của chúng bị thổi bay khi tạo thành các đuôi dưới sự đun nóng của bức xạ Mặt Trời và áp suất của gió Mặt Trời, trong giai đoạn bay gần cận điểm quỹ đạo. Thiếu liên kết của các vật chất nhẹ, các vật chất nặng có thể dần bị tan rã, đặc biệt khi có tác động của lực thủy triều từ các hành tinh lớn. Kết cục là sau nhiều vòng quay, trên một quỹ đạo không thực sự ổn định, khối lượng của sao chổi giảm dần, ngày càng bị nhiễu loạn, rồi tan rã. Một số sao chổi cũng kết thúc cuộc đời bằng một va chạm với các thiên thể khác. Năm 1994, các nhà thiên văn đã được chứng kiến kết thúc ngoạn mục của sao chổi Shoemaker-Levy 9, khi nó tan thành nhiều mảnh rồi đâm vào Sao Mộc. Một số sao chổi không tan rã dần trở thành các tiểu hành tinh, với hạt nhân hết khả năng thăng hoa.

Cần trích dẫn nguồn.
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

Đặc điểm
Sao chổi cấu tạo từ cácboníc mêtan và nước đóng băng lẫn với các hợp chất hữu cơ cao phân tử và các khoáng chất khác. Chúng bay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo rất dẹt và trong phần lớn cuộc đời nằm ở rất xa Mặt Trời, trong trạng thái đóng băng tại nhiệt độ thấp. Khi sao chổi tiến về gần Mặt Trời, tức là vào vòng trong Hệ Mặt Trời, bức xạ điện từ của Mặt Trời khiến các lớp băng bên ngoài bắt đầu thăng hoa. Dòng bụi và khí bay ra tạo nên một bầu "khí quyển" lớn nhưng rất loãng bao quanh sao chổi gọi là phần đầu sao chổi. Tiến gần thêm, áp suất bức xạ và gió Mặt Trời thổi vào bầu khí quyển này kéo dài nó ra thành hai đuôi khồng lồ. Bụi và khí tạo hai đuôi riêng rẽ, chĩa về hai phương hơi lệch nhau; các hạt bụi có khối lượng lớn không dễ bị gió Mặt Trời tác động, chỉ bị tách rời khỏi phần đầu của sao chổi và bay chậm lại trên quỹ đạo ngay sau phần đầu (do đó đuôi bụi cong theo đường cong của quỹ đạo) còn đuôi khí (đúng hơn là khí đã bị ion hóa) chứa các hạt ion nhẹ, dễ dàng bị gió Mặt Trời thổi theo phương nối thẳng đến Mặt Trời, và sau đó chúng đi theo đường sức từ trong không gian thay cho đường quỹ đạo. Hạt nhân sao chổi nằm lại bên trong là những khoáng chất nặng, hay chất hữu cơ cao phân tử, chỉ có đường kính khoảng 50 km. Trong khi đó phần đầu sao chổi có thể lớn hơn cả Mặt Trời, còn đuôi sao chổi có thể kéo dài đến cỡ một đơn vị thiên văn hoặc hơn.

Cả phần đầu và đuôi, hình thành khi sao chổi đi vào vòng trong Hệ Mặt Trời, đều được chiếu sáng bởi Mặt Trời và có thể trở nên rực rỡ cho quan sát từ Trái Đất. Đuôi bụi tán xạ trực tiếp ánh nắng theo cơ chế Mie, tạo nên màu trắng, còn đuôi khí bị ion hóa phát ra photon năng lượng cao, có quang phổ thiên về màu xanh lam. Thực tế là đa số sao chổi sáng yếu đến mức chỉ quan sát được qua kính viễn vọng. Mỗi thập kỷ, chỉ có vài sao chổi đủ sáng cho quan sát bằng mắt thường. Trước khi có kính thiên văn, các sao chổi dường như đột ngột xuất hiện rồi đột ngột biến mất trên bầu trời.

Một điều có thể gây ngạc nhiên là các hạt nhân của sao chổi thuộc vào hàng các vật thể đen nhất trong Hệ Mặt Trời. Tàu Giotto đo được hạt nhân của sao chổi Halley phản xạ lại 4% ánh sáng chiếu đến, còn tàu Deep Space 1 tìm thấy sao chổi Borrelly chỉ có hệ số phản xạ khoảng 2,4% đến 3%; để so sánh, nhựa đường phản xạ 7% ánh sáng. Có thể lý giải bề mặt tối này qua cấu tạo của hạt nhân gồm chủ yếu các hợp chất hữu cơ. Sức nóng của Mặt Trời làm bốc hơi các hợp chất nhẹ, để lại các phân tử nặng có chuỗi hữu cơ rất dài thường có xu hướng sẫm màu, như tro hay dầu thô. Màu đen của sao chổi tạo nên khả năng hấp thụ nhiệt mạnh, tăng cường quá trình bốc hơi các chất khí.

Năm 1996, sao chổi được phát hiện là có phát ra tia X. Các tia này đã gây một sự ngạc nhiên cho các nhà khoa học vì chưa ai tiên đoán điều này trước đó. Cơ chế phát ra tia X có thể được giải thích dựa vào tương tác giữa sao chổi và gió Mặt Trời: khi các ion bay từ Mặt Trời qua đuôi sao chổi, chúng va chạm vào các nguyên tử hay phân tử trong đuôi này. Trong các va chạm, các ion tích điện dương sẽ bắt lấy một hoặc vài điện tử của đuôi sao chổi. Đuôi sao chổi bị ion hóa, còn các điện tử bị rơi vào ion đến từ Mặt Trời phát ra photon có tần số thuộc vùng cực tím hay X quang.


Theo quỹ đạo, sao chổi được phân chia thành các loại: sao chổi ngắn hạn có chu kỳ quỹ đạo ít hơn 200 năm, sao chổi dài hạn có chu kỳ quỹ đạo lớn hơn, nhưng vẫn quay trở lại, và sao chổi thoáng qua có quỹ đạo parabol hay hyperbol chỉ bay ngang qua Mặt Trời một lần và sẽ ra đi mãi mãi sau đó. Ví dụ về sao chổi ngắn hạn, có sao chổi Encke có quỹ đạo nhỏ bé, không bao giờ ra xa Mặt Trời hơn Sao Mộc.

Như mọi thiên thể chuyển động trên quỹ đạo dưới tác dụng của lực hấp dẫn, các sao chổi chuyển động nhanh nhất tại cận điểm quỹ đạo và chậm nhất tại viễn điểm quỹ đạo.

Do các sao chổi có khối lượng nhỏ, khi chúng bay ngang qua các hành tinh lớn, quỹ đạo của chúng dễ bị nhiễu loạn. Với các sao chổi ngắn hạn, kết quả của sự nhiễu loạn này, về lâu dài, khiến cho viễn điểm quỹ đạo của chúng trùng với bán kính quỹ đạo của các hành tinh lớn, trong đó nhóm sao chổi nằm gần Sao Mộc có số lượng lớn nhất, như thể hiện biểu đồ tần xuất. Sao Mộc là nguồn gây nhiễu loạn mạnh nhất, vì khối lượng của nó lớn gấp đôi khối lượng tổng cộng của các hành tinh khác, và nó chuyển động nhanh hơn các hành tinh lớn khác. Các sao chổi dài hạn cũng thường xuyên bị nhiễu loạn khi đi ngang qua các hành tinh lớn.

Các tương tác hấp dẫn này khiến cho việc tính toán dự đoán quỹ đạo của nhiều sao chổi trở nên khó khăn. Nhiều sao chổi được quan sát từ nhiều thập kỷ trước đã bị mất tích, vì quỹ đạo của chúng đã thay đổi và người ta không dự đoán được vị trí quay trở lại của chúng để theo dõi. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, một sao chổi "mới" được khám phá để rồi, sau khi tính toán quỹ đạo, được phát hiện ra là một sao chổi "đã mất tích". Ví dụ như sao chổi 11P/Tempel-Swift-LINEAR, đã được quan sát năm 1869 sau đó không nhìn thấy nữa từ năm 1908 do nhiễu loạn của Sao Mộc, rồi bỗng được tìm thấy một cách tình cờ bởi LINEAR vào năm 2001.

Các sao chổi ngắn hạn được cho là có nguồn gốc từ vành đai Kuiper, còn các sao chổi dài hạn có thể đến từ đám Oort. Có nhiều khả năng chúng chứa các vật chất từ thời kỳ Hệ Mặt Trời mới khai sinh, đặc biệt là các sao chổi dài hạn.

Để giải thích tại sao các sao chổi chuyển từ quỹ đạo trong vành đai Kuiper hay đám Oort sang quỹ đạo rất méo tiến về phía Mặt Trời, nhiều cơ chế đã được gợi ý. Các cơ chế này chủ yếu dựa trên nhiễu loạn của trường hấp dẫn. Đối với các sao chổi dài hạn, nhiễu loạn này có thể gây ra bởi các sao khác khi Mặt Trời quay quanh tâm Ngân Hà, hay từ ngôi sao gần Mặt Trời là Nemesis. Đối với các sao chổi ngắn hạn, chuyển động của các hành tinh lớn, đặc biệt là Sao Mộc, hay thậm chí từ một hành tinh chưa được quan sát là hành tinh X, sẽ dần phá vỡ vành đai Kuiper và gây tụ tập các sao chổi gần các hành tinh này.
 
D

donquanhao_ub

Để hoạt động tốt!

Nên hiểu cái căn bản

Vũ trụ là gì?

Vũ trụ là toàn bộ hệ thống không - thời gian trong đó chúng ta đang sống, chứa toàn bộ vật chất và năng lượng. Ở thang vĩ mô Vũ trụ bao gồm tất cả các thiên hà, tức là những tập hợp của các thiên thể như sao và hành tinh v.v..., trong đó có Trái đất. Ở thang vi mô Vũ trụ bao gồm tất cả các nguyên tử và các hạt cơ bản cấu thành nên mọi dạng tồn tại của thế giới vật chất.

 
A

angle_lonely_97

1 Khái niệm:

Thiên hà (galaxy) là một tập hợp các thiên thể trong một phạm vi nhất định. Chúng liên kết lại với nhau do hấp dẫn lẫn nhau. Sự liên kết này tạo thành các xoáy trong đó các ngôi sao và các hành tinh của chúng đều quay quanh một tâm chung.
Thiên hà có thể chứa từ 106 đến 1012 sao và bán kính từ 1000 đến 200000 năm ánh sáng. Khối lượng của chúng có thể từ 500000 đến vài nghìn tỷ lần khối lượng Mặt Trời. Thành phần của một thiên hà ngoài các ngôi sao và các hành tinh của chúng còn vô số các thiên thạch nhỏ, các khối khí và bụi rải rác. Tất cả các thành phần này đều quay quanh một tâm chung chính là tâm của thiên hà.


Thiên hà của chúng ta: Giải ngân hà (the milky way).
Nhìn ngang dẹp như 2 cái đĩa úp vào nhau, phình to ở giữa. Còn nhìn chính diện nó có hình dạng xoắn ốc. Khối lượng khoảng 2000 tỉ lẫn khối lượng MT.
Đường kính của ngân hà khoảng 100.000 NAS, chiều dày ở trung tâm 1500 NAS. Từ trung tâm, nó tỏa ra nhiều nhánh, mỗi nhánh dài 1 triệu NAS. Gồm có: nhánh Cung Thủ, Tráng Sĩ, Nhân Mã là các nhánh rõ ràng nhất.
Hệ MT nằm ở nhánh Tráng Sĩ và cách tâm 30.000 NAS. Toàn bộ các ngôi sao của ngân hà quay xung quanh tâm theo chiều kim đồng hồ với tốc độ 250km/s và phải mất 220-250 triệu năm mới đi hết 1 vòng. Đó là 1 năm thiên hà. Từ ngày "thành lập" đến nay đã được khoảng 20 năm thiên hà.
milky_way.jpg





2 Phân loại thiên hà:

Các thiên hà được phân chia thành một số loại như sau dựa vào hình dáng quan sát được của chúng:
tuningfork.jpg


Bảng phân loại thiên hà theo hình dáng.


+ Thiên hà xoắn (Spiral Galaxy):



726px-NGC_4414_%28NASA-med%29.jpg

NGC4414 trong chòm Coma Berenices.

Loại thiên hà này chiếm khoảng 60% trong tổng số các thiên hà đã quan sát được, kí hiệu: S.
Cấu tạo của loại thiên hà này là gồm một khối đặc có mật độ lớn các sao ở giữa. Phần này có độ dày khá lớn, các sao chủ yếu là các sao già. Phần ngoài của phần trung tâm này là phần đĩa gồm các cánh tay xoè ra xung quanh chủ yếu là các sao trẻ mới hình thành và các đám khí , bụi.

Thiên hà xoắn ốc gãy khúc (kí hiệu SB) có 1 trục thẳng kéo dài từ nhân ra trước khi xoắn ốc theo 3 dạng SBa, SBc và SBc tùy theo độ mở của nhánh.

800px-Hubble2005-01-barred-spiral-galaxy-NGC1300.jpg

NGC1300.


+ Thiên hà elip (elliptical galaxy)
Loại thiên hà này chiếm khoảng 15% trong số các thiên hà đã quan sát được, kí hiệu E.
Mức độ thuôn dài của loại thiên hà này được kí hiệu bởi các số từ 0 - 7 (tròn nhất là E0)
Đây là loại thiên hà sáng nhất trong vũ trụ. Chúng gồm chủ yếu là các sao già, gần như không có bụi, chỉ có khí với nhiệt độ khoảng 1 triệu độ. Thiên hà elip có khối lượng rất nặng, chúng có hình cầu hoặc hình elipxoit, tốc độ quay nhỏ, chỉ khoảng 100 km/s. Thiên hà Tiên nữ - Andromeda - M31, thiên hà sáng nhất bầu trời của chúng ta cũng là một thiên hà Elip.

112039main_image_feature_299_ys_4.jpg


+Thiên hà thấu kính (lenticular galaxy)

Loại thiên hà này chiếm khoảng 20% trong số các thiên hà đã quan sát được, kí hiệu SO.
Đây là loại thiên hà trung gian giữa thiên hà elip và thiên hà xoắn. Chúng gồm nhiều sao già, có một bầu trung tâm và đĩa gồm các sao tre phía ngoài nhưng không có sự xuất hiện các cánh tay sáng

509px-File-Ngc5866_hst_big.png

NGC5866 - 1 ví dụ về thiên hà thấu kính.


+Thiên hà không định hình (irregular galaxy)

Loại thiên hà này chiếm khoảng 3%, kí hiệu Ir
Thiên hà này có dạng không xác định, thường giống như một đám các sao nhỏ, quay quanh một tâm chung nhưng lại có thể có nhiều tâm tạo sao.
Ngoài các Thiên hà được phân loại theo hình dáng, người ta còn đưa vào khái niệm Thiên hà lùn (dwarf galaxy) (Kí hiệu d)Đặc điểm của loại thiên hà này là kích thước rất nhỏ và mật độ cũng tương đối nhỏ so với các thiên hà khác. Về hình dáng, chúng cũng có hình elip, cầu, không định hình.

nguồn http://vn.360plus.yahoo.com/i-pro/article?mid=36&fid=-1
 
Last edited by a moderator:
A

angle_lonely_97

tí nào .......^^:)
Antennae_galaxies_xl.jpg

Thiên hà Antenae.

* Một số thiên hà có thể cặp đôi với nhau (double galaxy) giống như trường hợp của sao đôi (double star). Các thiên hà này thường là các thiên hà ở gần nhau, hấp dẫn làm chúng tương tác với nhàu và có thể quay quanh nhau. Trong nhiều trường hợp, một thiên hà lớn hơn có thể thu hút vật chất ở thiên hà đồng hành, thậm chí có thể nuốt chửng luôn bạn đồng hành của mình.

*Quasar còn gọi là chuẩn tinh thể được phát hiện năm 1960. Ngày 5-8-1962, M.Schmith đã xác định được sự tồn tại của quasar khi nghiên cứu thiên thể 3C 273. Quasar là các thiên thể có đường kính dưới 1 năm ánh sáng nhưng lại là nguồn phát bức xạ mạnh nhất vũ trụ. Độ dịch chuyển về đỏ của phổ các quasar cho thấy chúng ở rất xa chúng ta và đang dịch chuyển ra xa với vận tốc rất lớn. Hiện nay đã phát hiện được hơn 3000 quasar, tất cả chúng đều có độ bức xạ rất cao và đang dịch chuyển ra xa chúng ta với vận tốc rất lớn (kỉ lục là quasar PC 1247


Mô phỏng 1 quasar.

+ 3460 đang dịch chuyển ra xa với vận tốc khoảng 94% tốc độ ánh sáng). Hiện nay vẫn chưa có một cách giải thích nào hoàn toàn thuyết phục về sự liên quan giữa khoảng cách của các quasar và tốc độ phát xạ của chúng. Hiện nhiều ý kiến cho rằng đó là nhân của thiên hà bức xạ rất lớn ở rất xa (nhân là một Black Hole đang phát xạ rất mạnh)



Cụm thiên hà, quần và siêu quần thiên hà

+ Cụm thiên hà gồm vài chục thiên hà liên kết với nhau bằng hấp dẫn. Kích thước của chúng từ 6 - 13 triệu năm ánh sáng và khối lượng 1000 - 10000 tỉ lần khối lượng Mặt Trời.

640px-Seyfert_Sextet_full.jpg

Cụm thiên hà Seyfert's Sextet


+Quần thiên hà (cluster of galaxy) là một tập hợp rất dầy đặc gồm vài nghìn thiên hà liên kết với nhau. Nói đơn giản nó là một qui mô lớn hơn rất nhiều của cụm thiên hà. Kích thước của chúng từ 5 đến 60 triệu năm ánh sáng, khối lượng khoảng 1013 khối lượng Mặt Trời. Có hai loại quần chủ yếu là định hình và không định hình. Loại định hình có tâm và cí sự đối xứng cầu gồm chủ yếu các thiên hà elip và thấu kính. Loại không định hình không có tâm và đối xứng cầu, thường có kích thước nhỏ hơn loại kia.

+ Siêu quần thiên hà là tập hợp lớpn gồm nhiều cụm thiên hà, quần thiên hà và một vài thiên hà biệt lập. Siêu quần thiên hà thường có hình dẹt hoặc dài , thành chuỗi liên tiếp nhau, kích thước khoảng 300 - 500 triệu năm ánh sáng và khối lượng khoảng 1018 khối lượng Mặt Trời




* Cụm thiên hà địa phương:


Thiên hà Milkyway của chúng ta cùng khoảng 30 thiên hà khác lân cận tập hợp thành "cụm thiên hà địa phương" (Local Group). Cụm địa phương này có hình một elipxoit, đường kính 7 - 10 triệu năm ánh sáng. Trong số các thiên hà thuộc cụm địa phương của chúng ta thì thiên hà Milkyway là thiên hà lớn thứ hai, Thiên Hà của chúng ta có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng với khoảng 200 tỷ ngôi sao - 200 tỷ mặt trời và Mặt Trời của chúng ta chỉlà một ngôi sao nhỏ nằm tại một nhánh cách tâm thiên hà 27.000 năm ánh sáng. Lớn nhất là thiên hà tinh vân M31 tức tinh vân tiên nữ (Andromeda). Đây là thiên thể xa nhất có thể nhìn thấy bắng mắt thường, M31 có 4 thiên hà lùn làm vệ tinh cho nó. Tiếp theo , lớn thứ 3 là thiên hà M33 (NGC 598). Các thiên hà còn lại hầu hết là thiên hà lùn bao quanh Milkyway và M31, M33.
Gần chúng ta nhất là 2 thiên hà không định hình gọi tên là 2 đám mây Magellan lớn và nhỏ. 2 thiên hà này được phát hiện bởi 1 thành viên trong đoàn thám hiểm của Magellan và thế là tự nhiên ngài Magellan được có tên trên 2 thiên hà.
andromeda-galaxy_nasa1-300x243.jpg

thien hà andromeda

Danh mục đầu tiên về các tinh vân có kèm số liệu đầy đủ được đưa ra bởi Charles Messier vào năm 1781, danh sách này gồm 110 tinh vân được đánh số theo thứ tự từ M1 - M110 (M=Messier), sau này, người ta xác định được rất nhiều trong số này không phải các tinh vân mà chính là các thiên hà, và một phát hiện nữa là M101 và M102 thực chất là 1. Tuy nhiên danh mục Messier vẫn được giữ nguyên giá trị sử dụng và ngày nay vẫn được áp dụng khá phổ biến. Tuy nhiên hiện tại, một danh mục mới được ra đời, danh mục này được bao gồm cả các tinh vân và thiên hà nói chung, trong đó ngoài các tinh vân - thiên hà đã có trong danh mục Messier còn có hàng nghìn tinh vân, thiên hà khác đến nay đã được xác định. Hiện nay danh mục này được sử dụng rộng rãi hơn và kí hiệu của các thiên hà, tinh vân trong đó được sử dụng như tên chính thức của thiên hà, tinh vân, được gọi là danh mục NGC (New General Catalogue).


nguồn http://vn.360plus.yahoo.com/i-pro/article?mid=36&fid=-1
 
H

hardyboywwe

những thông tin trên khá chi tiết về thiên hà,nhưng chắc em chưa nghe phát hiện mới này phải ko angel_lovely,bảo đảm nó sẽ rất thú vị
thế này nhá,nghe đây:
NASA ngày 31/8 cho biết, nhờ sử dụng Đài thiên văn tia X Chandra, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra cặp lỗ đen siêu khổng lồ đầu tiên trong thiên hà xoắn ốc tương tự dải Ngân Hà của chúng ta.

Cách Trái Đất khoảng 160 triệu năm ánh sáng, đây là cặp lỗ đen gần nhất từng được biết đến. Các lỗ đen nằm gần trung tâm của thiên hà xoắn ốc mang tên NGC 3393.

Hai lỗ đen này chỉ nằm cách nhau 490 năm ánh sáng và nhiều khả năng chúng là những gì còn lại của một vụ hợp nhất giữa hai thiên hà có khối lượng không đồng đều cách đây 1 hoặc hơn 1 tỷ năm.



Cả hai lỗ đen siêu khổng lồ này bị che khuất bởi bụi và khí, khiến chúng khó có thể được quan sát bằng ánh sáng quang học. Nhưng vì các tia X mạnh hơn, nên chúng có thể xuyên qua các vật thể gây che khuất này. Quang phổ tia X của Chandra có những biểu hiệu rõ rệt của một cặp lỗ đen siêu lớn.

"Nếu thiên hà này không ở vị trí quá gần thì chúng ta đã không có cơ hội quan sát hai lỗ đen trên một cách tách biệt như đã làm," ông Pepi Fabbiano thuộc Trung tâm vật lý học thiên thể Harvard-Smithsonian, người đứng đầu công trình nghiên cứu được đăng trên bản trực tuyến của của tạp chí Nature.

Ông Pepi Fabbiano nói thêm: "Vì thiên hà này là nằm ngay trước mắt chúng ta, điều này khiến chúng ta tự hỏi rằng chúng ta đã bỏ qua bao nhiêu những cặp hố đen như vậy."

Những quan sát trước đây bằng tia X và dưới các bước sóng khác cho thấy một lỗ đen siêu khổng lồ tồn tại ở trung tâm của thiên hà NGC 3393. Tuy nhiên, một tầm nhìn dài bằng đài quan sát Chandra cho phép các nhà nghiên cứu phát hiện và tách biệt cặp lỗ đen này.

Khi hai thiên hà xoắn ốc có kích thước bằng nhau hợp nhất, các nhà thiên văn học cho rằng điều đó sẽ dẫn đến sự hình thành một cặp hố đen và một thiên hà với hình dạng bị phá vỡ và sự hình thành sao dữ dội.

Hơn nữa một thiên hà chứa một cặp lỗ đen sẽ có những đặc tính bất thường.

Cần trích dẫn nguồn.
 
Last edited by a moderator:
A

angle_lonely_97

tiếp theo
chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tinh vân nhé!:)

Trong Ngân Hà và các thiên hà có rất nhiều những vệt mờ mờ như sương mù đủ màu sắc. Đó là những đám mây bụi và khí khổng lồ, gọi là tinh vân. Các tinh vân thường tập trung thành những giải hẹp, dày từ 400-900 năm ánh sáng (1 nas = 9.460 tỷ km), nằm dọc theo mặt phẳng của Ngân Hà.

Cấu tạo

Các chất khí trong tinh vân chủ yếu là hiđrô, còn bụi thì chủ yếu là các phân tử cácbon và các mảnh đá vụn. Sự tập trung mật độ vật chất không đồng đều giữa các tinh vân: một số có mật độ bụi khí rất dày đặc, số khác thì loãng hơn. Có tinh vân sáng chói hơn do phản chiếu ánh sáng của các ngôi sao gần đó: đó là tinh vân sáng. Bản thân một số chất khí trong tinh vân cũng bức xạ ánh sáng khi ở cạnh một ngôi sao có nhiệt độ cao. Khí Nitơ và khí Hiđrô bức xạ ánh sáng đỏ, còn khí ôxi bức xạ ánh sáng xanh. Phải nhìn vào kính thiên văn cực mạnh thì mới thấy hết sắc màu rực rỡ của các tinh vân này. Một số tinh vân đậm đặc hơn, ngăn cản ánh sáng của các ngôi sao sáng phía sau: đó là các tinh vân tối. Những tinh vân tối chỉ nhận biết được trọng kính thiên văn khi nó che kín từng mảng sao trên bầu trời. Điển hình là tinh vân Đầu Ngựa trong chòm sao Tráng Sĩ.

Các loại tinh vân

Một trong những tinh vân đẹp nhất trong dải Ngân Hà là Tinh vân Lạp Hộ (gốc chữ Hán có nghĩa là Người đi săn, còn được gọi là Tinh vân Tráng Sĩ), ở cách xa Trái Đất 1500 năm ánh sáng. Nhìn từ Trái Đất qua kính thiên văn, tinh vân này có hình một con chim đang dang cánh, có sải cánh rộng bằng 200 triệu lần Trái Đất. Tinh vân Lạp Hộ là nơi cư trú của cả một cộng đồng gồm gần một nghìn ngôi sao đủ các lứa tuổi. Những ngôi sao ít tuổi nhất hoạt động náo nhiệt nhất, cứ phun ra những luồn khí nóng bay ra với vận tốc hàng chục nghìn km/h. Trong tinh vân có cả những hệ hành tinh đang được hình thành. Tinh vân Lạp Hộ còn có rất nhiều hóa chất hữa cơ, thành phần của những hợp chất giống hợp chất trong tế bào của sinh vật trên Trái Đất.
Một số các tinh vân ánh lên màu xanh lục một cách yếu ớt. Khí, bụi trong các tinh vân này khuếch tán ánh sáng các ngôi sao, giống như sương mù khuếch tán ánh sáng đèn pha ô tô trong đêm tối. Người ta gọi đó là các tinh vân khuếch tán để phân biệt với hai loại trên được gọi là tinh vân phát sáng. Ánh sáng xanh lục được phân tích qua quang phổ kế cho thấy chất khí trong tinh vân là nguyên tử ôxi mất hai điện tử và được chiếu sáng trong điều kiện áp suất rất thấp, cho đến nay chưa thể thực hiện được trong phòng thí nghiệm. Mật độ của các đám mây khí khuếch tán vào khoảng từ 10-21 đến 10-22 g/cm³. Các tinh vân khuếch tán cũng có thể có chiều dày 10-100 năm ánh sáng.
Khí hiđrô trong các tinh vân chỉ bị iôn hóa và phát sáng khi ở gần các ngôi sao nóng từ 25.0000 K trở lên, vì vậy phần lớn hiđrô trong các thiên hà đều ở trạng thái trung hòa. Ngày nay, các nhà khoa học đã xác định được lượng hiđrô chiếm 99% số nguyên tử của tinh vân, trong đó có tới 95% ở trạng thái trung hòa. Nhiệt độ trung bình của tinh vân dưới 1000 K, còn nhiệt độ trong các tinh vân iôn hóa phát sáng khoảng 10.0000 K.
Trong không gian giữa các ngôi sao, các nguyên tử và phân tử đơn giản của các nguyên tố khác ít hơn hẳn so với hiđrô và hêli. Bằng phương pháp vô tuyến, các nhà khoa học đã tìm thấy các phân tử OH, H2­O, CO và một vài phân tử phức tạp khác. Các phân tử và nguyên tử này có mật độ rất loãng, chưa đến 10 nguyên tử trên 1 cm³.


nguồn:http://thienvanhoc.org/forum/showthread.php?t=68
 
Top Bottom