Vật lí 7 [Thảo luận] Đổi mới sách

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chuẩn bị vào năm học mới, các bạn đã chuẩn bị hành trang gì ?

Như các bạn đã biết, năm học mới này, kiến thức lớp 7 và lớp 10 đã cập nhật thay đổi sách mới điều này chắc hẳn còn bỡ ngỡ với nhiều bạn. Nhưng mọi người cũng đừng lo lắng quá nhé! Hôm nay, chúng mình - BQT box lý sẽ cho ra mắt topic so sánh, phân tích và đưa ra nhận định (mang tính chất chủ quan của cá nhân) đối với bộ sách mới này. Các bạn có thể dựa vào tham khảo cũng như là có những định hướng cho bản thân trong thời gian tới nha!


Trước tiên chúng ta hãy xem phản pdf sách mới và sách cũ nhé

Sách mới

Quyển 1:

Quyển 2:

Sách cũ:

SO SÁNH, PHÂN TÍCH VÀ ĐƯA RA NHẬN ĐỊNH (Mang tính chất chủ quan cá nhân)

*Nhìn chung:
+ Cách dẫn dắt vấn đề truyền tải giúp cho người đọc dễ tiếp cận vấn đề hơn, có cái nhìn tổng quát và có hệ thống. Sách mới đi từng những vấn đề bao quát nhất: Khái quát về môn vật lí, vấn đề an toàn,đơn vị và sai số trong vật lí giống như cung cấp công cụ, hành trang cho các bạn bước vào những vấn đề cụ thể và có cái nhìn tổng quan nhất.
+ Dẫn dắt bài học gồm mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, mở rộng. Hình ảnh và ví dụ sinh động dễ dàng tưởng tượng, hình dung ra vấn đề. Ở phần mở đầu, sách có phần nhắc lại kiến thức cũ và liên kết nó với kiến thức mới để học sinh học 1 cách sâu chuỗi.

Đi vào cụ thể:
Do dung lượng dài không thể cho vào cùng 1 lần nên mình sẽ sẽ phân tích tách theo từng chương học, các bạn theo dõi các bài viết dưới nhé

Song song với sự kiện trên, team mình cũng đã lên HỆ THỐNG MỤC LỤC theo bài ở các lớp các bạn vào các topic bên dưới để xem cụ thể nhé!
[Vật lí 7] HỆ THỐNG MỤC MỤC CÁC LỚP
[Vật lí 8] HỆ THỐNG MỤC MỤC CÁC LỚP
[Vật lí 9] HỆ THỐNG MỤC MỤC CÁC LỚP
[Vật lí 10] HỆ THỐNG MỤC MỤC CÁC LỚP
[Vật lí 11] HỆ THỐNG MỤC MỤC CÁC LỚP
[Vật lí 12] HỆ THỐNG MỤC MỤC CÁC LỚP

Chúc các bạn có một buổi tối vui vẻ và có những trải nghiệm thú vị ở diễn đàn HOCMAI!
Ngoài ra, chúng mình cũng đã hoàn tất khâu chuẩn bị event cho ra mắt tháng tới, mọi người nhớ ủng hộ để chúng mình có động lực làm thật nhiều nha!
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Người đánh giá: @Hoàng Long AZ

Những điểm khác trong 2 quyển sgk mới so với sgk cũ: (chương 1,2)

- Nhận xét chung: cả 2 quyển sgk mới đều có thêm nhiều hình ảnh, thí nghiệm, ví dụ minh họa, bài ôn tập cuối chương được lược bỏ, nội dung cốt lõi không thay đổi nhiều nhưng có thêm khái niệm cao hơn (ví dụ sóng âm - khái niệm được học ở chương trình vật lý 12), ứng dụng, kiến thức sát thực tế hơn (ví dụ đề cập thiết bị bắn tốc độ trong việc đo tốc độ), lý thuyết trong sách nhờ vậy cũng được logic hơn, thú vị hơn.
- Chi tiết:
Chương 1: Tốc độ
Đây là chương hoàn toàn mới, sgk vật lý 7 cũ không có. Tuy vậy ở 2 quyển mới cũng có 1 số điểm khác nhau về cách dẫn dắt vấn đề và bố cục.

Nội dungQuyển 1Quyển 2
Khái niệm Tốc độThương số [imath]\frac{s}{t}[/imath] đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động gọi là tốc độ chuyển động, gọi tắt là tốc độTốc độ là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động
Cách dẫn dắt vào khái niệmGiải thích rõ 2 cách xác định sự nhanh hay chậm của chuyển động
[imath]\Rightarrow[/imath] công thức
[imath]\Rightarrow[/imath] khái niệm
[imath]\Rightarrow[/imath] ví dụ tự làm củng cố nội dung
Đưa ra ví dụ để nêu 2 cách xác định sự nhanh, chậm (không giải thích mà kết hợp số liệu để người học tự suy ra)
[imath]\Rightarrow[/imath] khái niệm
[imath]\Rightarrow[/imath] công thức
Đơn vị tốc độ- Giải thích vì sao tốc độ có đơn vị m/s, km/h
- Rút ra mối quan hệ giữa v,s,t
- Không có ví dụ tốc kế
- Không giải thích như quyển 1 mà đưa ra đơn vị vận tốc luôn
- Không có mối quan hệ v,s,t
- Có thêm ví dụ (nhỏ) về tốc kế
Bài tập bài tốc độKhông
Bố cục bài, sắp xếp nội dung7.1.jpg7.2.jpg
Một số điểm khác- thiết bị bắn tốc độ được đưa vào bài Đo tốc độ
- ở bài Đồ thị quãng đường-thời gian, phần sử dụng đồ thị nêu ra các câu hỏi bài tập để người học tự giải đáp rút ra kết luận
- Đưa thêm tư liệu thực tế để thảo luận trong bài 11
- thiết bị bắn tốc độ được giới thiệu ở bài 11
- ở bài 9, phần sử dụng đồ thị được nêu ra thông qua thí nghiệm thực hành.
- Không đưa tư liệu mà thay vào đó là phân tích lỗi của các vụ tai nạn giao thông để thảo luận.

Chương 2: Âm thanh (hay Âm học trong sách cũ)

Nội dungSách cũSách mới
(Quyển 1)
Sách mới (Quyển 2)
Bài sóng âm- Sách cũ là bài nguồn âm gồm 2 phần chính là nguồn âm, dao động.
- Phần môi trường truyền âm (Có đề cập vận tốc truyền âm trong chất rắn, lỏng ,khí) được tách ra thành 1 bài riêng sau bài độ to của âm, độ cao của âm
- ngoài 2 mục về dao động, nguồn âm như sách cũ còn có thêm mục sóng âm (không đưa ra khái niệm mà chỉ nêu thí nghiệm thực tế) và mục môi trường truyền âm(thí nghiệm rồi đưa ra kết luận).Trong mục này sách không nói đến vận tốc truyền âm trong chất rắn, lỏng, khí.- cũng như quyển 1 có thêm mục sóng âm nhưng đưa ra khái niệm, không có thí nghiệm; mục môi trường truyền âm (cũng đưa ra thí nghiệm rồi kết luận). Trong mục này có nhắc tới vận tốc truyền âm trong 3 môi trường rắn, lỏng, khí.
- ngoài ra còn có thêm phần Sự truyền âm trong không khí (ở sách cũ và quyển 1 không có)
Bài độ to và độ cao- sách cũ tách ra 2 bài độ to và độ cao riêng
- không nói về dao động kí
- Biên độ dao động: là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó.
- Có đề cập tới dao động kí (được hiểu là thiết bị giúp ta quan sát được các đặc điểm của sóng âm)
- Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí ban đầu (cân bằng) đến vị trí xa nhất.
- Có đề cập đến dao động kí (là thiết bị giúp ta "nhìn thấy" dao động của sóng âm.
- Biên độ dao động là khoảng cách từ đỉnh độ thị và đường cắt ngang đồ thị trên màn hình dao động kí.
Bài Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồntách ra 2 bài riêngchỉ đơn thuần là ghép 2 bài sách cũ lại nhưng có thêm ví dụ, thí nghiệm sinh động hơn.Không có phần vật phản xạ âm tốt, kém mà có thêm phần 1 số hiện tượng về sóng âm (ví dụ).
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Người đánh giá: @Bạch Vân .

Nhìn chung so với sách cũ thì sách mới có thêm phần
tốc độ


Chương 3:Ánh sáng(ứng với quang học của sách cũ)
Không có nhật thực,chỉ có nguyệt thực,sách cũ thì có cả 2 và nghiên cứu chuyên sâu hơn
7.3.png
-"Bóng tối,bóng nửa tối"(cũ) đổi thành "vùng tối,vùng nửa tối"(mới)
-Phản xạ:sách mới bổ sung thêm phần phản xạ khuếch tán
có 1 chú ý nên note cho các bạn là phần kính tiềm vọng không chính xác vì kính hiện tại không dùng gương nữa mà dùng camera(câu này đã được cập nhật trên 12):
7.4.png7.5.png
-Tinh giản hoàn toàn gương cầu lồi và lõm

Chương 4 :Từ trường

so với sách cũ thì sách mới khác hoàn toàn vì cả chương này không có tính toán,nó chỉ nghiên cứu chuyên sâu lí thuyết về về từ trường
ở đây gồm cách điều chế nam châm,thành phần,từ phổ,đường sức từ và ứng dụng(so với sách cũ thì phần này khá là đơn giản )
1 điểm đặc biệt là trong sách mới bài khá dài,nên có lẽ sẽ học chậm và không có bài thực hành mà thực hành kèm trong bài học luôn

Kết luận
2 chương trên không thiên về tính toán mà chỉ tính toán nhẹ nhàng,nếu kiến thức lớp 7 ntn thì khi thi HSG sẽ có đổi mới với phần Tốc(mới hoàn toàn) và phần Điện lại chỉ còn lí thuyết
 
Top Bottom