Nếu mình không lầm thì câu gốc của Hoài Thanh là: "Thích một bài thơ thực chất là thích một con người đồng điệu" Tại sao lại có biến thể này nhỉ? ._. Dù mình công nhận biến thể này chính là lời gợi ý các bạn phân tích Việt Bắc theo chiều sâu của nó. Nhưng biến thể kiểu này thì mình không thích cho lắm.
I. Mở bài:
- Thích một bài thơ là thích một con người có tâm hồn đồng điệu trong bản nhạc trầm bổng của cuộc đời. (Hoặc bạn có thể viết theo cách khác nhưng nghĩa tương đồng như thế.
- Dẫn dắt câu nói của Hoài Thanh (Bạn có thể tra google để tìm câu nói chuẩn xác nhất hoặc là lấy nguyên gốc câu trích của đề bạn làm nhé)
II. Thân bài:
Mình sẽ làm mẫu về cách nhìn, tương tự như thế, bạn làm tiếp về cách nghĩ, một cách xúc cảm, một cách nói nhé. Vì tất cả đều tương tự như thế.
1. Cách nhìn:
- Cách nhìn nhận là một thuật ngữ lý luận, chỉ thái độ, lập trường của người nghệ sĩ trước hiện thực cuộc sống.
- Nó thuộc phạm trù nội dung tư tưởng của tác phẩm, là tấm gương phản chiếu mà người đọc qua đó có thể hiểu được vốn sống, tình cảm và hiện thực mà nhà văn đã chứng kiến
- Nét độc đáo của thi phẩm cũng bắt nguồn từ góc độ khám phá hiện thực riêng của người nghệ sĩ, thông qua thông tiện nghệ thuật - ngọn gió lành làm rung cảm trái tim, đập cùng một nhịp với tác giả
=> Thích một bài thơ ấy cũng chính là thích một cách nhìn
2, 3, 4. Tương tự
5. Minh chứng qua Việt Bắc (Thực ra bạn có thể vừa phân tích vừa đan lồng vào để minh chứng qua Việt Bắc. Nhưng ở đây mình chọn phân tích 4 cái kia trước và dùng Việt Bắc lồng ghép vào con người đồng điệu)
- Chất men đắm say chếnh choáng là cội nguồn gọi thức con chữ, là nhịp cầu nối tâm hồn đồng điệu, là tri kỉ của nghệ sĩ với nghệ sĩ, là tri âm của nghệ sĩ với độc giả
- Một nguồn rung cảm dạt dào mãnh liệt không bao giờ nép mình trong bề ngoài mòn cũ, mỗi tâm hồn cũng ôm trọn bầu cảm xúc khác lạ, độc đáo nhưng thích một bài thơ chính là thích tâm hồn dào dạt tình thương mến thương, cách ngẫm về cuộc sống, v.v Đó chính là sự đồng điệu của tâm hồn.
- Việt Bắc dùng những lời ca dao dân ca, nó thấm vào trong tâm khảm của dân tộc hàng ngàn năm qua. Là bản tình ca hát vang giữa núi rừng, gắn kết giữa người với người, là bản hùng ca về chiến thắng của dân tộc, một bản khải hoàn mà người người đều hòa cùng một nhịp
- Góc nhìn lạc quan, lời hứa hẹn tình người mặn nồng, cảm xúc tiếc nuối xen lẫn tự hào đã in sâu vào trái tim mỗi người khiến ai ai cũng thích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
III. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa lời nhận định.