thắng và bại, khôn và dại trong cuộc sống

T

truongtrang12

Mở bài tự làm ha

Thân bài:
Tổng: KHẳng định mối quan hệ của những trạng thái tình huống của con người, tưởng như rất đối lập nhau. Nếu xem Thắng, bại là một nấc thang trong cuộc sống, thì Khôn, dại có thể xem như là quá trình chạm đến nấc thang ấy.
phân:
( Có hai hướng làm bài, một là chia hẳn một phần để giới thiệu về ý của câu thơ, phần hai là đầy đủ bình luận của bạn. Hai là làm gộp chung, ko cần chia phần để nói tổng quát về câu thơ, mà chỉ chia theo những ý tưởng chính của bạn, hợp lại thành hai hoặc ba luận điểm, tức là ta có tương ứng hai or 3 đoạn văn). Tôi gợi ý cho bạn cách 1
Phần 1: tổng quát về hai cuâ thơ: Giải thích: thắng, bại, khôn, dại. Khẳng định rằng những diễn giải này ko phải là khuôn mẫu, nên từng trường hợp ta có cách xử lí khác nhau. Vd: bạn thấy việc này là khôn, nên làm, nhưng ng ka lại thấy dại, ko nên,... Thêm vd vào). Điệp từ "ai": Đại từ phiếm chỉ, dường như đúc kết thành một quy luậtv...v.. Câu thơ có hai vế đối xứng, thắng đi đôi với bại, khôn đi với dại: quá trình học tập và trau dồi, mắc lỗi và sửa lỗi...
Phần 2:Suy nghĩ của bạn về ý nghĩa thực tiễn trong cuộc sống.
1. Cuộc sống là con đường vô tận, ở đó ta học cách từ hoàn thiện mình, muốn thắng, trc hết phải học cách thua, Muốn khôn phải học cách mắc lỗi. cho vd...Sau mỗi lần ta có dc nhiều kinh nghiệm hơn...
2. (cụ thể hóa) Thắng- bại: Thế nào là thắng-bại theo quan niệm của bản thân? Thái độ như thế nào Vấp ngã để đứng dậy đi tiếp. Học dc gì từ thất bại? Lấy ví dụ
3. Khôn-dại: ý nghĩa gì trong cuộc sống? (Đặt vấn đề mới nếu bạn có khả năng:có phải làm theo mọi người là "khôn"? Thơi nay Thạch Sanh thì ít, Lí Thông thì nhiều, làm việc tốt theo chuẩn mực có phải là "khôn"?). Rút ra thái độ ứng xử đúng đắn
Kết bài: Nhấn mạnh giá trị của sự học hỏi trong đời sống và thành quả đạt dc.
Đây chỉ là ý kiến riêng của tôi, chia phần còn tùy theo suy nghĩ của bạn và việc viết đoạn sao cho hợp ý bạn nữa.
 
T

truongtrang12

Tôi đi trên phố với những bước chân của kẻ mộng du. Tay phải đút sâu vào túi áo nắm chặt mảnh giấy nhỏ cuộn tròn. Chỉ một lát nữa thôi tôi sẽ chìa mảnh giấy nhỏ xíu ấy ra cho nhân viên phòng tài vụ “Thưa cô, em đến nhận học bổng”. 200 nghìn nhân với mười tháng của hai học kỳ, hai triệu - số tiền khổng lồ với một đứa sinh viên cả đời chỉ quen ăn bám vào bố mẹ. Hai triệu – tôi lại tiếp tục làm tính nhẩm - vị chi mua được 200 cuốn với giá đồng hạng 10 nghìn đồng nữa thôi, sau khi có tiền, ngay lập tức tôi sẽ ra cửa hàng sách tổng hợp mỉm cười với cô bán hàng xinh đẹp “Thế chị đã lấy đủ sách cho em chưa? 200 cuốn “Sổ tay người thợ” đấy nhé. Vâng tiền đây. Em chỉ lấy một loại sách này thôi”. Cô bán hàng tươi cười niềm nở “Chị sẽ trừ phần trăm thỏa đáng cho em. Gớm cái loại sách kỹ thuật bán trầy trật mãi, xếp lên xếp xuống cả năm mà mới chỉ bán được gần chục cuốn. Mà mua nhiều thế này chắc em mua cho cơ quan để phát cho công nhân. Dào ôi, công nhân bây giờ ấy mà mấy ai để tâm đến sách vở nâng cao tri thức đâu…”. Tôi lại cảm thấy hình như mình đang bay. Rồi vài ngày sau hẳn bố sẽ ngạc nhiên “Lam này, sách đã bán được gần nửa rồi đây. Thế mà trước đây thấy sách ế bố đã định không bao giờ viết sách nữa. Tâm huyết của cả đời người, tổng hợp biết bao kiến thức và công sức dồn vào 200 trang sách in xong lại không có ai mua. Mỗi lần đến nhà xuất bản người ta lại dành cho mình cái lắc đầu ái ngại. Bây giờ thì khác rồi. Thế mà tay giám đốc cứ kêu ca “sách kỹ thuật dành cho công nhân không có thị trường tiêu thụ, hay là bác dịch tài liệu nhé cháu lên kế hoạch tháng sau phát hành luôn”. Cũng may mà bố không nghe. Bố già rồi phải chắt lọc kiến thức của mình để lại thế hệ sau chứ. Bây giờ thì khác rồi… Sách đã đến được với tay người đọc. Công nhân sẽ đỡ vất vả hơn, họ sẽ có kinh nghiệm hơn trong thao tác”.
Tôi ngập ngừng đứng trước tấm cửa kính có dòng chữ “Phòng tài vụ”. Trái tim đập thình thịch trong ***g ngực, băn khoăn thầm nghĩ. Mình không thể làm thế được, như thế là giả dối và hình ảnh bố say mê ngồi trước tập bản thảo cần mẩn cắt dán, gạch xóa bất kể đêm ngày. Rồi cả Thandieu2g thở dài của bố cùng khuôn mặt hằn sâu nét mệt mỏi “Lam này, có lẽ bố không nên viết sách. Sách mà không có người đọc thì khác gì đống giấy lộn. Chất xám bây giờ phí hoài quá”. Thôi đằng nào cũng liều rồi – tôi tự an ủi mình – hơn nữa điểm mình cao nhất lớp, chỉ thiếu có 1 điểm thôi đáng là bao. Hơn nữa ngoài mình ra không ai có đủ điều kiện để nhận học bổng. Mình không tranh giành với ai cả. Tôi nín thở đẩy cửa phòng. Hơi lạnh từ chiếc máy điều hòa nhiệt độ ập vào mặt làm tôi khẽ rùng mình. Cô tài vụ nhìn tôi từ đầu đến chân với ánh mắt dò xét, buông thõng “Lam à? Thầy chủ nhiệm nhắn em lên văn phòng gặp thầy ngay có việc gấp”.
Tôi rón rén ngồi xuống chiếc ghế đối diện. Thầy đặt bảng điểm xuống bàn, chỉ vào dòng có dấu gạch chân đậm:
- Em xem lại điểm gốc của mình đi. Tại sao lại chênh với điểm báo lên trường để nhận học bổng. Em chia điểm nhầm à?
- Em… - Tôi lắp bắp không thành Thandieu2g.
- Có phải em chia nhầm điểm không? Em cứ mạnh dạn trình bày toàn bộ sự thật đi.
- Em… - Tôi lúng túng. Thoáng lướt qua đầu ý nghĩ hay là mình gật bừa, làm sao mà phát hiện được? Chợt gặp ánh mắt thầy, ánh mắt của sự nghiêm khắc và khoan dung. Hai bàn tay xoắn chặt vào với nhau, đỏ bầm. Trước người thầy đã giảng dạy cho mình những trí thức của nhân loại tôi biết mình không thể nói dối. Lấy hết can đảm tôi nói như người hụt hơi:
- Thưa thầy em đã cố tình khai tăng điểm lên để nhận học bổng.
Thầy giáo ngỡ ngàng:
- Tại sao em lại làm thế? Em là sinh viên giỏi của lớp trong suốt bốn năm liền.
Trường có quy hoạch giữ em ở lại làm cán bộ giảng dạy. Tại sao em lại làm thế?

- Em đã làm tôi quá đỗi bất ngờ và đau lòng. Em là sinh viên luật, lại là sinh viên xuất sắc mà cố ý vi phạm. Thử hỏi công lý làm sao mà tồn tại được với những người đại diện phái luật như em? Thôi em về đi.
Không gian bỗng chùng xuống, căng thẳng. Mẹ thẳng thốt “Tại sao con lại làm thế? Như thế là không trung thực. Con cần hai triệu để làm gì? Nhà mình nghèo nhưng đã bao giờ để con đói khát đâu, sao con không hỏi xin bố mẹ?”. Tôi nhắm mắt, cảm tưởng như thời gian chững lại. Bố lặng lẽ đứng dậy đi về phòng, cái dáng đi lòng khòng như còn thêm xuống bởi gánh nặng của sự muộn phiền. Tôi đưa tay lên chặn ngực. Ngạt thở và bực bội quá đỗi. Mọi vật xung quanh bỗng chao đảo quay tít. Tôi thấy mình chông chênh và chới với, cái cảm giác như người đang đứng kề bên vực thẳm sâu hun hút. “Con cần hai triệu để làm gì? Để làm gì?”. Điệp khúc vang vọng lộng buốt trong đầu. Cổ họng tắc nghẽn. Tôi úp mặt vào hai bàn tay nấc lên. Nước mắt lóng lánh rơi qua kẽ ngón tay. Để làm gì ư? Con chỉ muốn giữ lại niềm tin và sự đam mê trong từng trang sách của bố.
Tôi bàng hoàng đạp xe trên phố. Này nắng, này gió, này bụi… Tình yêu nhìn thẳng vào mắt tôi lạnh lùng “Chính Lam đã làm đổ vỡ mọi niềm tin trong tôi. Tôi thực sự thất vọng”. Mi mắt nặng trĩu, cứng đơ. Xót xa, hoang mang nhận thấy hóa ra mình là một thứ gì đấy thật xấu xa, khủng khiếp. Thản nhiên và dửng dưng tình yêu đóng sập trước mắt tôi cánh cửa của sự cứu rỗi, bịt chặt lại con đường phục thiện… Từng vòng quay, từng vòng quay… tôi ngạc nhiên khi thấy mình không đau đớn, khóc lóc - chỉ trống rỗng, vô cảm. Hoa sấu từng đám li ti tung mình trong gió ào xuống mặt đường. Mắt tôi hoa lên, nhìn trước, nhìn sau, rẽ phải, rẽ trái đâu đâu cũng gặp kỷ niệm. Nhắm mắt lại tôi điên rồ mong ước gì mình được tan ra thành trăm nghìn mảnh vụn cuốn theo cát bụi trần gian, nhẹ nhàng và thanh thản.
Tôi phanh xe, người đổ quị xuống ghi đông. Thẩn thờ và choáng váng. Từng lời, từng chữ như những làn roi quất thẳng vào mặt tôi. Đau buốt. Tại sao lại là đúng lúc này? Giữa lúc tôi hẫng hụt và tự trọng bị tổn thương chứ không phải là bất kỳ khi nào khác. Tôi cần lắm chứ một tấm lòng bao dung và chân thành níu kéo tôi với cuộc sống.
Tôi quỳ gối trước bệ thờ vong linh. Những bức ảnh chân dung kê san sát kế nhau, đủ mọi khuôn mặt, đủ mọi trạng thái - trẻ có, già có, vui vẻ có, âu sầu có. Bà nội tôi cũng là một trong số những vong linh gửi hồn nơi cửa Phật. Qua làn khói hương hình như thấp thoáng ánh mắt hiền hậu của bà. Tôi vẫn thường tìm đến đây sau những chặng đường dài kiệt sức mà không hề đến đích chỉ để mơ hồ nhận thấy hơi hướng của bà. Hồi nhỏ tôi thường theo bà lên chùa nghe sư thầy tụng kinh niệm Phật. Thú thực ngày ấy những pho tượng gỗ luôn làm tôi hoảng sợ, tôi cũng không hiểu nổi tại sao kiếp người lại là bề khổ trầm luân. Tôi chỉ thích tha thẩn nhặt hoa hoàng lan hay nhõng nhẽo đòi vãi già chọc cho chùm roi mọng nước.
Tôi đứng giữa sân chùa. Đêm rằm, trăng lung linh sáng rỡ giữa biển trời sao. Vô thức tôi ngước mắt lên trời dõi tìm vì sao của riêng mình. Còn nhớ ngày xưa bà vẫn hát ru tôi ngủ bằng giai điệu ngọt ngào “Này em, em có biết không ngày em sinh ra đời là một ngày tuyệt vời, một vì sao trên trời xa nhấp nháy mỉm cười với em…”. Thandieu2 sẽ sẵng sàng nắm lấy tay tôi như một sự cảm thông, chia sẻ “Anh tin em Lam ạ”. Tôi cắn chặt môi, mệt mỏi gục đầu vào vai Thandieu2. Òa khóc, Thandieu2 lúng túng vỗ về “Lam không cô độc. Mọi người luôn ở cạnh em”. Tôi im lặng, lòng thầm biết ơn Thandieu2. Anh luôn ở bên tôi, chu đáo và độ lượng. Chính vì thế với anh tôi thấy mình trẻ con ngang ngược. Trước Thandieu2 tôi luôn mang nặng cảm giác mình là người mắc nợ, cái món nợ tình nghĩa mà tôi biết mình sẽ không bao giờ trả nổi. Giá như Thandieu2 đừng quá tốt, giá như tôi có thể dành cho Thandieu2 một thứ tình cảm sâu nặng hơn tình bạn!
Hội đồng kỷ luật họp. Tôi nhận về quyết định đình chỉ học tập một năm. Bỗng chốc tôi trở thành người nổi Thandieu2g. Người cảm thông, nhân từ thì chép miệng “Sao mà dại thế, mấy đồng học bổng đáng là bao”. Người trong sạch, dị ứng với cái xấu thì lắc đầu “Gớm thật! Chuyện này mà còn dám làm thì còn chuyện gì mà nó bỏ qua. Sinh viên xuất sắc à? Thật không hay lại mánh khóe cả?”. Bạn bè ào đến an ủi. Tôi tuyệt vọng, ngán ngẩm với những kiểu đồng cảm được diễn tả bằng những ngôn từ có sức biểu đạt cao. Tôi nhẫn nhục câm nín trong sai lầm của riêng mình. Có những nỗi đau nằm thẳm sâu trong góc tận cùng của trái tim và trở thành nỗi ám ảnh suốt đời. Tôi không thể thanh minh cũng chẳng thể phản bác. Thói đời là vậy. Tôi đã phạm sai lầm, càng không thể trách người ta khắc nghiệt khi họ khinh khi mình.
Hai giờ sáng, bố ngồi cô độc bên chiếc gạt tàn đầy ắp mẩu đầu lọc thuốc lá. Chiếc đèn bàn hắt ra thứ ánh sáng vàng đục. Tôi đứng sau lưng bố, nước mắt chảy dài trên má. Bố khẽ khàng “Hôm qua vô tình mẹ đọc nhật ký của con, bố mẹ đã biết hết rồi. Con hãy xem như đây là một bài học để nhìn lại mình và nhìn vào lòng người. Chỉ có hai loại người không bao giờ mắc sai lầm. Thứ nhất là những người chưa được sinh ra và thứ hai là những người đã chết. Con cần phải nhớ rằng chỉ có thể đạt được mục tiêu bằng những phương pháp đúng. Con đã từng là niềm tự hào và bây giờ con là sự hy vọng duy nhất của bố mẹ”.
Chiều nay tôi đứng trên thành cầu, thả xuống dòng sông những bằng khen, giấy khen – thành quả học tập của sự phấn đấu không ngừng trong suốt 16 năm đi học và thả tung chùm bong bóng sặc sỡ chờ nỗi buồn lên trời. Khi người ta có tuổi trẻ và có nghị lực người ta không có quyền để mất niềm tin. Tôi hiểu sự kỳ vọng của gia đình và những tấm lòng bè bạn là hai sợi dây bền chắc giữ tôi đứng vững. Thandieu2 bảo “Có rất nhiều việc em cần phải làm. Thế giới quả là rộng lớn và luôn ở phía trước em. Thế giới không đổi thay mà chính khả năng, lòng kiên trì của mình”. Và tôi tin Thandieu2 chẳng hề nói sai.
23 tuổi, tôi bắt đầu lại từ những bưới đi chập chững của trẻ lên hai. Vào đời

tham khảo nhé
 
T

thuha_148

URL="http://www.**********/dien-dan/van-hoc/tac-pham-nghi-luan/ban-ve-khon-dai-va-thang-bai-trong-cuoc-song_275477.html"]http://www.**********/dien-dan/van-hoc/tac-pham-nghi-luan/ban-ve-khon-dai-va-thang-bai-trong-cuoc-song_275477.html
http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20080612213532AA4gr1c
Bạn có thể thma khảo thêm ở các trang này, các bài viết ở trên đã khá đầy đủ rồi. Chúc bạn viết bài tốt;)[/COLOR][/SIZE]
 
C

congchualolem_b

Mình có 1 phần thân bài về "thắng" và "bại", phần "khôn" và "dại" mình chưa làm, bn đọc thử xem có đúng hướng hay không và cho mình cái nhận xét nha. Thanks :D

Có ng đã từng nói: "cuộc sốg là một hành trình mà bạn phải bước đi từng bước đầu tiên", trog cuộc hành trình đó sẽ có những lần bn nhảy cẫng lên vì đạt đc những thành côing nào đó hay phải rơi nc mắt khi bị tẽ ngã. Đó là "thắng" và "bại" trong cuộc sống. Nhưng trên thực tế "thắng" và "bại" có ý nghĩa như thế nào? Bản chất của nó ra sao? Có khi nào "thắng" là "bại" mà "bại" là "thắng" k?Phải có những cái nhìn thực sự thấu đáo mơớ có thể trả lời những câu hỏi trên được. Thắng là thành công, kết quả mà ng nào đó phải vượt qua các thử thách,gian lao, khó khăn... bằg cố gắng của mình họ đã vượt qua các đối thủ khác mà về đích trước. Cũng như trong một cuộc chạy đua vậy, bên cạnh yếu tố khoẻ mạnh thì các vận động viên phải có tih thần vững chắc để vượt qua các chướng ngại vật trên đường đua, ai về tới đích sẽ "thắng", còn k thì chấp nhận là "kẻ bại". K phải lúc nào đi đến đc vinh quang cũng là "thắng", có những lúc bn phải đấu tranh vs chính bn, 2 con ng vs 2 bản chất khác nhau đấu đá lẫn nhau để đưa bn đến quyết định cuối cùng . Quyết định đó có thể dẫn đến điều tích cực (bn đã thắng) hay tiêu cực (bn đã thua). Nhưng thắng hay thua đều có thể dẫn đến kết cục tốt đẹp. Vì sao vậy?Thua - bại tức là kẻ bị bỏ lại phía sau và bị ng khác vượt mặt, k thể leo đến đài vinh quang,lúc đó hẳn sẽ có ng gục xuống và oà khóc nức nở. Nếu có ý nghĩa thoáng hơn ta sẽ thấy rằng chính nhữg lần úp mặt khóc đó lại là những bài học trên đường đời vô cùg qúy báu mà nhờ nó con đườg đi của ta sau này sẽ phần nào đỡ vất vả hơn. Bản thân nnhà thơ TH cũng từg là thanh niên, trải qua 1 thời gian dài mới có thể giác ngộ cm thạt đúng đắn,nên ông viết:
"ai chiến thắng mà k hề chiến bại"
câu thơ đâu phải là 1 câu "lí luận suông"mà là những điều thực tế trong cuộc sống. Chính những khó khăn, thách thức và nhữg lần bị trầy xước, va chạm trên đường đời lại có thể đúc kết những kinh nghiệm, cách ứg xử, đối phó vs những tình huống rắc rối để rồi một lúc nào đó bn lại cần đến chúng để làm vũ khí chiến đấu của mình. Bởi thế mà dừg vội nản lòng khi thất bại,phải biết dùng chính thất bại đó để đi đến chiến thắng vì "sau cơn mưa trời lại sáng", đó mới là ý nghĩa đích thực của "thắng","bại" mà câu thơ muốn nói.
 
Last edited by a moderator:
N

ngocthinhdan

đương nhiên rồi vì ngày xưa vẩn thường có câu''thất bại là mẹ thành công''nếu muốn chiến thắng thì ít nhiều củng có thất bại từ đó mà rút ra khinh nghiệm để làm nền tảng chiến thắng
''ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần ''
câu này củng đúng luôn ...hihi vì minh cung đã từng nghe
''một lần vấp là một lần bớt dạy
sống trên đời có dại mới nên khôn''

"Khôn mà láu táu là khôn dại
Dại nhịn tranh cãi là dại khôn
Khôn không tranh tiến là khôn dại
Dại chịu mày mò là dại khôn
Khuyên ai hãy biết trong khôn-dại
Biết được khi dại lúc khi khôn"


"Làm người có dại mới lên khôn
Chớ dại ngây si chớ quá khôn
Khôn được ích mình đừng rẻ dại
Dại thì giữ phận chớ tranh khôn
Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành dại ấy khôn
Khuyên ai giữ tính không khôn dại
Ấy mới ra ngoài tính dại khôn."

Thế sự đua nhau nói dại khôn,
Biết ai là dại, biết ai khôn.
Khôn nghề cờ bạc là khôn dại,
Dại chốn vẵn chương, ấy dại khôn.
Này kẻ nên khôn đều có dại,
Làm người có dại mới nên khôn.
Cái khôn ai cũng khôn là thế,
Mới biết trần gian kẻ dại khôn.

Cha ông ta, nhiều khi khiêm tốn cũng tự nhận mình không "khôn":
"Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao sao!"

Nhưng đấy chỉ là một cách mỉa mai đời mà thôi. Các Cụ đâu có dại? Năm tháng nếm trải mọi cay đắng - ngọt bùi của cuộc đời, mới rút ra được sự "dại" đó. Lớp hậu thế, nhất là khi còn đang ở thời buổi đua chen, đang ở tuổi hăng thi thố để "thiên hạ biêt mình là ai", thì học được chữ "dại" của các Cụ là khó lắm lắm!.. Những kẻ ngu lâu, đâu có được cái cốt cách "dại" đó của Cha Ông!

"Khôn ngoan đến cửa Quan mới biết!" là một kinh nghiệm đánh giá khôn - dại. Kinh nghiệm này cần nhìn ở cả hai phía: phía Quan và phía Dân. Được làm Quan mà không biết tận hưởng "Lộc Vua", là... dại, không khôn! Là Dân mà đến chỗ Công đường không biết biến báo, chạy vạy; không biết "phong bao phong bì", có sao khai thật vậy, thì cũng là kẻ khờ khạo, chứ không khôn!..

Ở cái Thành phố tôi, có tay Nghĩa xe bò nổi tiếng một thời. Suốt đời anh ta chỉ làm nghề kéo xe bò thôi, vậy mà xây được nhà lầu lúc nào không hay! Cái thời mà tất cả đều là nhà "cấp bốn" (một tầng trệt, lợp ngói), thậm chí còn "tranh tre nứa lá", mà nghe tin Nghiã Ngố xây nhà lầu, lấy mẫu tận Thủ đô, thì chả ngạc nhiên làm sao được? Thực khách dự bữa tiệc mừng nhà mới đều là những người khôn ngoan, rất muốn được Nghĩa Ngố giải thích. Rượu vào rồi, Nghĩa mới thủng thẳng: "Có gì đâu, thiên hạ, kể cả các bác đây cũng vậy, đều chỉ thích khoe khôn, chẳng ai chịu nhận mình dại. Thế là Nghĩa này nhận mình dại, mình ngố! Mà đã ngố thì chả thằng khôn nào lại đi tranh dành thiệt hơn với ngố cả, đúng không? Thế là ngố đây vơ tất! Hoá ra chính thiên hạ dại, chính các bác dại, các bác ngố!.. Ngay như cái việc hôm nay, chỉ Nghĩa Ngố này mới dám cả gan làm ngôi nhà lầu to đoành thế này, lại đàng hoàng mở tiệc khao nữa; chứ các bác có của nhiều đến mấy, bố bảo cũng chả dám. Lại không bị thanh tra kiểm tra ngay tắp lự, ấy à! Còn Ngố thì chả ai thèm để ý, chả ai thèm chấp! Ai đi chấp với thằng Ngố kéo xe bò cơ chứ?". Kết thúc buổi tiệc, có người mừng Nghĩa hai câu:
"Khôn như chúng tớ - là khôn dại
Dại kiểu Nghĩa Ngố - ấy dại khôn"!

Vậy ra hai chữ KHÔN, DẠI ở Đời, không phải là chuyện dễ nhận biết!

Nhưng vốn dĩ, xưa nay: Đời chỉ toàn những người tranh khôn, mấy ai "tranh dại" như anh Nghĩa Ngố ở Thành phố tôi? Phải chăng đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của hai chữ NGU LÂU - bởi lẽ những người ngu lâu như chính người viết bài này, đâu có bao giờ tự cho mình là không ... khôn?!.
Vâng! Không khôn thì, trước sóng gió cuộc đời, làm sao tồn tại đến tận bây giờ chứ?!.

Chiến thắng và thất bại rất gần
Sa thải Lão THẤT BẠI
Bộ não con người được xem là một nhà máy sản xuất ý nghĩ. Chịu trách nhiệm chính ở đây là hai ông quản đốc: Chiến Thắng và Thất Bại.
Ông Chiến Thắng đảm nhận dây chuyền sản xuất ý nghĩ tích cực. Ông chuyên đưa ra những lý do giải thích vì sao bạn có thể làm được, vì sao bạn có đủ năng lực, vì sao bạn có thể thành công. Nếu bạn tự nhủ: "Hôm nay sẽ là một ngày dễ chịu" thì kết quả sẽ khác hẳn: thời tiết khô ráo thật dễ chịu, vài người có mũ bảo hiểm khá ngộ nghĩnh, mình sẽ chốt được hợp đồng với ông A,... Và rồi, đó thực sự là một ngày tươi đẹp.
Ngược lại, ông Thất Bại lo sản xuất ý nghĩa tiêu cực. Lão là chuyên gia phát triển những lý do vì sao bạn không thể, vì sao bạn dễ bị đánh bại, vì sao bạn không thích hợp với công việc,... Nếu phát tín hiệu "Hôm nay sẽ là một ngày tồi tệ!". Tôi cam đoan rằng, chỉ trong vòng 30 giây, bạn sẽ nhận được những ý nghĩ đại loại như: thời tiết quá nóng, đường quá đông, sếp khó chịu hơn mọi ngày, khách hàng A không ưa giọng nói của mình,... Tức là, trong khi còn chưa hết ngày, mọi thứ đã trở nên "đen như mực".
Trong hai vị quản đốc, bạn giao việc cho ai nhiều thì quy mô sản xuất của người ấy sẽ ngày càng mở rộng hơn. Cuối cùng, vị này sẽ kiểm soát toàn bộ suy nghĩ của bạn. Vậy điều chúng ta cần làm là gì?
Hãy sa thải lão Thất Bại. Việc đó không tàn nhẫn đâu! Chúng ta chẳng cần lão ấy quanh quẩn bên mình, suốt ngày lải nhải rằng "mình không thể, mình không đủ khả năng, mình sẽ làm hỏng mọi thứ,..."
Dành toàn bộ quy mô nhà máy cho ông Chiến Thắng. Trong mọi trường hợp, hãy yêu cầu ông ấy phục vụ bạn. Ông ấy là chìa khóa mở mọi cánh cửa dẫn đến Thành Công.

Giải thích thế nào là chiến thắng và chiến bại:
- Chiến thắng: là việc vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục tiêu mình đặt ra. Ví dụ học hành chăm chỉ và giành được danh hiệu học sinh giỏi, hay được tham gia vào cuộc thi học sinh giỏi. Chiến thắng là một biểu tượng của sự thành đạt, hạnh phúc và vui tươi.

- Chiến bại: Là những lần thất bại, vấp váp trong cuộc sống của chúng ta. Đó là lần bị điểm 4 môn Toán, lần vấp ngã khi thi tuyển vào đội tuyển học sinh giỏi.
Trong chiến bại luôn có nỗi buồn, có sự ấm ức.

- Mối quan hệ giữa chiến bại và chiến thắng: Người xưa có câu "Thất bại là mẹ thành công". Thất bại cho chúng ta những kinh nghiệm, những khát khao, những bài học, những tiền đề cho chiến thắng!

- Vậy nên, chiến bại và chiến thắng là một quan hệ "Nhân - Quả", và nó giúp chúng ta thấy được chân lý "nhân vô thập toàn" => Không ai là hoàn hảo trên cõi đời này. Ai chiến thắng cũng đã từng kinh qua những thất bại. Nên người ta vẫn nói, nụ cười chiến thắng = vị mặn của nước mắt đau thương của những lần thất bại.
 
Top Bottom