Sử Thăng Long-Hà Nội-1000 năm văn hiến

I

ilovemyfriendforever

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chỉ vài ngày nữa thôi đất nước ta sẽ bước vào Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.Hoà chung với ngày hội thiêng liêng của đất nước mình lập ra topic này để mọi người cùng nhau chia sẻ những kiến thức về Thăng Long xưa và nay hay về những vùng đất đã từng là Kinh đô của nước ta xưa.Là một người dân đất cố đố Ninh Bình,là một người con nước Việt anh hùng mình không khỏi tự hào về đất nước,con người Việt đặc biệt là về thủ đô yêu dấu.Mình lập ra topic này không ngoài mục đích gì hơn là mong tất cả mọi người cùng nhau chia sẻ những kiến thức về thủ đô,cố đô đất nước ta.
Như chúng ta đã biết,Hà Nội chỉ là tên mới đặt chừng hơn 100 năm nay,bắt đầu từ năm 1831,thời Minh Mệnh.tên Thăng Long đã xuất hiện từ đầu thế kỉ XI mới Lý Công Uẩn(1010 khi ông dời đô từ Hoa Lư về đây),nhưng trước đó từ hàng chục thế kỉ,Hà Nội cũng đã từng nhiều lần ghi dấu trên lịch sử.Như trong sự tích Thánh Gióng,hay trong các cuộc kháng chiến của Lý Bí,Lý Thường Kiệt,Trần Quang Khải... là những con người đã làm vẻ vang cho đất nước,cho đất Thăng Long.Hào khí ấy tiếp tục được phát huy trong kháng chiến chống Pháp giữu từng góc phố năm 46,đầu 47 và phát huy lên đỉnh cao chói lọi trong trận Điện Biên Phủ trên không(72)Chúng ta có quyền tự hào về những truyền thống ấy.
Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, hàng bạc,hàng Gai,
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay,
Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy
Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,
Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,
Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,
Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng bông, hàng Bè,
Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,
Quanh đi đến phố hàng Da,
Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.
Phồn hoa thứ nhất Long thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.

Hay tất cả chúng ta đều đã từng nghe qua câu: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An. Chúng ta,những thế hệ trẻ quyết tâm bảo vệ,phát huy nhưng giá trị thiêng liêng ngàn năm ấy.Sau đây để mở màn mình xin đưa ra một câu hỏi nhỏ:tại sao Lý Công Uẩn khi dời đô là lấy tên là Thăng Long.
P/s:mọi người có thể post câu hỏi cũng như các thông tin về Thăng Long hay các thông tin liên quan về các cố đo của nước Việt xưa.
Thanks tất cả.
 
Last edited by a moderator:
T

trifolium

Chuyện cũ kể rằng Sông Hồng khi xưa ăn thông với Hồ Xác Cáo (còn có các tên là Hồ Trâu Vàng, Hồ Lãng Bạc, Hồ Đạp Hối...), điểm nối kết là ở Cửa Sông - Bãi Sậy (tức Hồ Trúc Bạch ngày nay). Năm 1010, Vua Lý Công Uẩn chèo thuyền ngược sông Hồng tới đây thì nhìn thấy một con Rồng bay lên, cho là có điềm tốt. Người ban Chiếu dời đô, lấy tên là Thăng Long và đặt tên cho vùng hồ bao la này là Hồ Dâm Đàm (mù sương). Thành Thăng Long thuở ban mai ấy chỉ vẻn vẹn có 4 km2, ở phía Nam và Đông Nam hồ Dâm Đàm. Để tránh cho kinh thành khỏi bị lũ lụt uy hiếp hàng năm và để tránh cho các làng mạc thôn xóm vùng hạ lưu sông khỏi bị lũ lụt phá huỷ mùa màng, một công trình thuỷ lợi vĩ đại đã diễn ra trong hai triều đại nhà Lý và nhà Trần. Gần 2000 km đê đã mọc lên, cứu đồng bằng Bắc bộ thoát khỏi lũ lụt.

Tại Kinh đô Thăng Long, con đê đã ngăn cách Sông Hồng với Hồ Dâm Đàm. Sang thời hậu Lê, đê Mã Canh nối từ Yên Quang tới Yên Phụ (tức đường Cổ Ngư, đường Thanh Niên sau này) đã được tạo ra để ngăn nốt mối liên hệ giữa hồ Dâm Đàm với Cửa sông Bãi Sậy, hình thành hồ Trúc Bạch tách hẳn khỏi Hồ Tây như ta thấy ngày nay.

Đó là những điều mà hàng ngàn năm qua nhiều người được biết, thỉnh thoảng có người nhắc lại như nhắc tới một truyền thuyết đáng trân trọng, thật thật hư hư, có ai tin hay không tin cũng không sao, bởi đó chỉ là câu chuyện để tưởng niệm người xưa, không mấy can hệ đến cuộc sống thường nhật.

Song, những thông tin mới nhất về cứ liệu lịch sử và cơ sở thực tiễn đã làm cho chúng ta sửng sốt và phải nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc với con mắt hoàn toàn khác:

Một là, bản đồ hệ thống núi non hình rẻ quạt đi từ Tây sang Đông: Dẫy Đông Triều, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm, Hoàng Liên Sơn, Sông Đà và Tam Đảo … đều quy tụ tại Thăng Long. Các dải núi đồng quy như vậy tất tạo nên các luồng khí đồng quy. Các luồng khí tạo thành cơn lốc, xoáy lại, bay lên, tạo nên hình ảnh Rồng bay là hoàn toàn có thật. Có lẽ vua Lý Công Uẩn đã nhìn thấy Rồng thật, không phải giấc mơ, cũng không phải tưởng tượng ra như vậy.

Hai là, toàn bộ các dòng sông đều chảy theo hướng Thìn – Hướng của chòm sao CANG KIM LONG gần như tất cả đều quy tụ về động mạch chủ là Sông Hồng. Sử sách Kim - Cổ - Đông - Tây đều nói đến nền văn minh của các dòng sông. "Văn minh Sông Hồng" là quy tụ các nền văn minh của các dòng sông thì giá trị được tăng lên gấp bội. Đó chính là thế của "NÚI CHẦU - SÔNG TỤ".
thanglong2out1.jpg

Một người uyên bác như vua Lý Công Uẩn, với sự đóng góp trí tuệ của người thầy là Thiền sư Vạn Hạnh, đã sớm phát hiện ra thế đất có cấu trúc Phong Thuỷ quý hiển này thì việc ban chiếu rời Đô về đây, đặt tên Kinh thành Thăng Long là một quyết định vô cùng thông minh và chuẩn xác. Câu chuyện về Cao Biền, quan Đô hộ sứ của vua Nhà Đường đã từng yểm bùa và đã từng thất bại. Cũng như sự thất bại thảm hại của nhiều kẻ có ý đồ xấu sau đó, là lẽ đương nhiên.

Không ai có thể xoay được thế của núi sông trời đất này. Một ngàn năm sắp đến, Thăng Long xưa đã trở thành một Hà Nội phát triển. Đến năm 2020 thì quy mô thành phố sẽ kín cả hai bờ Tả ngạn - Hữu ngạn và thành phố sẽ ôm gọn Hồ Tây và Sông Hồng vào trong lòng. Lúc đó Hồ Tây thực sự là tâm điểm của huyệt đạo quốc gia như xưa kia vua Lý Công Uẩn từng mong muốn.

Trở lại vấn đề phong thuỷ, cấu trúc phong thuỷ này là cấu trúc ổn định và trường tồn. Bởi vậy không ai có thể phá nổi, trừ khi chính ta không biết gìn giữ nên ta tự phá ta. Việc xây dựng những công trình bê tông quá cao, quá to ở những nơi không được phép; việc xây kè cống, lấp hết lối thoát và lưu thông dòng nước… chặn mất các luồng khí vần vũ ở trên cao và các mạch nước lưu thông ở bên dưới thì khó lòng tránh khỏi hậu họa ảnh hưởng đến vài thế hệ con cháu.

Vua Lý Công Uẩn đã có cái nhìn thật sâu, thật xa, từ gần một ngàn năm trước vậy!
 
T

trifolium

Thăng Long-Hà Nội là kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam. Trước khi trở thành kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lý (1010), mảnh đất địa linh nhân kiệt này đã từng là trọng trấn của phong kiến phương Bắc (nhà Tùy 581-618, nhà Đường 618-907).
ha-noi_A2.jpg


1 - Long Đỗ: Truyền thuyết kể rằng, lúc Cao Biền nhà Đường, năm 866, đang đắp thành Đại La, phát hiện thần nhân hiện lên tự xưng là thần Long Đỗ. Do vậy, sử sách thường gọi Thăng Long là đất Long Đỗ.

2 - Tống Bình: Tống Bình là tên đất trị sở của thế lực đô hộ phương Bắc thời Tùy (581-618), Đường (618-907). Trước đó, trị sở đô hộ phương Bắc đóng ở vùng Long Biên (tức Bắc Ninh ngày nay), đến đời Tùy, mới chuyển đến Tống Bình.

3 - Đại La: Theo kiến trúc xưa, kinh đô bao giờ cũng có "tam trùng thành quách": trong cùng là Tử cấm thành (bức thành màu đỏ tía) nơi vua và hoàng tộc ở, giữa là Kinh thành và ngoài cùng là Đại La thành. Năm 866, Cao Biền bồi đắp cho Đại La thành rộng và vững chãi hơn trước. Từ đó, có tên gọi thành Đại La. Bởi thế, trong Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ (1010) có viết: "... Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biền) ở giữa trời đất...".

4 - Thăng Long: Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép: "Mùa thu, tháng 7 năm Canh Tuất (1010), vua từ thành Hoa Lư dời đô ra Kinh phủ thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long". Đây là tên gọi có tính văn chương nhất, gợi cảm nhất trong các tên về Hà Nội.

5 - Đông Đô: Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép: "Mùa hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô".
Trong "Khâm định Việt sử thông giám cương mực" có giải rõ: "Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô".

6 - Đông Quan: Quan quân nhà Minh gọi Thăng Long là Đông Quan với hàm nghĩa kỳ thị Kinh đô của nước ta chỉ được ví là "cửa quan phía Đông" của Nhà nước phong kiến Trung Hoa. Theo sử sách, năm 1408, quân Minh sau khi đánh bại cha con Hồ Quý Ly đã đóng đô ở thành Đông Đô, đổi tên thành Đông Quan.

7 - Đông Kinh: Thời Lê, vì Thanh Hóa có Tây Đô, cho nên gọi thành Thăng Long là Đông Kinh.

8 - Bắc Thành: Đời Tây Sơn (1787-1802) vì kinh đô đóng ở Phú Xuân (Huế), nên gọi Thăng Long là Bắc Thành.

9 - Thăng Long: Năm 1802, vua Gia Long quyết định đóng đô ở Phú Xuân (Huế), không ra Thăng Long. Tên Thăng Long đã có từ lâu đời, nên Gia Long thấy không tiện bỏ đi, vẫn giữ tên Thăng Long, nhưng đổi chữ Long là Rồng thành chữ Long là thịnh vượng, lấy cớ rằng rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây thì không được dùng chữ Long là rồng. Việc thay đổi nói trên xảy ra năm 1805.

10 - Hà Nội: "Năm 1831, vua Minh Mạng đem kinh thành Thăng Long cũ hợp với mấy phủ huyện xung quanh như huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hòa, phủ Lý Nhân và phủ Thường Tín lập thành tỉnh Hà Nội, lấy khu vực kinh thành Thăng Long cũ làm tỉnh lỵ của Hà Nội".
Ngoài những tên chính quy được chép trong sử sách do các triều đại phong kiến Nhà nước Việt Nam đặt ra, Hà Nội còn có những tên gọi không chính quy được dùng trong văn thơ, ca dao... như:
1 - Trường An (Tràng An): Trường An là tên kinh đô của hai triều đại phong kiến thịnh trị vào bậc nhất của Trung Quốc. Tiền Hán (206 trước Công nguyên-8 sau Công nguyên) và Đường (618-907), được các nhà Nho nước ta sử dụng như một danh từ chung chỉ kinh đô, thí dụ:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Trường An.
Chữ Trường An ở đây chỉ kinh đô Thăng Long.
2 - Phượng Thành (Phụng Thành): Đầu thế kỷ 16, Trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh, người Bắc Ninh, viết bài phú Nôm nổi tiếng "Phượng Thành xuân sắc phú" tả cảnh sắc mùa xuân ở thành Phượng tức thành Thăng Long đời Lê. Phượng Thành hay Phụng Thành được dùng trong văn học nước ta để chỉ thành Thăng Long.
3 - Long Biên: Long Biên vốn là vùng đất phát triển của nước ta, là nơi quan lại nhà Hán đóng nhiệm sở ở Giao Châu (tên nước ta lúc bấy giờ).
4 - Long Thành: Long Thành là tên viết tắt chỉ kinh thành Thăng Long. Nhà thơ Ngô Ngọc Du, sau chiến thắng Xuân Kỷ Dậu (1789) có viết bài Long Thành quang phục kỷ thực ghi chép việc khôi phục Long Thành tức thành Thăng Long thời Tây Sơn.
5 - Hà Thành: Tên Hà Thành được dùng nhiều trong thơ ca để chỉ Hà Nội như bài Hà Thành chính khí ca của Nguyễn Văn Giai, Hà Thành hiểu vọng của Ba Giai, v.v...
6 - Hoàng Diệu: Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhiều bài báo đã sử dụng tên Hoàng Diệu để chỉ Hà Nội, tưởng nhớ đến tấm gương lẫm liệt của vị tổng trấn Hoàng Diệu.
Thực ra, còn nhiều từ được dùng trong dân gian để chỉ Thăng Long-Hà Nội như: Kẻ Chợ (Khéo tay hay nghề, đất lề Kẻ Chợ); Kinh Kỳ (Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì phố Hiến); Thượng Kinh (Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh)...
 
K

khoacoi16

chùm ảnh về 1000 năm thăng long hà nội
26-hoa-bieu-tuong-1_gif.gif

8691.jpg

313_1229017992_kantruong.jpg

f45Bachkhoa-thu-Ha-Noi.JPG

24thanglong.jpg

1-HoangthanhThangLong_51_resize.jpg

1 số thông tin về 100 năm thăng long hà nội[/COLOR]
a, lịch sử kinh thành thăng long
Năm 1010, tương truyền khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, hay "rồng bay lên" theo nghĩa Hán Việt. Ngày nay tên Thăng Long còn dùng trong văn chương, trong những cụm từ như "Thăng Long ngàn năm văn vật"... Năm 2010, là kỷ niệm 1 thiên niên kỷ của Thăng Long – Hà Nội.

Năm 1243, nhà Trần tôn tạo sửa đổi và gọi Thăng Long là Long Phượng. Cuối thời Trần, Hồ Quý Ly cho đặt tên là Đông Đô

Năm 1428, Lê Lợi đặt kinh đô tại Thăng Long và đổi tên là Đông Kinh, vào khoảng thế kỷ 16, khi Đông Kinh trở thành một đô thị sầm uất, có cả người Châu Âu đến buôn bán, thì trong dân gian bắt đầu gọi Đông Kinh là Kẻ Chợ. Theo 1 người đã đến kinh đô Thăng Long là ông William Dampier người Anh thì tại đây có tới 20.000 nóc nhà, thường thấp, tường trát bùn và mái lợp rơm. Dù vậy cũng có 1 số nhà xây bằng gạch và lợp ngói.Kinh thành có 2 lâu đài rất tầm thường được dựng bằng gỗ. Hoàng cung được xây dựng nguy nga hơn dù cũng làm bằng gỗ.

Năm 1805, sau khi thống nhất đất nước, nhà Nguyễn đặt kinh đô tại Phú Xuân (Huế) và cho phá thành Thăng Long để xây thành theo phương pháp của phương Tây do kỹ sư Pháp giúp đỡ. Đồng thời vua Gia Long đổi tên chữ Hán của Thăng Long 昇龍, với nghĩa là "rồng bay lên" thành ra từ đồng âm Thăng Long 昇隆, nhưng mang nghĩa là "thịnh vượng"khác nghĩa với thời các triều đại trước, vì cho rằng Thăng Long lúc đó không còn là kinh đô nơi vua ở cho nên không dùng biểu tượng rồng, linh vật tượng trưng cho vương quyền. Gia Long đổi phủ Phụng Thiên thành phủ Hoài Đức, còn tại kinh đô Huế cho lập phủ Thừa Thiên, trực lệ kinh kỳ. Thăng Long 昇隆 tồn tại cho đến thời vua Minh Mạng khi bãi bỏ Bắc Thành tổng trấn và thành lập tỉnh Hà Nội, năm 1831 niên hiệu Minh Mạng thứ 12.

Từ tháng 12 năm 2002 đến nay, trên khu vực thuộc Hoàng thành Thăng Long xưa (khu vực giữa các phố Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Độc Lập, Bắc Sơn ở Hà Nội), các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật trên một diện tích khoảng hơn 19 nghìn m², phát lộ một phức hệ di tích-di vật rất phong phú, đa dạng từ La Thành-Đại La (thế kỉ 7-9) đến thành Thăng Long (thế kỉ 11-18) và thành Hà Nội (thế kỉ 19).
b, đại lễ 1000 năm thăng long hà nội
Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ được tổ chức từ ngày 1 tháng 10 đến ngày 10 tháng 10 năm 2010 ở Việt Nam mà tâm điểm là thủ đô Hà Nội, nhằm kỷ niệm tròn 1000 năm kể từ khi kinh đô Thăng Long chính thức là thủ đô của Việt Nam (được đánh dấu bằng mốc son vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long, nay là Hà Nội). Nhiều công trình được xây dựng cùng các sự kiện đã được tổ chức trong vòng hai năm (2009 và 2010) để chào mừng Đại lễ với các lễ hội văn hóa truyền thống.
 
I

ilovemyfriendforever

Con người Hà NỘi xưa nay nổi tiếng thông minh,tài trí,đặc biệt là người phụ nữ-vừa xinh đẹp vừa tài giỏi.Chúng ta hãy tìm hiểu thử về một tấm gương tiêu biểu nhé:
Nàng HOA:1103,vua Chiêm là Chế Ma Na đem quân sang cướp nước ta,mưu chiếm Địa Lý,Ma Linh,Bố CHính.Dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt đã buộc Chế Ma Na phảỉ nộp lại những đất cũ.
Còn dưới đây là huyền tích vùng Đại Yên(Ba ĐÌnh-Hà NỘi),về nàg Hoa lên 9t đi đánh giặc Ma Na.
Thời Lý có 1 người tên Trần Huấn(quê ở THoá ngày nay).Ông ra kinh TLong dậy học,lấy vợ ở Đại Yên,bà là nhười phụ hiền lành,không tham của người khác.Một đêm bà mộng thấy cụ già hiện lên trao cho viên ngọc quý,tỉnh dậy thấy người thay đổi,từ đó bà có mang,sau sinh ra một người con gái tên là Ngọc Hoa.
Bấy giờ Giặc Ma Na sang xâm lược nc ta,nàg Hoa bấy h mới 9t nhưng là một thiếu nữ xinh xắn.Nàng giả trai vào dự kỳ tuyển binh và đc cùng cha đi đánh giặc.Trong chiến trận,quân ta và địch giao tranh nhiều mà ko phân thắng bại.Nàg Hoa lập kế vờ làm cô gái bán trầu cau đem vào chỗ quân địch.Thấy nàg trôg xinh xắn dễ thương,bọn quân địch xúm quanh gánh hàng đông như kiến,ko phòng bị gì cả.Nàg Hoa thu thạp đc nhiều tin quan trọng của địch.
Nàng lựa thời cơ đến,làm ám hiệu cho quân ta xông vào diệt địch.Quân địch thua to phải bỏ chạy:
Nhất trận hoàn quan,điện Yên vũ trụ,
Cửu linh phá giặc,phù Lý Giang sơn.
(Một trận thắng hồi quân,khiến đất yên tưng bừng vũ trụ-Chín tuổi thơ dẹp giặc,phò nhà Lý bền vữn non sông.)
Cậu bé làng Dóng,3t đánh giặc Ân.Cô bé Đại Yên,9t chống quân Ma Na.
Đúng là huyền thoai!Nhưng mà là huyền thoại đầy hương sắc yêu nước của Hà Nội-Việt Nam.
 
Last edited by a moderator:
T

trifolium

Thăng Long - Hà Nội qua 10 giai đoạn lịch sử tiêu biểu.

Chỉ còn vài ngày nữa là tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. 1000 năm đã trôi qua, biết bao biến cố thăng đã diễn ra trên mảnh đất ngàn năm văn hiến này. Xin điểm lại 10 giai đoạn lịch sử tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội..

129Hanoi238102.jpg

Ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954.

1) Dời đô về Đại La, vua Lý đặt tên là kinh đô Thăng Long


Sau khi lên ngôi năm 1009 tại Hoa Lư Ninh Bình, mùa xuân năm Canh Tuất (1010), Vua Lý Công Uẩn đã dời đô về Đại La và đặt tên cho kinh đô mới là Thăng Long.

Chiếu dời Đô có đoạn viết về thành Đại La khi đó như sau: “Ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.

Quyết định chọn vùng đất mới để làm Kinh đô, vua Lý đã khẳng định được tầm nhìn thời đại của một vị vua của nước Đại Việt, để mưu việc lớn và cho thấy thấy vị thế tầm quan trọng của Kinh đô của một nước.

Sau 1000 năm, kinh đô Thăng Long xưa - Hà Nôi ngày nay, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được UNESCO trao danh hiệu: “Thành phố vì Hòa bình" năm 1999.

2) Ba lần thắng quân Nguyên Mông giải phóng kinh thành Thăng Long

Từ tháng 1/1258 cho đến cuối tháng 4/1288, quân Nguyên Mông xâm chiếm kinh thành Thăng Long 3 lần, cả 3 lần đều bị quân dân nhà Trần 3 lần đánh thắng.

Lần thứ nhất thắng quân Mông Cổ trong trận Đông Bộ Đầu, nay là quận Ba Đình, Hà Nội.

Lần thứ 2, quân Đại Việt lần lượt giành thắng lợi tại cửa Hàm Tử ở Khoái Châu, Hưng Yên, bến Chương Dương (nay ở Thượng Phúc, thuộc Thường Tín), giải phóng Thăng Long.

Lần thứ 3 sau khi chiếm được kinh thành Thăng Long, vì đói và có nguy cơ bị đối phương chia cắt, quân Nguyên bỏ Thăng Long rút quân ra biển. Cánh thủy quân của Nguyên đã bị tiêu diệt hoàn toàn tại sông Bạch Đằng.

Năm 1230, Thăng Long bắt đầu hình thành làng nghề, phố nghề và được chia thành 61 phường. Nền kinh tế công thương nghiệp cũng sản sinh tầng lớp thị dân.

3) Thăng Long đổi thành Đông Đô, Đông Quan - Thời kỳ Bắc thuộc lần tư

Khi Hồ Quý Ly chính thức lên ngôi, lập nên nước Đại Ngu năm 1400, kinh đô mới mang tên Tây Đô, Thăng Long được đổi thành Đông Đô. Nhưng vương triều của nhà Hồ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi. Năm 1406, nhà Minh đưa quân xâm lược, Thăng Long bị chiếm đóng và đổi tên thành Đông Quan. Thời kỳ Bắc thuộc thứ tư bắt đầu từ năm 1407 và kéo dài tới năm 1428.

Thời kỳ Bắc thuộc này tuy không dài bằng, nhưng chính sách đồng hóa và bóc lột được thực hiện mạnh mẽ hơn. Nhà Minh bắt người Việt phải theo kiểu người Trung Quốc, từ cách ăn mặc, học hành, đến việc cúng tế.

Các tài sản quý ở kinh đô như: Sách vở, báu vật đều bị đem về Trung Quốc. Trong số đó có các cuốn sách văn học, lịch sử, binh pháp... có giá trị và đã được truyền lại từ nhiều đời, hầu hết đã trở thành thất truyền ở Đại Việt kể từ đó.

Khoảng 7600 thương gia và nghệ nhân Đại Việt đã bị bắt đưa sang Nam Kinh, thủ đô Trung Quốc thời bấy giờ, trong đó có nghệ nhân chế tạo súng Hồ Nguyên Trừng và nghệ nhân kiến trúc Nguyễn An.

4) Đổi tên là Đông Kinh, Hoàng thành được mở rộng

Sau chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn và liên tiếp chiến thắng ở thành Đông Quan. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế năm 1428, tức là vua Lê Thái Tổ, dựng lên vương triều nhà Lê.

Ông khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long và đổi tên Thăng Long thành Đông Kinh vào năm Thuận Thiên thứ hai (1430), đến 1466 được gọi là phủ Trung Đô. Vào thời kỳ có truyền thuyết Vua Lê trả gươm thần, nay hồ Lục Thuỷ có tên là hồ Hoàn Kiếm.

Hoàng thành Thăng Long dưới thời nhà Lê tiếp tục được mở rộng, khi đó Đông Kinh trở thành một đô thị sầm uất, có cả người Châu Âu đến buôn bán. Trong dân gian bắt đầu gọi Đông Kinh là Kẻ Chợ.

5) Chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa đại phá quân Thanh

Năm 1788, nhà Thanh đưa 29 vạn quân sang xâm lược Đại Việt và chiếm thành Thăng Long. Đầu năm 1789, Nguyễn Huệ lên ngôi Tại Phú Xuân, rồi đưa quân ra Bắc bằng những bước đi thần tốc.

Đúng giao thừa năm Kỷ Dậu, đã mở màn chiến dịch đại phá quân Thanh ngay trên đất Thăng Long, mở cửa vào ở phía Nam và phía Tây. Đánh tan các đồn Hạ Hồi (Thường Tín), Ngọc Hồi (Thanh Trì), mở đường tiến thẳng vào thành Thăng Long.

Sáng mồng 5 Tết Kỷ Dậu, phá vỡ đồn Khương Thượng, thọc sâu vào thành Thăng Long, chủ tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị thất trận, quân sĩ nhà Thanh bỏ chạy qua cầu phao, rút về nước.

Cũng từ đây Thăng Long không còn là là kinh đô, vua Quang Trung đặt là tên gọi Thăng Long là Bắc Thành. Tuy không còn là kinh đô của cả nước, nhưng Bắc Thành và phủ Phụng Thiên vẫn là một trung tâm kinh tế rất phát đạt.

6) Thành lập thành phố Hà Nội


Sau khi diệt triều Tây Sơn, nhà Nguyễn lên nắm quyền vẫ định đô tại Phú Xuân. Từ đó có nhiều công trình kiến trúc của Kinh thành Thăng Long bị triệt phá.

Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng, toàn quốc được chia thành 29 tỉnh, Thăng Long thuộc tỉnh Hà Nội. Khi đó gồm 4 phủ, 15 huyện, nằm giữa sông Hồng và sông Đáy.

Ngày 19/7/1888, Tổng thống Pháp Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội. Theo quy hoạch của người Pháp, Hà Nội sẽ trở thành thủ đô của toàn liên bang Đông Dương và bắt đầu mở rộng đô thị, nhiều đường phố theo ô bàn cờ hinh thành với những công trình kiến trúc theo kiểu dáng Châu Âu. Tuyến Đường sắt xuyên Việt và cầu Long Biên được xây dựng.

7) Việt Nam tuyên bố Độc Lập, Hà Nội trở thành Thủ đô

Bằng cuộc tổng khởi nghĩa giành Chinh quyền, từ ngày 19/8/1945 Việt Minh giành chính quyền tại Hà Nội, sau đó lan rộng ra cả nước, Cách mạng tháng tám thành công.

Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam Độc Lập, chấm dứt sự đô hộ gần 90 năm của quân đội Pháp tại Việt Nam, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế gần 1.000 năm.

8) Ngày 10/10 bộ đội Việt Minh tiếp quản Thủ đô

Tháng 5/1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Gie ne vơ về hoà bình ở việt nam và Đông Dương được ký, Người pháp rút quân về nước. Đó là kết quả của 9 năm kháng chiến chống quân pháp một lần nữa xâm lược nước ta.

Vào 16h chiều ngày 9/10, sau khi người lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên, bộ đội Việt Minh đã kiểm soát được Thành phố. Sáng 10/10 các đoàn quân từ các cửa ô bắt đầu vào tiếp quản Thủ đô. Khoảng 20 vạn nhân dân đã ra đón chào trong không khí vui mừng. Hà Nội tiếp tục giữ vị trí Thủ đô của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vào thời điểm được tiếp quản, thành phố gồm 4 quận nội thành với 34 khu phố, 37.000 dân và 4 quận ngoại thành với 45 xã, 16.000 dân.

9) Thất bại trong tập kích B52 tại Hà Nội, Mỹ rút quân về nước


Từ 18/12 đến 30/12/1972, Hoa Kỳ đã sử dụng máy bay chiến lược B-52 ném bom rải thảm, hòng huỷ diệt Hà Nội. Mỹ đã thả hơn 36.000 tấn bom, vượt quá khối lượng bom đã ném trong toàn bộ thời kì từ 1969 đến 1971.

Trong 12 ngày đêm quân và dân Việt Nam đã bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 chiếc B-52 (có 16 chiếc rơi tại chỗ), 5 chiếc F-111 (có 2 chiếc rơi tại chỗ). Thất bại trong đợt tập kích đường không bằng B52 tại Hà Nội, ngày 27/1/1973 phía Mỹ đã phải ký Hiệp định Paris, kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ngày 29/3/1973, quân nhân Mỹ cuối cùng về nước, chấm dứt mọi sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ đối với vấn đề Việt Nam.

10) Hà Nội mở rộng, là một trong Thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới

Ngày 29/5/2008, với gần 93% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ 1/8 cùng năm.

Theo nghị quyết, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình được nhập về Hà Nội. Từ diện tích gần 1.000 km² và dân số khoảng 3,4 triệu người, Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích trên 3.300 km² và dân số trên 6.232.900 người, nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới.

Việc mở rộng địa giới hành chính, đã mở ra ra triển vọng to lớn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô văn minh hiện đại, nhưng cũng xuất hiện nhiều khó khăn, thách thức.
 
I

ilovemyfriendforever

Hôm này mình có dịp về thăm lại cố đô Hoa Lư.Đây ko fải là lần đtiên mình đc đi thăm Cố Đô bời học kì trc' mình đã đi 2 lần và quê mình cũng ở HLư nữa.Nhưng lần này sao mình có cảm jác lạ,bởi hôm nay các đền thờ Vua Đinh,vua Lê ko đông lắm,không khí rất yên tĩnh,trang nghiêm chứ ko xô bồ như những lần trc',hoặc vì lần này mìh đi vs Thầy jáo,đc nghe thầy kể và jải thik về các di tích,mình thấy khác rất nhiều so vs những lần trc'.Mĩnh đã vào đền Vua Đih nhiều rồi nay mới biết nó xây theo kiểu KT "nội công ngoại quốc",đền Vua Lê thi mang những nét NT Kiến trúc tinh tế nhất của VN vào TK XVII.Và cũng đến hôm nay mình mới đếm hết đc số bậc lên xuống của núi Mã Yên là 275 bậc(có thể xê dịch vài bậc).Và nếu cũng ko có hôm nay chưa chắc mình đã đc vào thăm chùa Nhất trụ(có 1 cột khắc lời chú,2 người ôm mới xuể cái cột ấy).Sau chuến đi này,mình hiểu hơn về Cố Đô Hoa Lư, kinh đô của nc' Đại Cồ Việt ta mgày xưa,cố đô của nc' Việt ta ngày nay cũng là QHương của mình!
Hoà chung không khí 1000 năm Thăng Long,chúc Hà Nội và Ninh Bình nói riêng,chúc đất nc' ta nóic hung ngày một phát triển giàu đẹo,một ngày nào đó sẽ trờ thành những con "rồng vàng".
 
Top Bottom