L
lophocvv
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Thận trọng khi dùng tiếng nước ngoài
Lịch sử Việt Nam với chiều dài ngàn năm là một chuỗi những những khoảnh khắc độc lập ngắn ngũi xem lẫn các thời kỳ lệ thuộc ngoại nhân. Trải qua bao dâu bể, nước Việt nhỏ bé vẫn tồn tại bên bờ Thái Bình Dương như một thách đố trước mộng xâm lăng của biết bao cường quốc. Kiêu hãnh là vậy. Tuy nhiên, dấu ấn của những năm dài nô lệ không thể một sớm một chiều có thể gột rữa khỏi những suy nghĩ và ứng xử của dân ta. Hằn sâu trong tiềm thức, dân ta vẫn cho mình là một dân tộc nhược tiểu, có nền văn hoá nhược tiểu, ngôn ngữ nhược tiểu. Chúng ta vui mừng hãnh diện khi thấy có người ngoại quốc nói tiếng mình, ca nhạc mình. Còn người mình nay sống khắp nơi trên quả địa cầu hàng ngày nói hàng trăm thứ tiếng thì lại là chuyện bình thường. Biểu hiện của tinh thần tự ti dân tộc nhược tiểu đã và đang hiện diện trong xã hội Việt Nam từ rất lâu và vẫn còn ảnh hưởng nặng nề đến ngày nay.
Trong thời kỳ Pháp đô hộ và cả sau này, dân ta vẫn thích các nói pha trộn Việt Pháp như: “moi”, “toi”, “đời,c’est la vie”. Thậm chí trong trường hợp tiếng Việt có đầy đủ từ vựng mô tả như cái “vỏ xe”, “ruột xe đạp”, người ta vẫn cứ thích dùng từ “lốp”“săm”, “dép lốp”v.v…. Thời kỳ lính Mỹ có mặt ở miền Nam thì dân ta dùng bao nhiêu từ ba rọi pha tiếng Mỹ: “ô kê”, “híp pi”, “con ghệ” (girlfriend). Rồi Mỹ đi; Nga Tàu đến, con ông cháu cha nói chuyện chêm toàn tiếng Nga và nay những từ như “hoành tráng”, “sự cố kỹ thuật”… lại lôi ra dùng.
Nói một cách trung dung thì có những trường hợp chúng ta phải giữ nguyên gốc từ nước ngoài để diễn tả, vì không có từ tiếng Việt nào lột tả hết ý tương đương mà tránh hiểu lầm. Trái lai, có những trường hợp tại sao chúng ta phải dùng tiếng nước ngoài trong khi tiếng Việt của chúng ta có đủ từ để diễn tả cùng một sự vật hay hiện tượng. Thêm vào đó, mang hoài bảo làm phong phú tiếng Việt mà lại dịch thuật ngây ngô tiếng nước ngoài sang tiếng Việt rồi sử dụng cẩu thả thì vô hình trung chỉ làm thui chột tiếng mẹ đẻ mà thôi.
Đừng nên dịch những gì ta không thể dịch.
Hãy thử quan sát các nước Âu Mỹ xem người ta giải quyết thế nào đối với các danh từ ngoại quốc? Trong tiếng Anh và tiếng Pháp, người ta tôn trọng các danh từ tên gọi tiếng nước ngoài và họ cố tránh dịch sang tiếng của họ vì như thế sẽ làm mất nghĩa từ gốc. Cách giải quyết này làm cho ngôn ngữ họ thêm phong phú. Lấy từ “Phở” của Việt Nam làm ví dụ. Người Âu Mỹ giữ nguyên từ gốc này và không thích dịch thành “Beef Soup” hoặc “Noodle Soup” . Làm như vậy là vô ích và tạo ra từ vô nghĩa. Thế nên ngày nay, từ “Phở” của Việt Nam đã xuất hiện hầu hết trong các tự điển Anh, Pháp.Tương tự như vậy, tiếng Anh tôn trọng và giữ nguyên từ “Pizza”, “Kabob” (thịt nướng của người Trung Đông), từ “sampan” để chỉ chiếc xuồng tam bản trong tiếng Hán.
Còn nước ta thì sao?
Đối với các từ vựng thông tin kỹ thuật của thế giới, nước ta thiếu rất nhiều từ ngữ tương đương để chuyển dịch vì chúng ta không phải là người phát minh ra các vật dụng ấy. Thay vì chọn phương cách của các nước Âu Mỹ, chúng ta lại cố phiên dịch tiếng nước ngoài ra tiếng mình mặc dù lắm lúc tối nghĩa hơn so với tiếng gốc. Hãy lấy ví dụ các từ ngữ trong lãnh vực computer. Chúng ta dịch chữ “Hardware” là “Phần cứng”. Dĩ nhiên “Software” phải là “Phần Mềm”. Nhưng đến “Firmware” thì dịch là phần gì bây giờ? Rồi kéo theo một lô ware khác như: earthenware, kitchenware …Lỡ dịch “ware” là “phần” rồi, nên sau này đường càng đi càng tối.
Sau đây là một tai nạn nữa trong việc dịch tiếng nước ngoài nhằm làm phong phú tiếng Việt. Đó là: chúng ta phiên âm tiếng nước ngoài này qua dạng phiên âm của tiếng nước ngoài khác. Không ai phủ nhận sự thật rằng văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa rất nặng nề. Từ xưa người Việt Nam nhìn ra thế giới qua lăng kính của người Trung Hoa. Nhưng nếu nhỡ lăng kính nầy méo thì sao? Thì chúng ta nhìn cũng méo luôn.
Chúng ta có biết rằng người Hoa không đọc được âm “R” không?
Tất cả các tên gọi trên thế giới có âm “R” người Hoa đều né hết. Vì vậy, khi dịch từ tiếng gốc (Anh, Pháp) sang tiếng Hoa rồi sang tiếng Việt, chúng ta tạo ra những cái tên mất hẳn nguồn gốc của nó như: “Paris” thành “Ba Lê”; “Romanie” thành “Lỗ Ma Ni”; “Russia” thành “Nga La Tư”. Thậm chí có một từ mà đa số ai cũng nghĩ là từ Hán Việt là từ “Lãng Mạn”, dùng để chỉ một trường phái, một xu hướng sáng tác mô tả nhiều cảm xúc nội tâm, tình yêu nam nữ. Nhưng thật ra từ “Lãng Mạn” này sinh ra do cái tai nạn “người Trung Hoa không đọc được âm “R” trong chữ “Romance”, là tên gọi của trường phái này.
Đừng nên dịch cẩu thả tiếng nước ngoài sang tiếng Việt với hoài bão làm giàu thêm cho tiếng mẹ đẻ.
Điều này hầu như ai cũng nhận thấy. Nó xuất hiện mọi nơi mọi chỗ. Nếu tinh ý chúng ta có thể đóng góp một danh sách thật dài. Tôi chỉ xin nêu ra một ví dụ nhỏ: từ nổi bật nhất phải kể là từ “Ấn Tượng”. Chữ “Ấn Tượng” nghe âm hưởng có vẻ Hán Việt, cao siêu và bác học lắm nhưng kỳ thật nó mang nghĩa rất nôm na của từ “Impress”. Lấy từ nghĩa đen của từ gốc “Press” là đè xuống, nhấn xuống, để lại dấu vết trên một vật gì đó. Từ đó nó sinh ra nghĩa bóng là để lại một hình ảnh trong một khoảng thời gian trong nhận thức của con người. Sáng tạo từ mới từ nguồn gốc như vậy cũng là một sự đột phá khá hay. Còn hơn chữ “Lãng Mạn” sáng tạo ra do tai nạn vì “Ông Tàu không đọc được âm R”. Nhưng cách sử dụng từ “Ấn Tượng” ngày nay thì lại muôn hình vạn trạng, thậm chí xa rời hẳn nghĩa của từ gốc mà mình ngỡ rằng từ đó nó sinh ra, là từ “Impress, Impressed”. Sử dụng vô tội vạ từ “Ấn Tượng” vô hình chung đã làm nghèo đi tiếng Việt phong phú của nước nhà. Ví dụ: “Phần trình diễn của Ca Sĩ … cực kỳ ấn tượng”; “Chị có bộ trang phục vô cùng ấn tượng”… Tại sao không dùng chữ “Trang Nhã”, “Lộng Lẫy”, “Kiêu Sa”,… Nhỡ người ta bắt bẻ hỏi ngược lại: “Này cho tôi biết tôi ấn cái tượng gì trong đầu của bạn. Tượng to hay tượng nhỏ, tượng xấu hay tượng đẹp.”, thì làm sao trả lời?
Vì bản thân từ “Impressed” không hẳn mang nghĩa tốt đẹp, mà nó còn mang nghĩa xấu nữa. Ví dụ như: “Your handwriting is so impressed” - Chữ viết của bạn nhìn một lần là không quên được (Vì nó xấu quá!). Nhưng vì lý do lịch sự người ta dùng chữ này cho nhẹ nhàng một tí.
Hãy nên dùng từ tiếng Việt có sẵn.
“Trăm hay không bằng tay quen”
Cái gì dùng nhiều thì mới trở nên điêu luyện. Sử dụng tiếng nước ngoài cẩu thả để phô trương cũng giống như chúng ta có đôi chân mà không chịu tự bước đi lúc nào cũng ngồi xe lăn, xe điện, thì lâu dần đôi chân sẽ bị teo lại và bất khiển dụng.
Cảm giác mặc cảm tự ti dân tộc nhược tiểu, hay sự phô trương thời thượng lố bịch dễ phát sinh ra một loại ngôn ngữ ba rọi rất khó chịu.
Từ khi còn rất nhỏ, tôi đã đọc qua một quyển sổ tay đức dục có tựa đề là lịch sự. Trong đó có một đoạn nói về quy tắc lịch sự trong sử dụng ngôn ngữ: Nếu trong câu chuyện có ba hay nhiều người tham gia, chúng ta nên sử dụng ngôn ngữ chung cả ba cùng biết. Nếu vì lý do gì đó mà phải sử dụng ngôn ngữ chỉ có hai người thông thạo, chúng ta phải xin lỗi và xin phép người thứ ba.
Thế thì khi sử dụng ngôn ngữ pha tạp như: “Cô bé Teen này hot quá”, “Anh đang PR bản thân mình nhiều quá”, “Cho em thank anh một cái nha”, thì quả thật nó làm khó chịu cho cả người biết tiếng Anh và người rành tiếng Việt. Cách nói đó không mang lại sự hãnh diện gì mà đôi khi trở thành hợm hĩnh và lố bịch. Vì theo quy tắc lịch sự, người sử dụng ngôn ngữ ấy phải xin lỗi và xin phép người đối diện khi sử dụng một loại ngôn ngữ không giống ai.
Khi dùng tiếng nước ngoài trên mặt báo, các nhật báo Anh hay Pháp ngữ cũng có sử dụng tiếng nước khác nhưng phải đóng mở ngoặc để chú thích nghĩa. Ví dụ: “….Pho (a traditional Vietnamese beef soup)….” rồi sau đó mới sử dụng chữ “Pho” trong phần sau của bài viết. Đó là một quy tắc lịch sự xem như một lời xin lỗi và xin phép độc giả của tờ báo. Còn nếu viết báo mà cứ đưa teen, hot, … loạn cào cào bất cần độc giả thì chẳng khác nào để hở sự thiếu văn hóa, thiếu lịch sự của tờ báo mình cho người ta đánh giá.
Không riêng gì người trong nước, người Việt mới ra sinh sống ở nước ngoài cũng bị hậu quả của tâm lý tự ti dân tộc nhược tiểu. Tôi đã bao lần chứng kiến cảnh cha mẹ dẫn con cái vào quán ăn Việt Nam tại nước ngoài. Con cái hỏi họ bằng tiếng Việt, cha mẹ trả lời lại bằng tiếng Anh, tiếng Pháp. Tôi rất lấy làm lạ với trường hợp ngược ngạo này. Tôi thắc mắc hoài và cuối cùng cũng được họ đưa ra các câu trà lời sau đây:
- Trả lời tiếng Việt sợ tụi nhỏ nó không hiểu.
- Nói tiếng Việt nhiều quá sợ tụi nhỏ nó không giỏi tiếng Anh rồi vô trường không theo kịp chúng bạn.
- Nhân có tụi nhỏ, mình tập tiếng Anh luôn, chứ già rồi đâu có cơ hội vô trường học tiếng Anh. Âu cũng là có ông thầy con ở nhà.
Dù trả lời thế nào đi nữa hành động này cũng làm thui chột tiếng mẹ đẻ của cả một thế hệ. Ngược lại tôi có người bạn, anh ta nhất định không dạy tiếng Mỹ cho con một chữ nào cả trước khi cháu vô Nhà Trẻ. Trong tuần lễ đầu ở Nhà Trẻ, cô giáo Mỹ gặp nhiều rắc rối với cháu này. Nhờ thằng bé lấy cái tô thì nó mang đến cái đĩa. Cô giáo Mỹ gặp anh hỏi nửa đùa nửa trách: “Hình như ông không dạy cho cháu một chữ tiếng Mỹ nào cả ở nhà thì phải?”. Anh trả lời hóm hỉnh: “Bà chuyên môn lĩnh vực này thì bà dạy hay hơn tôi chứ”; “Ai mà vô võ đường Nhu Đạo để học Thái Cực Đạo bao giờ?”. Còn trả lời cho tôi thì anh nói: “Tụi mình 7, 8 tuổi cha mẹ mới đưa vô trường Tây. Ra khỏi trường ,về nhà toàn nói tiếng Việt, thế mà sau này mình nói tiếng Tây cua đầm cũng như nhóe”
Mà anh nói đúng thật. Chỉ 1 năm sau, con anh chấm dứt lớp ESL (Anh văn cho người ngoại quốc) và học nhất lớp về Reading. Vậy là nhờ quyết định sáng suốt của anh mà cháu nay biết đọc, biết viết cả hai tiếng Việt - Mỹ.
Lịch sử Việt Nam với chiều dài ngàn năm là một chuỗi những những khoảnh khắc độc lập ngắn ngũi xem lẫn các thời kỳ lệ thuộc ngoại nhân. Trải qua bao dâu bể, nước Việt nhỏ bé vẫn tồn tại bên bờ Thái Bình Dương như một thách đố trước mộng xâm lăng của biết bao cường quốc. Kiêu hãnh là vậy. Tuy nhiên, dấu ấn của những năm dài nô lệ không thể một sớm một chiều có thể gột rữa khỏi những suy nghĩ và ứng xử của dân ta. Hằn sâu trong tiềm thức, dân ta vẫn cho mình là một dân tộc nhược tiểu, có nền văn hoá nhược tiểu, ngôn ngữ nhược tiểu. Chúng ta vui mừng hãnh diện khi thấy có người ngoại quốc nói tiếng mình, ca nhạc mình. Còn người mình nay sống khắp nơi trên quả địa cầu hàng ngày nói hàng trăm thứ tiếng thì lại là chuyện bình thường. Biểu hiện của tinh thần tự ti dân tộc nhược tiểu đã và đang hiện diện trong xã hội Việt Nam từ rất lâu và vẫn còn ảnh hưởng nặng nề đến ngày nay.
Trong thời kỳ Pháp đô hộ và cả sau này, dân ta vẫn thích các nói pha trộn Việt Pháp như: “moi”, “toi”, “đời,c’est la vie”. Thậm chí trong trường hợp tiếng Việt có đầy đủ từ vựng mô tả như cái “vỏ xe”, “ruột xe đạp”, người ta vẫn cứ thích dùng từ “lốp”“săm”, “dép lốp”v.v…. Thời kỳ lính Mỹ có mặt ở miền Nam thì dân ta dùng bao nhiêu từ ba rọi pha tiếng Mỹ: “ô kê”, “híp pi”, “con ghệ” (girlfriend). Rồi Mỹ đi; Nga Tàu đến, con ông cháu cha nói chuyện chêm toàn tiếng Nga và nay những từ như “hoành tráng”, “sự cố kỹ thuật”… lại lôi ra dùng.
Nói một cách trung dung thì có những trường hợp chúng ta phải giữ nguyên gốc từ nước ngoài để diễn tả, vì không có từ tiếng Việt nào lột tả hết ý tương đương mà tránh hiểu lầm. Trái lai, có những trường hợp tại sao chúng ta phải dùng tiếng nước ngoài trong khi tiếng Việt của chúng ta có đủ từ để diễn tả cùng một sự vật hay hiện tượng. Thêm vào đó, mang hoài bảo làm phong phú tiếng Việt mà lại dịch thuật ngây ngô tiếng nước ngoài sang tiếng Việt rồi sử dụng cẩu thả thì vô hình trung chỉ làm thui chột tiếng mẹ đẻ mà thôi.
Đừng nên dịch những gì ta không thể dịch.
Hãy thử quan sát các nước Âu Mỹ xem người ta giải quyết thế nào đối với các danh từ ngoại quốc? Trong tiếng Anh và tiếng Pháp, người ta tôn trọng các danh từ tên gọi tiếng nước ngoài và họ cố tránh dịch sang tiếng của họ vì như thế sẽ làm mất nghĩa từ gốc. Cách giải quyết này làm cho ngôn ngữ họ thêm phong phú. Lấy từ “Phở” của Việt Nam làm ví dụ. Người Âu Mỹ giữ nguyên từ gốc này và không thích dịch thành “Beef Soup” hoặc “Noodle Soup” . Làm như vậy là vô ích và tạo ra từ vô nghĩa. Thế nên ngày nay, từ “Phở” của Việt Nam đã xuất hiện hầu hết trong các tự điển Anh, Pháp.Tương tự như vậy, tiếng Anh tôn trọng và giữ nguyên từ “Pizza”, “Kabob” (thịt nướng của người Trung Đông), từ “sampan” để chỉ chiếc xuồng tam bản trong tiếng Hán.
Còn nước ta thì sao?
Đối với các từ vựng thông tin kỹ thuật của thế giới, nước ta thiếu rất nhiều từ ngữ tương đương để chuyển dịch vì chúng ta không phải là người phát minh ra các vật dụng ấy. Thay vì chọn phương cách của các nước Âu Mỹ, chúng ta lại cố phiên dịch tiếng nước ngoài ra tiếng mình mặc dù lắm lúc tối nghĩa hơn so với tiếng gốc. Hãy lấy ví dụ các từ ngữ trong lãnh vực computer. Chúng ta dịch chữ “Hardware” là “Phần cứng”. Dĩ nhiên “Software” phải là “Phần Mềm”. Nhưng đến “Firmware” thì dịch là phần gì bây giờ? Rồi kéo theo một lô ware khác như: earthenware, kitchenware …Lỡ dịch “ware” là “phần” rồi, nên sau này đường càng đi càng tối.
Sau đây là một tai nạn nữa trong việc dịch tiếng nước ngoài nhằm làm phong phú tiếng Việt. Đó là: chúng ta phiên âm tiếng nước ngoài này qua dạng phiên âm của tiếng nước ngoài khác. Không ai phủ nhận sự thật rằng văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa rất nặng nề. Từ xưa người Việt Nam nhìn ra thế giới qua lăng kính của người Trung Hoa. Nhưng nếu nhỡ lăng kính nầy méo thì sao? Thì chúng ta nhìn cũng méo luôn.
Chúng ta có biết rằng người Hoa không đọc được âm “R” không?
Tất cả các tên gọi trên thế giới có âm “R” người Hoa đều né hết. Vì vậy, khi dịch từ tiếng gốc (Anh, Pháp) sang tiếng Hoa rồi sang tiếng Việt, chúng ta tạo ra những cái tên mất hẳn nguồn gốc của nó như: “Paris” thành “Ba Lê”; “Romanie” thành “Lỗ Ma Ni”; “Russia” thành “Nga La Tư”. Thậm chí có một từ mà đa số ai cũng nghĩ là từ Hán Việt là từ “Lãng Mạn”, dùng để chỉ một trường phái, một xu hướng sáng tác mô tả nhiều cảm xúc nội tâm, tình yêu nam nữ. Nhưng thật ra từ “Lãng Mạn” này sinh ra do cái tai nạn “người Trung Hoa không đọc được âm “R” trong chữ “Romance”, là tên gọi của trường phái này.
Đừng nên dịch cẩu thả tiếng nước ngoài sang tiếng Việt với hoài bão làm giàu thêm cho tiếng mẹ đẻ.
Điều này hầu như ai cũng nhận thấy. Nó xuất hiện mọi nơi mọi chỗ. Nếu tinh ý chúng ta có thể đóng góp một danh sách thật dài. Tôi chỉ xin nêu ra một ví dụ nhỏ: từ nổi bật nhất phải kể là từ “Ấn Tượng”. Chữ “Ấn Tượng” nghe âm hưởng có vẻ Hán Việt, cao siêu và bác học lắm nhưng kỳ thật nó mang nghĩa rất nôm na của từ “Impress”. Lấy từ nghĩa đen của từ gốc “Press” là đè xuống, nhấn xuống, để lại dấu vết trên một vật gì đó. Từ đó nó sinh ra nghĩa bóng là để lại một hình ảnh trong một khoảng thời gian trong nhận thức của con người. Sáng tạo từ mới từ nguồn gốc như vậy cũng là một sự đột phá khá hay. Còn hơn chữ “Lãng Mạn” sáng tạo ra do tai nạn vì “Ông Tàu không đọc được âm R”. Nhưng cách sử dụng từ “Ấn Tượng” ngày nay thì lại muôn hình vạn trạng, thậm chí xa rời hẳn nghĩa của từ gốc mà mình ngỡ rằng từ đó nó sinh ra, là từ “Impress, Impressed”. Sử dụng vô tội vạ từ “Ấn Tượng” vô hình chung đã làm nghèo đi tiếng Việt phong phú của nước nhà. Ví dụ: “Phần trình diễn của Ca Sĩ … cực kỳ ấn tượng”; “Chị có bộ trang phục vô cùng ấn tượng”… Tại sao không dùng chữ “Trang Nhã”, “Lộng Lẫy”, “Kiêu Sa”,… Nhỡ người ta bắt bẻ hỏi ngược lại: “Này cho tôi biết tôi ấn cái tượng gì trong đầu của bạn. Tượng to hay tượng nhỏ, tượng xấu hay tượng đẹp.”, thì làm sao trả lời?
Vì bản thân từ “Impressed” không hẳn mang nghĩa tốt đẹp, mà nó còn mang nghĩa xấu nữa. Ví dụ như: “Your handwriting is so impressed” - Chữ viết của bạn nhìn một lần là không quên được (Vì nó xấu quá!). Nhưng vì lý do lịch sự người ta dùng chữ này cho nhẹ nhàng một tí.
Hãy nên dùng từ tiếng Việt có sẵn.
“Trăm hay không bằng tay quen”
Cái gì dùng nhiều thì mới trở nên điêu luyện. Sử dụng tiếng nước ngoài cẩu thả để phô trương cũng giống như chúng ta có đôi chân mà không chịu tự bước đi lúc nào cũng ngồi xe lăn, xe điện, thì lâu dần đôi chân sẽ bị teo lại và bất khiển dụng.
Cảm giác mặc cảm tự ti dân tộc nhược tiểu, hay sự phô trương thời thượng lố bịch dễ phát sinh ra một loại ngôn ngữ ba rọi rất khó chịu.
Từ khi còn rất nhỏ, tôi đã đọc qua một quyển sổ tay đức dục có tựa đề là lịch sự. Trong đó có một đoạn nói về quy tắc lịch sự trong sử dụng ngôn ngữ: Nếu trong câu chuyện có ba hay nhiều người tham gia, chúng ta nên sử dụng ngôn ngữ chung cả ba cùng biết. Nếu vì lý do gì đó mà phải sử dụng ngôn ngữ chỉ có hai người thông thạo, chúng ta phải xin lỗi và xin phép người thứ ba.
Thế thì khi sử dụng ngôn ngữ pha tạp như: “Cô bé Teen này hot quá”, “Anh đang PR bản thân mình nhiều quá”, “Cho em thank anh một cái nha”, thì quả thật nó làm khó chịu cho cả người biết tiếng Anh và người rành tiếng Việt. Cách nói đó không mang lại sự hãnh diện gì mà đôi khi trở thành hợm hĩnh và lố bịch. Vì theo quy tắc lịch sự, người sử dụng ngôn ngữ ấy phải xin lỗi và xin phép người đối diện khi sử dụng một loại ngôn ngữ không giống ai.
Khi dùng tiếng nước ngoài trên mặt báo, các nhật báo Anh hay Pháp ngữ cũng có sử dụng tiếng nước khác nhưng phải đóng mở ngoặc để chú thích nghĩa. Ví dụ: “….Pho (a traditional Vietnamese beef soup)….” rồi sau đó mới sử dụng chữ “Pho” trong phần sau của bài viết. Đó là một quy tắc lịch sự xem như một lời xin lỗi và xin phép độc giả của tờ báo. Còn nếu viết báo mà cứ đưa teen, hot, … loạn cào cào bất cần độc giả thì chẳng khác nào để hở sự thiếu văn hóa, thiếu lịch sự của tờ báo mình cho người ta đánh giá.
Không riêng gì người trong nước, người Việt mới ra sinh sống ở nước ngoài cũng bị hậu quả của tâm lý tự ti dân tộc nhược tiểu. Tôi đã bao lần chứng kiến cảnh cha mẹ dẫn con cái vào quán ăn Việt Nam tại nước ngoài. Con cái hỏi họ bằng tiếng Việt, cha mẹ trả lời lại bằng tiếng Anh, tiếng Pháp. Tôi rất lấy làm lạ với trường hợp ngược ngạo này. Tôi thắc mắc hoài và cuối cùng cũng được họ đưa ra các câu trà lời sau đây:
- Trả lời tiếng Việt sợ tụi nhỏ nó không hiểu.
- Nói tiếng Việt nhiều quá sợ tụi nhỏ nó không giỏi tiếng Anh rồi vô trường không theo kịp chúng bạn.
- Nhân có tụi nhỏ, mình tập tiếng Anh luôn, chứ già rồi đâu có cơ hội vô trường học tiếng Anh. Âu cũng là có ông thầy con ở nhà.
Dù trả lời thế nào đi nữa hành động này cũng làm thui chột tiếng mẹ đẻ của cả một thế hệ. Ngược lại tôi có người bạn, anh ta nhất định không dạy tiếng Mỹ cho con một chữ nào cả trước khi cháu vô Nhà Trẻ. Trong tuần lễ đầu ở Nhà Trẻ, cô giáo Mỹ gặp nhiều rắc rối với cháu này. Nhờ thằng bé lấy cái tô thì nó mang đến cái đĩa. Cô giáo Mỹ gặp anh hỏi nửa đùa nửa trách: “Hình như ông không dạy cho cháu một chữ tiếng Mỹ nào cả ở nhà thì phải?”. Anh trả lời hóm hỉnh: “Bà chuyên môn lĩnh vực này thì bà dạy hay hơn tôi chứ”; “Ai mà vô võ đường Nhu Đạo để học Thái Cực Đạo bao giờ?”. Còn trả lời cho tôi thì anh nói: “Tụi mình 7, 8 tuổi cha mẹ mới đưa vô trường Tây. Ra khỏi trường ,về nhà toàn nói tiếng Việt, thế mà sau này mình nói tiếng Tây cua đầm cũng như nhóe”
Mà anh nói đúng thật. Chỉ 1 năm sau, con anh chấm dứt lớp ESL (Anh văn cho người ngoại quốc) và học nhất lớp về Reading. Vậy là nhờ quyết định sáng suốt của anh mà cháu nay biết đọc, biết viết cả hai tiếng Việt - Mỹ.
Trương Thanh Liêm.
[ĐB]: Bài viết đặc biệt do thành viên viết và gửi cho LHVV
[ĐB]: Bài viết đặc biệt do thành viên viết và gửi cho LHVV
Nguồn: http://www.lophocvuive.com