Thăm dò: Đánh giá hộ mình bài này nha!

B

baochau15

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Qua đoạn trích ''Trong lòng mẹ'' em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh.
Bài làm
Có tuổi thơ nào chẳng đầy ắp những kỉ niệm ngọt ngào về tình mẹ , tình quê hương, về mái trường yêu dấu. Nhưng có tuổi thơ đã hóa trang văn, mà mỗi trang ấy là một trang đời về một thời thơ ấu với tuổi thơ đầy cay đắng. Đó chính là hồi kí ''Những ngày thơ ấu'' hiện ra qua dòng chữ đẫm nước mắt của nhà văn Nguyên Hồng. Và có lẽ đoạn trích ''Trong lòng mẹ'' nằm ở chương IV của tác phẩm là gây xúc động nhất. Đoạn trích đã cho ta thấy tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh.
Hồng là một đứa trẻ có tuổi thơ nhiều cay đắng, ít niềm vui. Chú phải sồng trong hoàn cảnh thiếu thốn tình yêu thương: mồ côi cha, xa mẹ, ở với bà cô giàu tiền nhưng lại nghèo tình cảm. Qua đó ta cảm thấy thật thương xót cho hoàn cảnh của chú bé Hồng. Với tuổi thơ đầy cay đắng, tủi cực như thế, tưởng rằng Hồng sẽ bị hư hỏng hoặc trái tim hoang dại của em sẽ bị khô cứng nhưng ngược lại em vẫn dành cho mẹ trọn vẹn tình yêu thương.
Chính vì thế nên Hồng rất thương và thông cảm cho mẹ. Khi bà cô hỏi Hồng: ''Hồng, mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với ****** không?'' thì Hồng nghĩ ngay đến vẻ mặt rầu rầu của mẹ. Hiểu được cái sự chia rẽ tình cảm mẹ con em của bà cô thì Hồng cho rằng mẹ vì nợ nần cùng túng quá mới phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.
Không chỉ thương và thông cảm cho mẹ, Hồng còn đau đớn, uất ức khi nghe bà cô xúc phạm, mỉa mai mẹ mình. Khi biết bà cô có ý gieo rắc vào đầu Hồng những điều làm cho em hoài nghi, khinh miệt và ruồng rẫy mẹ thì lúc đầu em ''im lặng cúi đầu xuống đất, lòng thắt lại, khóe mắt đã cay cay''; qua người cô em biết mình lại có em cùng mẹ khác cha thì nước mắt em ''ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa ở cằm và ở cổ'', em ''cười dài trong tiếng khóc''. Lúc này đây cổ họng em đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng: ''Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi''. Tác giả thật tài tình khi lấy cái cụ thể: ''hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ'' để so sánh với cái trừu tượng: ''những cổ tục phong kiến'' kết hợp với trường từ vựng chỉ hoạt động của răng: cắn, nhai, nghiến đã thể hiện sự căm tức đến tột cùng những cổ tục nặng nề đã đày đọa mẹ mình của Hồng.
Trước những lời mỉa mai của bà cô, Hồng càng khao khát được gặp mẹ để tìm lại tình yêu thương bấy lâu nay em không nhận được. Chính vì khao khát được gặp mẹ nên khi nhìn thấy bóng người giống mẹ thì lập tức em bối rối gọi với theo: ''Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!..'' Trong một thoáng bối rối ấy em sợ là mình nhìn nhầm và nghĩ: ''Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc''. Tác giả đã lấy ''cái ảo ảnh của một dòng nước hiện ra trước con mắt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc'' để so sánh với ''cái lầm'' - nhận nhầm người khác là mẹ. Hình ảnh người bộ hành ngã gục giữa sa mạc vì khát nước'' được so sánh với sự khao khát gặp mẹ của mình đã diễn tả niềm khao khát gặp mẹ đến cháy bỏng. Còn người mẹ, nhà văn so sánh với ''dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm''. Đây là một hình ảnh so sánh đẹp, phù hợp với truyền thống của người Việt Nam bởi mẹ vốn bao dung, hiền hòa như dòng nước tắm mát tâm hồn con người trước nỗi cay đắng của cuộc đời.
Và sự khao khát đến cháy bỏng của Hồng đã được đền đáp: đó không ai khác chính là mẹ của Hồng, em sung sướng đến tột cùng khi nhìn thấy mẹ và được ngồi trong lòng mẹ. Trong cái giây phút huy hoàng ấy, em đã nghĩ: ''Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng''. Hồng muốn bé lại để cảm nhận đước tình yêu thương của mẹ, cảm nhận được những điều mẹ mang đến tuyệt vời như thế nào. Đây chính là giây phút hiếm hoi nhất trong cuộc đời của em, bao nhiêu sầu đau, tủi cực tan biến mất, chỉ còn lại trong em cảm giác được chở che và niềm hạnh phúc. Nhà văn như đang sống lại những cảm giác có thật của những kỉ niệm thời thơ ấu nên tác giả diễn tả bằng một cảm hứng say mê, bằng những rung động tinh tế tạo nên một thế giới đang hồi sinh đầy ắp những kỉ niện dịu dàng của tình mẫu tử.
Qua đoạn trích, tác giả ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp. Tình cảm đó đã giúp Hồng vượt qua bức tường của lễ giáo phong kiến, chiến thắng hiện thực để rồi được hưởng niềm hạnh phúc vô bờ được sống trong tình yêu thương, hơi ấm của mẹ. Nhà văn nói về hoàn cảnh của mình của mình đồng thời khêu gợi ở chúng ta một nhận thức quan trọng: Gia đình là một tổ ấm thiêng liêng. Thật đáng xấu hổ cho những kẻ nào chà đạp lên tình cảm cao quí đó. Ta còn biết nhà văn có lối miêu tả khá chân thực, xúc động diễn biến tâm trạng của Hồng khi được gặp mẹ, được sống trong lòng mẹ. Phải chăng đó chính là tấm lòng nhân đạo của nhà văn, ông luôn hướng ngòi bút về những con người cùng khổ, gần gũi mà ông yêu thương.
Tóm lại, tình yêu thương của chú bé Hồng đối với mẹ thật mãnh liệt. Tình yêu thương đó được thể hiện qua từng cung bậc cảm xúc: thương, nhớ, cảm thông, đau đớn, uất ức, khát khao, sung sướng. Từ đó ta càng trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng và càng thêm yêu kính mẹ hơn.
 
B

bubuchachaabc

Đề bài: Qua đoạn trích ''Trong lòng mẹ'' em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh.
Bài làm
Có tuổi thơ nào chẳng đầy ắp những kỉ niệm ngọt ngào về tình mẹ , tình quê hương, về mái trường yêu dấu. Nhưng có tuổi thơ đã hóa trang văn, mà mỗi trang ấy là một trang đời về một thời thơ ấu với tuổi thơ đầy cay đắng. Đó chính là hồi kí ''Những ngày thơ ấu'' hiện ra qua dòng chữ đẫm nước mắt của nhà văn Nguyên Hồng. Và có lẽ đoạn trích ''Trong lòng mẹ'' nằm ở chương IV của tác phẩm là gây xúc động nhất. Đoạn trích đã cho ta thấy tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh.
Hồng là một đứa trẻ có tuổi thơ nhiều cay đắng, ít niềm vui. Chú phải sồng trong hoàn cảnh thiếu thốn tình yêu thương: mồ côi cha, xa mẹ, ở với bà cô giàu tiền nhưng lại nghèo tình cảm. Qua đó ta cảm thấy thật thương xót cho hoàn cảnh của chú bé Hồng. Với tuổi thơ đầy cay đắng, tủi cực như thế, tưởng rằng Hồng sẽ bị hư hỏng hoặc trái tim hoang dại của em sẽ bị khô cứng nhưng ngược lại em vẫn dành cho mẹ trọn vẹn tình yêu thương.
Chính vì thế nên Hồng rất thương và thông cảm cho mẹ. Khi bà cô hỏi Hồng: ''Hồng, mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với ****** không?'' thì Hồng nghĩ ngay đến vẻ mặt rầu rầu của mẹ.(Chỉ cần một tác động nhỏ là hình ảnh người mẹ tràn về trong kí ức. Không những thế, em luôn vững tin ở mẹ"mặc dầu non một năm ròng...một đồng quà.".) Hiểu được cái sự chia rẽ tình cảm mẹ con em của bà cô thì Hồng cho rằng mẹ vì nợ nần cùng túng quá mới phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.
Không chỉ thương và thông cảm cho mẹ, Hồng còn đau đớn, uất ức khi nghe bà cô xúc phạm, mỉa mai mẹ mình. Khi biết bà cô có ý gieo rắc vào đầu Hồng những điều làm cho em hoài nghi, khinh miệt và ruồng rẫy mẹ thì lúc đầu em ''im lặng cúi đầu xuống đất, lòng thắt lại, khóe mắt đã cay cay''; qua người cô em biết mình lại có em cùng mẹ khác cha thì nước mắt em ''ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa ở cằm và ở cổ'', em ''cười dài trong tiếng khóc''. Lúc này đây cổ họng em đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng: ''Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi''. Tác giả thật tài tình khi lấy cái cụ thể: ''hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ'' để so sánh với cái trừu tượng: ''những cổ tục phong kiến'' kết hợp với trường từ vựng chỉ hoạt động của răng: cắn, nhai, nghiến đã thể hiện sự căm tức đến tột cùng những cổ tục nặng nề đã đày đọa mẹ mình của Hồng.
Trước những lời mỉa mai của bà cô, Hồng càng khao khát được gặp mẹ để tìm lại tình yêu thương bấy lâu nay em không nhận được. Chính vì khao khát được gặp mẹ nên khi nhìn thấy bóng người giống mẹ thì lập tức em bối rối gọi với theo: ''Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!..'' ( Tiếng gọi ấy xuất phát từ trái tim, nó bât ra từ khao khát được gặp mẹ bây lâu nay trong tâm tưởng Hồng...) Trong một thoáng bối rối ấy em sợ là mình nhìn nhầm và nghĩ: ''Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc''. Tác giả đã lấy ''cái ảo ảnh của một dòng nước hiện ra trước con mắt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc'' để so sánh với ''cái lầm'' - nhận nhầm người khác là mẹ. Hình ảnh người bộ hành ngã gục giữa sa mạc vì khát nước'' được so sánh với sự khao khát gặp mẹ của mình đã diễn tả niềm khao khát gặp mẹ đến cháy bỏng. Còn người mẹ, nhà văn so sánh với ''dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm''. Đây là một hình ảnh so sánh đẹp, phù hợp với truyền thống của người Việt Nam bởi mẹ vốn bao dung, hiền hòa như dòng nước tắm mát tâm hồn con người trước nỗi cay đắng của cuộc đời.
Và sự khao khát đến cháy bỏng của Hồng đã được đền đáp: đó không ai khác chính là mẹ của Hồng, em sung sướng đến tột cùng khi nhìn thấy mẹ và được ngồi trong lòng mẹ. Trong cái giây phút huy hoàng ấy, em đã nghĩ: ''Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng''. Hồng muốn bé lại để cảm nhận đước tình yêu thương của mẹ, cảm nhận được những điều mẹ mang đến tuyệt vời như thế nào (Người mẹ như đức mẹ giáng trần. Thế giới của mẹ mang đậm hương hoa và phép màu. Mẹ gặp lại con, con ở trong lòng mẹ. Hai cá thể, hai vũ trụ riêng biệt, bây giờ được hòa vào làm một.). Đây chính là giây phút hiếm hoi nhất trong cuộc đời của em, bao nhiêu sầu đau, tủi cực tan biến mất, chỉ còn lại trong em cảm giác được chở che và niềm hạnh phúc. Nhà văn như đang sống lại những cảm giác có thật của những kỉ niệm thời thơ ấu nên tác giả diễn tả bằng một cảm hứng say mê, bằng những rung động tinh tế tạo nên một thế giới đang hồi sinh đầy ắp những kỉ niện dịu dàng của tình mẫu tử.
Qua đoạn trích, tác giả ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp. Tình cảm đó đã giúp Hồng vượt qua bức tường của lễ giáo phong kiến, chiến thắng hiện thực để rồi được hưởng niềm hạnh phúc vô bờ được sống trong tình yêu thương, hơi ấm của mẹ. Nhà văn nói về hoàn cảnh của mình đồng thời khêu gợi ở chúng ta một nhận thức quan trọng: Gia đình là một tổ ấm thiêng liêng. Thật đáng xấu hổ cho những kẻ nào chà đạp lên tình cảm cao quí đó. Ta còn biết nhà văn có lối miêu tả khá chân thực, xúc động diễn biến tâm trạng của Hồng khi được gặp mẹ, được sống trong lòng mẹ. Phải chăng đó chính là tấm lòng nhân đạo của nhà văn, ông luôn hướng ngòi bút về những con người cùng khổ, gần gũi mà ông yêu thương.
Tóm lại, tình yêu thương của chú bé Hồng đối với mẹ thật mãnh liệt. Tình yêu thương đó được thể hiện qua từng cung bậc cảm xúc: thương, nhớ, cảm thông, đau đớn, uất ức, khát khao, sung sướng. Từ đó ta càng trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng và càng thêm yêu kính mẹ hơn.
Bài viết của bạn hay, có cảm xúc. Tuy nhiên, mình có một số bổ xung nhỏ như trên. Phần đánh giá bạn cũng nên điểm qua nghệ thuật.
 
Top Bottom