Đề thi hóa khối A năm ngoái 2007...

S

scientist

L

loveq4ever

Mình xin post các câu mà bạn hỏi

Câu 10: Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol (rượu) đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết
với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là (cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23)
A. C3H5OH và C4H7OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H7OH và C4H9OH. D. CH3OH và C2H5OH.
Câu 11: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy
đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có
xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:
A. V = 22,4(a - b). B. V = 11,2(a - b). C. V = 11,2(a + b). D. V = 22,4(a + b).
Câu 32: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X
phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là (cho Fe = 56)
A. 80. B. 40. C. 20. D. 60.
Câu 33: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol (rượu) etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng
CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch
X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là (cho H = 1, C = 12, O = 16,
Ca = 40)
A. 550. B. 810. C. 650. D. 750.
Câu 38: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ
với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (ở đktc) gồm hai khí
(đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được
khối lượng muối khan là (cho H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23)
A. 16,5 gam. B. 14,3 gam. C. 8,9 gam. D. 15,7 gam.


Giờ mình đi học đây, tối về mình sẽ chỉ cho bạn cách giải nha!
 
L

loveq4ever

giờ mình xin nêu cách giải của mình cho các câu mà bạn hỏi:
Câu 10:
Áp dụng ĐL BTKL
ROH + Na ----->RONa + 1/2 H2
từ các dữ kiện, áp dụng BTKL tính ra khối lượng H2 , suy ra số mol H2. Theo Pt trên số mol H2 sinh ra bằng 1 nửa số mol ROH nên tính ra số mol ROH. Có tổng số mol 2 rượu rồi, lại có tổng khối lượng đề đã cho. Như vậy tính ra M trung bình, trừ đi 17 (Klq mol của OH-), ra R trung bình. Thế là xong.
Câu 11:
Khi cho HCl vào dung dịch chứa Na2CO3 thì quá trình xảy ra như sau:
- Dung dịch đang chứa rất nhiều ion CO3 2- , lúc đó bắt đầu cho dần dần H+ vào và phản ứng đầu tiên giữa 2 loại ion này phải là
CO3 2- + H+ ------> HCO3- (1)
Vì sao lại thế? Vì ion CO3 2- nhận H+ theo 2 giai đoạn, ban đầu là tạo HCO3-. Khi tất cả ion CO3 2- đã chuyển thành HCO3- mà lại tiếp tục cho H+ vào thì xảy ra phản ứng
HCO3- + H+ ------> H2O + CO2 (2)

Đã có khí bay lên (CO2)chứng tỏ quá trình xảy ra đúng y như trên.
-2 pt (1) và (2) ko xảy ra đồng thời. Mà hết (1) mới đến (2). Tức là đến đây ta nhận định dd X thu được ko thể có CO3 2- mà là HCO3- vẫn đang còn.
như vậy bạn có thể làm tiếp được rùi chứ?
 
G

galaxy186

Câu 11 thì khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Natri Cacbonat thì ban đầu PƯ sẽ sinh ra NaCl và NaHCO3
Sau đó HCl hết thì PỨ sẽ tạo khí
 
L

loveq4ever

Mình muốn nói thêm 1 chút về câu 10. câu này không khó, nhưng phải hiểu ý của đề. thực chất thì Na đem phản ứng là dư, do đó chất rắn thu được có cả muối natri ancolat
và Na dư. Ban đầu đọc đề cứ nghĩ phản ứng vừa đủ, cả hh rượu và Na đều hết , và may ra giải đúng là vì áp dụng ngay cái đl BTKL là cách giải nhanh duy nhất cho bài này thôi.Mình chỉ phát hiện ra được Na dư là vì sau khi thử làm theo cách giải nhanh khác , đó là dùng pp tăng giảm khối lượng như sau :
Nhận thấy từ 1mol ROH ----> 1mol RONa, thực chất là H ra đi và Na thế vào . nên khối lượng thay đổi là trừ 1 thêm 23 :tăng 22g.
do ngộ nhận chất rắn chỉ có RONa mà mình đã tìm số mol rượu như sau
từ 15,6g ROH---->24,5gRONa, tăng 8,9g.
đem 8,9 chia cho 22 sẽ ra số mol hh rượu. Và nó không bằng 0,3.
Vậy là cách tăng giảm này cũng nhanh như BTKL, nhưng nó có hạn chế của nó. Còn BTKL hay hơn vì dù vừa đủ hay dư thì rõ ràng luôn tính đúng số mol H2 .

Như vậy : ĐỂ ÔN THI ĐH CHO TỐT THÌ KHÔNG HẲN NÊN LÀM NHIỀU ĐỀ. Làm ít mà sâu sắc, rút ra kinh nghiệm, phát triển và khái quát bài toán mới là cách ôn luyện thông minh nhất! Phải không ạ? :)
 
L

loveq4ever

Mất công cả buổi ngồi soạn cách giải cho mấy câu còn lại. đến lúc xong xuôi ngon lành post lên thì trang hocmai khỉ gió này nó bắt login chứ!
Thôi copy cách giải của ng khác cho bạn vậy :
Câu 32: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là (cho Fe = 56)
A. 40. B. 60. C. 20. D. 80.
Đáp án: A
Giải.
Fe + H2SO4 ---> FeSO4 + H2 ↑
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 5Fe→2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 +8H2O
nFe = 0,1;nên tính được V
câu 33 :Cho m gam tinh bột lên men thành ancol (rượu) etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là (cho H = 1, C = 12, O = 16,
Ca = 40)
A. 550. B. 810. C. 750. D. 650.
Giải:
(C6H10O5)n --->nC6H12O6 --->2nC2H5OH + 2n CO2 ↑(1)
CO2 + Ca(OH)2 CaCO→3 + H2O (2)
CO2 + CaCO3 + H2O Ca(HCO→3)2 (3)
Ca(HCO3)2 --->CaCO3 + CO2↑ + H2O (4)
cân bằng, tính toán là ra
Câu 38 : Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (ở đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là (cho H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23)
A. 8,9 gam. B. 15,7 gam. C. 16,5 gam. D. 14,3 gam.
Đáp án: D
Giải : Hỗn hợp Z làm xanh giấy quỳ tím ẩm nên có tính bazơ. Với C2H7NO2 có 2 đồng phân CH3COONH4 (muối amoni) và HCOOH3NCH3 (muối amin).
CH3COONH4 + NaOH --->CH3COONa + H2O + NH3 ↑
HCOONH3CH3 + NaOH --->HCOONa + H2O + CH3NH2 ↑
Gọi số mol NH3, CH3NH2 là x,y, giải hệ
 
S

scientist

Thanks pạn loveqever nhìu lém, tại mình chưa suy nghĩ kĩ mà thui hi`hi`bạn làm đúng lém :D >:D<
 
Top Bottom