[TGQT]Sao Mộc 'bắt cóc' sao chổi

nhat010105@gmail.com

Banned
Banned
14 Tháng mười 2017
314
465
61
Quảng Nam
THCS Phan Tây Hồ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cách đây 60 năm, sao Mộc từng ép một sao chổi bay quanh nó bằng lực hút khủng khiếp. Vệ tinh bất đắc dĩ này chỉ phục tùng kẻ khổng lồ trong 12 năm rồi tẩu thoát.
jup-1348858831_480x0.jpg

Sao Mộc và một vệ tinh của nó. Ảnh: free-review.net.

National Geographic mới đây cho biết vào năm 1949 sao Mộc kéo một sao chổi mang tên 147P/Kushida-Muramatsu vào quỹ đạo của nó. Kết quả là sao chổi có đường kính khoảng 400 m đã bay quanh sao Mộc tới năm 1969. Katsuhito Ohtsuka, một nhà khoa học thuộc tổ chức Tokyo Meteor Network, cùng các cộng sự đã tìm ra hiện tượng này. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các kết quả tính toán từ năm 1993 để xác định hành trình của sao chổi.

“Chúng tôi có thể khẳng định rằng sao chổi 147P/Kushida-Muramatsu từng xoay quanh sao Mộc một hoặc hai lần trước khi thoát khỏi lực hút của nó”, David Asher, một chuyên gia của Đài thiên văn Armagh (Anh), phát biểu.

Từ trước tới nay giới thiên văn mới chỉ phát hiện một vệ tinh tạm thời của sao Mộc bị hủy diệt bởi lực hấp dẫn của nó. Vào năm 1994, sao chổi Shoemaker-Levy 9 vỡ tan thành nhiều mảnh và rơi xuống sao Mộc. Người ta cũng vừa quan sát được một cột khói bụi khổng lồ trên hành tinh này vào tháng 7 vừa rồi. Asher cho rằng đó có thể là kết quả của một vụ va chạm với một sao chổi hoặc thiên thạch.

Không giống như sao chổi xấu số Shoemaker-Levy 9, 147P/Kushida-Muramatsu đã thoát khỏi lực hút của sao Mộc. Hiện nó đang xoay quanh mặt trời và gia nhập vành đai thiên thạch của Thái Dương Hệ. Vành đai này nằm giữa quỹ đạo sao Hỏa và sao Mộc.

Nhưng Kushida-Muramatsu không phải là vệ tinh tạm thời cuối cùng của hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời. Giới thiên văn cho rằng, trong khoảng thời gian từ năm 2068 tới 2086, sao chổi 111P/Helin-Roman-Crockett có thể sẽ bị sao Mộc “bắt cóc” và trở thành vệ tinh tạm thời của nó. Sao chổi này sẽ di chuyển xung quanh sao Mộc 6 vòng trước khi thoát ra.

Nhiều người lập luận rằng lực hút của trái đất đủ mạnh để biến một sao chổi hoặc thiên thạch thành vệ tinh tạm thời.

“Có nhiều bằng chứng cho thấy một số vật thể nhỏ trong vũ trụ bị hút về phía địa cầu, nhưng sau đó chúng lại thoát ra. Vì thế, về mặt lý thuyết thì hành tinh của chúng ta có thể có vệ tinh tạm thời”, Asher nói.

Tuy nhiên, những vật thể lớn có thể gây nên thảm họa nếu chúng rơi xuống trái đất. May mắn thay, viễn cảnh đen tối này rất khó xảy ra, bởi những sao chổi hay thiên thạch lớn luôn bị hút về phía sao Mộc. Như vậy, chúng ta có thể nói sao Mộc là một trong những thiên thể bảo vệ nền văn minh trái đất khỏi thảm họa diệt vong.

Mạng
 

Narumi04

Học sinh gương mẫu
Thành viên
23 Tháng tư 2017
1,595
2,069
394
21
Vĩnh Long
THPT Lưu Văn Liệt
Cách đây 60 năm, sao Mộc từng ép một sao chổi bay quanh nó bằng lực hút khủng khiếp. Vệ tinh bất đắc dĩ này chỉ phục tùng kẻ khổng lồ trong 12 năm rồi tẩu thoát.
jup-1348858831_480x0.jpg

Sao Mộc và một vệ tinh của nó. Ảnh: free-review.net.

National Geographic mới đây cho biết vào năm 1949 sao Mộc kéo một sao chổi mang tên 147P/Kushida-Muramatsu vào quỹ đạo của nó. Kết quả là sao chổi có đường kính khoảng 400 m đã bay quanh sao Mộc tới năm 1969. Katsuhito Ohtsuka, một nhà khoa học thuộc tổ chức Tokyo Meteor Network, cùng các cộng sự đã tìm ra hiện tượng này. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các kết quả tính toán từ năm 1993 để xác định hành trình của sao chổi.

“Chúng tôi có thể khẳng định rằng sao chổi 147P/Kushida-Muramatsu từng xoay quanh sao Mộc một hoặc hai lần trước khi thoát khỏi lực hút của nó”, David Asher, một chuyên gia của Đài thiên văn Armagh (Anh), phát biểu.

Từ trước tới nay giới thiên văn mới chỉ phát hiện một vệ tinh tạm thời của sao Mộc bị hủy diệt bởi lực hấp dẫn của nó. Vào năm 1994, sao chổi Shoemaker-Levy 9 vỡ tan thành nhiều mảnh và rơi xuống sao Mộc. Người ta cũng vừa quan sát được một cột khói bụi khổng lồ trên hành tinh này vào tháng 7 vừa rồi. Asher cho rằng đó có thể là kết quả của một vụ va chạm với một sao chổi hoặc thiên thạch.

Không giống như sao chổi xấu số Shoemaker-Levy 9, 147P/Kushida-Muramatsu đã thoát khỏi lực hút của sao Mộc. Hiện nó đang xoay quanh mặt trời và gia nhập vành đai thiên thạch của Thái Dương Hệ. Vành đai này nằm giữa quỹ đạo sao Hỏa và sao Mộc.

Nhưng Kushida-Muramatsu không phải là vệ tinh tạm thời cuối cùng của hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời. Giới thiên văn cho rằng, trong khoảng thời gian từ năm 2068 tới 2086, sao chổi 111P/Helin-Roman-Crockett có thể sẽ bị sao Mộc “bắt cóc” và trở thành vệ tinh tạm thời của nó. Sao chổi này sẽ di chuyển xung quanh sao Mộc 6 vòng trước khi thoát ra.

Nhiều người lập luận rằng lực hút của trái đất đủ mạnh để biến một sao chổi hoặc thiên thạch thành vệ tinh tạm thời.

“Có nhiều bằng chứng cho thấy một số vật thể nhỏ trong vũ trụ bị hút về phía địa cầu, nhưng sau đó chúng lại thoát ra. Vì thế, về mặt lý thuyết thì hành tinh của chúng ta có thể có vệ tinh tạm thời”, Asher nói.

Tuy nhiên, những vật thể lớn có thể gây nên thảm họa nếu chúng rơi xuống trái đất. May mắn thay, viễn cảnh đen tối này rất khó xảy ra, bởi những sao chổi hay thiên thạch lớn luôn bị hút về phía sao Mộc. Như vậy, chúng ta có thể nói sao Mộc là một trong những thiên thể bảo vệ nền văn minh trái đất khỏi thảm họa diệt vong.

Mạng
Từ đó giờ cứ tưởng mỗi bé Trái Đất nhà mình có lực hút :p
May mắn thay, nếu như Trái Đất bị sập, có thể di cư được, ahihi :D
@Hana Sakura @Sophie Hotaru @ctg357
 

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
Di cư qua sao khác ở nhé cậu :p
- Điều kiện: có lực hút, có oxy, có thể phát triển cây cối, thực vật, có đất :v, có nước...v.v
Thế nó là hành tinh nào? Cỡ vài trăm thế kỷ nữa thì năng lượng của Mặt Trời cạn kiệt, mà vũ trụ rất rộng lớn, con người sẽ di cư sang đâu chứ? Mà cũng chưa chắc vài trăm đâu vì môi trường đang bị tàn phá nghiêm trọng đấy thôi. Muốn tìm được hành tinh đó chắc phải khá lâu đó.
 

nguyen duy vuong

Học sinh
Thành viên
24 Tháng mười 2017
112
54
21
18
Hà Nội
Thế nó là hành tinh nào? Cỡ vài trăm thế kỷ nữa thì năng lượng của Mặt Trời cạn kiệt, mà vũ trụ rất rộng lớn, con người sẽ di cư sang đâu chứ? Mà cũng chưa chắc vài trăm đâu vì môi trường đang bị tàn phá nghiêm trọng đấy thôi. Muốn tìm được hành tinh đó chắc phải khá lâu đó.
vậy bạn có biết hãng NASA không?
 

Narumi04

Học sinh gương mẫu
Thành viên
23 Tháng tư 2017
1,595
2,069
394
21
Vĩnh Long
THPT Lưu Văn Liệt
Thế nó là hành tinh nào? Cỡ vài trăm thế kỷ nữa thì năng lượng của Mặt Trời cạn kiệt, mà vũ trụ rất rộng lớn, con người sẽ di cư sang đâu chứ? Mà cũng chưa chắc vài trăm đâu vì môi trường đang bị tàn phá nghiêm trọng đấy thôi. Muốn tìm được hành tinh đó chắc phải khá lâu đó.
Nghe nói hình như lúc trước có tìm ra được hành tinh nào ấy, nhưng hơi xa thì phải :/
 

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
vậy bạn có biết hãng NASA không?
Ai chẳng biết? Nhưng ý mình là thời gian ý, bạn có biết được diện tích của vũ trụ không? Thái Dương Hệ của mình nằm trong một Ngân Hà, mà vũ trụ thì có rất nhiều dải Ngân Hà, trong đó còn có rất nhiều các hệ khác nhau. Đó là chưa kể đến hố đen vũ trụ nữa đó...
 

nguyen duy vuong

Học sinh
Thành viên
24 Tháng mười 2017
112
54
21
18
Hà Nội
Ai chẳng biết? Nhưng ý mình là thời gian ý, bạn có biết được diện tích của vũ trụ không? Thái Dương Hệ của mình nằm trong một Ngân Hà, mà vũ trụ thì có rất nhiều dải Ngân Hà, trong đó còn có rất nhiều các hệ khác nhau. Đó là chưa kể đến hố đen vũ trụ nữa đó...
hãng này đã tìm thấy một hệ mặt trời khác rồi
 

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
hãng này đã tìm thấy một hệ mặt trời khác rồi
Nhưng nó không phù hợp với người Trái Đất do sự chênh lệch về quỹ đạo các hành tinh dẫn tới khả năng cao sẽ nhiều vụ sóng thần liên tiếp diễn ra, năm ngắn ngày lại dài vô tận, lúc nào cũng chạng vạng, chưa kể là các hành tinh quá sát nhau nên dễ khiến chệch quỹ đạo và dễ va vào nhau...
 

nguyen duy vuong

Học sinh
Thành viên
24 Tháng mười 2017
112
54
21
18
Hà Nội
Nhưng nó không phù hợp với người Trái Đất do sự chênh lệch về quỹ đạo các hành tinh dẫn tới khả năng cao sẽ nhiều vụ sóng thần liên tiếp diễn ra, năm ngắn ngày lại dài vô tận, lúc nào cũng chạng vạng, chưa kể là các hành tinh quá sát nhau nên dễ khiến chệch quỹ đạo và dễ va vào nhau...
không đâu, có mặt trời và 3 hành tinh hẳn hoi và nó đang biến tạo thành trái đất mà:D:D
 

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
Last edited by a moderator:

nguyen duy vuong

Học sinh
Thành viên
24 Tháng mười 2017
112
54
21
18
Hà Nội

nhat010105@gmail.com

Banned
Banned
14 Tháng mười 2017
314
465
61
Quảng Nam
THCS Phan Tây Hồ
Đọc hết rồi bae sẽ hiểu
Cách Trái Đất hơn 23 năm ánh sáng, hành tinh mới mở ra hy vọng cho giới khoa học trong việc tìm kiếm nơi định cư mới cho nhân loại.

Trappist-1 là một sao lùn siêu mát, có cự ly cách Mặt Trời khoảng 39 năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Bảo Bình.

Tháng 2/2017, các nhà nghiên cứu phát hiện có 7 hành tinh giống Trái Đất quay quanh ngôi sao này. Đây là ngôi sao có nhiều hành tinh giống Trái Đất nhất so với các hệ hành tinh khác từng được phát hiện.

Niềm hy vọng tìm kiếm ngoại hành tinh
Việc phát hiện hệ thống Trappist-1 vào năm ngoái đã khơi lại hi vọng tìm thấy các hành tinh có thể trở thành nơi cư trú lâu dài cho nhân loại. Nhưng đã có nhiều cuộc tranh luận nổ ra liên quan đến việc liệu hệ hành tinh nằm cách Trái Đất 39 năm ánh sáng này có thật sự là một chỗ trú ngụ an toàn hay không?

Sự không chắc chắn về sự sống trên Trappist-1 đã làm nhiều người thất vọng cho đến khi một thông tin chấn động vừa được công bố gần đây. Các nhà vật lý thiên văn thuộc Trường Đại học Texas ở Arlington (UTA) đã dự đoán sự tồn tại của một hành tinh gần với Trái Đất và giống Trái Đất một cách hoàn toàn tự nhiên.

Hành tinh này chỉ cách Trái Đất 16 năm ánh sáng, nó nằm bên trong hệ sao Gliese 832. Hành tinh mới không chỉ giống Trái Đất mà tính chất của nó cũng rất ổn định.

Gliese-832.jpg

Hành tinh mới được là một trong những nơi tốt nhất mà con người có thể trú ngụ.

Tiến sỹ Suman Satyal - tác giả chính của nghiên cứu và là nhà nghiên cứu vật lý ở UTA phát biểu trên báo chí: "Theo tính toán của chúng tôi, hành tinh giả thuyết này có lẽ có khối lượng gấp 1 đến 15 lần Trái Đất”.

"Đây là bước đột phá quan trọng chứng tỏ sự tồn tại của một hành tinh mới quay quanh một ngôi sao gần với chúng ta. Tiến sĩ Satyal đã chứng minh được rằng hành tinh này có thể duy trì một quỹ đạo ổn định trong khu vực sinh sống của một sao lùn đỏ trong hơn 1 tỷ năm.

Điều này cực kỳ ấn tượng và cho thấy tầm quan trọng của những nhóm nghiên cứu về vũ trụ học thiên thể”, nhà vật lý Alexander Weiss ở UTA phát biểu trong một thông cáo báo chí.

Tiến về phía trước
Tiến sỹ Satyal cho biết: "Sự tồn tại của hành tinh này được củng cố bởi những phân tích về sự ổn định quỹ đạo của hệ thống trong thời gian dài, cùng với đó là động lực quỹ đạo và tín hiệu vận tốc xuyên tâm tổng hợp...

Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về hành tinh mới này, chúng tôi sẽ phải tiếp tục nghiên cứu thêm về tốc độ tín hiệu xuyên tâm cũng như là các phương pháp phân tích cấu trúc hành tinh chuyển tiếp, liên quan trong hệ thống cùng sao Gliese 832".

Đến thời điểm này, người ta vẫn chưa chắc chắn 100% về sự tồn tại của hành tinh mới. Tuy nhiên, những giả thuyết đang được củng cố mạnh mẽ bởi các bằng chứng mà nhóm nghiên cứu đưa ra. Nhưng việc các nhà khoa học chứng minh sự tồn tại của một hành tinh như vậy có ý nghĩa gì với chúng ta?

Càng ngày, những công nghệ cho phép nhân loại khám phá xa hơn và sâu hơn vũ trụ bao la càng được phát triển. Có thể kể đến những tiến bộ của SpaceX tới Sáng kiến đột phá – chúng giúp khoa học nhìn tận vào những góc khuất mà trước đây chúng ta không thể nào chạm tới.

Hành tinh tiềm năng nhất cho sự sống của chúng ta - sao Hỏa "chỉ" cách Trái Đất trung bình 12,5 phút ánh sáng, nên 16 năm ánh sáng của hành tinh mới dường như là một khoảng cách khó chinh phục.

Mặc dù vậy, so với khoảng cách của các ngoại hành tinh tiềm năng khác, hành tinh mới là một trong những nơi tốt nhất mà con người có thể trú ngụ. Vì vậy, các nhà vật lý thiên văn đang nỗ lực để tìm hiểu và nghiên cứu hành tinh mới này.

Việc khám phá vũ trụ là một cuộc hành trình không bao giờ kết thúc mà luôn luôn tiếp tục để củng cố thêm kiến thức và sự tò mò của nhân loại!
Nguồn: Internet
 
  • Like
Reactions: Hiểu Lam
Top Bottom