- 17 Tháng mười một 2017
- 1,525
- 3,788
- 529
- Quảng Nam
- Trung Học Phổ Thông Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Theo các tính toán của NASA thì chúng ta có đến 13 chòm sao nằm trong hoàng đạo. Bên cạnh những chòm sao đã quen tên còn có tên chòm sao Xà Phu (Ophiuchus).
Một số người tin rằng, hoặc giả vờ tin rằng các chòm sao hoàng đạo hiện nay có thể ảnh hưởng đến sự vận động của mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày của họ, tùy thuộc vào chòm sao của ngày sinh nhật mỗi người. Ý tưởng này được gọi là chiêm tinh học, và những người sử dụng các chòm sao hoàng đạo này để tiên đoán được gọi là các nhà chiêm tinh.
Chiêm tinh học không phải là thiên văn học
Thiên văn học là ngành khoa học liên quan đến mọi thứ ở không gian bên ngoài. Các nhà thiên văn học và các nhà khoa học khác biết rầng các ngôi sao nằm cách xa chúng ta nhiều năm ánh sáng không hề có bất kỳ ảnh hưởng nào đến các hoạt động bình thường của nhân loại trên Trái Đất.
Một năm ánh sáng là khoảng cách ánh sáng di chuyển trong một năm Trái Đất. Khoảng cách này bằng 9.461 x 1012 km. Một năm ánh sáng bằng khoảng 25 triệu lần xa hơn so với khoảng cách đến Mặt Trăng, và hơn 60000 lần xa hơn so với khoảng cách đến Mặt Trời. Hãy nhớ rằng trong vũ trụ không có thứ gì di chuyển nhanh hơn ánh sáng.
Chiêm tinh học lại là điều khác. Nó không phải là khoa học. Chưa một ai từng chứng minh rằng chiêm tinh học có thể sử dụng để dự đoán tương lai hay để mô tả một con người chỉ dựa vào mỗi ngày sinh nhật của họ. Mặc dù vậy, cũng như khi đọc các câu chuyện giả tưởng, nhiều người cũng thích thú đọc các "dự đoán chiêm tinh học" hay "tử vi" của họ trên các tờ báo tin tức mỗi ngày.
Các chòm sao và ký hiệu của chúng
Các ký hiệu này đại diện cho một số chòm sao hoàng đạo. Vậy hoàng đạo là gì và những chòm sao này có gì đặc biệt?
Hãy tưởng tượng một đường thẳng nối từ Trái Đất xuyên qua Mặt Trời và đi vào trong không gian rất xa Hệ Mặt Trời của chúng ta, nơi chưa những vì sao. Sau đó, hình dung Trái Đất di chuyển theo quỹ đạo của nó xung quanh Mặt Trời. Đường thẳng tưởng tượng này cũng sẽ quay theo, hướng về những ngôi sao khác nhau khi hoàn tất một vòng quay quanh Mặt Trời - hay hoàn tất một năm. Tất cả những ngôi sao nằm gần với một cái đĩa phẳng tưởng tượng được quét bởi đưởng thẳng tưởng tượng này được cho là nằm trong hoàng đạo.
Các chòm sao trong hoàng đạo đơn giản là những chòm sao mà đường thẳng tưởng tượng này chỉ vào trong hành trình 1 năm của nó.
Lịch sử lâu đời của việc quan sát các ngôi sao
Vào thời cổ đại, các nhà thiên văn học không hiểu đầy đủ cách vận động của Trái Đất, Mặt Trời và các vì sao. Nói cách khác họ không biết rằng Vũ trụ là vô cùng rộng lớn. Nhưng họ đã quan sát chi tiết bầu trời và đã rất cố gắng để tìm ra ý nghĩa của nó.
Nhiều người đã tưởng tượng rằng các chòm sao có thể là những dấu hiệu quan trọng, kể những câu chuyện về các vị thần của họ và các thần thoại khác. Đó không phải là một bước lớn để cho rằng việc thay đổi vị trí của các chòm sao ở các thời điểm khác nhau trong năm có thể quan trọng với con người và các sự kiện trên Trái Đất.
Những người Babylon đã sống hơn 3000 năm trước. Họ chia hoàng đạo thành 12 phần bằng nhau - tương tự như việc cắt bánh pizza thành 12 miếng bằng nhau. Họ chọn 12 chòm sao trong hoàng đạo, mỗi chòm sao thuộc một trong 12 "miếng bánh" này. Do đó, khi Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trời sẽ lần lượt đi qua mỗi phần của hoàng đạo. Khi mà những người Babylon đã có bộ lịch 12 tháng (dựa trên pha của Mặt Trăng), mỗi tháng sẽ có một phần hoàng đạo cho riêng mình.
Nhưng ngay cả khi dựa theo các câu chuyện cổ đại của người Babylon, thì vẫn có 13 chòm sao nằm trong hoàng đạo (Các nền văn hóa và truyền thống khác đã nhận ra lên đến 24 chòm sao trong hoàng đạo). Do đó người Babylon đã chọn một trong số các chòm sao đó là chòm Xà Phu (Ophiuchus) để loại bỏ. Thậm chí sau đó, một số chòm sao trong số 12 chòm sao còn lại vẫn không vừa khớp với các "miếng bánh" và bị chồng lấn lên các "miếng bánh" bên cạnh.
Khi người Babylon đầu tiên sáng tạo ra 12 ký hiện của hoàng đạo, một ngày sinh nằm ở giữa khoảng 23 tháng Bảy và 22 tháng Tám được xem là sinh ra dưới chòm sao Sư Tử (Leo). Ngày nay, sau 3000 năm, bầu trời đã bị dịch chuyển bởi vì trục của Trái Đất (cực bắc) không còn chỉ vào cùng hướng. Do đó, giả sử một người sinh vào ngày 04 tháng Tám sẽ có nghĩa là được sinh ra "dưới ký hiệu của chòm sao" Cự Giải (Cancer) (một chòm sao trước đó), chứ không phải là Sư tử.
Các chòm sao có kích thước và hình dạng khác nhau, do đó Mặt Trời mất các khoảng thời gian khác nhau để đi qua từng chòm sao một. Đường thẳng từ Trái Đất xuyên qua Mặt Trời hướng đến chòm sao Xử Nữ (Virgo) trong 45 ngày, nhưng nó chỉ hướng về chòm sao Bò Cạp (Scorpius) chỉ trong 7 ngày mà thôi. Để sắp xếp gọn gàng các chòm sao này với bộ lịch 12 tháng, người Babylon đã bỏ qua thực tế là Mặt Trời thực sự di chuyển ngang qua 13 chòm sao chứ không phải 12. Sau đó họ phân bổ mỗi chòm sao một khoảng thời gian bằng nhau. Bên cạnh 12 chòm sao hoàng đạo quen thuộc, Mặt Trời cũng đi qua chòm sao Xà Phu trong 18 ngày mỗi năm.
Danh sách 13 chòm sao thuộc khu vực hoàng đạo, theo International Planetarium Society. [1]
NASA không hề thay đổi cung hoàng đạo của bạn
NASA nghiên cứu thiên văn học chứ không phải chiêm tinh học.
Trên thực tế, mọi thứ bắt nguồn từ một trang web kiến thức vũ trụ dành cho ... trẻ em![2] NASA đã đưa ra các giải thích dành cho những đứa trẻ hiếu kỳ rằng các ký hiệu hoàng đạo đã được tạo ra từ 3000 năm trước bởi người Babylon, những người đã liên kết chúng với các chòm sao mà họ quan sát được. Trải qua hàng ngàn năm, vị trí của các chòm sao đó đã bị thay đổi. Điều này có nghĩa là các chòm sao hoàng đạo đó đã không còn ở cùng vị trí như khi những người Babylon cổ đại quan sát bầu trời.
"Chúng tôi không thay đổi bất kỳ cung Hoàng đạo nào, chúng tôi chỉ đang làm toán mà thôi", Dwayne Brown, người phát ngôn của NASA chia sẻ với Gizdomo [3] trong một email. "Bài viết trên trang web Space Place giải thích sự khác nhau giữa chiêm tinh học và thiên văn học, đó từng là một vết tích của lịch sử cổ đại, và chỉ ra rằng khoa học và toán học được thực hiện thông qua các quan sát bầu trời đêm".
Cho dù có nhiều thông tin cáo buộc rằng NASA đang cố gắng thay đổi các cung hoàng đạo tràn lan ở trên mạng internet, thì có một điều bạn cần phải hiểu rằng: NASA vẫn hoàn toàn không hứng thú với cung hoàng đạo của bạn.
Nguồn: NASA Space Place, Gizdomo
Một số người tin rằng, hoặc giả vờ tin rằng các chòm sao hoàng đạo hiện nay có thể ảnh hưởng đến sự vận động của mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày của họ, tùy thuộc vào chòm sao của ngày sinh nhật mỗi người. Ý tưởng này được gọi là chiêm tinh học, và những người sử dụng các chòm sao hoàng đạo này để tiên đoán được gọi là các nhà chiêm tinh.
Chiêm tinh học không phải là thiên văn học
Thiên văn học là ngành khoa học liên quan đến mọi thứ ở không gian bên ngoài. Các nhà thiên văn học và các nhà khoa học khác biết rầng các ngôi sao nằm cách xa chúng ta nhiều năm ánh sáng không hề có bất kỳ ảnh hưởng nào đến các hoạt động bình thường của nhân loại trên Trái Đất.
Một năm ánh sáng là khoảng cách ánh sáng di chuyển trong một năm Trái Đất. Khoảng cách này bằng 9.461 x 1012 km. Một năm ánh sáng bằng khoảng 25 triệu lần xa hơn so với khoảng cách đến Mặt Trăng, và hơn 60000 lần xa hơn so với khoảng cách đến Mặt Trời. Hãy nhớ rằng trong vũ trụ không có thứ gì di chuyển nhanh hơn ánh sáng.
Chiêm tinh học lại là điều khác. Nó không phải là khoa học. Chưa một ai từng chứng minh rằng chiêm tinh học có thể sử dụng để dự đoán tương lai hay để mô tả một con người chỉ dựa vào mỗi ngày sinh nhật của họ. Mặc dù vậy, cũng như khi đọc các câu chuyện giả tưởng, nhiều người cũng thích thú đọc các "dự đoán chiêm tinh học" hay "tử vi" của họ trên các tờ báo tin tức mỗi ngày.
Các chòm sao và ký hiệu của chúng
Các ký hiệu này đại diện cho một số chòm sao hoàng đạo. Vậy hoàng đạo là gì và những chòm sao này có gì đặc biệt?
Hãy tưởng tượng một đường thẳng nối từ Trái Đất xuyên qua Mặt Trời và đi vào trong không gian rất xa Hệ Mặt Trời của chúng ta, nơi chưa những vì sao. Sau đó, hình dung Trái Đất di chuyển theo quỹ đạo của nó xung quanh Mặt Trời. Đường thẳng tưởng tượng này cũng sẽ quay theo, hướng về những ngôi sao khác nhau khi hoàn tất một vòng quay quanh Mặt Trời - hay hoàn tất một năm. Tất cả những ngôi sao nằm gần với một cái đĩa phẳng tưởng tượng được quét bởi đưởng thẳng tưởng tượng này được cho là nằm trong hoàng đạo.
Các chòm sao trong hoàng đạo đơn giản là những chòm sao mà đường thẳng tưởng tượng này chỉ vào trong hành trình 1 năm của nó.
Lịch sử lâu đời của việc quan sát các ngôi sao
Vào thời cổ đại, các nhà thiên văn học không hiểu đầy đủ cách vận động của Trái Đất, Mặt Trời và các vì sao. Nói cách khác họ không biết rằng Vũ trụ là vô cùng rộng lớn. Nhưng họ đã quan sát chi tiết bầu trời và đã rất cố gắng để tìm ra ý nghĩa của nó.
Nhiều người đã tưởng tượng rằng các chòm sao có thể là những dấu hiệu quan trọng, kể những câu chuyện về các vị thần của họ và các thần thoại khác. Đó không phải là một bước lớn để cho rằng việc thay đổi vị trí của các chòm sao ở các thời điểm khác nhau trong năm có thể quan trọng với con người và các sự kiện trên Trái Đất.
Những người Babylon đã sống hơn 3000 năm trước. Họ chia hoàng đạo thành 12 phần bằng nhau - tương tự như việc cắt bánh pizza thành 12 miếng bằng nhau. Họ chọn 12 chòm sao trong hoàng đạo, mỗi chòm sao thuộc một trong 12 "miếng bánh" này. Do đó, khi Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trời sẽ lần lượt đi qua mỗi phần của hoàng đạo. Khi mà những người Babylon đã có bộ lịch 12 tháng (dựa trên pha của Mặt Trăng), mỗi tháng sẽ có một phần hoàng đạo cho riêng mình.
Nhưng ngay cả khi dựa theo các câu chuyện cổ đại của người Babylon, thì vẫn có 13 chòm sao nằm trong hoàng đạo (Các nền văn hóa và truyền thống khác đã nhận ra lên đến 24 chòm sao trong hoàng đạo). Do đó người Babylon đã chọn một trong số các chòm sao đó là chòm Xà Phu (Ophiuchus) để loại bỏ. Thậm chí sau đó, một số chòm sao trong số 12 chòm sao còn lại vẫn không vừa khớp với các "miếng bánh" và bị chồng lấn lên các "miếng bánh" bên cạnh.
Khi người Babylon đầu tiên sáng tạo ra 12 ký hiện của hoàng đạo, một ngày sinh nằm ở giữa khoảng 23 tháng Bảy và 22 tháng Tám được xem là sinh ra dưới chòm sao Sư Tử (Leo). Ngày nay, sau 3000 năm, bầu trời đã bị dịch chuyển bởi vì trục của Trái Đất (cực bắc) không còn chỉ vào cùng hướng. Do đó, giả sử một người sinh vào ngày 04 tháng Tám sẽ có nghĩa là được sinh ra "dưới ký hiệu của chòm sao" Cự Giải (Cancer) (một chòm sao trước đó), chứ không phải là Sư tử.
Các chòm sao có kích thước và hình dạng khác nhau, do đó Mặt Trời mất các khoảng thời gian khác nhau để đi qua từng chòm sao một. Đường thẳng từ Trái Đất xuyên qua Mặt Trời hướng đến chòm sao Xử Nữ (Virgo) trong 45 ngày, nhưng nó chỉ hướng về chòm sao Bò Cạp (Scorpius) chỉ trong 7 ngày mà thôi. Để sắp xếp gọn gàng các chòm sao này với bộ lịch 12 tháng, người Babylon đã bỏ qua thực tế là Mặt Trời thực sự di chuyển ngang qua 13 chòm sao chứ không phải 12. Sau đó họ phân bổ mỗi chòm sao một khoảng thời gian bằng nhau. Bên cạnh 12 chòm sao hoàng đạo quen thuộc, Mặt Trời cũng đi qua chòm sao Xà Phu trong 18 ngày mỗi năm.
Danh sách 13 chòm sao thuộc khu vực hoàng đạo, theo International Planetarium Society. [1]
NASA không hề thay đổi cung hoàng đạo của bạn
NASA nghiên cứu thiên văn học chứ không phải chiêm tinh học.
Trên thực tế, mọi thứ bắt nguồn từ một trang web kiến thức vũ trụ dành cho ... trẻ em![2] NASA đã đưa ra các giải thích dành cho những đứa trẻ hiếu kỳ rằng các ký hiệu hoàng đạo đã được tạo ra từ 3000 năm trước bởi người Babylon, những người đã liên kết chúng với các chòm sao mà họ quan sát được. Trải qua hàng ngàn năm, vị trí của các chòm sao đó đã bị thay đổi. Điều này có nghĩa là các chòm sao hoàng đạo đó đã không còn ở cùng vị trí như khi những người Babylon cổ đại quan sát bầu trời.
"Chúng tôi không thay đổi bất kỳ cung Hoàng đạo nào, chúng tôi chỉ đang làm toán mà thôi", Dwayne Brown, người phát ngôn của NASA chia sẻ với Gizdomo [3] trong một email. "Bài viết trên trang web Space Place giải thích sự khác nhau giữa chiêm tinh học và thiên văn học, đó từng là một vết tích của lịch sử cổ đại, và chỉ ra rằng khoa học và toán học được thực hiện thông qua các quan sát bầu trời đêm".
Cho dù có nhiều thông tin cáo buộc rằng NASA đang cố gắng thay đổi các cung hoàng đạo tràn lan ở trên mạng internet, thì có một điều bạn cần phải hiểu rằng: NASA vẫn hoàn toàn không hứng thú với cung hoàng đạo của bạn.
Nguồn: NASA Space Place, Gizdomo