![](https://blog.hocmai.vn/wp-content/uploads/2017/07/hot.gif)
![](https://blog.hocmai.vn/wp-content/uploads/2017/07/hot.gif)
Những hình ảnh hiếm thấy dưới đây lột tả vẻ đẹp của đám mây cầu vồng đa sắc màu xuất hiện trên bầu trời Scotland.
Đám mây sặc sỡ, lấp lánh này đã xuất hiện trên bầu trời thuộc khu vực quần đảo Outer Hebrides (Anh), trước lúc mặt trời mọc, vào ngày 9/12 vừa qua.
Nhiếp ảnh gia nghiệp dư Jez Wheeler đã may mắn bắt gặp hiện tượng này và có được những shot hình hoàn hảo của đám mây lạ kỳ. Chúng được gọi là mây Nacreous.
Mây Nacreous chỉ phổ biến ở các vùng cực và có màu sắc lóng lánh như xà cừ. Loại mây này tồn tại ở độ cao trung bình rất lớn so với mực nước biển (từ 15 – 20km).
Mây Nacreous được tạo thành do độ cao của chúng và độ cong của bề mặt Trái Đất, các dạng mây này sẽ nhận được ánh sáng mặt trời từ dưới đường chân trời và phản xạ chúng xuống mặt đất, tạo ra ánh sáng rực rỡ ngay trước rạng đông hay sau hoàng hôn.
“Tôi vừa thức dậy vào khoảng 8 giờ 15 phút sáng và nhìn ra bầu trời. Tôi bất ngờ phát hiện đám mây ở đó”, anh Jaz nhớ lại. “Thật bất ngờ và tôi nhanh tay chụp lại những bức hình tuyệt đẹp này”.
Chuyên gia về hiện tượng quang học khí quyển, ông Les Cowley, cho biết, “Mây Nacreous, đôi khi gọi là mây mother-of-pearl, rất hiếm. Nhưng đã gặp một lần, thì bạn sẽ không bao giờ quên”.
“Chúng sẽ biến mất trong vòng hai tiếng sau khi hoàng hôn hoặc trước bình minh. Khi đó, chúng tỏa thứ ánh sáng chói lóa và chuyển dần sang màu ngũ sắc óng ánh. Màu lạ của mây Nacreous càng nổi bật trên nền bầu trời không quá tối”, ông Les nói thêm.
Hiện tượng mây Nacreous chủ yếu chỉ xuất hiện vào mùa đông ở các vùng gần cực như Iceland, Alaska, Bắc Canada. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cũng bắt gặp loại mây này ở phía Nam của nước Anh.
Nguồn: Internet
Đám mây sặc sỡ, lấp lánh này đã xuất hiện trên bầu trời thuộc khu vực quần đảo Outer Hebrides (Anh), trước lúc mặt trời mọc, vào ngày 9/12 vừa qua.
Nhiếp ảnh gia nghiệp dư Jez Wheeler đã may mắn bắt gặp hiện tượng này và có được những shot hình hoàn hảo của đám mây lạ kỳ. Chúng được gọi là mây Nacreous.
![mayla1-184038-1372922854_500x0.jpg](https://i-ione.vnecdn.net/2012/12/18/mayla1-184038-1372922854_500x0.jpg)
Mây Nacreous chỉ phổ biến ở các vùng cực và có màu sắc lóng lánh như xà cừ. Loại mây này tồn tại ở độ cao trung bình rất lớn so với mực nước biển (từ 15 – 20km).
Mây Nacreous được tạo thành do độ cao của chúng và độ cong của bề mặt Trái Đất, các dạng mây này sẽ nhận được ánh sáng mặt trời từ dưới đường chân trời và phản xạ chúng xuống mặt đất, tạo ra ánh sáng rực rỡ ngay trước rạng đông hay sau hoàng hôn.
![mayla2-485960-1372922854_500x0.jpg](https://i-ione.vnecdn.net/2012/12/18/mayla2-485960-1372922854_500x0.jpg)
“Tôi vừa thức dậy vào khoảng 8 giờ 15 phút sáng và nhìn ra bầu trời. Tôi bất ngờ phát hiện đám mây ở đó”, anh Jaz nhớ lại. “Thật bất ngờ và tôi nhanh tay chụp lại những bức hình tuyệt đẹp này”.
Chuyên gia về hiện tượng quang học khí quyển, ông Les Cowley, cho biết, “Mây Nacreous, đôi khi gọi là mây mother-of-pearl, rất hiếm. Nhưng đã gặp một lần, thì bạn sẽ không bao giờ quên”.
![mayla3-271113-1372922854_500x0.jpg](https://i-ione.vnecdn.net/2012/12/18/mayla3-271113-1372922854_500x0.jpg)
“Chúng sẽ biến mất trong vòng hai tiếng sau khi hoàng hôn hoặc trước bình minh. Khi đó, chúng tỏa thứ ánh sáng chói lóa và chuyển dần sang màu ngũ sắc óng ánh. Màu lạ của mây Nacreous càng nổi bật trên nền bầu trời không quá tối”, ông Les nói thêm.
Hiện tượng mây Nacreous chủ yếu chỉ xuất hiện vào mùa đông ở các vùng gần cực như Iceland, Alaska, Bắc Canada. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cũng bắt gặp loại mây này ở phía Nam của nước Anh.
Nguồn: Internet