[TGQT] Địa chất học - Các loại đá, đối tượng nghiên cứu của địa chất (bài viết)

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐÁ - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỊA CHẤT HỌC

Mỗi viên đá chúng ta thấy hẳng ngày đều là sản phẩm của những quá trình xảy ra cách đây hàng tỷ, hàng triệu năm. Đá lưu giữ ký ức về những quá trình vận động dữ dội của vỏ trái đất như: sự phun trào núi lửa, sự chia tách lục địa, sự hình thành núi….. Nghiên cứu về đá có ý nghĩa rất lớn trong quá trình tìm hiểu lịch sử hình thành của một khu vực.

Người ta thường nghiên cứu về đá ở các khía cạnh: loại đá, tuổi, thành phần cấu tạo, thế nằm của đá.

I) Các loại đá:

Căn cứ theo sự hình thành, đá được chia thành 3 loại như sau:

- Đá magma

- Đá trầm tích

- Đá biến chất.​


*) Đá magma được hình thành từ sự đông cứng của dung nham núi lửa. Trong đó được chia thành 2 loại: Đá magma phun trào và đá magma xâm nhập.


- Đá magma phun trào do magma phun lên rồi bị làm nguội trong không khí. Do đó loại đá này thường xốp, rỗng, cường độ yếu và nhẹ hơn đá magma xâm nhập. Đá magma phun trào chúng ta hay gặp là bazan đen.

- Đá magma xâm nhập là loại đá hình thành do magma nguội dần trong lòng đất, loại đá này hình thành dưới áp lực cao và điều kiện kín khí nên cường độ rất lớn. Điển hình của đá magma xâm nhập mà chúng ta hay gặp là đá granit.​

445.jpg
- Một số hình ảnh về đá magma:

IMG_8353.jpg

anh 2.png
*) Đá trầm tích

Là loại đá được hình thành do sự nén chặt và gắn kết các vật liệu bị phá hủy từ trước hoặc sự kết của của các phản ứng hóa học, hoặc do xác các sinh vật hóa đá.

Người ta chia đá trần tích cơ học thành 3 loại:

+ Đá trầm tích cơ học: Đá cát kết, sét kết, bột kết….

+ Đá trầm tích hóa học: Đá vôi, thạch cao, muối mỏ…

+ Đá trầm tích hữu cơ: Than đá, đá vôi vỏ sò, đá vôi san hô, xác sinh vật hóa thạch.

- Một số hình ảnh về đá trầm tích.

a3.png

4.png

*) Đá biến chất: Là loại đá bị biến tính so với đá ban đầu, dưới tác dụng của nhiệt độ, áp suất cao.

- Đá biến chất thường xuất hiện ở những vị trí đứt gãy, tại các vùng tạo núi. Đá biến chất thường rất cứng nhưng kém ổn định với môi trường.

- Một số hình ảnh về đá biến chất.​

a5.png

II) Tổng quan về sự phân bố các loại đá chính ở nước ta.

- Căn cứ vào thành phần đất đá ở mỗi khu vực mà chúng ta đoán biết được sự hình thành cũng như những quá trình vận động của địa chất khu vực.

+ Ở vùng phía Bắc nước ta, địa hình chủ yếu là núi đá vôi bị xói mòn, vách thẳng đứng. Đá vôi thường có nguồn gốc từ trầm tích sinh vật có vỏ canxi thời xưa, vùng này chìm sâu dưới biển cổ. Nó có thể được nâng lên theo sự tạo thành dãy Himalaya.


+ Vùng Quảng Ninh ngày xưa có thể là một rừng cây nguyên sinh. Sau đó biến thành đầm lầy và bị chìm xuống, xác cây hóa thạch tạo thành than đá.


+ Vùng dãy Trường Sơn ở miền Trung nước ta, thành phần chính là các loại đá cứng, đá granit, bazan, vùng này có nguồn gốc từ magma núi lửa.


+ Vùng Tây nguyên trên nền đất đỏ bazan cũng có nguồn gốc từ magma phun trào.


+ Vùng Tây Nam bộ, rất hiếm đá, vùng này hình thành từ việc bồi tụ của sông Mê Kông.​

III) Về sự phân bố các lớp đá.

- Đá trầm tích cơ học: Do sự bồi tụ của các mảnh vụn nên thường có sự phân lớp rất rõ ràng. Lớp đá hình thành sau nằm trên lớp đá hình thành trước. Và khi mới hình thành, các dải đá thường có phương nằm ngang.

AB1.jpg
- Tuy vậy, thực tế chúng ta có thể thấy một số dải đá bị uốn lượn, vặn xoắn, lớp có tuổi cao hơn lại nằm trên lớp có tuổi thấp hơn. Đó là do những nguồn nội lực trong lòng đất đã làm địa hình của cả khu vực bị uốn lượn, đứt gãy, lớp dưới trượt lên lớp trên.

AB2.png

- Với sự tạo thành của dãy Himalaya – mà có sự nối liền với Việt Nam là dãy Hoàng Liên Sơn, các khu vực đất đá trầm tích xung quanh như ở Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình…. sẽ có sự đảo lộn.

- Những vùng đất có nhiều đá cuội tròn cạnh thì ngày xưa là thung lũng sông, bờ biển hoặc là khu vưc thường có lũ lớn, dòng nước làm đá lăn nên mài mòn các sắc cạnh.

778.jpg
- Trên là những kiến thức căn bản về đá, các bạn nên tìm hiểu để có một cái nhìn sâu sắc hơn về những vấn đề địa chất học.


Sưu tầm và viết bởi: Tùy Phong Khởi Vũ - Diễn đàn hocmai
 
Last edited:
Top Bottom