[TGQT] Bí ẩn Kim tự pháp Mặt trời

Nguyễn Thiên Nam

Học sinh chăm học
Thành viên
14 Tháng mười 2017
302
368
109
24
Hà Nội
Trường Đại học Trùng Khánh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.


1766-kimtuthap_mexico.jpg

Người ta biết đến "Kim tự tháp Mặt trời" chỉ trong 500 năm trở lại đây. Kỳ quan này còn có thể gọi là "Kim tự tháp Thời đại", vì theo một truyền thuyết cổ xưa của Mexico, kim tự tháp này đánh dấu nơi thời đại bắt đầu.

Kim tự tháp được dựng lên cách đây gần 2.000 năm như một đài tưởng niệm, một nơi để tôn thờ những vị thần vĩ đại và có lẽ cũng là lăng mộ của nhà thống trị đã xây dựng công trình. Cao 60 m so với đồng bằng trong thung lũng Teotihuacan thuộc vùng cao nguyên miền trung Mexico khí hậu lạnh khô, kim tự tháp là thành tựu kiến trúc tinh xảo nhất ở Teotihuacan, thành phố lớn đầu tiên của Mexico cổ đại.

Số liệu thực tế

Giai đoạn I: Xây dựng khoảng năm 300 TCN đến năm thứ nhất sau Công nguyên, trên một móng thấp nằm ngay phía trên phòng trong của hang, móng khác nhỏ hơn ở hướng tây phía trên và ở phía đông lối vào hang.

Giai đoạn II: Kim tự tháp đầu tiên xây dựng vào khoảng năm thứ 100. Mỗi cạnh đáy khoảng 184 m, chiều cao khoảng 46 m.

Giai đoạn III: Kim tự tháp sau cùng được hoàn thành khoảng năm 50-225 sau CN. Mỗi cạnh đáy khoảng 226 m, chiều cao khoảng 75 m kể cả ngôi đền trên đỉnh đã bị tàn phá.

Teotihuacan trong thiên nhiên kỷ 1 TCN chỉ là một trong hai thành phố thịnh vượng thuộc thung lũng Mexico, mỗi thành phố đều nằm trong vùng đồng bằng tựa lưng vào núi. Một vài trăm năm TCN, Teotihuacan lâm vào tình thế hiểm nghèo, sau cùng chôn vùi thành phố này dưới dòng dung nham.

Dân tị nạn tìm thấy một quê hương mới ở Teotihuacan, nơi họ cùng con cháu tiếp tục xây dựng các công trình lớn nhất Mexico cổ đại. Đó là hai kim tự tháp khổng lồ (kim tự tháp "Mặt trời" và "Mặt trăng"), một đường đắp cao đồ sộ để hành lễ ("Đại lộ tử thần"), một tập hợp các phức hợp khổng lồ ("Ciudadela", hay Thành lũy, khu "Đại phức hợp") và sau cùng các ngôi nhà của chính họ cùng các khu phức hợp căn hộ.

Vì thế, thành phố Teotihuacan phát triển bao quanh Kim tự tháp Mặt trời với mạng lưới đô thị có dân định cư chiếm diện tích 20 km², dân số hơn 100.000 người.

Hình vẽ núi và hang động của Teotihuacan

Giới học giả cho rằng dân tị nạn tự nguyện xây dựng hai công trình này, do các nhà cai trị Teotihuacan giám sát, và để phục vụ các vị thần linh thiêng của thành phố. Họ cũng cho rằng phong cảnh đầy rẫy thần linh, ắt hẳn dân tị nạn xem núi và hang động cũng là nơi linh thiêng, đầy uy lực, trong khi thung lũng Teotihuacan là sự liên kết thuận lợi của các đặc tính này.

Ngay trung tâm thành phố tương lai, một hang động hướng mặt về phía Tây, hướng mặt trời lặn dựa vào những ngày quan trọng về nông nghiệp và thiên văn nào đó. Trên hang người ta xây dựng một ngôi đền vào thế kỷ 1 TCN vốn là công trình lâu đời nhất nằm ở địa điểm Kim tự tháp Mặt trời, gồm nhiều mô đất lớn phía trên lối vào hang và phòng bên trong hang.

Đứng ở lối vào hang, nhìn về hướng Bắc, vuông góc với tầm nhìn phía Tây, có thể nhìn thấy hẻm núi trên đỉnh núi thiêng của thành phố. Đầu thế kỷ 1 sau CN, lực lượng lao động của Teotihuacan xây dựng con đường đắp cao ngày nay gọi là Đại lộ tử thần, đầu phía Nam con đường nằm ở lối vào hang, đầu phía Bắc nằm ở chân núi, nơi đây người ta xây Kim tự tháp Mặt trăng, công trình kiến trúc đồ sộ đầu tiên của thành phố.

Đến cuối thế kỷ, công việc tập trung vào việc mở rộng ngôi đền trong hang đến tận Kim tự tháp Mặt trời. Người ta chỉ hiểu biết sơ sài về các giai đoạn xây dựng, các cuộc khai quật sau này cuối cùng mới tìm ra lời đáp trọn vẹn cho câu hỏi kim tự tháp trải qua bao nhiêu lần tái xây dựng.

Thế nhưng, ai cũng biết rõ phần móng của kim tự tháp là hình vuông khổng lồ, mỗi cạnh 349 m. Trong chu vi này, phiên bản áp chót của kim tự tháp được xây dựng trên một nền hình vuông, mỗi cạnh khoảng 184 m, đạt đến độ cao khoảng 46 m. Phần lõi gồm lớp tro núi lửa đầm chặt, gạch bùn phơi nắng và sỏi núi lửa phủ một lớp vữa dày làm từ nhiều loại sỏi núi lửa, bên ngoài là lớp vữa đá vôi và lớp sơn.

Trên đỉnh kim tự tháp là ngôi đền, có thể là hai ngôi đền giống hệt nhau, thờ hai vị thần chính của thành phố, nam thần Bão và nữ thần Lớn. Trung tâm hành lễ của Teotihuacan mở rộng vào thế kỷ 2 sau CN, đường đi đắp cao mở rộng về phía nam, gia cố bên sườn bằng các ô vuông khổng lồ.

Trước năm 225 sau CN, Kim tự tháp Mặt trời có hình dạng gần giống hình dạng ngày nay, không kể sự sụp đổ của phần đỉnh và bề mặt. Kim tự tháp hoàn chỉnh đo được khoảng 226 m chéo quy cạnh đáy, nhỏ hơn đường chéo góc ở cạnh Kim tự tháp lớn Khufu ở Ai Cập. Chiều cao, kể cả ngôi đền trên đỉnh khoảng 75 m, bằng một nửa kim tự tháp ở Khufu.

Bổ sung vào kim tự tháp đầu tiên là các thanh giằng cấu trúc, ngày nay có thể nhìn thấy vì bề mặt bị phá hủy. Các trụ chống tường mở rộng hướng lên tận phía đỉnh, khoảng cách giữa các trụ chống ắt hẳn đã được lấp đầy, toàn bộ bề mặt được bao phủ bằng một khối xây dài 7 m, một lớp sỏi núi lửa nghiền, sau cùng là vữa vôi và sơn.

Di chuyển vật liệu xây dựng đền

Để xây dựng đền, phải cần đến một khối lượng vật liệu rất lớn, nhưng vật liệu lấy từ đâu, vận chuyển ra sao? Nhiều giả thiết, vật liệu kềnh càng như đá bọt, sỏi và đá tảng bằng tro núi lửa đầm chặt có thể được khai thác từ bên dưới kim tự tháp. Các cuộc nghiên cứu hệ thống hang động bên dưới Teotihuacan gần đây cho thấy có nhiều hang động từng được cho là mang tính chất tự nhiên, nhưng thực ra, những mỏ đá sau này sử dụng cho các mục đích hành lễ là hang động linh thiêng nằm bên dưới Kim tự tháp Mặt trời đã được gọt đẽo và độn đầy công phu.

Để vận chuyển vật liệu xây dựng, các nhà cai trị và quy hoạch sử dụng dân số đang gia tăng của thành phố Teotihuacan, những người làm việc tích cực nhất ở các thời điểm trong năm khi rỗi việc canh tác dựa trên hệ thống thủy lợi kéo dài từ thành phố xuống tận hồ.

Nếu ước tính thật chi tiết rằng, một người lớn thông thường có thể tham gia công trình 100 ngày mỗi năm, dân số thành phố vào thời điểm khoảng 100 sau CN là 100.000 người, thì họ phải góp thêm hàng triệu ngày công mỗi năm, vận chuyển vật liệu bằng thúng và thực hiện các công việc khác.

Như vậy, việc xây dựng Kim tự tháp mặt trời mất bao lâu? Nếu thử tính toán thể tích kim tự tháp hơn 1 triệu m3, khoảng 30 triệu thúng, mỗi công nhân mỗi ngày đi năm chuyến từ mỏ đá đến công trường, cần đến 6 triệu ngày công, có nghĩa 6.000 công nhân hoàn tất công trình trong 10 năm.

Toàn bộ bề mặt 50.000 m2 được trát vữa, lớp đầu bằng bùn và sỏi núi lửa, sau cùng là lớp vữa đá vôi từ các thung lũng gần đó. Việc xử lý vôi ngốn hết toàn bộ các khu rừng và vì không thể thay đổi điều kiện sinh thái trong thung lũng nên sự xói mòn ngày nay vẫn còn nhìn thấy.

Các nhà cai trị thành phố hoàn tất Kim tự tháp Mặt trời với ngôi đền (hay nhiều đền) trên đỉnh rộng và thiết kế lại phần nền phía trên lối vào hang. Sự bổ sung này mang đến cách thiết kế kiến trúc dễ phân biệt, trở thành dấu ấn kiến trúc của Teotihuacan: vách tấm móng gồm nhiều pa-nô dài nằm ngang trên đỉnh các móng nghiêng, gọi là kiểu talud-rablero, không tìm thấy ở Kim tự tháp Mặt trời.

Sau khi hoàn tất Kim tự tháp Mặt trời, công trình chấm dứt để tu bổ thêm phần trung tâm nghi lễ dân sự trong thành phố. Truyền thống ban đầu của các nhà cầm quyền Teotihuacan đầy quyền năng đã mở đường cho một phong cách lãnh đạo mang tính tập thể nhiều hơn, có lẽ là đại biểu cư dân trong các khu phức hợp căn hộ, vẫn còn người ở trong 400-500 năm sau.

Nguồn: vnexpress.net
 

thuyduongc2tv

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng tám 2017
983
1,050
189
20
Hà Nội
Trường Trung học cơ sở Trưng Vương

1766-kimtuthap_mexico.jpg

Người ta biết đến "Kim tự tháp Mặt trời" chỉ trong 500 năm trở lại đây. Kỳ quan này còn có thể gọi là "Kim tự tháp Thời đại", vì theo một truyền thuyết cổ xưa của Mexico, kim tự tháp này đánh dấu nơi thời đại bắt đầu.

Kim tự tháp được dựng lên cách đây gần 2.000 năm như một đài tưởng niệm, một nơi để tôn thờ những vị thần vĩ đại và có lẽ cũng là lăng mộ của nhà thống trị đã xây dựng công trình. Cao 60 m so với đồng bằng trong thung lũng Teotihuacan thuộc vùng cao nguyên miền trung Mexico khí hậu lạnh khô, kim tự tháp là thành tựu kiến trúc tinh xảo nhất ở Teotihuacan, thành phố lớn đầu tiên của Mexico cổ đại.

Số liệu thực tế

Giai đoạn I: Xây dựng khoảng năm 300 TCN đến năm thứ nhất sau Công nguyên, trên một móng thấp nằm ngay phía trên phòng trong của hang, móng khác nhỏ hơn ở hướng tây phía trên và ở phía đông lối vào hang.

Giai đoạn II: Kim tự tháp đầu tiên xây dựng vào khoảng năm thứ 100. Mỗi cạnh đáy khoảng 184 m, chiều cao khoảng 46 m.

Giai đoạn III: Kim tự tháp sau cùng được hoàn thành khoảng năm 50-225 sau CN. Mỗi cạnh đáy khoảng 226 m, chiều cao khoảng 75 m kể cả ngôi đền trên đỉnh đã bị tàn phá.

Teotihuacan trong thiên nhiên kỷ 1 TCN chỉ là một trong hai thành phố thịnh vượng thuộc thung lũng Mexico, mỗi thành phố đều nằm trong vùng đồng bằng tựa lưng vào núi. Một vài trăm năm TCN, Teotihuacan lâm vào tình thế hiểm nghèo, sau cùng chôn vùi thành phố này dưới dòng dung nham.

Dân tị nạn tìm thấy một quê hương mới ở Teotihuacan, nơi họ cùng con cháu tiếp tục xây dựng các công trình lớn nhất Mexico cổ đại. Đó là hai kim tự tháp khổng lồ (kim tự tháp "Mặt trời" và "Mặt trăng"), một đường đắp cao đồ sộ để hành lễ ("Đại lộ tử thần"), một tập hợp các phức hợp khổng lồ ("Ciudadela", hay Thành lũy, khu "Đại phức hợp") và sau cùng các ngôi nhà của chính họ cùng các khu phức hợp căn hộ.

Vì thế, thành phố Teotihuacan phát triển bao quanh Kim tự tháp Mặt trời với mạng lưới đô thị có dân định cư chiếm diện tích 20 km², dân số hơn 100.000 người.

Hình vẽ núi và hang động của Teotihuacan

Giới học giả cho rằng dân tị nạn tự nguyện xây dựng hai công trình này, do các nhà cai trị Teotihuacan giám sát, và để phục vụ các vị thần linh thiêng của thành phố. Họ cũng cho rằng phong cảnh đầy rẫy thần linh, ắt hẳn dân tị nạn xem núi và hang động cũng là nơi linh thiêng, đầy uy lực, trong khi thung lũng Teotihuacan là sự liên kết thuận lợi của các đặc tính này.

Ngay trung tâm thành phố tương lai, một hang động hướng mặt về phía Tây, hướng mặt trời lặn dựa vào những ngày quan trọng về nông nghiệp và thiên văn nào đó. Trên hang người ta xây dựng một ngôi đền vào thế kỷ 1 TCN vốn là công trình lâu đời nhất nằm ở địa điểm Kim tự tháp Mặt trời, gồm nhiều mô đất lớn phía trên lối vào hang và phòng bên trong hang.

Đứng ở lối vào hang, nhìn về hướng Bắc, vuông góc với tầm nhìn phía Tây, có thể nhìn thấy hẻm núi trên đỉnh núi thiêng của thành phố. Đầu thế kỷ 1 sau CN, lực lượng lao động của Teotihuacan xây dựng con đường đắp cao ngày nay gọi là Đại lộ tử thần, đầu phía Nam con đường nằm ở lối vào hang, đầu phía Bắc nằm ở chân núi, nơi đây người ta xây Kim tự tháp Mặt trăng, công trình kiến trúc đồ sộ đầu tiên của thành phố.

Đến cuối thế kỷ, công việc tập trung vào việc mở rộng ngôi đền trong hang đến tận Kim tự tháp Mặt trời. Người ta chỉ hiểu biết sơ sài về các giai đoạn xây dựng, các cuộc khai quật sau này cuối cùng mới tìm ra lời đáp trọn vẹn cho câu hỏi kim tự tháp trải qua bao nhiêu lần tái xây dựng.

Thế nhưng, ai cũng biết rõ phần móng của kim tự tháp là hình vuông khổng lồ, mỗi cạnh 349 m. Trong chu vi này, phiên bản áp chót của kim tự tháp được xây dựng trên một nền hình vuông, mỗi cạnh khoảng 184 m, đạt đến độ cao khoảng 46 m. Phần lõi gồm lớp tro núi lửa đầm chặt, gạch bùn phơi nắng và sỏi núi lửa phủ một lớp vữa dày làm từ nhiều loại sỏi núi lửa, bên ngoài là lớp vữa đá vôi và lớp sơn.

Trên đỉnh kim tự tháp là ngôi đền, có thể là hai ngôi đền giống hệt nhau, thờ hai vị thần chính của thành phố, nam thần Bão và nữ thần Lớn. Trung tâm hành lễ của Teotihuacan mở rộng vào thế kỷ 2 sau CN, đường đi đắp cao mở rộng về phía nam, gia cố bên sườn bằng các ô vuông khổng lồ.

Trước năm 225 sau CN, Kim tự tháp Mặt trời có hình dạng gần giống hình dạng ngày nay, không kể sự sụp đổ của phần đỉnh và bề mặt. Kim tự tháp hoàn chỉnh đo được khoảng 226 m chéo quy cạnh đáy, nhỏ hơn đường chéo góc ở cạnh Kim tự tháp lớn Khufu ở Ai Cập. Chiều cao, kể cả ngôi đền trên đỉnh khoảng 75 m, bằng một nửa kim tự tháp ở Khufu.

Bổ sung vào kim tự tháp đầu tiên là các thanh giằng cấu trúc, ngày nay có thể nhìn thấy vì bề mặt bị phá hủy. Các trụ chống tường mở rộng hướng lên tận phía đỉnh, khoảng cách giữa các trụ chống ắt hẳn đã được lấp đầy, toàn bộ bề mặt được bao phủ bằng một khối xây dài 7 m, một lớp sỏi núi lửa nghiền, sau cùng là vữa vôi và sơn.

Di chuyển vật liệu xây dựng đền

Để xây dựng đền, phải cần đến một khối lượng vật liệu rất lớn, nhưng vật liệu lấy từ đâu, vận chuyển ra sao? Nhiều giả thiết, vật liệu kềnh càng như đá bọt, sỏi và đá tảng bằng tro núi lửa đầm chặt có thể được khai thác từ bên dưới kim tự tháp. Các cuộc nghiên cứu hệ thống hang động bên dưới Teotihuacan gần đây cho thấy có nhiều hang động từng được cho là mang tính chất tự nhiên, nhưng thực ra, những mỏ đá sau này sử dụng cho các mục đích hành lễ là hang động linh thiêng nằm bên dưới Kim tự tháp Mặt trời đã được gọt đẽo và độn đầy công phu.

Để vận chuyển vật liệu xây dựng, các nhà cai trị và quy hoạch sử dụng dân số đang gia tăng của thành phố Teotihuacan, những người làm việc tích cực nhất ở các thời điểm trong năm khi rỗi việc canh tác dựa trên hệ thống thủy lợi kéo dài từ thành phố xuống tận hồ.

Nếu ước tính thật chi tiết rằng, một người lớn thông thường có thể tham gia công trình 100 ngày mỗi năm, dân số thành phố vào thời điểm khoảng 100 sau CN là 100.000 người, thì họ phải góp thêm hàng triệu ngày công mỗi năm, vận chuyển vật liệu bằng thúng và thực hiện các công việc khác.

Như vậy, việc xây dựng Kim tự tháp mặt trời mất bao lâu? Nếu thử tính toán thể tích kim tự tháp hơn 1 triệu m3, khoảng 30 triệu thúng, mỗi công nhân mỗi ngày đi năm chuyến từ mỏ đá đến công trường, cần đến 6 triệu ngày công, có nghĩa 6.000 công nhân hoàn tất công trình trong 10 năm.

Toàn bộ bề mặt 50.000 m2 được trát vữa, lớp đầu bằng bùn và sỏi núi lửa, sau cùng là lớp vữa đá vôi từ các thung lũng gần đó. Việc xử lý vôi ngốn hết toàn bộ các khu rừng và vì không thể thay đổi điều kiện sinh thái trong thung lũng nên sự xói mòn ngày nay vẫn còn nhìn thấy.

Các nhà cai trị thành phố hoàn tất Kim tự tháp Mặt trời với ngôi đền (hay nhiều đền) trên đỉnh rộng và thiết kế lại phần nền phía trên lối vào hang. Sự bổ sung này mang đến cách thiết kế kiến trúc dễ phân biệt, trở thành dấu ấn kiến trúc của Teotihuacan: vách tấm móng gồm nhiều pa-nô dài nằm ngang trên đỉnh các móng nghiêng, gọi là kiểu talud-rablero, không tìm thấy ở Kim tự tháp Mặt trời.

Sau khi hoàn tất Kim tự tháp Mặt trời, công trình chấm dứt để tu bổ thêm phần trung tâm nghi lễ dân sự trong thành phố. Truyền thống ban đầu của các nhà cầm quyền Teotihuacan đầy quyền năng đã mở đường cho một phong cách lãnh đạo mang tính tập thể nhiều hơn, có lẽ là đại biểu cư dân trong các khu phức hợp căn hộ, vẫn còn người ở trong 400-500 năm sau.

Nguồn: vnexpress.net
woa, nhìn kim tự tháp này đẹp ghê lun. Mk chắc bây h chúng ta chẳng xây đc như thế này đâu nhỉ
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Thiên Nam
Top Bottom