- 8 Tháng năm 2017
- 1,000
- 2,492
- 349
- 27
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Dạo này thấy trên mạng có nhiều thanh niên theo phong trào ca ngợi độ khó của môn Hóa, ngoài ra cũng gặp nhiều thanh niên phàn nàn môn khó, môn dễ, môn cần học và không cần học. Người thì nói "tôi thiên về các môn tự nhiên nên tôi chỉ học toán, lý, hóa, sinh", "người thiên về xã hội thì giỏi các môn văn, sử, địa"...
Hôm nay mình có chút hứng thú, muốn chia sẻ góc nhìn của mình về ý nghĩa các môn học trên trường.
Là một fan của môn Vật Lý, mình thường tự hào rằng lý là môn căn bản nhất. Nó nghiên cứu tận gốc rễ của vấn đề, từ những thứ nhỏ nhất như: cấu tạo phân tử, nguyên tử, đến những thứ to lớn như hành tinh, hệ ngân hà, vũ trụ....Nó tìm ra những quy luật của thế giới như: luật hấp dẫn, tương tác điện từ, định luật bảo toàn năng lượng, lực đẩy acsimet.... Nó giải thích được tất cả các hiện tượng tự nhiên, nó thỏa mãn trí tò mò của con người, nó thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của nhân loại.
Hóa Học giúp giải thích các phản ứng ăn mòn sắt thép, các phản ứng cháy, phân hủy, bào mòn đá vôi trong tự nhiên một cách đơn giản (điều này vô cùng khó khăn đối với Lý). Những quy luật của nó cũng góp phần tạo nên nhiều thành tựu cho khoa học: Tìm ra cách chất mới, nguồn năng lượng mới....Hóa hữa cơ đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển của nhân loại.
Định viết thêm chút nữa nhưng mắc mất rồi, đành dừng bút ở đây vậy. Nhờ anh ad chuyển sang box TGQT giúp với, tự dưng không post được vào box ấy nữa.
Hôm nay mình có chút hứng thú, muốn chia sẻ góc nhìn của mình về ý nghĩa các môn học trên trường.
Là một fan của môn Vật Lý, mình thường tự hào rằng lý là môn căn bản nhất. Nó nghiên cứu tận gốc rễ của vấn đề, từ những thứ nhỏ nhất như: cấu tạo phân tử, nguyên tử, đến những thứ to lớn như hành tinh, hệ ngân hà, vũ trụ....Nó tìm ra những quy luật của thế giới như: luật hấp dẫn, tương tác điện từ, định luật bảo toàn năng lượng, lực đẩy acsimet.... Nó giải thích được tất cả các hiện tượng tự nhiên, nó thỏa mãn trí tò mò của con người, nó thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của nhân loại.
Khi áp dụng các quy luật vật lý vào giải thích những sự vật đơn lẻ (va chạm giữa hai nguyên tử, tương tác hai hành tinh) thì dễ, nhưng khi nhiều phân tử khác nhau liên kết lại và tương tác với nhau thì phép tính toán được nhân lên rất nhiều.
Ví dụ nước vôi Ca(OH)2 tương tác với khí CO2 tạo ra CaCO3 và nước. Một nhà vật lý muốn tìm hiểu cặn kẽ tương tác này phải tính toán xem Ca, O, H, C trao đổi electron với nhau như thế nào? Năng lượng của phản ứng ra sao, cấu trúc phân tử thay đổi thế nào để tạo nên kết tủa hoặc tạo nên tính tan?....Điều này tốn rất nhiều tâm sức và gần như bất khả thi.
Ví dụ nước vôi Ca(OH)2 tương tác với khí CO2 tạo ra CaCO3 và nước. Một nhà vật lý muốn tìm hiểu cặn kẽ tương tác này phải tính toán xem Ca, O, H, C trao đổi electron với nhau như thế nào? Năng lượng của phản ứng ra sao, cấu trúc phân tử thay đổi thế nào để tạo nên kết tủa hoặc tạo nên tính tan?....Điều này tốn rất nhiều tâm sức và gần như bất khả thi.
Chính vì tính căn bản của vật lý mà khi đối mặt với một tương tác phức tạp, các phép toán trở nên phức tạp. Điều này đòi hỏi các nhà khoa học phải xây dựng những định nghĩa, những quy luật phức hợp hơn. Họ không cần xét từng phân tử Ca, O, H, C riêng rẽ nữa mà xét chung từng gốc Ca(2+), OH-, ....và như thế, Hóa học ra đời. Những quy luật của Hóa học được xây dựng dựa trên những quy luật vật lý nhưng nó có tính chuyên biệt hơn, nó cho phép nhà Hóa Học không cần thiết phải tìm hiểu sâu về các tương tác vật lí bên trong phản ứng. Điều này cũng giống như khi bạn cần thống kê, bạn chỉ cần dùng các lệnh của excell mà không cần phải tìm hiểu đoạn code viết ra lệnh ấy.
Hóa Học giúp giải thích các phản ứng ăn mòn sắt thép, các phản ứng cháy, phân hủy, bào mòn đá vôi trong tự nhiên một cách đơn giản (điều này vô cùng khó khăn đối với Lý). Những quy luật của nó cũng góp phần tạo nên nhiều thành tựu cho khoa học: Tìm ra cách chất mới, nguồn năng lượng mới....Hóa hữa cơ đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển của nhân loại.
Nhưng có 1 khía cạnh khoa học mà cả vật lý và hóa học đều không thể với tới. Ấy chính là nghiên cứu về sự sống. Sinh vật sống là gì? Chúng hoạt động dựa trên các định luật vật lý. Chúng trao đổi chất bằng các phản ứng hóa học. Chỉ 1 hành động của chúng:"Ăn" thôi, vật lý đã phải tốn rất nhiều giấy bút nghiên cứu về sự phối hợp của các cơ, hàm, của dạ dày,....hóa học cũng rất mệt mỏi khi phải nghiên cứu về phản ứng phân hủy thức ăn, phản ứng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Nếu cứ dùng những quy luật căn bản của vật lý và hóa học thì đến bao giờ mới nghiên cứu được hết sự sống đa dạng trên hành tinh? Và thế là họ cũng phải xây dựng những khái niệm chuyên biệt hơn cho lĩnh vực này ---> Sinh học ra đời.
Sinh học nghiên cứu về hệ sinh thái, cho chúng ta biết xung quanh chúng ta có những dạng sinh vật gì? Chúng hoạt động ra sao? Quy luật của các hệ sinh thái, quy luật tiến hóa, di truyền....Sinh học không những có vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của nhân loại, mà còn giải thích được nguồn gốc của chúng ta, đập đổ những quan điểm phân biệt chủng tộc....
Các nhà sinh học có thể giải thích được tập tính, cách sống, cách duy trì thế hệ của các sinh vật và con người. Đi tiếp trên con đường tìm hiểu thế giới, các nhà Sinh học cũng phải gặp khó khăn trước 1 thứ cực kỳ phức tạp. Đó là não người và tâm lý con người.
Không như các loài động vật khác, tâm lý và tình cảm của con người vô cùng phức tạp, khó có quy luật sinh học nào có thể giải thích được. Và thế là văn học phải ra đời.
Văn học phân tích các khía cạnh tâm lý, tình cảm của con người. Giải thích những thứ vô cùng khó hiểu như "tình yêu", "sự cô đơn", "sự hi sinh", "tình bằng hữu".....Thứ mà không quy luật sinh học, hóa học nào mơ với tới.Không như các loài động vật khác, tâm lý và tình cảm của con người vô cùng phức tạp, khó có quy luật sinh học nào có thể giải thích được. Và thế là văn học phải ra đời.
Tâm lý của con người lại thay đổi theo không gian và thời gian. Trước đây việc đàn ông năm thê bảy thiếp là chuyện bình thường chẳn hạn, ở thời hiện đại việc này không cho phép. Hoặc ở Ấn Độ, họ không ăn thịt bò, ở Việt Nam rất chuộng.....Tóm lại, ở những khoảng thời gian khác nhau và những vùng miền khác nhau, tâm lý, tình cảm, hành động....của con người là khác nhau. Và vì thế, Địa Lý, Lịch Sử ra đời.
Như vậy, Vật Lý, Hóa Học, Sinh Hoc, Lịch Sử, Văn Học,...theo góc nhìn của mình đều là những môn khoa học giúp chúng ta tìm hiểu về thế giới tự nhiên và con người. Chỉ là chúng ở những cấp bậc khác nhau, mỗi cấp bậc ra đời với mục đích giảm khối lượng tính toán nghiên cứu. Tình yêu được tạo ra từ những phản ứng hóa học, từ những quy luật trao đổi electron, nhưng để xây dựng một công thức cho tình yêu từ định luật Vật Lý có thể phải tốn đến hàng tỷ tỷ phép tính.
Định viết thêm chút nữa nhưng mắc mất rồi, đành dừng bút ở đây vậy. Nhờ anh ad chuyển sang box TGQT giúp với, tự dưng không post được vào box ấy nữa.
Last edited: