1. Dẫn dắt vấn đề
2. Giải thích:
- Tế nhị: là tránh nói thẳng vào những điều khó nói, nhạy cảm, dung tục hay điều có thể gây đau buồn hoặc kinh sợ ở người khác
- Tôn trọng là những cử chỉ, hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của xã hội, tôn trọng người khác trong giao tiếp, không có thái độ thô lỗ hay to tiếng với người đối thoại với mình.
3. Phân tích, bàn luận
a. Biểu hiện:
- Thường có lời nói nhỏ nhẹ, điềm đạm
- Cử chỉ và hành động luôn đúng chuẩn mực. Ở họ thể hiện sử hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người.
- Không bao giờ cướp lời hay nói tranh lời khi người khác đang nói.
- Khi nhắc nhở hay khuyên bảo ai, họ cũng ôn tồn, bình tĩnh tránh xúc phạm đến người đối diện.
- Người có tính lịch sự và tế nhị thường được mọi người yêu mến, tôn trọng, tin tưởng và giúp đỡ trong cuộc sống
b. Tại sao phải lịch sự và tế nhị trong giao tiếp?
- Tạo nên một môi trường giao tiếp thân mật để học hỏi lẫn nhau
- Được mọi người yêu mến, tôn trọng, tin tưởng và giúp đỡ trong cuộc sống
4. Mở rộng vấn đề
- Phê phán những người tự cao, lỗ mãng, hời hợt không biết tôn trọng người khác thường dẫn đến những bi lịch đau đớn trong cuộc sống, làm việc gì cũng thất bại.
- Có đôi lúc đòi hỏi chúng ta phải can đảm “thiếu tế nhị” để nói thẳng sự thật dù đó là sự thật xúc phạm và làm đau lòng người thì mới mong nhận lại được sự tế nhị
5. Liên hệ bản thân:
- Rèn luyện được cho mình tính tôn trọng và tế nhị trong giao tiếp
- Luôn tôn trọng đề cao những người lịch sự, tế nhị
- Tránh dùng lời nói tục tĩu, thô lỗ, bạo lực trong gioa tiếp
6. Thông điệp:
“Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”