Tệ nạn xã hội

L

lamnun_98

làm ơn mọi người giúp tớ với
Đề bài là Nêu suy nghĩ của em về một tệ nạn xã hội mà em quan tâm
mai nộp rùi M053 Mloa_loa
Bài 2:

Em có thể làm theo dàn bài này lấy thông điệp Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS :
I. GIỚI THIỆU:
Cô- phi-An-nan sinh tại Ga-na, một nước cộng hòa thuộc châu Phi
Ông được bầu làm Tổng Thư kí Liên hiệp quốc
Cô- phi An- nan đã ra Lời kêu gọi hành động gồm 5 điều về việc đấu tranh với đại dịch HIV/AIDS và kêu gọi thành lập Quỹ sức khỏe và AIDS toàn cầu vào tháng 4/2001.
1.Tác giả:
Nêu sơ lược tiểu sử tác giả Cô-phi An-nan
2. Thể loại – Thông điệp
Văn bản nhật dụng là loại văn đề cập những hiện tượng, những vấn đề cụ thể, có ý nghĩa quan trọng, bức xúc đang đặt ra trước mắt con mgười trong cuộc sống thường ngày.
Thông điệp là những lời thông báo mang ý nghĩa quan trọng đối với nhiều người, nhiều quốc gia.
Thế nào là văn bản nhật dụng?
Thế nào là một thông điệp?
3. Hoàn cảnh ra đời
Nhân ngày toàn thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003
Nêu hoàn cảnh ra đời của bản thông điệp?
4. Bố cục
- Đoạn 1: Từ đầu đến “chiến đấu chống lại dịch bệnh này”.
Cả thế giới nhất trí, cam kết phòng chống, chiến đấu, đánh bại căn bệnh HIV/AIDS
- Đoạn 2: Tiếp đó đến “đồng nghĩa với cái chết”
+ Điểm lại tình hình thực tế
+ Nhiệm vụ của mỗi người, mọi người, mọi quốc gia
- Đoạn 3: còn lại: lời kêu gọi thiết tha
+ Hiểm họa HIV/AIDS.
+ Cách phòng chống HIV/AIDS
Trình bày bố cục văn bản
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Vấn đề được nêu lên trong bản thông điệp:
Đấu tranh quyết liệt chống đại dịch AIDS hiện nay trên thế giới:
- Phải “đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế” của mỗi quốc gia và mỗi cá nhân
- Mọi cá nhân, mọi quốc gia phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, sát cánh bên nhau, hành động tích cực hơn nữa để chiến thắng “căn bệnh của thế kỷ”
Bản thông điệp nêu vấn đề gì?
2. Điểm tình hình thực tế:
HS đọc đoạn trích
… “Nhưng cũng chính trong lúc này , dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành, gây tỉ lệ tử vong cao trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm. Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm HIV. Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng. HIV/AIDS đang lan nhanh với tốc độ báo động phụ nữ. Giờ đây phụ nữ đã chiếm tới một nửa trong tổng số người nhiễm trên toàn thế giới. Bệnh dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn còn an toàn – đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ châu Á, từ dãy núi U-ran đến Thái Bình Dương
Chúng ta đã không hoàn thành được một số mục tiêu đề ra cho năm nay theo Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV/AIDS. Nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta đã bị chậm trong việc giảm quy mô và tác động của dịch so với chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2005. lẽ ra chúng ta phải giảm được ¼ số thanh niên bị nhiễm HIV ở các nước bị nghiêm trọng nhất; lẽ ra chúng ta phải giảm được một nửa tỉ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm; và lẽ ra chúng ta phải triển khai các chương trình chăm sóc toàn diện ở khắp mọi nơi. Với tiến độ như hiện nay, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005.”
2. Điểm tình hình thực tế:
Cứ một phút trôi đi, trên thế giới có 10 người nhiễm HIV
- Trong số những người nhiễm HIV thì một nửa là phụ nữ.
Nhiều khu vực được coi là an toàn trước đây (Đông Âu, châu Á) nay đã bị lây lan nhanh.
Không hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra trong “tuyên bố về cam kết phòng chống HIV/AIDS”:
Chưa giảm được ¼ số thanh niên đã bị nhiễm HIV
Chưa giảm được một nửa tỉ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh
Chưa triển khai các chương trình chăm sóc toàn diện ở khắp mọi nơi.
2. Căn cứ vào đâu để tác giả đề nghị “đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế” của mỗi quốc gia và mỗi cá nhân? (PHT số 1)
Những hình ảnh về một số nạn nhân nhiễm HIV/AIDS
… “Rõ ràng, chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện cam kết của mình bằng những nguồn lực và hành động cần thiết. Chúng ta không tuyên bố rằng những thách thức cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng hơn và cấp bách hơn. Chúng ta phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mình.
Đó là lí do chúng ta phải công khai lên tiếng về AIDS. Dè dặt, từ chối đối mặt với sự thật không mấy dễ chịu này, hoặc vội vàng phán xét đồng loại của mình, chúng ta sẽ không đạt được tiến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra, thậm chí chúng ta còn bị chậm hơn nữa, nếu sự kì thị và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục diễn ra đối với người bị HIV/AIDS. Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết.
Nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS năm nay, tôi kêu gọi các bạn hãy cùng với tôi lên tiếng thật to và dõng dạc về HIV/AIDS. Hãy cùng tôi đánh đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này.
Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”
HS đọc đoạn trích
3. Nhiệm vụ của mọi người, mọi quốc gia
(PHT SỐ2)
- Chúng ta không vì một lý do nào đó mà quên đi thảm họa đang cướp đi sinh mệnh và tuổi thọ của con người
- Loài người hãy hành động chống lại HIV/AIDS. Đó là ý nghĩa sinh tử, tồn vong “Sống hay không sống”
- “Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính bạn”
- Bỏ thái độ kì thị, phân biệt đối xử với những người không may mắc phải HIV/AIDS: “Nếu sự kì thị và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục diễn ra thì cuộc chiến chống lại HIV/AIDS còn chậm hơn nữa ”.
Trong lời kêu gọi mọi người chống HIV/AIDS, tác giả đã yêu cầu mọi người, mọi quốc gia thực hiện nhiệm vụ gì?
Kofi Annan:
“Tôi xin bày tỏ sự khâm phục đối với chị Regan Hofmann và bà Bùi Thị Hạnh vì họ đã rất dũng cảm, đương đầu với bệnh tật, cũng như tích cực tham gia tuyên truyền, giúp đỡ cộng đồng.”
Em có nhận xét gì về tác giả trước những nhiệm vụ đặt ra?
Những nhiệm vụ đặt ra trong bản thông điệp đều xuất phát:
- từ tấm lòng nhân ái của tác giả,
- từ sự quan tâm, yêu thương đồng loại.
4. Những câu văn để lại ấn tượng
“Lẽ ra chúng ta phải”
(lập lại 3 lần)
Nỗi day dứt, xót xa của tác giả
- “Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”
- “Hãy cùng tôi vật đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này”
- “Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình… trong thế giới AIDS khốc liệt này không có khái niệm chúng ta và họ”
Những câu văn có sức thuyết phục mạnh mẽ vì thể hiện được những suy nghĩ sâu sắc và cảm xúc chân chân thành của tác giả.
Những câu văn nào để lại ấn tượng nhất?
III. CHỦ ĐỀ
Thông điệp nêu rõ hiểm họa HIV/AIDS.
Biện pháp phòng chống HIV/AIDS.
Kêu gọi mọi người coi đó là nhiệm vụ của chính mình, không nên im lặng, kì thị, phân biệt đối xử với những người bị HIV/AIDS.
Nêu chủ đề Thông điệp?
IV. TỔNG KẾT
Phòng chống HIV/AIDS là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại.
Hãy sát cánh bên nhau, không im lặng và không phân biệt đối xử với những người bị HIV/AIDS.
- Bài văn có sức thuyết phục mạnh mẽ, thể hiện được những suy nghĩ và cảm xúc chân thành của tác giả.
Những yếu tố cần thiết khi làm văn nghị luận:
- Xây dựng bố cục rõ ràng, lô gíc
- Lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục
- Tư liệu chọn lọc, sát thực
- Lời văn ngắn gọn, hình ảnh gợi cảm,…
IV. LUYỆN TẬP
Qua thông điệp trên, em rút ra được bài học gì khi làm văn nghị luận?
Suy nghĩ của bản thân:
Luôn quan tâm tới cuộc sống đang diễn ra. Biết chia sẻ với mọi người, không vô cảm trước nỗi đau của người khác;
Bản thân phải công khai lên tiếng về HIV/AIDS,
Tuyên truyền vận động mọi người không kỳ thị và phân biệt đối xử với người bệnh AIDS.
Đề cao lối sống lành mạnh, tuyệt đối không đuợc buông thả mình dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
IV. LUYỆN TẬP
Suy nghĩ của em về vấn đề HIV/AIDS?
Phạm Thị Huệ,
đồng sáng lập ra nhóm Hoa Phượng Đỏ
chăm sóc những nạn nhân của căn bệnh chết người AIDS
và những đứa con của họ.
Phần lớn trong số họ đều bị gia đình chối bỏ.
Một số thông tin về HIV/AIDS
THẾ NÀO LÀ AIDS?
AIDS là loại bệnh gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, và làm tên liệt sức đề kháng của con người. Do đó, khi phát triển tới giai đoạn cuối, nó sẽ dẫn người bệnh đến chỗ tử vong.
Nguy hiểm đến thế nhưng cho đến nay, AIDS vẫn nằm trong số những loại bệnh mà con người chưa tìm ra thứ thuốc chữa nào hữu hiệu.
Hơn nữa, bệnh AIDS lại có sức lan truyền khủng khiếp, bằng không chỉ một con đường lây nhiễm
AIDS (hay SIDA) có gì đặc biệt so với các bệnh thông thường?
- Các bệnh thông thường có các triệu chứng đặc thù. Viêm da thì da tấy đỏ, ngứa. Tiêu chảy thì đi ngoài nhiều lượt, đi ra nước, đau bụng. Đau mắt thì mắt đỏ, sưng, có mủ.
AIDS không có các triệu chứng đặc thù của bệnh. Cái đặc biệt của nó là người bị AIDS dễ mắc rất nhiều chứng bệnh. Chính vì thế mới gọi AIDS là hội chứng.
- Chết vì bệnh AIDS thực chất là chết vì các bệnh cơ hội mà cơ thể mắc phải khi bị suy giảm khả nǎng miễn dịch.
- Ví dụ thường cảm cúm hay đau bụng uống thuốc đều khỏi; nhưng bị AIDS thì có thể chết vì những bệnh đó.
Triệu chứng của bệnh AIDS:
Giai đoạn mới phát bệnh AIDS có thể có các triệu chứng: sụt cân, ỉa chảy, siết sưng hạch, ra mồ hôi đêm, đau họng, lở, có nốt trên da.
Giai đoạn AIDS toàn phần thì có thể mắc nhiều bệnh cơ hội như bệnh lao, bệnh đường ruột, các bệnh phụ khoa, các bệnh viêm nhiễm khác, có thể nói là bất cứ bệnh gì có tồn tại trong môi trường.
Chú ý:
Đó là các triệu chứng thường gặp nhưng không phải ai cũng bị tất cả các triệu chứng đó. Mặt khác, các triệu chứng này cũng giống như triệu chứng của bao cǎn bệnh thông thường người ta thường mắc phải. Do đó, thấy một người có những triệu chứng này thì không thể nói người ta bị AIDS được, AIDS khác ở chỗ:
* Thứ nhất, AIDS do vi rút HIV gây ra, tức là phải có HIV mới gọi là AIDS được.
* Thứ hai, thường các triệu chứng của nhiều thứ bệnh cùng xuất hiện, khả nǎng hồi phục của cơ thể kém, đến giai đoạn phát triển sâu của AIDS thì cơ thể không có khả nǎng phục hồi nữa và đi đến cái chết.
Nguồn: Lính Chì
 
D

doduchuong

tham khảo bài này nhé bạn
bài này mình cũng tham khảo :D

Chúng ta đang sống trong một đất nước không ngừng phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại,khó khăn. Một trong số đó là các tệ nạn xã hội như: ma túy, cờ bạc, văn hóa phẩm đồi trụy. Nhưng đáng sợ nhất chính là ma tuý. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tác hại to lớn của ma túy để phòng tránh cho bản thân, gia đình và xã hội.
Để phòng chống một tệ nạn thì chúng ta cần biết rõ về tệ nạn đó.
Đặc biệt là ma túy, đó là một loại chất kích thích, gây nghiện có nguồn gốc từ cây túc anh hoặc nhựa cây thuốc phiện được trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt nam hay từ lá, hoa, quả cây cần sa được trồng ở các tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam – Campuchia. Đặc biệt là ma túy có một ma lực dẫn dụ ghê gớm, khiến người bị dính vào không thể cưỡng lại được, chẵng khác gì “ma đưa lối, quỷ đưa đường”. Ma túy tồn tại ở nhiều dạng như tép, nước, bột, hồng phiến, bạch phiến, thuốc…và được sử dụng bằng nhiều hình thức hút, chích, hít…Nó được coi là tệ nạn đáng sợ nhất vì sức dẫn dụ con người không kể tuổi tác và khả năng gây nghiện nhanh chóng. Hơn thế nữa, ma túy còn là ngọn nguồn của những tệ nạn xã hội khác.
Trước tiên, nó gây hại trực tiếp đến người nghiện. Về sức khỏe, ma túy gây ra các bệnh khôn lường cho cơ thể. Người nghiện sẽ bị hư hại niêm mạc mũi nếu dùng ma túy theo dạng hít, có khả năng ngưng thở đột ngột, gây nguy hiểm tính mạng. Còn dùng theo dạng hút thì cơ quan chịu ảnh hưởng là phổi. Phổi sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, gây ung thư phổi, viêm đường hô hấp, nhiễm trùng phổi…Và nguy hiểm nhất là dùng ma túy dạng chích, đây là con đường ngắn nhất dẫn đến AIDS. Người tiêm đâu có biết rằng trên mũi kim là hàng vạn quả cầu gai gây căn bệnh thế kỉ hiểm nghèo, cứ thế họ truyền tay nhau tiêm chúng, đưa virus vào máu của mình. Ở những tụ điểm tiêm chích, họ còn pha thêm các chất bẩn gây áp-phê, hậu quả là các con nghiện phải cưa cụt tay chân hay nhiễm trùng máu. Ấy là chưa kể đến tình trạng bị chết do sốc thuốc. Câu chuyện “cái chết trắng” của nhà tỉ phú trẻ Raphael, chết ngay bên đường do dùng bạch phiến quá liều. Những người nghiện lâu ngày rất dễ nhận ra, người gầy gò, da xám, tóc xơ xác. Hệ thần kinh bị tổn thương nặng do ảnh hưởng của thuốc, kém tập trung, suy nghĩ, chán nản và thiếu ý chí vươn lên nên việc cai nghiện cũng khó khăn. Không chỉ dừng ở đó, tiêm chích ma túy còn hủy hoại con đường công danh, sự nghiệp của người nghiện. Đã có bao bài học, biết bao câu chuyện kể về những công nhân, kĩ sư… đã gục ngã trước ma túy, để rồi bị bạn bè, đồng nghiệp xa lánh, con đường tương lai tươi sáng bỗng vụt tắt, tối tăm. Và nhất là những bạn học sinh, tuổi đời còn quá dài mà chỉ vì một phút nông nỗi, bị bạn bè rủ rê đã đánh mất tương lai. Thật đáng thương!
Ma túy không những gây hại cho người dùng nó mà còn cho cả gia đình của họ, khiến họ trở mất dần khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình. Những gia đình có người nghiện ma túy bầu không khí lúc nào cũng lãnh đạm, buồn khổ. Công việc làm ăn bị giảm sút do không được tín nhiệm. Nền kinh tế cũng theo đó mà suy sụp. Bởi những người một khi đã nghiện thì luôn có nhu cầu hơn nữa về ma túy, đồng nghĩa với việc họ phải có tiền, mà tiền thì lấy từ đâu? Từ chính gia đình của họ chứ không đâu xa. Rồi những người vợ, người mẹ sẽ ra sao khi thấy chồng, con mình vật vã khi thiếu thuốc, khi lìa bỏ cõi đời vì mặc cảm, vì bệnh tình đã tới giai đoạn cuối? Thật đau xót cho những gia đình bất hạnh có người nghiện ma túy.
Không dừng lại ở đó, ma túy còn như một con sâu đục khoét xã hội. Khiến cho an ninh, trật tự, quốc phòng bất ổn. Khi muốn thõa mãn cơn ghiền, con nghiện không từ một thủ đoạn, hành vi trộm cắp, giết người nào để có tiền mua heroin, hoặc nổi máu anh hùng xa lộ, đua xe, lạng lách. Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang thang làm mất vẻ mỹ quan,văn minh lịch sự của xã hội,vật vờ trên những con đường. Không chỉ thế, nhà nước, xã hội còn phải tốn tiền để tổ chức lực lượng phòng chống và giải quyết những thiệt hại do con nghiện gây ra. Mất tiền xây dựng các trại cải tạo, giáo dục, điều trị cho người nghiện. Một thiệt hại lớn mà ma túy gây ra cho nền kinh tế quốc gia là ngành du lịch bị giảm sút. Các bạn thử nghĩ xem, có ai dám đi du lịch sang một đất nước, một thành phố mà toàn người bị HIV/AIDS. Rồi họ sẽ nghĩ gì về nước ta, họ sẽ nhìn nước ta với ánh mắt khinh thường, chẳng ai dám đầu tư vào đây nữa. Quả là một mất mát, thiệt hại cho nước nhà!
Nhưng các bạn đừng lo, nếu chúng ta biết cách phòng chống thì những mối nguy ngại trên sẽ được giải quyết, sẽ không còn tệ nạn ma túy nữa. Mỗi người phải có trách nhiệm, tích cực tuyên truyền, giáo dục cho người thân mình sự nguy hiểm của ma túy để không ai bị chết vì thiếu hiểu biết. Luôn tránh xa với ma tuý bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội. Đồng thời cũng lên án, dẹp bỏ tệ nạn bằng cách không tiếp tay cho chúng. Nếu lỡ vướng vào thì phải dùng nghị lực, quyết tâm, vượt lên chính mình để từ bỏ con đường sai trái. Bên cạnh đó nhà nước cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện, tạo công ăn việc làm cho họ, tránh những cảnh " nhàn cư vi bất thiện", giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng, không xa lánh, kì thị họ.
Ma túy quả là một con quỷ khủng khiếp nhất của gia đình và xã hội, còn hơn cả bệnh tật và đói khát. Chúng ta vẫn có thể phòng trừ nanh vuốt của con quỷ dữ này. Mỗi chúng ta phải nêu cao cảnh giác, chung tay ngăn chặn nó, mở rộng vòng tay đỡ lấy những người nghiện, đừng để họ lún quá sâu vào bóng tối. Đặc biệt là học sinh chúng ta phải kiên quyết nói không với ma túy, xây dựng một mái trường, một xã hội không có ma túy.
 
Top Bottom