Quê hương là gì hả mẹ
Mà sao cố dạy phải yêu?
Mỗi chúng ta, ai cũng có quê hương, ai cũng luôn mang trong mình hình bóng quê nhà. Quê hương có thể là hình ảnh cánh đồng thẳng cánh cò bay, luỹ tre xanh rì rào trong gió, những buổi trưa hè cungfd đám bạn rong chơi. Đối với Tế Hanh, quê hương ông là một vùng làng chài ven biển có con sông Trà Bồng uốn khúc lượn quanh với bao kỉ niệm đẹp đẽ của một thời thơ ấu. Ông luôn mang trong mình tình yêu quê hương thắm thiết chính vì thế mà Tế Hanh được xem là nhà thơ rất tinh tế khi tả cảnh quê,tình quê. Những ai yêu thơ ông hẳn sẽ biết đền bài thơ nổi tiếng "QUê hương".
Mở đầu là một lời giới thiệt ngắn gọn về làng chài:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Hai câu thơ như một lời thông báo. QUê hương ông là vùng quê làm nghề chài lưới. Tuy ngắn gọn nhưng lời giới thiệt đậm chất làng chài. Cách dùng thời gian để đo không gian thật độc đáo toát lên vẻ đẹp riêng của người dân miền biển.
Là một vùng làng chài nhỏ nhưng quê hương Tế Hanh không kém phần vui vẻ, rộn ràng. Nắng sớm vừa ửng hồng, bầu trời trong xanh bát ngát, gió thoảng nhẹ nhàng chính là lúc đoàn thuyền bắt đầu ra khơi đánh cá. Buổi ban mai đẹp đẽ báo hiệu cho một ngày ra khơi tốt đẹp. Trong không gian khoáng đạt, các chàng trai lực lưỡng căng buồm bơi thuyền ra khơi:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Chiếc thuyền một người bạn đồng hành của người dân chài lưới được Tế Hanh so sánh với con tuân mã - một chú ngựa trắng mạnh mẽ. Chiếc thuyền tưởng như đang băng mình ra khơi bằng sức mạnh dũng mãnh, hăng hái. Hàng loạt các động từ mạnh tăng thêm vẻ đẹp cho con thuyền. Thuyền ra khơi trở thành một người bạn, một thành viên cùng với ngư dân miền biển.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Tế Hanh giường như nhớ rõ mồn một hình ảnh của quê hương. Cánh buồm- một vật hữu hình được tác giải so sánh với mảnh hồn làng- một vật vô hình làm cho nó trở nên thiêng liêng, đẹp một vẻ đẹp quyến rũ. Phép nhân hoá biến cánh buồm thành một biểu tượng của quê hương. Cánh buồm no gió ra khơi mang theo cả sức sông khát khao, ước vọng chinh phục đại dương bao la của những người con miền biển. Chỉ có ai thực sự yêu quê mới cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương trọng vẹn.
Nếu như chiếc thuyền ra khơi là khát khao hi vọng thì cảnh đoàn thuyền trở về là thành quả sự lao động của người dân. Sau một ngày đầy vất vả thuyền lại ccaapj bến trở về. n cảng náo nhiệt, ông ào, tấp nập, mở ra một cuộc sống ấm no hạnh phúc đủ đầy. Những ngư dân thầm cảm tạ trời đát, nâng niu những con cá bạc tươi ngon nhất. Những khoang đầy cá chính là lửa sống, là niềm vui của người dân làng chài. Những chàng trai sau chuyến ra khơi chẳng hề lộ vẻ ệt mỏi. Họ như chàng thạch sanh vùng biển, bước chân xuông thuyền khắp mình đầy hơi thở biển khơi:
Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Cái vị xa xăm ở đay là mùi của đại dương nồng mặn. Vị tanh cá biển, vị mặn mòi. hoà quyện với cái nắng, cái gió biển khơi taopj nên những chàng trai da ngăn rắn rỏi. Chỉ có người con của biển, sinh ra và lớn lên cùng biển khơi, mới có được cái mùi hương mặn mòi ấy.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Vẫn con thuyền ra khơi, giờ đây trở về sau một ngày chạy đua cùng sóng gió được nhà thơ nhân hoá giống như một con người, một nhà hiền triết với dáng nằm thư giãn, lặng lẽ, suy tư. Nghe (cảm nhận bằng thính giác) nhưng ở đây lại nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ; sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế. Không chỉ con người mà ngay đến cả con thuyền cũng thấm đẫm hương vị biển, thấy vị mặn mòi của muối biển đang râm ran trong cơ thể mình hay đó chính là cái dư vị dịu êm mà giản dị của nhịp đời miền quê biển. Chất muối mặn mòi ấy ngấm vào thân hình người dân chài quê hương, thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn thơ Tế Hanh để thành niềm cảm xúc bâng khuâng, kì diệu? Những hình ảnh đẹp của quê hương luôn thường trực trong tâm trí nhà thơ. Đó là sợi dây liên kết là mối ân tình không thể nào quên. Dẫu có bước đi t rên đường đời khó nhọc, dẫu có trả qua bao sóng gió cuộc đời, tình cảm quê hương vẫn gắc bó gần như là máu tthij, để khi đi xa, người con ấy vẫn mang nặng hình bóng quê nhà.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Tác giả trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ về hình ảnh làng chài theo ấn tượng chung nhất: Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vơi, con thuyền rẽ sóng, và đặc biệt nhớ cái mùi nồng mặn quá. Tất cả hình ảnh đó đã trở thanh biểu tượng của vùng làng chài không thể nào quên.
Bài thơ Đó là tấm lòng yêu nhớ quê hương của một chàng trai thuần hậu gắn bó với cuộc đời. Với Tế Hanh, cái làng chài lưới này đã trở thành nguồn thi cảm không vơi cạn. Người ta thường nói ông là nhà thơ của quê hương sông nước, mà trong nhiều trường hợp quê hương chỉ thu gọn về một cái làng chài lưới của riêng ông.
Qua bài thơ, Tế Hanh một làn nữa khẳng định tình cảm với quê hương. Chính tình cảm ấy đã biến ông thành một nhà thơ rất tinh tế khi tả cảnh quê,tình quê. Tình yêu quê hương luôn là một tình cảm sâu nặng trong lòng tất cả mỗi chúng ta.