[TDTT] Lịch sử Euro

P

pokemon_011

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

EURO 1960: Hiện thực hóa ý tưởng của Henri Delunay
EURO 1960 được tổ chức để vinh danh Henri Delunay - người đã có sáng kiến tổ chức giải đấu mà cho đến ngày hôm nay trở thành một ngày hội thực sự của những người yêu bóng đá.
henridelaunay01.jpg

Henri Delunay, người có sáng kiến tổ chức EURO
Sau khi Jules Rimet đề nghị tổ chức giải vô địch bóng đá thế giới vào giữa thập kỷ 20, đồng nghiệp, đồng hương của ông là Henri Delaunay cũng đưa ra ý tưởng về một giải VĐ châu Âu dành riêng cho các đội tuyển QG. Tuy nhiên, trong suốt 28 năm trời, ý tưởng tốt đẹp của Henri Delaunay, vẫn chỉ là một dự án nằm im trong hồ sơ bởi FIFA khi ấy đang chuẩn bị cho World Cup đầu tiên (năm 1930 ở Uruguay) tỏ ra không có thiện cảm với cái dự án EURO này.
Phải đợi tới năm 1955 ý tưởng EURO mới được xem xét một cách nghiêm túc và được thực hiện. Tuy nhiên, một số LĐBĐ ở châu Âu hồi ấy đã tỏ thái độ ngần ngại. Người Anh, người Đức, thậm chí cả người Italia từ chối dấn thân vào cuộc phiêu lưu mới của châu lục. Ngoài nước Pháp, đương nhiên là ủng hộ sáng kiến của mình, có Tây Ban Nha và nhất là các nước Đông Âu chấp nhận thách thức mới đó. Ngày 6/8/1958, UEFA tổ chức lễ bốc thăm cho Cup châu Âu lần đầu tiên. Chỉ có 17 đội bóng tham dự, vắng mặt nhiều cường quốc bóng đá như Tây Đức, Hà Lan, Italia và toàn bộ các đội bóng thuộc Vương quốc Anh. Để tưởng nhớ công lao của Henri Delaunay, giải đấu này được mang tên ông.

Pháp là nước chủ nhà đầu tiên của giải đấu với thể thức thi đấu ban đầu là đấu loại trực tiếp, 4 đội cuối cùng tập trung về nước chủ nhà (Pháp) đấu 2 trận bán kết, tranh hạng 3 và chung kết.
urss-1960.jpg

Liên Xô đã giành chức vô địch đầu tiên
Trận đấu đầu tiên đã diễn ra ngày 29/9/1958, trước 100.572 khán giả ngồi chật cứng SVĐ Lenin, thủ đô Moscow, Liên Xô đã đánh bại Hungary 3-1. Anatoli Ilyia (Liên Xô) trở thành cầu thủ ghi bàn thắng đầu tiên trong lịch sử các vòng chung kết EURO. Tại vòng tứ kết, do “chiến tranh lạnh” Tây Ban Nha của độc tài Franco đã không chấp nhận cho ĐT Liên Xô tới nước mình thi đấu và UEFA quyết định xử cho Liên Xô thắng 3-0!

Ở vòng bán kết, Liên Xô nhấn chìm Tiệp Khắc tới 3-0, nhưng nhắc tới trận đấu này, người ta lại nhớ nhiều tới những pha cứu thua khó tin của thủ thành tài năng Lev Yashin. Ngày 6/7/1960, trên sân Công viên các Hoàng tử (cũ) đội tuyển Pháp thiếu vắng 2 trụ cột trên hàng công là Fontaine và Raymond Kopa sau 1 giờ thi đấu đã dẫn điểm đội Nam Tư tới 4-2 và có vẻ ung dung đi tới trận chung kết. Nhưng trong vòng 30 phút cuối, người Nam Tư đã lội ngược dòng một cách ngoạn mục với tỉ số 5-4!
Trận chung kết căng thẳng giữa Liên Xô và Nam Tư
Ngày 10/7 ở Paris, trận chung kết EURO đầu tiên giữa Liên Xô và Nam Tư. Đội Nam Tư đã rất nhanh chóng làm chủ trận đấu. Nếu không có Lev Yachine tuyệt vời, hẳn đội Liên Xô đã gục ngã ngày trong hiệp một. Nhưng duy chỉ Milan Galic hạ được ''Con nhện đen'' (Biệt hiệu của thủ môn người Moskva trứ danh nhất thế giới này) vào phút thứ 41. Vào hiệp 2, đội Liên Xô bừng tỉnh và nhanh chóng gỡ hoà (phút 49) bằng bàn thắng của Matreveli. Và từ giờ phút đó, thế trận thuộc hẳn về đội quân Xô viết. Cho dù họ phải kiên trì chờ tới hiệp phụ mới đoạt được danh hiệu vô địch (phút 113): Nhận được đường chuyền bổng vào giữa sân của Meskhi, trung phong Ponedelnik đem thắng lợi về cho đội anh bằng một cú vôlê tuyệt hảo. Liên Xô đi vào lịch sử với tư cách đội đầu tiên giành chức vô địch Cựu lục địa. Tiệp Khắc giành HCĐ sau khi đánh bại đội tuyển Pháp đang rệu rã 2-0.
 
P

pokemon_011

EURO 1964: Vinh danh các El Matador

EURO 1964: Vinh danh các El Matador
Khác với lần đầu tiên, EURO 1964 này đã có sự tham gia của các đội bóng thuộc Liên hiệp Anh như Anh, Iceland và và Bắc Ireland nâng tổng số đội tham dự EURO lần này lên đến 28 đội.
867742euro1964espagneurssdiaporama.jpg

EURO 1964 có sự tham gia của đông đảo các quốc gia
Tuy nhiên cũng như những giải đấu lần trước các vấn đề về chính trị cũng ảnh hưởng khá lớn đến VCK lần này khi Hy Lạp từ chối ra sân để thi đấu cùng với Albani, lý do rất đơn giản: 2 quốc gia này đã từng gây chiến với nhau vào năm 1912 và sau nửa thế kỷ, mối thâm thù vẫn chưa hề nguôi ngoai. Albania đương nhiên giành quyền đi tiếp, nhưng cũng chẳng được bao xa.
Sau hàng chục năm im hơi bặt tiếng, Đan Mạch đã lột xác khi lần lượt vượt qua Malta, Albania và Luxemburg (đội đã loại Hà Lan với tổng tỷ số 3-2) để giành 1 suất đến bán đảo Iberia. Những chú lính chì dũng cảm chỉ chịu khuất phục trước đương kim vô địch Châu Âu Liên Xô ở bán kết.
682638w2.jpg

Luis Suárez cầu thủ xuất sắc nhất VCK lần này
Đội chủ nhà TBN mặc dù đã bị đội bóng thuộc vương quốc Anh cầm hòa 1-1 ngay tại Bernabeu nhưng đã quật ngã đối thủ ngay tại Belfast ở lượt về. Thừa thắng xông lên, “đàn bò tót” áo đỏ nghiền nát CH Ireland với tổng tỷ số 7-1, tự tin bước vào bán kết. Hungary là đội thứ 4 lọt vào bán kết .
Thế nhưng, tại vòng bán kết, các tài năng như Lajos Tichy, Sandor Matrai và đặc biệt là Florian Albert, đã vấp ngã trước sức mạnh của đội chủ nhà. Được sự cổ vũ của hàng trăm nghìn khán giả ngồi chật kín sân vận động Bernabeu, Tây Ban Nha đã chơi một trận đấu xuất sắc và giành suất vào chung kết sau màn trình diễn nghẹt thở và bàn thắng ở những phút cuối cùng của hiệp phụ thứ nhất

TBN sẽ tranh vương miện với Liên Xô, đội đã dễ dàng loại ở trận bán kết trên sân Camp Nou của Barcelona (3-0) một đội Đan Mạch mệt mỏi tới mức chịu khuất phục luôn trước Hungari ở trận tranh giải ba sau đó (1-3).
ce000111964afterthefinalspain1en.jpg

TBN giành vinh quang đầu tiên
Trận chung kết giữa TBN và Liên Xô là cuộc đối đầu mãnh liệt giữa hai đội bóng đá ưu tú nhất vào thời gian đó. Chuyện được thua vì thế lớn gấp đôi, và hai đội bóng đều biết điều ấy nên họ xung trận với trống giong cờ mở. Pereda ghi bàn ngay ở phút thứ 6, Choussanov gỡ hoà 120 giây sau đó. Nhưng trên một sân cỏ ướt nhão vì mưa tầm tã, lối chơi táo bạo hơn của các cầu thủ TBN đã chiếm ưu thế so với lối chơi thận trọng của người Xô Viết. Khi trận đấu chỉ còn 6 phút, Amancio đón một đường tạt bóng vào giữa sân của Pereda, lừa cho "Con nhện đen" Yavsin ra khỏi khung thành rồi đánh đầu rất dũng mãnh, đem lại cho TBN chiếc Cup Henri Delaunay.
 
P

pokemon_011

EURO 1968: Vinh quang thuộc về người Ý
688f538.jpg


4 anh em chung một chiến hào
Không hẹn mà gặp, cả 4 đội bóng góp mặt tại bảng 8 đều là “con đẻ” của Vương quốc Anh, đó là Scotland, Wales, Bắc Ireland và Anh. Mặc dù thất thủ trước Scotland 2-3 ngay tại Wembley và bị chính đội đàn em này cầm chân 1-1 khi kéo quân sang Hampden Park, những nhà quán quân thế giới năm 1966 vẫn đoạt ngôi đầu bảng, đồng nghĩa với chiếc vé duy nhất vào tứ kết.
Vòng loại níu chân 2 “ông lớn”
Bất ngờ lớn nhất tại giai đoạn “vượt chướng ngại vật” là sự sụp đổ của Đan Mạch và Á quân World Cup 66 CHLB Đức. Đội hạng tư EURO 64 đã kết thúc cuộc hành trình tại nhóm đấu của mình bằng vị trí dưới cùng, trong khi người Đức chấp nhận để Nam Tư vượt qua tại bảng đấu duy nhất chỉ có 3 đội.
Sự cân bằng Đông – Tây
Vòng tứ kết, vẫn với thể thức loại trực tiếp, chứng kiến cuộc tranh hùng giữa 4 đội bóng tới từ phương Đông và cũng ngần ấy đại diện ở phương trời đối diện. Tại cuộc so tài đáng chú ý nhất, ĐKVĐ thế giới Anh đã không mấy vất vả đánh bại ĐKVĐ châu Âu TBN cả 2 trận. Ngược lại, Italia và Liên Xô đều thua trận lượt đi, nhưng đã nắm tay nhau lội ngược dòng thành công khi được chơi trên sân nhà trước Bulgaria và Hungary. Ở cặp đấu còn lại, Nam Tư, được đánh giá có triển vọng đoạt Cúp lớn nhất, không mấy khó khăn đẩy lui người Pháp bằng 6 bàn thắng và 2 bàn thua sau 2 lần đụng độ.
Và Chúa là người Italia
Ở mùa hè năm 1968, ông Valcareggi đã may mắn được sở hữu nhiều cá nhân kiệt xuất, tiêu biểu là thủ môn Dino Zoff, đội trưởng Giacinto Facchetti hay bộ đôi tiền đạo Pietro Anastasi và Luigi Riva. Đã vậy, Italia không phải gặp bất kỳ vật cản đáng kể nào trước khi đặt chân đến ngưỡng 4 đội. Sự vắng mặt của Chislenko và Khurtsilava, 2 trụ cột tại hàng phòng ngự Liên Xô, cộng với thời tiết xấu suốt 120 phút đã góp công lớn vào việc Italia cầm hoà trước đối phương mạnh hơn hẳn. Và rồi, canh bạc tung đồng xu (hồi đó chưa có luật đá luân lưu) đã tiễn Liên Xô xuống trận tranh ba tư (thua Anh 0-2).
Bước vào trận chung kết, Nam Tư vượt lên ở phút 38 nhờ công Dzajic, cầu thủ xuất sắc nhất giải và là tác giả bàn thắng duy nhất trong trận bán kết với Anh. Nhưng khi trận đấu còn khoảng 10 phút, cú đá phạt chính xác của Domenghini đã cứu vãn cả nước Italia khỏi tiếng kêu than. Ở trận đá lại 2 ngày sau, Nam Tư mỏi mệt không thể chống cự nổi đội chủ nhà có sự trở lại của 5 đôi chân hoàn toàn sung sức. Riva, Anastasi thay nhau dứt điểm thành công sau nửa giờ thi đấu và Italia đoạt danh hiệu VĐ châu Âu lần duy nhất cho đến nay trong lịch sử của mình.
 
T

thienlong233

LỊCH SỬ EURO 1972

8 đội bóng có mặt tại vòng tứ kết là Rumani, Hungary, Anh, Đức, Bỉ, Liên Xô, Italia, Nam Tư. Sau khi đăng quang tại EURO 1968, Italia đã gây thất vọng khi bị chủ nhà Bỉ loại ngay ở vòng tứ kết. Ở trận lượt đi, ĐKVĐ châu Âu có trận hòa 0-0 ngay trên sân nhà trước khi bị Bỉ hạ gục 2-1 ở trận lượt về.
Nhưng ấn tượng nhất vẫn là đội tuyển Đức với một dàn cầu thủ trẻ và tài năng như Franz Beckenbauer (người sau này được tôn vinh là “Hoàng đế” bóng đá của thế giới), bộ đôi cầu thủ trẻ mới 20 tuổi: Paul Breitner và Uli Hoeness. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là chân sút “thần sầu” Gerd Muller (“Vua dội bom” mọi thời đại của bóng đá Đức). Trong 6 trận ở vòng loại, G.Muller nổ sung tới 6 lần. Phong độ chói sáng của ông còn được tiếp tục thể hiện ở vòng chung kết khi ghi một bàn giúp Đức có chiến thắng 3-1 vang dội trước tuyển Anh tại trận tứ kết lượt đi diễn ra trên sân Wembley (đây là trận thắng đầu tiên của Đức trên sân nhà của Anh). Nhờ thắng lợi đó nên ở trận lượt về, “Xe tăng Đức” chỉ cần cầm hòa 0-0 là có tên tại bán kết.
Hai đội bóng khác có tên tại vòng bán kết là Liên Xô và Hungary. Liên Xô xuất sắc vượt qua Nam Tư với tổng tỷ số 3-0 sau hai lượt trận. Còn Hungary đã may mắn vượt qua người láng giềng Rumani nhờ luật bàn thắng sân nhà sân khách (trận lượt đi hòa 1-1, lượt về hòa 2-2).
Bước vào vòng bán kết, cặp đấu được chờ đợi nhất là giữa Đức và chủ nhà Bỉ. Trước sức mạnh tuyệt đối của người Đức, Bỉ dù có ưu thế chủ nhà nhưng cũng không thể tạo nên được bất ngờ khi buộc phải dừng bước với thất bại 1-2. Đức là đội vượt lên dẫn trước với cú đúp của Gerd Muller trước khi để Bỉ gỡ lại một bàn do công của Odilon Polleunis. Ở cặp đấu còn lại, Liên Xô cũng có được chiến thắng 1-0 với pha lập công duy nhất của tiền vệ Anatoly Konjkov .

Với phong độ ấn tượng, tuyển Đức bước vào trận chung kết với Liên Xô diễn ra vào ngày 18/6/1972. Đội bóng dưới thời của HLV huyền thoại Helmut Schon đã tạo ra một thế trận áp đảo hoàn toàn so với Liên Xô. Với sự năng nổ và đảm nhận vai trò libero trong đội hình, Beckenbauer chính là gương mặt nổi bật nhất. Không chỉ tạo ra sự chắc chắn nơi hàng thủ, ông còn có những đường chuyền tấn công sắc như dao cạo cho đồng đội.

Lại là G.Muller tiếp tục thể hiện sức hủy diệt khủng khiếp của mình khi lập một cú đúp vào lưới của thủ thành dự bị Rudakov (bắt thay huyền thoại Yashin). Wimmer cũng đóng góp một bàn, góp phần vào thắng lợi 3-0 của tuyển Đức. Chiến thắng của trận chung kết EURO 1972 được đánh giá là một trong những thắng lợi thuyết phục nhất trong lịch sử các kỳ EURO.
TÀI LIỆU SƯU TẦM!!
 
Top Bottom