[TDTT] Bí ẩn mặt sân Roland Garros

N

ngungutruong

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong các loại sân thì chỉ có mặt sân màu son là trái banh nỉ có thể để lại dấu ấn rõ nét nhất, khiến Roland Garros lâu nay trở thành giải đấu của sự khác biệt, một sự khác biệt làm say đắm lòng người hâm mộ.

Sự sáng tạo tình cờ

Có lẽ anh em nhà Renshaw – William và Ernest - Những nhà vô địch người Anh của những giải Wimbledon đầu tiên không thể ngờ được rằng họ lại trở thành cha đẻ của một mặt sân quần vợt độc đáo ngay chính trên đất Pháp. Chỉ vì đam mê quần vợt, họ đã từ giã nước Anh mù sương để chuyển tới thành phố Cannes rực rỡ ánh nắng miền Nam nước Pháp, thế nhưng cái nắng, cái gió miền Địa Trung Hải mà họ yêu mến lại chính là thủ phạm tiêu diệt mặt sân cỏ truyền thống mà họ mang theo từ nước Anh, nhất là vào dịp cuối hè, đầu thu.

Vào cái năm 1880, họ nảy ra sáng kiến phủ lên mặt sân trụi cỏ một lớp bột nghiền từ các mảnh vỡ của các chiếc lọ, bình bằng đất nung được sản xuất từ vùng phụ cận Paris, Vaullauris và thật không ngờ, họ cảm thấy rất ổn mỗi khi chơi bóng trên mặt sân này bởi nó khá “êm”, không kém gì mặt sân cỏ và sân đất nện đã tình cờ… chào đời như thế! Cũng từ đó trở đi, những người Anh trên đất Pháp không còn phải dùng đến phân bón và cũng chẳng cần các dụng cụ cắt xén để chăm sóc mặt cỏ nữa.

1338186242-william.jpg


Anh em nhà Renshaw là những người đầu tiên sáng tạo ra sân đất nện

Cái tên “đất nện”

Sau phát minh của anh em Renshaw, sân đất nện đã nhanh chóng được người chơi chấp nhận và ngay tại Cannes, đã có đến 104 sân được xây dựng gần như ngay sau đó, chỉ có điều người Pháp đã phủ lên mặt sân một lớp bột nghiền từ gạch đất nung màu nâu đỏ. Gọi là “đất nện” cũng không sai bởi phần lớn các vật liệu dùng để xây dựng sân đều xuất phát từ lòng đất, được lựa chọn tùy theo đặc tính của từng lớp, rồi được lu, lèn, được “dán chặt”, được “nện chặt” với nhau để trái banh có thể nảy cao trên mặt sân, nhưng vẫn phải bảo đảm việc ngấm thoát nước hai chiều (ngang, dọc).

Lớp trên cùng mang màu son đỏ đặc trưng của sân đất nện Pháp thực ra chỉ dày 1cm và chỉ là chiếc áo mang lại cái tên gọi “sân đất” vì có màu nâu đỏ của đất, nhằm tạo độ tương phản với màu vàng trái banh và tạo mặt sân êm cho những cú trượt đồng thời nó giúp lưu giữ dấu vết của trái banh. Bí quyết nằm ở lớp thứ hai, dày từ 5 đến 7cm, được làm từ bột đá vôi sản xuất từ Saint-Maximin miền Nam nước Pháp, với đặc tính hút ẩm tốt và khả năng đông kết nhưng vẫn thấm nước hai chiều, mới là vật liệu chủ yếu và quan trọng để tạo nên một mặt sân vừa “đanh cứng” đối với trái banh, vừa êm dịu đối với bước chân di chuyển của các tay vợt, khiến ta có thể nói rằng, ngoài việc trượt tuyết, trượt sóng thì người ta còn có thể chơi tennis và trượt… trên các sân đất nện.

1338186242-roland-garros-1.jpg


Không sợ nước, chỉ sợ… mưa

Lớp thứ ba bằng xỉ than dày từ 7 đến 10cm chính là phần “kho” giữ độ ẩm cho mặt sân đất nện. Nước được tưới ngập để “bảo quản” sân hàng ngày và có thể thoát đi nhanh chóng theo chiều dọc qua 3 lớp trên, chảy xuống lớp thứ tư được làm bằng đá cuội đã được rửa sạch nên giống như một chiếc máy lọc nước, khiến cho nước trở nên trong, trước khi dồn xuống lớp vải địa kỹ thuật lót dưới cùng và được thu về ống để bơm thoát ra ngoài. Phần nước và hơi nước còn đọng lại trong lớp thứ tư sẽ được lớp xỉ than hút ngược trở lại mặt sân nhờ chênh lệch nhiệt độ khi có ánh nắng mặt trời vào ban ngày, khiến cho mặt sân luôn giữ được độ ẩm cần thiết và trở nên “êm ái” như nhung, như lụa.

Chính vì thế, tại 20 sân đấu của Roland Garros, có tới 99 nhân viên kỹ thuật chuyên trách bảo dưỡng mặt sân và làm việc liên tục trong 15 ngày diễn ra giải đấu, với nhiệm vụ chủ yếu phun ngập nước bảo dưỡng và chuẩn bị sân đấu cho ngày thi đấu tiếp theo, trái ngược với hình ảnh những tấm bạt khổng lồ được kéo ra khẩn cấp để che mặt sân mỗi khi cơn mưa ập đến.

Mặt sân yêu thích

Cho dù nước Pháp là nơi sản sinh ra sân đất nện nhưng vì nằm ở vùng khí hậu ôn đới với độ ẩm thấp, ít mưa nên châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng không phải là “đất sống” của sân đất nện. Do khá “khô hạn” và băng giá vào mùa đông nên lớp bột đá vôi thường bị đóng cứng và phải được thay mới hàng năm với chi phí 3000 euro/sân khiến nhiều câu lạc bộ tại Pháp đã chọn sân bê-tông mỗi khi quyết định xây mới.

Cũng giống như mặt sân cỏ dịu êm của người Anh, sân đất nện Pháp luôn là một mặt sân quyến rũ và độc đáo. Độc đáo ở chỗ mặt sân này có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên và rất êm để có thể “bảo vệ” xương khớp của bạn nhất là đối với những người đã qua tuổi 40, khi phải di chuyển nhiều trên mặt sân. Dân chuyên cũng mê đất nện, khi trái banh nảy cao hơn nên trở thành “chậm” để có thêm thời gian chuẩn bị cho cú đánh hoàn hảo hơn, nhất là đối với các tay vợt bước vào chuyên nghiệp từ tuổi teen có điều kiện rèn luyện các kỹ thuật cơ bản của quần vợt, để rồi dần dần thích ứng được các mặt sân khác khi trái banh tăng tốc.

Nhưng cũng phải trở nên “rắn như đất nện” về thể lực và tinh thần như Nadal, mới có thể trở thành “Vua”, để rồi bước ra chinh phục các mặt sân khác, vì hơn bất cứ ai, anh đã trụ vững và tỉnh táo kết thúc những loạt rally rất dài trên mặt sân tung bụi đất son .
 
H

hthtb22

110617112554-479-239.jpg
Mặt sân cỏ Wimbledon phần nào trợ giúp Nadal
Nếu không có những thay đổi mang tính bước ngoặt trên mặt sân, có thể Rafael Nadal đã không thể 2 lần ngự trị trên ngai vàng Wimbledon.
Mặt sân của những ông vua tấn công
Ở thế kỷ trước, mặt sân cỏ ở nước Anh được trồng theo công thức 70% loại cỏ lùng (ryegrass) và phần còn lại là cỏ đuôi trâu đỏ (creeping red fescue). Đây là thứ cỏ mọc từ từ trên cát và không đều đặn, chính vì vậy sân cỏ Wimbledon không phải lúc nào cũng bằng phẳng và mịn màng như màu xanh êm ái thường thấy. Những cọng cỏ mọc lệch hay phần rễ đẩy đất trồi lên có thể ảnh hưởng đến quỹ đạo bay của trái bóng sau khi tiếp xúc mặt sân. Cộng thêm khả năng giữ nước của cỏ, mặt sân có độ mềm và khiến bóng vừa nhanh lại khá thấp, cũng như chuội xuống đất khiến các tay vợt khó khăn trong việc điều khiển cú đánh tiếp theo. Chính vì những đặc điểm đó, Wimbledon mới trở thành nơi tôn vinh những ông vua tấn công theo trường phái giao bóng – lên lưới (serve and volley).
110617112554-143-877.jpg
Sân cỏ Wimbledon trước đây giúp Sampras thống trị nhờ serve and volley
Mặt sân cỏ ở Wimbledon được đánh giá là nhanh nhất so với những mặt sân khác và không phải là nơi để tạo nên những trận đấu đôi công dài hơi như ở mặt sân đất nện. Những quả giao bóng siêu tốc đã trở thành vũ khí chính để giúp những tay vợt như Pete Sampras trở thành tay vợt vĩ đại nhất tại Wimbledon với 7 lần vô địch (1993, 1994, 1995, 1997, 1998, 1999, 2000). Khả năng giao bóng có vận tốc cao và hiểm hóc cùng những kỹ năng bắt volley hoàn hảo trên lưới giúp tay vợt người Mỹ trở thành người bất khả chiến bại trên mặt sân cỏ và cho đến thời này của Kỷ nguyên mở vẫn chưa có ai san lấp được thành tích đáng nể này của Sampras.
Mặt sân của sự toàn diện
Từ khởi đầu thế kỷ 21, Wimbledon đã thay thế toàn bộ mặt cỏ mới với 100% loại cỏ lùng lưu niên (perennial ryegrass). Đây là loại cỏ bền hơn và “dai” hơn mẫu cỏ trước đó để đề phòng sự “hủy hoại” từ những tay vợt hiện tại, có lối chơi tấn công mạnh mẽ, di chuyển không ngừng và tạo nên độ “sát thương” mặt cỏ nhanh chóng hơn rất nhiều. Đất ở sân thi đấu cũng được thay đổi bằng đất sét trộn cát và điều này một phần đã ảnh hưởng đến sự thay đổi cấu tạo của mặt sân. Loại cỏ mới ở Wimbledon có đặc tính mọc đều và đâm rễ dày đặc khi hút nước. Và dù theo qui định chỉ xén cỏ ở mức 8mm nhưng chính bộ rễ này đã làm sân cỏ Wimbledon ngày một cứng hơn khi càng vào sâu giải đấu khi lượng nước tưới sân tăng lên từng ngày. Chính độ cứng khiến bóng chạm mặt sân sẽ nảy cao hơn và chậm đi hơn so với thời kỳ trước, vì thế sân cỏ Wimbledon thực tế không còn được Liên đoàn quần vợt thế giới xếp vào loại mặt sân nhanh nhất, giờ chỉ đứng giữa sân đất nện ở Roland Garros và sân cứng ở US Open.
110617112554-219-47.jpg
Wimbledon hiện tại dành cho những tay vợt toàn diện
Đó là lý giải một phần nguyên nhân từ đầu thế kỷ 21, Wimbledon gần như đã triệt tiêu những tay vợt giao bóng - lên lưới thông thường. Ngoại trừ câu chuyện thần tiên của Goran Ivanisevic năm 2001, tay vợt nam duy nhất trong lịch sử vô địch nhờ suất đặc cách (wildcards), vẫn bằng lối chơi cổ điển đó thì đã không còn những mẫu tay vợt thuần khiết như vậy đăng quang tại Wimbledon. Những tay vợt toàn diện như Lleyton Hewitt (2002), Roger Federer (2003-2007, 2009), Rafael Nadal (2008, 2010) mới là chủ sở hữu của chiếc cúp vàng.
Khi mặt sân trợ giúp Nadal
Mặt sân cứng và chậm hơn mỗi khi vào sâu trong giải bỗng dưng lại trở thành cứu cánh cho Rafa, nhà ĐKVĐ của Wimbledon. Chính tay vợt người Tây Ban Nha cũng phải hào hứng công nhận càng những vòng đấu sau thì mặt sân Wimbledon lại nghiêng dần về… sân đất nện, bỏng nảy cao và đi từ từ hơn, quá thuận lợi cho những tay vợt có lối chơi phòng thủ. Hơn thế nữa với những tay vợt có cú đánh bóng xoáy topspin mãnh liệt như Nadal, đó là mặt sân càng trợ giúp anh có thể thi triển lối chơi sở trường của mình y như trên mặt sân đất nện.
110617112555-749-551.jpg
Mặt sân phần nào đã giúp Nadal chinh phục cả mặt cỏ Wimbledon
5 mùa giải qua, Nadal đã đi tới 4 trận chung kết Wimbledon (mùa 2009 không tham dự) và vô địch 2 lần, đó là những minh chứng cho thấy “vua đất nện” hoàn toàn có thể làm bá chủ cả mặt sân cỏ vốn vẫn là khắc tinh của các chuyên gia đất nện. Tất nhiên không thể bỏ qua những nỗ lực tự thay đổi bản thân để thích nghi với những vòng quay bất tận của trái banh nỉ của Rafa nhưng hẳn cuộc cách mạng mặt sân ở Wimbledon từ đầu thế kỷ vô tình đã trợ giúp cho Nadal có thể bay cao trên sân cỏ như huyền thoại Bjorn Borg, Rod Laver ngày nào.

TAGS: Nadal, Wimbledon, tennis, tay vot, Federer, san co
Mời các bạn bấm ngay để xem tin tức hàng ngày về THỂ THAO trên 24h.
 
Top Bottom