tập làm văn

H

hongnhung.2002

D

dominhphuc

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm chống Mỹ "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai"(Tố Hữu), Phạm Tiến Duật có giọng thơ mang chất lính, khoẻ, dạt dào sức sống, tinh nghịch vui tươi, giàu suy tưởng. "Bài thơ về tiểu đội không kính" (trong chùm thơ được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969-1970) được Phạm Tiến Duật viết năm 1969 là bài thơ tự do mang phong cách đó.Mở đầu bài thơ là hình ảnh những chiếc xe không kính chắn gió - hình ảnh có sức hấp dẫn đặc biệt vì nó chân thực, độc đáo, mới lạ. Xưa nay, hình ảnh xe cộ trong chiến tranh đi vào thơ ca thường được mỹ lệ hoá, tượng trưng ước lệ chứ không được miêu tả cụ thể, thực tế đến trần trụi như cách tả của Phạm Tiến Duật. Với bút pháp hiện thực như bút pháp miêu tả "anh bộ đội cụ Hồ thời chống Pháp" của Chính Hữu trong bài Đồng chí (1948), Phạm Tiến Duật đã ghi nhận, giải thích về "những chiếc xe không kính" thật đơn giản, tự nhiên :Không có kính không phải vì xe không có kínhBom giật bom rung kính vỡ đi rồiBom đạn ác liệt của chiến tranh đã tàn phá làm những chiếc xe ban đầu vốn tốt, mới trở thành hư hỏng : không còn kính chắn gió, không mui không đèn, thùng xe bị xước. Hìmh ảnh những chiếc xe không kính không hiếm trong chiến tranh chống Mỹ trên đường Trường Sơn lửa đạn nhưng phải là một chiến sĩ, một nghệ sĩ tâm hồn nhạy cảm, trực tiếp sẵn sàng chiến đấu cùng những người lính lái xe thì nhà thơ mới phát hiện được chất thơ của hình ảnh ấy để đưa vào thơ ca một cách sáng tạo, nghệ thuật.Không tô vẽ, không cường điệu mà tả thực, nhưng chính cái thực đã làm người suy nghĩ, hình dung mức độ ác liệt của chiến tranh, bom đạn giặc Mỹ.Mục đích miêu tả những chiếc xe không kính là nhằm ca ngợi những chiến sĩ lái xe. Đó là những con người trẻ trung, tư thế ung dung, coi thường gian khổ, hy sinh.Trong buồng lái không kính chắn gió, họ có cảm giác mạnh mẽ khi phải đối mặt trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài. Những cảm giác ấy được nhà thơ ghi nhận tinh tế sống động qua những hình ảnh thơ nhân hoá, so sánh và điệp ngữ :Ung dung buồng lái ta ngồiNhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắngNhìn thấy con đường chạy thẳng vào timThấy sao trời và đột ngột cánh chimNhư sa như ùa vào buồng lái.Những câu thơ nhịp điệu nhanh mà vẫn nhịp nhàng đều đặn khiến người đọc liên tưởng đến nhịp bánh xe trên đường ra trận. Tất cả sự vật, hình ảnh, cảm xúc mà các chiến sĩ lái xe trực tiếp nhìn thấy, cảm nhận đã biểu hiện thái độ bình tĩnh thản nhiên trước những nguy hiểm của chiến tranh, vì có ung dung thì mới thấy đầy đủ như thế. Các anh nhìn thấy từ "gió","con đường" đến cả "sao trời", "cánh chim". Thế giới bên ngoài ùa vào buồng lái với tốc độ chóng mặt tạo những cảm giác đột ngột cho người lái. Hình ảnh "những cánh chim sa, ùa vào buồng lái" thật sinh động, gợi cảm. Hình ảnh "con đường chạy thẳng vào tim" gợi liên tưởng về con đường ra mặt trận, con đường chiến đấu, con đường cách mạng.Hiên ngang, bất chấp gian khổ, những người lính lái xe luôn lạc quan tin tưởng chiến thắng. Những câu thơ lặp cấu trúc tự nhiên như văn xuôi, lời nói thường ngày thể hiện hình ảnh đẹp, tự tin, có tính cách ngang tàng:Không có kính, ừ thì có bụi,Bụi phun tóc trắng như người giàChưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốcNhìn nhau mặt lấm cười ha ha.Không có kính, ừ thì ướt áoMưa tuôn mưa xối như ngoài trờiChưa cần thay, lái trăm cây số nữaMưa ngừng, gió lùa khô, mau thôi.Phạm Tiến Duật từng là thành viên của đoàn 559 vận tải chiến đấu ở Trường Sơn nên chất lính, tính ngang tàng thể hiện rõ nét trong thơ. Các chiến sĩ lái xe không hề lùi bước trước gian khổ, trước kẻ thù mà trái lại "tiếng hát át tiếng bom", họ xem đây là cơ hội để thử thách sức mạnh ý chí. Yêu đời, tiếng cười sảng khoái của họ làm quên đi những nguy hiểm. Câu thơ "nhìn nhau mặt lấm cười ha ha" biểu lộ sâu sắc sự lạc quan ấy.Tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó là phẩm chất của người lính. Những khoảnh khắc của chiến tranh, giữa sống chết, những người lính trẻ từ những miền quê khác nhau nhưng cùng một nhiệm vụ, lý tưởng đã gắn bó nhau như ruột thịt, gia đình :Những chiếc xe từ trong bom rơiĐã về đây họp thành tiểu độiGặp bạn bè suốt dọc đường đi tớiBắt tay qua cửa kính vỡ rồi.Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trờiChung bát đũa nghĩa là gia đình đấyVõng mắc chông chênh đường xe chạyLại đi, lại đi trời xanh thêm."Trời xanh thêm" vì lòng người phơi phới say mê trước những chặng đường đã đi và đang đến. "Trời xanh thêm" vì lòng người luôn có niềm tin về một ngày mai chiến thắng. Những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, trẻ trung sôi nổi, giàu tình đồng chí đồng đội, có lòng yêu nước sâu sắc. Lòng yêu nước là một động lực tạo cho họ ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam, đánh bại giặc Mỹ và tay sai để thống nhất Tổ quốc :Không có kính rồi xe không có đènKhông có mui xe, thùng xe có xướcXe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:Chỉ cần trong xe có một trái tim.Khổ thơ cuối cùng vẫn giọng thơ mộc mạc, mà nhạc điệu hình ảnh rất đẹp, rất thơ, cảm hứng và suy tưởng vừa bay bổng vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của những chiến sĩ vận tải Trường Sơn. Bốn dòng thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, bất ngờ thú vị. Hai câu đầu dồn dập những mất mát khó khăn do quân thù gieo xuống, do đường trường gây ra : xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe bị xước ...Điệp ngữ "không có" nhắc lại ba lần như nhân lên những thử thách khốc liệt. Hai dòng thơ ngắt làm bốn khúc "không có kính/ rồi xe không có đèn / Không có mui xe / thùng xe có xước" như bốn chặng gập ghềnh, khúc khuỷu, đầy chông gai bom đạn. Hai câu cuối âm điệu đối chọi lại, trôi chảy, hình ảnh đậm nét. Đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở hướng ra tiền tuyến lớn với tình cảm thiêng liêng "vì miền Nam", vì cuộc chiến đấu giành độc lập, thống nhất cho cả nước. Chói ngời, toả sáng khổ thơ, cả bài thơ là hình ảnh "trong xe có một trái tim" .Cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ anh hùng của mỗi người cầm lái tích tụ, kết đọng ở "trái tim" gan góc, kiên cường, chứa chan tình yêu nước này. Ẩn sau ý nghĩa câu thơ "chỉ cần trong xe có một trái tim" là chân lý của thời đại chúng ta :sức mạnh quyết định, chiến thắng không phải là vũ khí, công cụ mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng. Có thể cả bài thơ hay nhất là câu cuối, "con mắt của thơ", làm bật lên chủ đề, toả sáng vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong bài thơ. Thiếu phương tiện vật chất nhưng những chiến sĩ vận tải Đoàn 559 vẫn hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ, nêu cao phẩm chất con người Việt Nam anh hùng như Tố Hữu đã ca ngợi :Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khíSống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dungGiặc muốn ta nô lệ, ta lại hoá anh hùngSức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo"Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là một bài thơ đặc sắc tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật cũng như một số tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Lửa đèn, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Nhớ,...Chất giọng trẻ, chất lính của bài thơ bắt nguồn từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam thời chống Mỹ mà chính nhà thơ đã sống, đã trải nghiệm. Từ sự giản dị của ngôn từ, sự sáng tạo của hình ảnh chi tiết, sự linh hoạt của nhạc điệu, bài thơ đã khắc hoạ, tôn vính vẻ đẹp phẩm giá con người, hoà nhập với cảm hứng lãng mạn cách mạng và âm hưởng sử thi hào hùng của văn học Việt Nam trong ba mươi năm chống xâm lược 1945 - 1975.

Em có thể tham khảo ở link sau
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?p=2312219
 
Last edited by a moderator:
H

huuthuyenrop2

Mượn đặc điểm của loài cây làm hình tượng ẩn dụ nhằm thể hiện phẩm chất, cốt cách của một tầng lớp người hay một dân tộc là thủ pháp nghệ thuật thuộc hệ mỹ cảm của văn học phương Đông nói chung và văn học Việt Nam nói riêng. Nhất là trong chế độ phong kiến, con người luôn phải giấu đi cái tôi cá thể, thì thủ pháp nghệ thuật này càng được phát huy, làm nên một thời đại văn chương phi ngã. Các loài cây quí như: tùng, cúc, trúc, mai, sen, đào… trở thành hình tượng trung tâm, tượng trưng cho người quân tử, người trí thức phong kiến với phẩm chất thanh cao.
Bên cạnh dòng văn học viết, văn học dân gian cũng sử dụng lối nói ví von, so sánh loài cây với thân phận con người. Chẳng hạn, những con người nghèo khổ, yếu đuối, thấp cổ bé họng, những con người “dưới đáy” thường được ví như cỏ dại, hoa dại, khoai, sắn, lau, sậy…
Bài thơ Tre Việt Nam được Nguyễn Duy sáng tác vào những năm 1971-1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn quyết liệt nhất , phải tập trung sức người, sức của, ý chí và tinh lực của toàn dân tộc để chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng.
Kế thừa và phát huy thủ pháp nghệ thuật thuộc hệ mỹ cảm truyền thống, bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy đã vượt thoát khỏi quan niệm văn chương phi ngã và xác lập một tư tưởng nghệ thuật hiện đại. Chọn hình tượng cây tre Việt Nam làm đối tượng phản ánh, qua đó khái quát nên những phẩm chất tốt đẹp, quí báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam được chắt lọc, kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử là một phát hiện độc đáo, một đặc trưng nghệ thuật của thi tưởng Nguyễn Duy. Trong thế giới tự nhiên bao la có muôn vàn loài cây, nhưng có lẽ chỉ có cây tre là gần gũi, thân thuộc nhất đối với con người. Tre gắn bó, hữu ích và trở thành hình ảnh thiêng liêng trong tâm thức Việt Nam tự bao đời. Không kiêu hãnh cô độc như tùng bách, không kiêu sa như các loài hoa hương sắc, không thấp thỏi, khiêm nhường như cỏ, loài tre mộc mạc, bình dị mà có sức sống mãnh liệt:
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Dù cho đất sỏi đất vôi bạc màu
Vượt lên những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đất sỏi, đất vôi, đất nghèo, đất bạc màu… tre vẫn thích nghi để xanh tươi, sinh sôi trường tồn, và dựng nên thành luỹ vững bền không sức mạnh nào có thể tàn phá, huỷ diệt. Đây là nét đặc trưng tiêu biểu nhất của phẩm chất Việt Nam. Bằng hình ảnh đối lập giữa thân gầy guộc lá mong manh với xanh tươi, nên luỹ nên thành, bài thơ khẳng định giá trị, nhân phẩm Việt Nam. Đối lập với sự nhỏ bé mong manh về thể chất/ vật chất là vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tinh thần. Không chỉ dừng lại ở đó, bài thơ còn xây dựng cả một hệ thống hình ảnh giản dị mộc mạc mà cụ thể sinh động mang ý nghĩa biểu trưng cho tính cách Việt Nam.
Về đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó, chắt chiu, nâng niu, gom góp, căn cơ của người Việt Nam, nhà thơ viết:
“Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không sợ đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”
Như một lời giải thích cắt nghĩa nhẹ nhàng, một chân lý giản đơn mà sâu sắc. Những chiếc rễ siêng năng nhẫn nại tự giấu mình, âm thầm vươn về phía tầng sâu, chắt dồn mỡ màu qua năm tháng là lẽ sống và kinh nghiệm tươi xanh của một dân tộc luôn phải đương đầu với những thử thách nghiệt ngã của hoàn cảnh. Vượt lên nỗi vất vả nhọc nhằn và cả những đau thương, con người Việt Nam vẫn ngời sáng, tâm hồn trong trẻo, lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, giữ gìn “môi trường tinh thần” lành mạnh để nuôi dưỡng cái đẹp cái thiện.
“Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành”
Một nét tính cách tiêu biểu khác của người Việt Nam là lòng nhân ái, vị tha, tình yêu thương đùm bọc, đoàn kết cưu mang, chia sẻ trong lao động, đấu tranh cũng như khi khó khăn hoạn nạn, nhường nhịn, hy sinh, chăm chút cho thế hệ tương lai:
“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng

Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
Giữ “nguyên cái gốc truyền đời cho măng”, tre già măng mọc, cái ý thức về tạo dựng, giữ gìn phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được các thế hệ người Việt Nam vun đắp và truyền thừa, làm nên sức mạnh bốn ngàn năm lịch sử. Cũng vì thế mà dân tộc Việt Nam luôn kiên cường chiến thắng, không quì gối, khuất phục trước kẻ thù ngoại xâm, vượt qua mọi thử thách với ý chí tự chủ tự lực, tự cường, như loài tre “Không đứng khuất mình bóng râm”, “Không chịu mọc cong”, từ khi sinh ra đã vươn thẳng và “nhọn như chông lạ thường”.
Có thể nói, hiếm có bài thơ nào khắc hoạ được tính cách Việt Nam một cách phong phú, tập trung, mang tầm khái quát như bài thơ “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy. Bài thơ sở dĩ đạt hiệu quả thẩm mỹ cao, được nhiều người yêu thích, không chỉ vì xây dựng được một hệ thống hình ảnh đặc tả, gợi cảm mà còn ở cách sử dụng ngôn ngữ, dân dã, lời ăn tiếng nói của người lao động, và đặc biệt thành công về thể thơ lục bát.
Nhiều cụm từ, thành ngữ được đưa vào thơ, hóa thành thơ thật tự nhiên nhuần nhuyễn, như: “thân gầy guộc, lá mong manh”, “đất sỏi đất vôi bạc màu”, “nắng nỏ trời xanh”, “tay ôm tay níu”, “thân gẫy cành rơi”, “có manh áo cộc tre nhường cho con”, “ tre già măng mọc”…
Thơ lúc bát có ưu thế bởi chất ngâm, điệu ru ngọt ngào, êm ái, dễ thuộc, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người, hợp với điệu hồn của người Việt Nam. Bài thơ “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy đã phát huy ưu thế đó về cả ngôn ngữ hình ảnh và âm vận, góp phần khẳng định, tôn vinh và giữ gìn thể thơ dân tộc.
Tính cách phẩm chất của con người Việt Nam được hình thành phát triển trong suốt chiều dài lịch sử là tài sản, là vốn quí của dân tộc ta. Nhận diện nó là để kế thừa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa đó, bài thơ “Tre Việt Nam” đã truyền cho chúng ta tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, làm giàu thêm nội lực để bước tiếp con đường mà dân tộc đang đi.
 
H

huy14112

các bạn đọc lại đề bài đi .Đề bắt viết thư cho bạn mà mình chả thấy giống 1 bức thư tẹo nào .
Thêm nữa phần nội dung cần mang tính bàn luận nữa nhé .(2người cùng nói về 1 vấn đề mà)
 
K

keohong2000

các bạn đọc lại đề bài đi .Đề bắt viết thư cho bạn mà mình chả thấy giống 1 bức thư tẹo nào .
Thêm nữa phần nội dung cần mang tính bàn luận nữa nhé .(2người cùng nói về 1 vấn đề mà)
Đúng thế! Nhưng ở trên đã có nội dung của bài thơ rồi. Bạn chỉ cần thêm những quy tắc viết thư . VD: Ngày tháng, địa điểm viết thư
(tên người bạn) thân mến!
Sau đó có thể mở đầu bức thư bằng cách: Chúng mình đã xa nhau một học kì rồi nhỉ? Hơn nữa, tớ bận học nên chưa viết thư cho cậu đc. Hôm nay, tớ viết thư cho cậu để "tạ lỗi" và cũng để trao đổi với cậu về bài thơ tớ tâm đắc nhất, đó là bài "Tre Việt Nam" của Nguyễn Duy chẳng hạn,...
Tiếp bạn hỏi vài câu xã giao. VD: Bạn khỏe không? Học tập thế nào?...(chỉ một vài câu thôi nhé! Vì đây là phần phụ thôi). Sau đó, là trao đổi nội dung bài thơ
Cuối thư, bạn gửi lời chào và lời chúc sức khỏe. Sau đó kí tên
Chúc bạn học tốt!^^
 
Top Bottom