Tập Làm Văn ( Thi HK I )

A

alogin

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1: Hình tượng người nông dân trong Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc
2:phân tích thiên nhiên Việt Nam và tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu Cá Mùa Thu
3:phân tích hình tượng con tàu và ý nghĩa của nó qua tác phẩm " Hai đứa trẻ"
4:phân tích nhân vật mà em yêu thích trong tác phẩm " Chữ Người Tử Tù"
5:Tấm lòng nhân đạo của Nam Cao qua tác phẩm " Chí Phèo"
Mong các bạn giúp mình cho 1 số dàn ý của 1 trong 5 đề này để tham khảo trong kì thi HK I sắp tới .... :p Thanks các bạn nhìu.......
 
D

doremon.

Last edited by a moderator:
D

doremon.

5:Tấm lòng nhân đạo của Nam Cao qua tác phẩm " Chí Phèo"
......


Nam Cao (1915-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, là một nhà văn có vị trí hàng đầu trong nền văn học Việt Nam thế kỉ XX. Ông cũng là đại diện xuất sắc trong đội ngũ các nhà văn thuộc trào lưu hiện thực trước Cách mạng và một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới sau Cách mạng.

1. Sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng chủ yếu tập trung vào hai đề tài chính

- Đề tài trí thức tiểu tư sản nghèo, tiêu biểu là các truyện ngắn: Trăng sáng, Nước mắt, Đời thừa,…và tiểu thuyết Sống mòn. Cùng với miêu tả chân thực cuộc sống cùng quẫn, bế tắc của những trí thức nghèo, Nam Cao đã tập trung thể hiện tấn bi kịch của họ. Đó là bi kịch của những con người có khát vọng cao cả, hoài bão lớn lao, có nhân cách cao đẹp nhưng bị “cuộc sống áo cơm ghì sắt đất” phải sống những kiếp “sống mòn”, sống cuộc “đời thừa”.

- Đề tài nông dân, tiêu biểu là các truyện ngắn: Chí Phèo, Lão Hạc, Dì Hảo, Nửa đêm…. Các tác phẩm chủ yếu phản ánh cuộc sống khổ cực đói nghèo và sự tha hoá của một bộ phận những người nông dân trước sự xô đẩy của hoàn cảnh. Nổi bật là kiệt tác Chí Phèo.

2. Sau Cách mạng tháng Tám, Nam Cao tiếp tục cầm bút phục vụ kháng chiến. Ông luôn có ý thức đạt nhiệm vụ của cách mạng lên trên nghệ thuật, sẵn sàng làm bất cứ việc gì, miễn là có lợi cho kháng chiến. Tác phẩm tiêu biểu: Đôi mắt, Nhật kí ở rừng.

Là một nhà văn có tấm lòng nhân đạo sâu sắc và tài năng, Nam Cao xứng đáng được coi là nhà văn lớn của dân tộc.

Câu 2 (5 điểm)

1. Khái quát về tác giả, tác phẩm và bi kịch của nhân vật

a. Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc tràn đầy tinh thần nhân đạo. Sáng tác của ông trước Cách mạng xoay quanh hai đề tài chính là nông dân nghèo và trí thức nghèo. Bao trùm là nỗi đau đớn dai dẳng trước tình trạng nhân cách con người bị huỷ hoại. Khuynh hướng hiện thực đào sâu vào thế giới tâm lý.

b. Truyện ngắn Chí Phèo là kiệt tác của Nam Cao. Thuộc đề tài người nông dân nghèo. Là kết tinh khá đầy đủ cho nghệ thuật Nam Cao. Tác phẩm viết về tấn bi kịch của nhân vật Chí Phèo. Bi kịch của Chí Phèo gồm hai bi kịch nối tiếp. Trước hết là bi kịch tha hoá: từ một người lương thiện bị biến thành kẻ bất lương, thậm chí thành quỷ dữ: tiếp nối là bi kịch bị từ chối quyền làm người.

Đoạn mô tả Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời thuộc bi kịch thứ hai.

2. Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo

a. Trước hết là sự thức tỉnh. Bắt đầu là tỉnh rượu, sau đó mới tỉnh ngộ. Tỉnh rượu: những cảm nhận về không gian (căn lều của mình), về cuộc sống xung quanh (những âm thanh hằng ngày của cuộc sống) và về tình trạng thê thảm của bản thân (già nua, cô độc, trắng tay). Tỉnh ngộ: được Thị Nở chăm sóc thì cảm động trước tình người. Chí nhận ra thực tế đau lòng là mình chưa từng được chăm sóc như thế.

Chú ý chi tiết bát cháo hành và Chí Phèo khóc. Cần thấy đó là những dấu hiệu của nhân tính bị vùi lấp đang trở về.

b. Sau đó là niềm hy vọng. Ước mơ lương thiện trở về. Thèm lương thiện. Đặt hi vọng lớn vào Thị Nở. Hình dung về tương lai sống cùng Thị Nở. Ngỏ lời với Thị Nở. Trông đợi Thị Nở về xin phép bà cô. Cần thấy khát khao lương thiện và hi vọng này là biểu hiện mạnh mẽ nhất của nhân tính trong Chí Phèo.

c. Tiếp đó là những thất vọng và đau đớn. Bà cô không cho Thị Nở lấy Chí Phèo. Thị Nở từ chối. Chí chạy theo nắm lấy tay Thị Nở như là nỗ lực cuối cùng để níu Thị lại với mình. Thị đẩy Chí ngã, tỏ sự cắt đứt dứt khoát. Đau đớn và căm hận mù quáng, Chí nguyền sẽ giết chết bà cô Thị Nở và Thị Nở.

d. Cuối cùng là trạng thái phẫn uất và tuyệt vọng. Chí về nhà uống rượu (chi tiết: càng uống càng tỉnh). Ôm mặt khóc rưng rức (chi tiết: hơi cháo hành), đó là đỉnh điểm của bi kịch tinh thần trong Chí Phèo. Đau đớn cùng cực thì xách dao đi (chi tiết: miệng vẫn nói đâm chết “nó” mà chân lại đi đến nhà Bá Kiến). Dõng dạc đòi lương thiện. Thấy rõ tình thế đầy bi kịch của mình là “không thể còn lương thiện được nữa”. Giết Bá Kiến. Tự sát. Cần làm rõ tính chất bế tắc và chi tiết dự báo về sự tiếp diễn của tấn bi kịch này.

3. Kết luận

Đó là bi kịch của con người “sinh ra là người mà không được làm người”. Thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nam Cao với khát vọng lương thiện trong con người và sự bế tắc của những khát vọng trong hiện thực xã hội ấy.

p/s:http://hocmai.vn/mod/resource/view.php?id=15281

Tấm lòng nhân đạo
tấm lòng nhân đạo của nhà văn Nam Cao thể hiện qua các khía cạnh sau:
Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã thể hiện sự xót thương đồng cảm chân thành với số phận người nông dân bị lưu manh hoá, bị huỷ hoại cả nhân tính lẫn nhân hình, bị cự tuyệt quyền làm người lương thiện và chết ngay trên ngưỡng cửa trở về với cuộc đời.
Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã thể hiện sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp trong tâm hồn người nông dân trong hoàn cảnh bị lưu manh hoá với khát khao sống lương thiện và được yêu thương, khẳng định bản chất lương thiện, khẳng định sức mạnh cảm hoá của tình thương, tình người.
Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao còn lên án những thế lực đã đẩy người nông dân đến bước đường cùng, đồng tình và đấu tranh cho khát vọng sống lương thiện của con người.
* Trong bài viếtcần nêu được nét mới mẻ trong tư tưởng của Nam Cao: Trên nền tảng của tư tưởng nhân đạo truyền thống, nhà văn đã có những phát hiện riêng về người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
 
Last edited by a moderator:
D

doremon.

3:phân tích hình tượng con tàu và ý nghĩa của nó qua tác phẩm " Hai đứa trẻ"
Hai đứa trẻ” là đặc trưng của hồn văn Thạch Lam. Nó là “một bài thơ trữ tình đầy xót thương”
Truyện “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là một mẩu chuyện sinh hoạt kéo dài của hai chị em đứa trẻ thay mẹ trông nom một gian hàng vặt ở một phố huyện gần một cái ga xép. Đêm đêm những bóng ngườI bình thường cũng lù mù đi qua trước gian hàng. Những bóng ngườI ấy cũng lù mù như nhiều chấp lửa ở những nguồn sáng quanh quất nơi phố huyện. Trong cái bốn bề chìm chìm nhạt nhạt, bỗng có tiếng động mạnh và những luồng sáng mạnh của một chuyến xe lửa kéo qua hàng ngày. Hai chị em ngày nào cũng chờ một chuyến tàu đêm kéo qua ra mớI chịu đóng cửa hàng. Nguyễn Tuân đã tóm tắt truyện như thế. Đúng vậy, truyện này tưởng như không có cốt truyện, không có biến cố. Nó chỉ là biến diễn của một thờI gian ngắn, từ khoảng năm giờ chiều khi “phương tây đỏ rực như lửa cháy” đến chín giờ tốI “đêm tốI bao bọc chung quang”; nó chỉ là biến diễn bên trong “tâm hồn ngay thơ của hai chị em Liên, An trong một buổI tốI của các thường ngày tưởng như “ tẻ nhạt”, “không có gì” … Song vượt lên trên các thường ngày, Thạch Lam bằng con đường nghệ thuật riêng vớI thế giới nghệ thuật riêng, một thờI gian riêng, không gian riêng, nhân vật riêng, ngôn ngữ riêng đã tạo nên khí vị nhẹ nhàng, buồn man mác, đậm đà hương vị đồng quê; nhiều bóng tốI mà chói sáng mốI tình thương yêu hiền hoà, nhân hậu, xót thương chân thành, phảng phất thơ toả lên từ quê hương. Truyện không có cốt truyện như chất chứa biết bao cảnh đờI, bao tâm trạng, tâm cảnh sâu lắng tinh tế.
Diện mao phố huyện được Thạch Lam tái hiện là một khung cảnh buồn, là cảnh chiều tàn đi dần vào đêm khuya. Hàng ngà, những cái ồn ào của buổI sáng làm không khí bị nhoè đi trong nắng như đến chiều thì cái bộ mặt thật của phố huyện hiện ra vớI tất cả những cái tiêu điều, xác xơ, tàn lụi. “Chiều chiều rồI” như là một lờI thảng thốt, bàng hoàng như một tiếng thơ dài. Thế là một buổI chiều nữa lạI đến, chiều là buồn. Ấn tượng về buổI chiều khá sâu đậm. Thạch Lam đã chọn một phiên chợ tàn để nói lên được tất cả bộ mặt của phố huyện. Chợ là nơi biểu hiện sức sống của một làng quê, biểu hiện thuần phong mĩ tục của làng quê. NgườI ở nông thôn thường trông chờ vào ngày chợ phiên đông vui tấp nập. Thạch Lam đã chọn ngày chợ phiên để nói cái xác xơ tiêu điều của phố huyện. Mặc dù không tả buổi chợ phiên nhưng ông đã tả những phế phẩm còn lạI của buổI chợ, đó cũng là cách biểu hiện sức sống đầy hay vơi của phố huyện. Tả những con ngườI cuốI cùng trao đổI vớI nhaurồI bước vào các ngỏ tối. Rác chỉ là những thứ phế thảI vớ vẫn “rác rưởI, vỏ bưởI, vỏ thị, lá nhãn và bã mía, những thanh nứa thanh tre…Lũ trẻ vẫn còn ra bòn mót, nhặt nhạnh. Ngày chợ phiên như thế thì sức sống đã kém lắm, đã yếu lắm rồi. NgườI bán trông vào ngườI mua và ngược lạI nhưng chỉ là sự vô vọng, lẩn quẩn, trông chờ vào sự vô vọng. Mùi vị toả ra trong không gian này là một thứ mùi đặc trưng để nói tớI sự nghèo nàn. Đó là mùi bã mía, vỏ bưởI, vỏ thị, đất ẩm, mùi khói, mùi cỏ, mùi phân trâu nồng nồng ngai ngái… Cái mùi vị ấy cũng góp phần làm cho khung cảnh thêm phần tàn tạn héo úa, lụI dần.

Có thể thấy xung đột giữa bóng tốI và ánh sáng khá mạnh mẽ. Ánh sáng và bóng tốI đang giao tranh nhau. Ánh sáng yếu dần ban đầu là “ bầu trờI đỏ rực như lửa cháy, mây ánh hồng như hòn than sắp tàn” sau đó là bóng tốI hiện dần ở bóng xẩm trên ngọn tre và cuốI cùng bao trùm lên khu phố huyện là cái bóng tốI mênh mông của nó, tín hiệu là ngọn đèn Hoa Kỳ của chị Tí. Ở đây ánh sáng và bóng tốI còn mang ý nghĩa tượng trưng, ánh sáng là ước mơ , bóng tốI là nghèo nàn và cô đơn; mở đầu chuyện ánh sáng tắt dần, bóng tốI chiếm lĩnh. Chính cái ánh sáng cuốI cùng ấy báo hiệu rõ màn đêm- màn đêm vừa sâu vừa dày sẽ diễn ra tiếp đó. Ánh sáng càng ngày càng thu nhỏ phạm vi hoặc ở xa manh mảnh, li ti như ánh sáng của ngôi sao trên bầu trờI hoặc yếu ớt ảm đạm lọt qua khe cửa khép hờ hoặc toả trên cái bóng tre của chị Tí. Ánh sáng ấy biểu hiện một sự tàn lụI ở cường độ thấp và khả năng thu hẹp của nó. Tiếng trống thu không rờI rạc, chậm, lẽ tẻ và cứ tắt lịm dần. Nhưng âm thanh nhỏ nhất như tiếng muỗI vo ve gợI cảm giác về sự ngưng đọng. Nó rơi tỏm vào trong không gian đang chết lặng. Đó là những âm thanh không có hồI âm, nó chỉ nhấn mạnh thêm cái buồn tẻ đến rợn ngườI của phố huyện lúc chiều tối. Tất cả hô ứng, qui tụ để cho ngườI đọc thấy rõ được khung cảnh thật của phố huyện một ngày tàn. Thạch Lam miêu tả nhận xét một cách tinh tế, sâu xa bước đi thờI gian của nơi phố nghèo. NgườI đọc dường như thấy được bước chuyển biến của thờI gian rung lên bằng ngôn ngữ riêng. Sức rung động của câu văn có khả năng đánh thức con ngườI hãy cảm nhận thật tinh tế khung cảnh phố huyện và tâm sự của Thạch Lam.
Trên cái nền ấy, những cảnh đờI, những con ngườI, đúng hơn là những phiến cảnh về cuộc đờI, về con ngườI bé mọn, hoàn toàn không có ước vọng, khát khao được khắc hoạ rõ nét. Họ nói chuyện vớI nhau nhưng dường như chẳng có nộI dung. Họ có đi lạI, ăn nói vớI nhau nhưng chỉ thấy họ vừa lòng thoả mãnvớI cảnh chật hẹp. Mua chịu nửa bánh xà phòng, bán đong hơn một ngấn rượu trong chiếc cút bé nhỏ …Chị Tí là điển hình cho ngườI dân phố huyện vớI nhịp sống quẩn quanh : ban ngày mò cua bắt tép, ban tốI chị mớI mở cái hàng bán nước. Cái đáng sợ là vẫn biết bán không được gì “sớm muộn mà có ăn thua gì?” mà vẫn cứ ra. Đây không phảI là sự sống thực sự mà là sự sống cầm chừng cầm cự vớI cuộc sống, giao tranh, tranh giành vớI cái đói,cái chết trông chờ vào những ngườI trên tàu là qua bấp bênh có khác gì trông chờ vào những ngườI khách ấy để sống. Cách chị Tí trả lờI câu hỏI của Liên: không trực tiếp trả lờI ngay mà còn làm thêm để chõng xuống đất, bày biện các bát uống nước mãi rồI mớI chép miệng trả lờI : “ỐI chao, sớm muộn mà có ăn thua gì”. Câu văn cho ta thấy nhịp sống chập chạp, lẩn quẩn của nhân vật. Bác phở Siêu có vẻ khá hơn nhưng nhưng nguy cơ lạI lớn hơn vì thứ mà bác bán là thứ quà xa xỉ mà ngay cả chị em Liên cũng không dám ăn. Bác Xẩm góp tiếng đàn run bần bật trong đêm tốI, mà không hề có tiếng động nào của một đồng xu. Bà cụ là một con ngườI bị tàn lụI, héo úa và cho ta cảm giác rợn ngườI, kinh hoàng. Bà là kiếp ngườI đáng sợ ở chi tiết vừa đi vào bóng tốI vừa cườI khanh khách. Cách xưng hô vớI Liên “chị” đã kéo xa khoảng cách tình giữa con ngườI vớI con gnườI vốn nó rất cần trong hoàn cảnh cầm chứng này. Cụ Thi điên là một nạn nhân đầy đủ nhất của kiếp ngườI, như một cái cây đã tàn lụI quá nhiều - kiếp ngườI héo hắt – tàn lụi. Cụ Thi xuất hiện chỉ trong mấy dòng truyện ít ỏI nhưng đã ám ảnh ngườI đọc, thức dậy trong ta lòng trắc ẩn chân thành.
Ở vị trí tiền cảnh của bức tranh đờI buồn thảm, héo tàn, mờ mờ lay động bóng hai chị em nhỏ tuổI cũng âm thầm không kém vớI cái “cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu” mà khách hàng là những ngườI khốn khổ có khi không đủ tiền mua nổI nửa bánh xà phòng hoặc chỉ đủ tiền cho cút rượu nhỏ “uống một hơi cạn sạch”. Liên xót xa cho những kiếp ngườI lay lắt nhưng cuộc sống của Liêncũng cầm chừng không kém. NỗI khổ của Liên có lẽ còn cao hơn nỗI khổ vật chất của những ngườI khác, đó là bi kịch tinh thần bởI họ khổ mà không biết mình khổ còn Liên đã thực sự thấm thía cảnh sống tẻ nhạt tù hãm và đơn độc hết ngày này sang ngày khác. Biện pháp duy nhất để khuây khoả nỗI hắt hiu, đơn điệu chỉ là đêm nào cũng mỏI mắt cố gắng chờ đợI một chuyến tàu đi qua : “đó là hoạt động cuốI cùng của đêm khuya”.

Ánh sáng của đoàn tàu là mảng ánh sáng rực rở, mạnh mẻ song ở ánh sáng này cũng chỉ vụt loé lên nhanh như một vì sao băng dể rồI vĩnh viễn tắt lịm trong màn đêm khiến ta phảI ngơ ngác, bàng hoàng. Dường như “Hai đứa trẻ” là truyện của những nguồn ánh sáng, hồi tưởng của Liên cũng là hồI tưởng về ánh sáng. Lần đầu tiên Liên “nhớ lạI” Hà NộI, một kí ức không rõ rệt, Hà NộI là một vừng sáng rực lấp lánh “và” Hà NộI nhiều đèn quá. Lần thứ hai, Liên mơ tưởng “Hà NộI xa xăm” , “Hà NộI sáng rực vui vẻ và huyên náo” . Cái cảnh tượngcủa quá khứ đẹp đẽ ấy tương phản gay gắt vớI cái tốI mịt mù dướI gốc bàng của hiện tạI đang diễn ra. Quá khứ và hiện tạI, ánh sáng và bóng tốI, lãng mạng và hiện thực, giấc mơ nghèo và sự thật nghèo khổ, tất cả tạo nên biến động sâu kín trong tâm hồn Liên. Ánh sáng của đoàn tàu là ánh sángcủa mơ ước, nó chỉ thoáng qua, tắt lịm và để rồI tất cả lạI chìm trong bóng tốI mênh mông, buồn tẻ.
Tất cả các nhân vật đó đã hiện ra dướI cái nhìn xót thương của ngườI tái hiện. Và nỗI thương cảm của Liên đốI vớI mấ đứa trẻ đi nhặt rác, vớI chị Tí, vớI bác Siêu, vớI cụ Thi điên cũng là cảm xúc của chính Thạch Lam. Thạch Lam đã hoá thân vào nhân vật để nói cái cảm quan xót thưong của mình. Đoàn tàu vớI thoáng sáng vụt qua rất nhanh rồI tắt lịm đã thay đổI một chút ít không khí của thế giớI hiện tạI, phảI chăng đó là khát vọng thoát khỏI cuộc sống tù đọng dù chỉ trong chốc lát của Thạch Lam. Nhà văn day dứt về một kiếp sống tàn lụI, héo úa, đơn điệu, hư vô chứ không chỉ có xót thương thông thường. Chính vì vậy mà ông trình bày hiện thực của phố huyện mang ý nghĩa khái quát lớn của xã hộI Việt Nam về sự trì trệ. Nếu đặt trong dòng thờI sự văn học buổI ấy, ta thấy Thạch Lam phản ánh khá rõ nét một hoàn cảnh, tâm lí thờI đạI mã Nam Cao đã phảI từng thốt lên : “Cuộc đờI đang cùn đi, gỉ đi, nổI váng lên”…


p/s:http://thpt-ngoquyen.net/forum/archive/index.php/t-646.html

hình tượng con tàu và ý nghĩa của nó

-Hình ảnh con tàu được tác giả miêu tả thật tỉ mỉ ,theo trình tự thời gian ,gắn với tâm trạng háo hức ,chờ đợi của người dân phố huyện
(từ xa ---gần---đi xã mãi)
-đoạn văn miêu tả đoàn tàu khai thác triệt để hiệu quả cao của bút pháp tương phản
+ Tương phản trong sự liên tưởng của người đọc
+ Tương phản trong sự miêu tả trực tiếp
-Ý nghĩa của hình ảnh con tàu :" Con tàu như đem đến một chút thế giưói khác đi qua .Một thế giới khác hẳn ..........bác Siêu"
Những người dân phố huyện háo hức chờ đợi đến khuya để được nhìn đoàn tàu đi qua trong khoảnh khắc ngắn ngủi để tìm được một chút cảm giác khác hẳn cuộc sống buồn tẻ ,nghèo nàn mà họ đã và đang phải trải qua hàng ngày .Chứng tỏ họ cũng khát khao (Cô bé Liên,còn bé mà cũng biết "lặng theo mơ tưởng" khi con tàu đi qua )Đó là điều đáng trân trọng
-Trong bài bạn cũng cần phải làm rõ được TL muón gửi gắn tư tưởng gì thông qua tác phẩm
+Xót thương ,cảm thông những kiếp sống nghèo khổ ,quẩn quanh trong điệu sống tẻ nhạt ,vô vị
+Trân trọng mong uowcs hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn của những người dân lao động bình thường
Đólà những j` tớ biết nêu thiếu xót j` bạn tự bổ sung :D
 
Top Bottom