Tập làm văn số 7

T

tonghia

Last edited by a moderator:
T

thuyan9i

nhưng mà bạn ơi
Viết đoạn văn hay bài văn vậy................................
 
T

thuyan9i

đây nè
3 câu cuối
Tình đồng chí đồng đội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong mạch cảm xúc của bài thơ và tạo nên những nốt ngân tuyệt vời ở ba câu thơ cuối.Bước vào cuộc chiến tranh,những người lính phải trải qua bao khó khăn,với thực tại khốc liệt nghiệt ngã.Những người lính họ quên sao được những đêm đông giá rét phải đối mặt với sự giá lạnh đến tê người của "rừng hoang sương muối" nhưng chính ở cái nơi mà sự sống và cái chết chỉ còn là gang tấc, họ vẫn "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới",vẫn luôn kề vai sát cánh bên nhau,vẫn chủ động đón nhận thử thách,thậm chí cả sự hi sinh.Trong cái lạnh của rừng đêm còn có cái ấm áp,nồng hậu của tình đồng chí,cái trong trẻo của lý tưởng cách mạng.Tác giả Chính Hữu bất ngờ khép lại bài thơ của mình bằng hình ảnh "Đầu súng trăng treo",hai hình ảnh tưởn chừng như trái ngược nhau nhưng không,đó là sự kết hợp hài hòa giữa cảm hứng hiện thực và lãng mạn thể hiện cái tài tình của nhà thơ.Đọc câu thơ,ta như cảm nhận được sự đối lập giữa "súng" và "trăng",đằng sau khẩu súng trường ấy người ta thấy được cí khốc liệt nghiệt ngã của chiến tranh,vẫn câu thơ ấy ta cũng đồng thời thấy được cái vẻ đẹp êm ái dịu hiền của "trăng" hòa bình."Súng" và "trăng" đi liền kề với nhau trong câu thơ gợi lên trong lòng người đọc biết bao liên tưởng thú vị về sự hòa quện giữa "súng" và trăng",giữa hiện thực và lãng mạn,giữa thực tại và mộng mơ,giữa cứng rắn và dịu hiền,giữa chiến sĩ và thi sĩ.Đó như một biểu tượng đẹp đẽ trong tâm hồn của con người Việt Nam ,vừa can trường quả cảm nhưng đỗi lãng mạn và đầy mộng mơ.Những người lính càm súng chiến đấu cho vầng trăng hòa bình,hơn ai hết họ hiểu rằng bảo vệ quê hương đất nước cũng chính là bảo vệ gia đình người thân.Phải chăng vì thế mà người lính sẵn sàng chấp nhận ,đối mặt với mọi khó khăn thử thách để giành lại cuộc sống ấm no hạnh phúc?Trang thơ của Chính Hữu đã khép lại từ rất lâu rồi nhưng người đọc vẫn thấy đau đay cái dư vị ngân nga về bức tranh và nhất là biểu tượng của tình đồng chí đồng đội thiêng liêng cao cả.
 
C

congchualolem_b

Phân tích bài thơ “Viếng Lăng Bác”:
1. Khổ 1: hai câu thơ đầu như một lời tự sự nhưng đã chứa bao nhiêu cảm xúc: con ở miền Nam….bát ngát
Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha”. Bác đã vĩnnh viễn ra đi khi nước nhà còn chia cắt. Câu thơ của VP đã mang theo niềm xúc động của đứa con miền Nam sau bao ngày mong mỏi lần đầu tiên được ra viếng lăng Bác. Cách xưng hô “con” và “Bác” vừa gần gũi, thân thương vừa trân trọng, thành kính.
Hình ảnh đầu tiên và ấn tượng nổi bật trong cái nhìn đầu tiên về quan cảnh lăng Bác là hàng tre. Nhà thơ cảm nhận ở đó linh hồn quen thuộc của quê hương việt: “ôi hàng tre…thẳng hàng”. Từ hàng tre cụ thể bên lăng Bác, nhà thơ đã liên tưởng đến cây tre VN, đến bản lĩnh, sức sống bền bỉ của con người VN.
2. Khổ 2: được bắt đầu bằng hình ảnh Mặt Trời: “ngày ngày…rất đỏ”. Có hai mặt trời: mặt trời trong câu thơ đầu là hình ảnh thực ở câu thứ hai là ẩn dụ. Lấy mặt trời để ví với Bác, thể hiện sự tôn kính của mình cũng như của tòan thể nhân dân với vị lãnh tụ vĩ đại. Còn được biểu hiện trong hình ảnh dòng người ngày ngày vào viếng lăng Bác: “ngày ngày dòng…chín mùa xuân”. Người vào thăm mang hoa viếng Bác, đó là hình ảnh thực. Nhưng nhà thơ lại muốn nói đến “tràng hoa” khác. Nhìn dòng người nối tiếp nhau nhà thơ liên tưởng đến tràng hoa dâng Bác. Lại là sự kết hợp giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ, tô đậm niềm tôn kính của nhân dân với Bác Hồ.
3. Khổ 3:diễn tả cảm xúc khi vào trong lăng: “bác nằm trong…ở trong tim!”. Khổ thơ gồm 4 câu 7 chữ cân đối, trang nghiêm, phù hợp với không khí trong lăng. Không gian và thời gian như đang ngưng đọng trước một hình ảnh có tính vĩnh hằng. Nhà thơ cảm nhận Bác chỉ đang như chìm vào “giấc ngủ bình yên”, đó cũng là ấn tượng thực của mọi người khi vào thăm lăng Bác. Hình ảnh “vầng trăng” là hình ảnh liên tưởng độc đáo, bất ngờ của nhà thơ. Có thể liên tưởng ấy bắt đầu từ ánh sáng rất dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng. Khi đã xuất hiện hình ảnh thơ, “ vầng trăng dịu hiền” gợi lên tâm hồn cao đẹp, sáng trong và những vần thơ đầy trăng của người. Từ hình ảnh “vầng trăng”, nhà thơ lại tiếp tục liên tưởng đến hình ảnh “trời xanh”. Bầu trời xanh là hình ảnh thiên nhiên lớn lao, vĩnh hằng. Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Bác sống như trời đất của ta”, Bác ra đi nhưng vẫn còn mãi với quê hương đất nước, như trời xanh còn mãi. Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót trước sự ra đi của Bác: “Mà sao nghe nhói ở trong tim!”, biểu hiện trực tiếp và cụ thể nỗi đau xót trong hình thức một câu hỏi tu từ không có lời đáp.
4. Khổ cuối: bày tỏ tâm trạng lưu luyến khi sắp phải về miền Nam: “Mai về miền Nam…chốn này”. “mai về miền Nam”, nhớ thương Bác đến “trào nước mắt”. Câu thơ có cách diễn đạt mộc mạc, chân thành kiểu Nam Bộ. Ba câu thơ cuối bắt đầu bằng điệp ngữ “muốn làm” bày tỏ niềm mong ước. Tấm lòng lưu luyến của nhà thơ gửi vào trong niềm mong ước thiết tha muốn hóa thân vào những cảnh vật bên Bác. Hình ảnh hàng tre ở khổ thơ đầu được lặp lại ở cuối bài, tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, tô đậm hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn.
5. Nghệ thuật:
+ Giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa tha thiết, đau xót, tự hào.
+ Thể thơ 8 chữ, xen lẫn 7 chữ và 9 chữ. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng. Riêng khổ cuối nhịp thơ nhanh hơn, phù hợp với niềm mong ước.
+ Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ - biểu tượng như “mặt trời trong lăng”, “trăng hoa”, “vầng trăng”, “trời xanh” vừa quen thuộc, vừa gần gũi với hình ảnh thực, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm.
 
C

congchualolem_b

Sự thật nghiệt ngã và lãng mạng, bay bổng vào nhau trong 3 câu đó. Vào lúc đêm khuya, rừng hoang lạnh lẽo, sương muối giăng đầy, lạnh đến buốt da và tê cứngg cả đôi “chân k giày” nhưng ng lính vẫn kiên trì đứng canh giặc. Trong chiến dịch nhiều đêm có trăng. Đi phục kích giặc trong đêm khuya, trước mắt ng lính lúc này chỉ có 3 nhân vật: bạn, súng, trăng. Khẩu súng hướng lên trời nơi có ánh trăng, vô tình bắt gặp hình ảnh lơ lửng giống như trăng treo vào đầu mũi súng. “Đầu súng trăng treo” tạo nhịp điệu như một cái gì đó lơ lửng, chông chênh giữa trời chứ k hề tạo cảm giác bị buộc chặt. Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh tương phản giữa “súng”và “trăng” nhưng ng đọc vẫn nhìn thấy đc sự gắn bó, gần gũi giữa hai hình tượng. “súng” là tinh thần quyết đấu, quyết chiến với kẻ thù, k chịu khuất phục trước bất kì hoàn cảnh nào. “trăng” là quê hương thanh bình, yên vui. Ng lính chiến đấu một lòng quyết bảo vệ tổ quốc, giữ vững độc lập cho nước nhà. Đó là hai hình tượng sóng đôi cực đẹp, gây xúc động bất ngờ, thú vị cho ng đọc.
 
H

ha_nghi

Sự thật nghiệt ngã và lãng mạng, bay bổng vào nhau trong 3 câu đó. Vào lúc đêm khuya, rừng hoang lạnh lẽo, sương muối giăng đầy, lạnh đến buốt da và tê cứngg cả đôi “chân k giày” nhưng ng lính vẫn kiên trì đứng canh giặc. Trong chiến dịch nhiều đêm có trăng. Đi phục kích giặc trong đêm khuya, trước mắt ng lính lúc này chỉ có 3 nhân vật: bạn, súng, trăng. Khẩu súng hướng lên trời nơi có ánh trăng, vô tình bắt gặp hình ảnh lơ lửng giống như trăng treo vào đầu mũi súng. “Đầu súng trăng treo” tạo nhịp điệu như một cái gì đó lơ lửng, chông chênh giữa trời chứ k hề tạo cảm giác bị buộc chặt. Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh tương phản giữa “súng”và “trăng” nhưng ng đọc vẫn nhìn thấy đc sự gắn bó, gần gũi giữa hai hình tượng. “súng” là tinh thần quyết đấu, quyết chiến với kẻ thù, k chịu khuất phục trước bất kì hoàn cảnh nào. “trăng” là quê hương thanh bình, yên vui. Ng lính chiến đấu một lòng quyết bảo vệ tổ quốc, giữ vững độc lập cho nước nhà. Đó là hai hình tượng sóng đôi cực đẹp, gây xúc động bất ngờ, thú vị cho ng đọc.

bài này tự viết hay copy vậy nhoz, lần sau có đưa bài lên nhớ kiểm lại nha, thiếu chữ rồi kìa =)), mà cái avarta dễ thương quá :D
 
H

hihihehe_10394

con bài này nũa nè:Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và sóng.
giúp với
 
Z

zzhunterzz

còn 2 đề này nè : 1/ nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ SAPA
2/ tình cha con của ông Sáu
giúp với , mai thi rùi
 
T

tuyetroimuahe_vtn

bây giờ chị không có thời gian post kĩ bài nè nên lấy tạm bài văn của 1 bạn trong diễn đàn mà chị tham gia cho em tham khảo nha
chúc em thi tốt

Truyện “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) được viết trong cuộc kháng chiến chống Mĩ nhưng chủ yếu tập trung nói về tình người trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Đoạn trích “Chiếc lược ngà” (Sgk Văn 9, tập I) thể hiện tình cha con thắm thiết, sâu nặng của ông Sáu và bé Thu.

Ông Sáu về thăm nhà sau bao năm ở chiến khu với cái tình của người cha nôn nao, cháy bỏng khát khao được gặp con. Nhưng ngay từ giây phút đầu, điều mà ông bấy lâu mong đợi được nghe con gái gọi tiếng “Ba !” không được đền đáp. Đứa trẻ hoàn toàn ngơ ngác, lạnh lùng, đối xử với ông như người xa lạ. Với lòng mong nhớ con, ông càng đón chờ tình cảm của con, nó càng cố tình cự nự. Điều đó, khiến ông đau đớn “hai tay buông xuống như bị gãy”. Có những tình huống, tưởng chừng thế nào nó cũng chịu thua, không ương ngạnh được nữa, phải gọi tiếng “Ba”. Nhưng nó vẫn không chịu cất tiếng “Ba” mà ông Sáu chờ đợi.

Hành động trẻ con, nói năng cộc lốc, ngang ngạnh của Thu dành cho Ba khiến ông Sáu, bạn ông Sáu và cả người đọc đau lòng và suy nghĩ. Khi có gia đình, hạnh phúc được làm cha, tiếng gọi “Ba” của đứa con gái yêu chưa dành cho ông khiến ông “khổ tâm đến nỗi không khác được, chỉ biết nhìn con vừa khẽ lắc đầu vừa cười”.

Phản ứng tâm lí của Thu là hoàn toàn tự nhiên. Thu còn quá bé để có thể hiểu tình thế éo le xảy ra trong chiến tranh. Bản thân người lớn cũng chưa ai chuẩn bị cho Thu ứng phó với bất thường. Điều đó, người đọc cảm được tình cảm chân thật, sâu sắc, mãnh liệt Thu dành cho ba - người mà Thu biết trên ảnh, người cha được cô bé ghi sâu trong lòng từ tấm ảnh, không phải người đàn ông xưng là "ba".

Đến khi được bà ngoại tháo gỡ thắc mắc trong lòng, về lai lịch vết thẹo, Thu vỡ lẽ đó thực là ba mình. Trăn trở dằn vặt, cùng tình yêu, khát khao bấy lâu mong gặp mặt cha dồn nén, bùng nổ dữ dội, quyết liệt vào giờ phút trước khi người cha lên đường. Tiếng “Ba... a... a... ba !” vỡ ra từ sâu thẳm lòng cô bé. Tiếng kêu mà ba nó chờ đợi bao năm ròng. Tiếng kêu làm nhói tim mọi người. Ông Sáu sung sướng, hạnh phúc nghẹn lời, không cầm được nước mắt. Thu vồ vập, cuống quít, níu giữ cha, níu giữ yêu thương bấy lâu nó mong đợi. “Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”, “hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run”.

Đối với người cha, đó là tiếng “ba” đầu tiên và cũng là tiếng yêu thương cuối cùng ông được nghe từ con ! Ở chiến khu, ông cố gắng hết sức, thận trọng, tỉ mỉ làm cho con chiếc lược ngà. Ông đặt vào đấy tất cả tình cảm cha con. Chiếc lược trở thành vật thiêng, an ủi ông “gỡ rối phần nào tâm trạng”, nuôi dưỡng tình cha con. Ông thường xuyên “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt”. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trong đời. Trước khi nhắm mắt xuôi tay, ông Sáu vẫn nhớ chiếc lược, nhờ bạn chuyển lại cho con - cử chỉ chuyển giao đó là một ước nguyện giữ gìn muôn đời tình cảm cha con, ruột thịt.

Truyện “Chiếc lược ngà” đã diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Hình ảnh cây lược được gắn vào đó một trái tim thổn thức tình ruột thịt, khẳng định giá trị nhân bản sâu sắc, cao đẹp thiêng liêng !
câu 2
Anh thanh niên có những suy nghĩ và quan niệm đúng đắn về công việc và cuộc sống.
+ Công việc là niềm vui, niềm đam mê cháy bỏng.

+ Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.

Anh thanh niên có những hành động cao đẹp.
+ Vượt qua mọi khó khăn thử thách để làm quen với cuộc sống chỉ có một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2.600 m.

+ Dồn tất cả thời gian công sức, tự nguyện tự giác hoàn thành xuất sắc công việc vốn hết sức vất vả và đơn điệu.

Anh thanh niên có phong cách sống rất đáng quý, đáng trân trọng.
+ Tổ chức cuộc sống ngăn nắp, khoa học, phong phú cả về vật chất và tinh thần.

+ Khiêm tốn, cởi mở, chân thành với mọi người.

Đánh giá nhân vật, phát biểu cảm nghĩ.
Nhân vật anh thanh niên tiêu biểu cho những con người lao động mới, sống có lý tưởng, vô tư, lặng thầm, cống hiến hết mình cho đất nước.
Nhân vật anh thanh niên giúp ta hiểu thêm về thế hệ cha anh đi trước trong một giai đoạn lịch sử của dân tộc.
Trân trọng, khâm phục những nhân vật đáng quý, đáng mến trong “Lặng lẽ Sa Pa”, ta nghĩ tới trách nhiệm, hành động của thanh niên chúng ta trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới.
 
T

toi0bix

Tham khảo bài anh thanh niên trong file này nha :)
Chúc em học tốt :)
 

Attachments

  • anh thanh niên trong LLSP.txt
    11.4 KB · Đọc: 0
S

star9x9a

có ai giúp tui với, đề 4 và đề 7 trong tlv số 7 lớp 9 ....
giúp đi mờ! kứu
 
V

vjtc0n_xauxj

co ai giúp mình làm ; phân tích khổ thơ đầu trong bài sang thu của hữu thỉnh với mốt nộp bài rù
i . mình cảm ơn người đó nhiều
 
E

entei

Phân tích bài thơ “Viếng Lăng Bác”:
1. Khổ 1: hai câu thơ đầu như một lời tự sự nhưng đã chứa bao nhiêu cảm xúc: con ở miền Nam….bát ngát
Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha”. Bác đã vĩnnh viễn ra đi khi nước nhà còn chia cắt. Câu thơ của VP đã mang theo niềm xúc động của đứa con miền Nam sau bao ngày mong mỏi lần đầu tiên được ra viếng lăng Bác. Cách xưng hô “con” và “Bác” vừa gần gũi, thân thương vừa trân trọng, thành kính.
Hình ảnh đầu tiên và ấn tượng nổi bật trong cái nhìn đầu tiên về quan cảnh lăng Bác là hàng tre. Nhà thơ cảm nhận ở đó linh hồn quen thuộc của quê hương việt: “ôi hàng tre…thẳng hàng”. Từ hàng tre cụ thể bên lăng Bác, nhà thơ đã liên tưởng đến cây tre VN, đến bản lĩnh, sức sống bền bỉ của con người VN.
2. Khổ 2: được bắt đầu bằng hình ảnh Mặt Trời: “ngày ngày…rất đỏ”. Có hai mặt trời: mặt trời trong câu thơ đầu là hình ảnh thực ở câu thứ hai là ẩn dụ. Lấy mặt trời để ví với Bác, thể hiện sự tôn kính của mình cũng như của tòan thể nhân dân với vị lãnh tụ vĩ đại. Còn được biểu hiện trong hình ảnh dòng người ngày ngày vào viếng lăng Bác: “ngày ngày dòng…chín mùa xuân”. Người vào thăm mang hoa viếng Bác, đó là hình ảnh thực. Nhưng nhà thơ lại muốn nói đến “tràng hoa” khác. Nhìn dòng người nối tiếp nhau nhà thơ liên tưởng đến tràng hoa dâng Bác. Lại là sự kết hợp giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ, tô đậm niềm tôn kính của nhân dân với Bác Hồ.
3. Khổ 3:diễn tả cảm xúc khi vào trong lăng: “bác nằm trong…ở trong tim!”. Khổ thơ gồm 4 câu 7 chữ cân đối, trang nghiêm, phù hợp với không khí trong lăng. Không gian và thời gian như đang ngưng đọng trước một hình ảnh có tính vĩnh hằng. Nhà thơ cảm nhận Bác chỉ đang như chìm vào “giấc ngủ bình yên”, đó cũng là ấn tượng thực của mọi người khi vào thăm lăng Bác. Hình ảnh “vầng trăng” là hình ảnh liên tưởng độc đáo, bất ngờ của nhà thơ. Có thể liên tưởng ấy bắt đầu từ ánh sáng rất dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng. Khi đã xuất hiện hình ảnh thơ, “ vầng trăng dịu hiền” gợi lên tâm hồn cao đẹp, sáng trong và những vần thơ đầy trăng của người. Từ hình ảnh “vầng trăng”, nhà thơ lại tiếp tục liên tưởng đến hình ảnh “trời xanh”. Bầu trời xanh là hình ảnh thiên nhiên lớn lao, vĩnh hằng. Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Bác sống như trời đất của ta”, Bác ra đi nhưng vẫn còn mãi với quê hương đất nước, như trời xanh còn mãi. Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót trước sự ra đi của Bác: “Mà sao nghe nhói ở trong tim!”, biểu hiện trực tiếp và cụ thể nỗi đau xót trong hình thức một câu hỏi tu từ không có lời đáp.
4. Khổ cuối: bày tỏ tâm trạng lưu luyến khi sắp phải về miền Nam: “Mai về miền Nam…chốn này”. “mai về miền Nam”, nhớ thương Bác đến “trào nước mắt”. Câu thơ có cách diễn đạt mộc mạc, chân thành kiểu Nam Bộ. Ba câu thơ cuối bắt đầu bằng điệp ngữ “muốn làm” bày tỏ niềm mong ước. Tấm lòng lưu luyến của nhà thơ gửi vào trong niềm mong ước thiết tha muốn hóa thân vào những cảnh vật bên Bác. Hình ảnh hàng tre ở khổ thơ đầu được lặp lại ở cuối bài, tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, tô đậm hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn.
5. Nghệ thuật:
+ Giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa tha thiết, đau xót, tự hào.
+ Thể thơ 8 chữ, xen lẫn 7 chữ và 9 chữ. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng. Riêng khổ cuối nhịp thơ nhanh hơn, phù hợp với niềm mong ước.
+ Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ - biểu tượng như “mặt trời trong lăng”, “trăng hoa”, “vầng trăng”, “trời xanh” vừa quen thuộc, vừa gần gũi với hình ảnh thực, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm.
 
Top Bottom