[TẬP LÀM VĂN SỐ 6] - Nghị luận về tác phẩm truyện

B

baby_playgirl_26

mình có một số gợi ý dzeee;);)
MB:
giới thiệu khái quát về nhà văn : là nhà văn Nam Bộ , chuyên viết về cuộc sống bà con nông dân. tác phẩm thường có cốt truyện hấp dẫn , xxoay quanh những tình huống khá bất ngờ . Chuyện "chiếc lược ngà " lấy bối cảnh chiến trường nam Bộ trong thời chống Mĩ ác liệt. tác phẩm viết một cách hết sức cảm động về tình cảm cha con trong hoàn cảnh éo le. Và bé Thu chính là nhân vật được tác giả miêu tả rõ nhất .
TB:
1. cảm nhận :
*đây là một cô bé có cá tính mạnh mẽ, có bản lĩnh:
trong 3 ngày ông sáu nghĩ phép , be thu nhất định không gọi ông sáu là ba. Bị má bắt buộc, thậm chí doạ đánh , bắt cô bé phải gọi nhưng cô bé đã lơ đi tiếng cha mả chỉ nói trống không "vô ăn cơm, cơm chín rồi"
ti nh2 huống được đẩy lên cao khi bé thu phải đối diện với nồi cơm sôi sùng sục. những tưởng rằng cô bé sẽ đầu hàng , phải gọi tiếng ba để giúp đỡ nhưng cô bé vẫn bướng bĩnh chạy trốn tiếng ba. dù bối rối , lo sợ nhưng thu vẫn nói chỏng . nhưng người đọc bất ngờ và chắc chắn cả ông sáu và ông ba cũng bất ngờ trước sự đáo để , thông minh của cô bé. bé thu đã tìm ra hướng giải quyết , kiên quyết không nhuọng bộ .(tự ghi trong sách nha bạn)
tình huống trở nên kịch tính và căng thẳng khi bé thu lấy đũa xoi vào chén bất thần hất cái trứng cá ra. bị đánh vào mông nhưng không hề khóc lóc, đẩy đà, phải chăng cô bé không muốn khóc trước mặt người đàn ông mà em rất ghét.
*bé thu có tình yêu thương cha sâu sắc khi được nghe ngoại kể về vết thẹo trên mặt thì trong long cô bé lại có cảm giác rây rức khó tả. cô bé nằm lăn wa lăn lại trên giường và chốc chốc thở dài như người lớn . hình như cô bé cảm thấy có tội khi xử sự không đúng với ba mình và cũng như muốn khẳng định lại lời nói người bà. trong buổi sáng chia tay cuối cùng, đôi mắt mênh mông của cô bé bỗng xôn xao.(chưa hết đâu , có chuyện gấp phải đi)
 
B

baby_playgirl_26

bạn love gì đó ơi!mình cũng mới thôi , đăng kí hôm wa thui:D
thôi!tiếp nha
đã biết ông sáu là ba, người mà em hằng mong nhớ nhưng bé thu vẫn không nhân vì cái vết theo trên mặt của ông sáu trong những năm kháng chiến gian khổ.tro6ng long be thu đã in sâu hình ảnh người cha trong búc hình mà mẹ nó cho xem. và chính vết theo ấy đã làm cho khuôn mặt ông sau không giống trông hình và cô bé quyết định không nhân người này làm cha.đến lúc ông sáu từ biệt "Ba đi nhe con"tiếng nói từ đáy lòng của người cha đã đánh thức tình phụ tử trong lòng cô bé. cô bé đã kịp thốt lên tiếng "ba".tiếng kêu như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người. nó chạy thót lên, dang tay ôm chặt cổ ba nó, nó hôn ba nó, nó hôn tóc , hôn cổ...và hôn cả vết thẹo dài trên má->giây phút vỡ oà của niềm hạnh phúc đc nhà văn miêu tảthanh2 1 đoạn văn đặc sắc, mọi chi tiết làm nổi bật nỗi niềm, tâm trạng chân thành xiết bao của nhân vật. ->cô bé ko chỉ yêu ba mà còn tự hào . cứng đầu ương ngạnh cũng chỉ vì yêu ba. giờ đây cô bé khóc lóc, nũng niu cũng vì thương ba.
2.đánh giá:
wa _~diễn biến tâm lí của bé thu chứng tỏ tác giả rất am hiểu tâm lí trẻ em va diễn tả rất sinh động với tấm lònh yêu mến , trân trọng những tình cảm trẻ thơ, phải là người từng trải và sống hết mình với kháng chiến của wê hương, nhà văn mới nhập đc vào vai các nhân vật đặc biệt là bé thu .
tình huống truyện bất ngờ nhưng hợp lí , bé thu không nhân cha khi ông sáu về thăm nhầoi lại biểu hiện những tình cảm nồng n hiệt , đầy xúc động với người cha trước lúc chia tay. sự bất ngờ càng gay đc5 hứng thú cho người đọc khi hiểu đc5 tính hợp lí, của sự việc mà bề ngoài tưởng chừng như mâu thuẫn
KB:
suy nghĩ về nhân vật bé thu->khẳng định lại thành công của tác phẩm

cho ý kiến về bài của mình nha mấy bồ
cần chỉnh sửa gì nhớ ghi giùm nha. thank trước cái đã rùi tính tiếp:khi (116):
 
N

nh0xbuj

cam nhan cua em ve tinh cha con ong sau giup voj'''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''':L
 
K

kjdhandsome

bạn BaBy ơj
fần m0à bạn nój lè ( tự nghy tr0ng sách ấy ) mỳnh hem péc
hảy nój rõ thêm nhaz :D
 
B

baby_playgirl_26

bạn BaBy ơj
fần m0à bạn nój lè ( tự nghy tr0ng sách ấy ) mỳnh hem péc
hảy nój rõ thêm nhaz :D

thôi để mình ghi luôn cho nha
trong lúc nồi cơm đang sôi sùng sục, cô bé vẫn tỏ ra sợ hãi nhưng trong chóc lát đã có thể nghỉ ra một cách giải quyết rất hợp lí và đầy bất ngờ. cô bé đã lấy chiếc vá gần đó và múc ra tưng vá nước , miệng lẩm bẩm điều gì đó không rõ. tình huống này làm cho cả người đọc nhận ra được tính đáo để và thông minh của cô bé con mới 8 tuổi.
 
B

baby_playgirl_26

cam nhan cua em ve tinh cha con ong sau giup voj'''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''':L

mình bít de để mình giúp cho nha, nhưng chỉ là gợi ý thui chứ không phải là bài văn đâu nha
-tình cảm của ông sáu với con phần nào thể hiện trong chuyến về thăm nhà. Trở về sau tám năm xa cách , khi gặp con, khiến vết sẹo trên má đỏ ửng giần giật trong dễ sợ. con không nhân được ba , bỏ chạy, "anh đứng sững lại đó, nhìn theo......như bị gẫy."
mấy ngày ở nhà thu vẫn không nhận ba, ông đau khổ va càng thương con hơn. ông kiên nhẫn gợi tình cảm ở con:"anh chẳng đi đâu xa ........cười vậy thôi"
lúc chia tay sợ con lai bỏ chạy , "anh chỉ đứng nhìn nó........buồn rầu''. khi con đã nhận ra ba, ông"không ghìm được xúc động ...............hôn lên mái tóc con"đó là những giọt nước mắt của người cha.
tình cha con của ông sáu càng bọc lộ sâu sắc khi ông ở rừng tại khu căn cướng cứ rây rức, ân hận mãi vì đã nóng giận đánh con. lời dặn nây thơ của con ngày chia tay luôn vang lên trong tâm trí ông"ba về! ba mua cho con một chiếc lược nghe ba!"
và ông đã tự tay làm chiếc lược cho con.đó là mong ước đầu tiên mà cũng là duy nhất, cho nên nó cứ thôi thúc trong lòng . kiếm được khúc ngà, ông "hớn hở như một đúa trẻ được quà", rồi dành tâm trí , công sức vào chiếc lược:"anh cưa tưng chiếc răng lược..............thợ bạc","trên sống lưng...........................con của ba". chiếc lược như phần nào gỡ rối được tâm trang người cha, nhớ con, ông mang cây lược ra ngắm rồi mài lêm mái tóc mình cho thêm mượt, thêm bóng. chiếc lược trở thành vật quý giá và thiêng liêng đối với ông sáu.
nhưng rồi ông sáu đã hi sinh trong một trận càn của giặc, khi chưa kịp trao cây lược cho con gái. trước lúc tắt thở , "không còn............không thể chết được"ông lấy cây lược trao cho bác bava2 nhìn bạn một hồi lâu, cài nhìn gửi gắm sự uỷ thắt thiêng liêng, như trao lại cả tình cảm sâu sắc và trách nhiệm cao cả của người chacho bac ba. tình cảm ấy khiến bác ba qua bao gian khổ vẫn giữ cây lược như một vật quý giá nhất và trao tận tay bé thu.
qua câu chuyện về tình cha con của ông sáu , người đọc còn thấm thía bao đau thương, mất mát, éo le,mà chiến tranh đem lại.
mấy cái ................ tự mấy bồ ghi nghen, tui không rảnh để ghi đâu , nò có trong sách gk hêt1 rùi:)>-
 
B

bcsxduy

bác bạn cho mình xin cái dàn ý được không... chứ nhìn vô loạn xà ngầu :-ss
 
D

duonglanh_bg

trời thằng biu lương fải huk mày là học sinh khá mà sao vô đây chơi kiểu jì mà giúp làm bài văn nhu kao nà nộp giấy trắng khỏi làm đở mệt
 
H

hongha.09

giup lun cai KB di!!!!!!!!!!!!!!!!!!
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
N

nhatkieuanh

thế ai giúp mình làm bai văn số 6 này với
"Suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao "
Cảm ơn nhiều nha !
 
N

nhatkieuanh

giúp mình làm nhanh nhanh nhé!
mình đang cần gấp
dàn ý chi tiết cũng được nhưng làm hộ phần mở bài và kết bài với
mình cảm ơn nhiều nhiều
 
L

lykem_1997

I/ MỞ BÀI:

Kim Lân nhà văn có tác phẩm đăng báo từ trước cách mạng tháng Tám. Ông sinh ra và lớn lên ở một vùng quê có truyền thống văn hóa lâu đời nên am hiểu rất nhiều về nông thôn Việt Nam và cảnh ngộ của người nông dân. Vì thế, khi viết về đề tài này, Kim Lân thành công hơn cả. Đặc biệt ở truyện ngắn “ Làng”, tác giả đã xây dựng được hình tượng ông Hai,một người nông dân cần cù chất phác, giàu tình yêu đối với quê hương đất nước, gắn bó bền chặt với cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

II/ THÂN BÀI:

Ở phần đầu câu chuyện, ta thấy ông Hai rất yêu làng. Tình yêu thiết tha và nồng thắm của ông thể hiện qua niềm tự hào hãnh diện và cái tính khoe làng cố hữu.

Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra. Cũng như bao nhiêu người nông dân khác, ông Hai luôn tin tưởng vào kháng chiến, vào sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch. Vợ con đi tản cư, nhưng ông Hai vẫn muốn ở lại cùng với đội du kích đào đường đắp ụ để bảo vệ cái làng Dầu thân yêu của mình. Đến khi hoàn cảnh gia đình neo bấn, vợ con thúc bách quá, cực chẳng đã ông mới rời làng đi tản cư. Ra đi mà ông Hai cứ an ủi mình “ tản cư âu cũng là kháng chiến”.

Xa làng rồi nhớ làng, tính nết ông Hai có phần thay đổi. Ông ít nói ít cười, đôi khi cáu gắt. Nỗi nhớ làng cứ da diết trong lòng của ông khiến cho ông cảm thấy buồn bực không yên. Ông nhớ từ con đường làng đến mái ngói, nhớ phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi nhất vùng đến cái chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, nhớ những ngày khởi nghĩa dồn dậpở làng cho đến những lúc cùng anh em đào hào đắp ụ chiến đấu… Ông Hai cảm thấy lúc ấy mình trẻ trung vô cùng, “cũng hát hỏng, bông phèng.” cùng với anh em. Càng nghĩ tưởng, nỗi nhớ càng dâng trào da diết trong lòng ông Hai như những đợt sóng lòng dồn dập. “Caho ôi, ông lão nhớ làng. Nhớ cái làng quá!”.

Niềm khuây khỏa lớn nhất của ông Hai là sang bên gian nhà bác Thứ để nói chuyện và được ra chợ, đến cái phòng thông tin tuyên truyền để nghe tin tức về kháng chiến…

Và rồi một tình huống xảy ra làm cho tình yêu nỗi nhớ làng của ông Hai bị thử thách. Từ đó, người đọc phát hiện ra ngoài tình cảm thiêng liếng mà ông Hai dành cho cái làng chợ Dầu của mình còn có một tình cảm khác thiêng liêng vĩ đại hơn. Đó là tình yêu dất nước thể hiện qua tình cảm đối với kháng chiến, với cụ Hồ…

Ở phòng thông tin tuyên truyền, ông Hai lắng nghe và cảm thấy trân trọng, tự hào trước những tấm gương anh hùng trong cuộc chiến. Ông cảm thấy vui sướng đến nở từng khúc ruột trước những thắng lợi dồn dập của quân ta.,“ ruột gan ông lão cứ múa cả lên. Vui quá!”.

Ngay sau đó, ông nhận được cái tin dữ từ những người đi tản cư – cả làng Dầu đều trở thành Việt gian theo giặc – “Việt gian từ thằng chủ tịch trở đi cơ, ông ạ!”. Cảm giác bất ngờ, hụt hẫng khiến cho ông lão “ cổ nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”, “rặn è è” “ giọng lạc hẳn”. Ông tủi nhục cúi gằm mặt xuống mà đi. để rồi về đến nhà, không chịu đựng nổi, ông “ nằm vật ra giường” “nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão tràn ra”.

Những ngày kế tịếp, ông Hai sống trong bi kịch triền miên. Ông sợ hãi trốn tránh như một tội phạm, “ một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý bàn tán về “cái chuyện ấy”. Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông… là ông lủi ra một góc nhà, nín thít.” Nỗi ám ảnh nặng nề, cảm giác đau xót, nhục nhã đã biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai kể từ lúc ông nghe cái tin dữ ấy.

Bi kịch dâng lên đến đỉnh cao. Ông Hai bị đẩy vào trong tình cảnh bế tắc tuyệt vọng khi bà chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi. “ Thế là tuyệt đường sinh sống!” Ông đi đâu bây giờ? Khắp nơi, “không chỉ cái đất Thắng này mà cả ở Đài, Nhã Nam , Bố Hạ, Cao Thượng… ở đâu nghe đến người làng chợ Dầu là người ta đuổi như đuổi hủi”. Còn ai muốn chứa chấp người dân của cái làng Việt gian này nữa chứ?

Trước mắt ông Hai chỉ có hai con đường. Ở lại thì không được rồi. Còn về làng… Vừa chớm nghĩ đến thôi, ta đã thấy ông Hai gạt phắt đi ngay. “Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó làm Việt gian theo Tây cả rồi”.Và ông cũng khẳng định: “ về làng là phản bội kháng chiến, phản bội cụ Hồ”. Dù ông Hai luôn ước mong được trở về làng, nhưng lúc này ông lại khẳng định: “ Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.

Mâu thuẫn trong nội tâm và tình thế trước mắt làm cho ông Hai bế tắc. Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông Hai chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào nhưng lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ ngây thơ:

- À, thầy hỏi con nhé.Thế con ủng hộ ai?

- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

Lòng trung thành của cha con ông, của hàng triệu nông dân Việt Nam đối với lãnh tụ là vô cùng sâu sắc. Vẻ đẹp ấy rất đáng tự hào ca ngợi.

Đến giây phút này, từ trong bi kịch của ông Hai, ta lại thấy sáng ngời lên một tình cảm cao đẹp khác. Đó là tinh thần yêu nước, gắn bó với kháng chiến, với cụ Hồ.Tình cảm thiêng liêng ấy đã bao trùm lên tình cảm đối với làng quê.

Cho nên, khi nghe tin làng Dầu theo Tây được cải chính, ông Hai là người sung sướng nhất. Ông vui tươi rạng rỡ hẳn lên, “ mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ…” Ông mua quà cho con, ông chạy đi “khoe” cái tin nhà mình bị đốt, “ khoe” cái tin làng Dầu không theo giặc. Nỗi mất mát về nhà cửa dường như tan biến trong niềm hạnh phúc dâng trào – Làng chợ Dầu, ngôi làng mà ông luôn yêu mến tự hào giờ đây vẫn là làng kháng chiến.

Có thể nói, ông Hai là nhân vật điển hình cho lớp nông dân trong kháng chiến. Vốn là những con người chân thực, chất phác, những ngày đầu tiếp xúc với cách mạng, họ vẫn còn bỡ ngỡ. Nhưng rồi cảm giác ấy tan đi nhanh chóng, họ đón nhận cách mạng với tình cảm chân thành, với lòng hăm hở nhiệt tình. Họ háo hức hoà nhịp cùng phong trào kháng chiến, học hăng hái cầm súng bảo vệ quê hương. Cách mạng đã trở thành một phần trong cuộc đời của họ. Lòng trung thành, tình cảm gắn bó bền chặt của người nông dân trong kháng chiến làm cho chúng ta xúc động. Nhà văn Kim Lân đã tinh tế phát hiện những nét đẹp tâm hồn của người nông dân để từ đó khắc hoạ nên một bức chân dung gần gũi và sống động.

Trong tác phẩm, nhà văn Kim Lân đã xây dựng những tình huống đầy kịch tính đẩy nhân vật vào trong sự bế tắc đến tuyệt vọng, qua đó làm nổi bật tâm hồn tính cách và tình yêu của ông Hai đối với làng quê, đất nước. Ngôn ngữ diễn đạt mộc mạc chân quê càng giúp người đọc hiểu và yêu mến ông Hai nhiều hơn.

III/ KẾT BÀI:

Tóm lại qua hình tượng nhân vật ông Hai, chúng ta có thể hiểu hơn về cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, hiểu được nguyên nhân vì sao một đất nước bé nhỏ như Việt Nam lại có thể đánh thắng kẻ thù đầu sỏ như thực dân Pháp. Bài học sâu sắc nhất đối với mỗi người chúng ta khi đọc truyện ngắn này là tình yêu quê hương đất nước, là lòng tự hào và biết ơn những người dân cày Việt Nam chân chất mà cao cả.
 
I

iloveyou247_tintin

Kim Lân là nhà văn có vốn sống vô cùng phong phú và sâu sắc về nông thôn Việt Nam. Các sáng tác của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Truyện “Làng” đươc sáng tác vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với nhân vật chính là ông Hai, một lão nông hiền lành, yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến .
Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng,theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu. Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách . Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc.Từ phòng thông tin ra, đang phấn chấn, náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư, nghe nhắc đến tên làng, ông Hai quay phắt lại, lắp bắp hỏi, hy vọng được nghe những tin tốt lành, nào ngờ biết tin dữ: “Cả làng Việt gian theo Tây ”. Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn : “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được, một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ. Ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi ”nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật. Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư, ông tìm cách lảng về. Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái : “cha mẹ tiên sư nhà chúng nó, đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương,cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”. Về đến nhà ông chán chường “nằm vật ra giường”, nhìn đàn con nước mắt ông cứ giàn ra “ chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”. Ông căm thù những kẻ theo Tây, phản bội làng, ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Niềm tin, nỗi ngờ giằng xé trong ông. Ông kiểm điểm lại từng người trong óc, thấy họ đều có tinh thần cả “có đời nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy”. Ông đau xót nghĩ đến cảnh “người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước”. Suốt mấy ngày liền ông chẳng dám đi đâu, “chỉ ở nhà nghe ngóng binh tình”, lúc nào cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý, đang bàn tán đến cái chuyện làng mình. Nỗi ám ảnh, day dứt, nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông. Ông đau đớn, tủi hổ như chính ông là người có lỗi...
Tình thế của ông càng trở nên bế tắc, tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian. Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy, ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ ”, là “cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”. Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt. Ông Hai đã lựa chọn một cách đau đớn và dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”. Dù đã xác định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương. Bởì thế mà ông càng xót xa, đau đớn... Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con trai nhỏ. Nói với con mà thực ra là đang trút nỗi lòng mình. Ông hỏi con những điều đã biết trước câu trả lời: “Thế nhà con ở đâu?”, “thế con ủng hộ ai?”…Lời đứa con vang lên trong ông thiêng liêng mà giản dị: “Nhà ta ở làng Chợ Dầu”, “ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm !”…Những điều ấy ông đã biết, vẫn muốn cùng con khắc cốt ghi tâm. Ông mong “anh em đồng chí biết cho bố con ông, tấm lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai, chết thì chết có bao giờ dám đơn sai ”. Những suy nghĩ của ông như những lời nguyện thề son sắt. Ông xúc động, nước mắt “chảy ròng ròng trên hai má”. Tấm lòng của ông với làng, với nước thật sâu nặng, thiêng liêng. Dẫu cả làng Việt gian thì ông vẫn một lòng trung thành với kháng chiến, với Cụ Hồ …
May thay, tin đồn thất thiệt về làng Chợ Dầu được cải chính. Ông Hai sung sướng như được sống lại. Ông đóng khăn áo chỉnh tề đi với người báo tin và khi trở về “cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên ”. Ông mua cho con bánh rán đường rồi vội vã, lật đật đi khoe với mọi người.Đến đâu cũng chỉ mấy câu “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ ! Đốt sạch ! Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính. Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi Việt gian theo Tây ấy mà . Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả .” “Ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người”. Ông khoe nhà mình bị đốt sạch, đốt nhẵn như là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp mà ông không hề buồn tiếc, thậm chí còn rất sung sướng,hạnh phúc. Bởi lẽ, trong sự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh về danh dự của làng chợ Dầu anh dũng kháng chiến. Đó là một niềm vui kỳ lạ, thể hiện một cách đau xót và cảm động tình yêu làng, yêu nước,tinh thần hy sinh vì cách mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược .
Cách miêu tả chân thực, sinh động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng, tự nhiên như cuộc sống cùng với những mâu thuẫn căng thẳng, dồn đẩy, bức bối đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của câu chuyện, đồng thời còn thể hiện sự am hiểu và gắn bó sâu sắc của nhà văn với người nông dân và công cuộc kháng chiến của đất nước.
Qua nhân vật ông Hai ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược :Yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến. Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng ” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại .
:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D
 
C

chuot2211

Hình ảnh người cha trong lòng bé thu là người chụp trong bức anh cùng với má nó, nó chống lại "người đàn ông có vết thẹo trên mặt" chính là để bảo vệ người cha luôn ở trong tim. Vết thẹo đã làm cho tình cha con của họ như càng sâu đậm hơn, khi ông Sáu đi nó hét lên tiếng ba xé tai xé ruột mọi người chạy xô tới hai tay ôm cổ ba nó, đó là sự bùng nổ tình cảm sâu đậm của bé
 
0

01636651497

tức wa mình hok co lam đề này. nếu ko thì mình có tư liệu mà xài rùi
 
Top Bottom