S
snow_field
![](https://blog.hocmai.vn/wp-content/uploads/2017/07/hot.gif)
![](https://blog.hocmai.vn/wp-content/uploads/2017/07/hot.gif)
Trước hết mình xin lỗi các mod vì topic Phương Định đã cok trong box rùi, nhưng mình xin dc tạo cái topic mới [ chủ yếu la làng la xóm dể gây sự chú ý ấy màh :d ] Đây là bài phân tich của mình, mong mọi người xem và góp ý cho mình nên thêm bớt sao, hoặc níu bạn nào sửa trực tiếp vào bài thì mình xin cảm ơn lăm lắm ![Smile :) :)]()
[FONT=Verdana]Đường Trường Sơn và hình ảnh những cô cậu thanh niên xung phong luôn là nguồn khơi dậy cảm hứng cho nhiều cây bút cách mạng Việt Nam. Từng chứng kiến nhiều tội ác của đế quốc Mỹ và đánh dấu chiến tích oanh liệt của bộ đội miền Nam, Trường Sơn đã trở thành mảnh đất trù phú, để bao cây văn học được sinh sôi, nảy nở, và trong đó có cây bút nữ Lê Minh Khuê. Một trong các tác phẩm đầu tay của bà chính là “Những ngôi sao xa xôi”- tryện ngắn viết về những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đặc sắc nhất của truyện có lẽ là hình tượng nhân vật Phương Định- với một vẻ đẹp tâm hồn phong phú- đã được nhà văn Lê Minh Khuê xây dựng vô cùng thành công[/FONT]
Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” sáng tác năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra quyết liệt trên tuyến đường Trường Sơn. Câu chuyện kể về ba cô gái trẻ họp thành một tổ trinh sát mặt đường, gồm: chị Thao là đội trưởng, Nho và Phương Định. Công việc hằng ngày của họ là chờ giặc ném bom, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và phá bom. Tuy cuộc sống tại cái hang dưới chân cao điểm nhiều thiếu thốn, khó khăn, và dù công việc của tổ trinh sát mặt đường vô cùng nguy hiểm, ba cô gái trẻ vẫn giữ được nét hồn nhiên, mơ mộng, giàu lòng quả cảm và gắn bó, yêu thương nhau sâu sắc.Truyện kể theo ngôi thứ nhất qua lời kể của Phương Định- nhân vật chính của truyện và cũng là nhân vật để lại nhiều ấn tượng đẹp nhất trong lòng bạn đọc.
Đọc “Những ngôi sao xa xôi”, ta không quên được Phương Định- cô thanh niên xung phong gạn dạ, quả cảm và đầy tinh thần trách nhiệm. Rời ghế nhà trường, Định tham gia kháng chiến. Có lẽ như bao cô gái khác, Định cũng thích làm đẹp, thích mơ mộng và khao khát một cuộc sống hạnh phúc, bình yên, nhưng cô sẵn sàng từ bỏ tuổi thanh xuân, để đánh đổi là những tháng ngày chạy trên cao điểm, là công việc phá bom vô cùng nguy hiểm, khó nhọc. Điều ấy đã khẳng định Phương Định có một trái tim thật mạnh mẽ- một trái tim can trường không ngại nguy nan, một trái tim với tình yêu nước thiết tha, sâu sắc. Sự gan dạ của Định được khắc họa rõ nét nhất qua một lần cô phá bom. Công việc phá bom như đối mặt với Tử thần, thế mà khi dến gần quả bom,Định đã “cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình”, cô “không sợ nữa” và “không đi khom”. “Không đi khom” thể hiện sự hiên ngang và ngay thẳng, không mập mờ, không rụt rè. Định “không đi khom” vì cô luôn muốn giữ hình ảnh đẹp nhất và hiên ngang nhất trong mắt các anh chiến sĩ. Sự “không đi khom” cho thấy Phương Định rất chủ động, tự tin trong công việc, thể hiện tình thần gan góc, ý chí mạnh mẽ, quả cảm của cô gái trẻ. Khi bắt tay vào công việc, Định làm rất thành thục “dùng xẻng nhỏ đao đất dưới quả bom”, “bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi”, “khoả đất rồi chạy lại chỗ nấp của mình”. Có lẽ vì đã quen với công việc nguy hiểm này, nên những thao tác của Định thật nhuần nhuyễn và nhanh nhẹn. Trong luc chờ bom nổ, tim cô “đâp không rõ” Phương Định không che giấu nỗi sợ hãi của mình, kề cận với Tử thần, sự hồi hộp và căng thẳng là điều không thê tránh khỏi. Và cô từng nghĩ đến cái chết, từng sợ chết, nhưng đó chỉ là “cái chết mờ nhạt, không cụ thể”, nó chỉ thoáng qua trong suy nghĩ cô gái trẻ.Điều cô quan tâm là “liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần hai?”. Với Phương Định, công việc còn quan trọng hơn sinh mạng của bản thân. Cái chết của cô rất “mờ nhạt, không cụ thể”, công việc của tổ trinh sát mặt đường mới là “cái chính”, mới là điều cấp thiết và quan trọng nhất. Đặt công việc phá bom trên tất cả, tinh thần trách nhiệm của Phương Định thật đáng quý và đáng trân trọng! Từ việc xây dựng tình huống căng thẳng, Lê Minh Khuê đã thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, giúp Phương Định nổi bật với vẻ đẹp can trường, dũng cảm, đầy tinh thần trách nhiệm. Cô chính là đại diện của lực lượng thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn, luôn chiến đấu hết mình với lòng nhiệt huyết sôi nổi, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, vì dân tộc Việt Nam.
Song, bên cạnh vẻ đẹp ngoan cường, gan góc, Phương Định vẫn là một cô gái đáng yêu, với tâm hồn trong sáng,lạc quan, giàu xúc cảm mộng mơ. Cô có một vẻ đẹp thật thanh lịch: vơi “hai bim tóc dày”, “cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn” và đặc biệt là đôi mắt “xa xăm”, hay suy tư, mơ màng. Cô thích soi gương,“không săn sóc, vồn vã” trước những sự quan tâm đặc biệt. Nhưng cử chỉ “điệu” ấy không khiến Định trở nên kiêu kỳ, đỏng đành mà càng tô thêm nét duyên dáng và đáng yêu cua cô gái Hà Nội- một cô gái rất kín đáo và ý thức về bản thân. Cô thích hát, dù giữa chiến trường khốc liệt, Phương Định vẫn say mê ca hát với tình thần lạc quan, yêu đời, “tiếng hát át tiếng bom” sẽ vơi đi những khó nhọc và nỗi buồn xa quê của người lính cách mạng. Bom đạn chẳng thể dập tắt tinh thần lạc quan, yêu đòi, cũng không thể cướp đi sự hồn nhiên, mơ mộng của cô thanh niên xung phong. Chỉ một cơn mưa đá cũng có thể khiến cô xao xuyến nhớ về kỉ niệm những ngày sống bên mẹ nơi góc phố nhỏ ở Hà Nội. Bằng ngòi bút miêu tả tinh tế, Lê Minh khuê đã khắc họa vẻ đẹp nội tâm sâu sắc của Phương Định- một cố gái trẻ đẹp, đáng yêu với tâm hồn phong phú: trong sáng, lạc quan mà cũng thật dổi dào với bao xúc cảm mộng mơ
Ngoài ra, truyện ngắn còn khai thác một phẩm chất khác của Phương Định- đó là tinh yêu thương, gắn bó sâu sắc với đồng đội. Định rất yêu vẻ đẹp của “người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”. Định yêu vẻ đẹp trong tư tưởng và tâm hồn của họ- những người chiến sĩ luôn sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc.Khi Nho bị thương, cô lo lắng, chăm sóc vô cùng chu đáo. Định “rửa cho Nho bằng nước đun sôi. Bông băng trắng” Cô chăm sóc tận tình, chu đáo như một người chị luôn lo lắng, yêu thương em gái mình. Chính sự chân thành ấy đã vẽ nên một bức tranh đẹp về tinh thần đoàn kết, tình đồng đội hoạn nạn có nhau của người lính cách mạng.
Có ý kiến cho rằng, Lê Minh Khuê đã mượn hình ảnh Phương Định để nói đến bản thân, từ đây gởi gắm những tâm tư, tình cảm về cuộc đời người lính trẻ trên tuyến đường Trường Sơn.Họ là những con người tuyệt vời! Họ đẹp trong lý tưởng, đẹp trong tâm hồn- và đó là một vẻ đẹp thật cao quý! Tình thần xả thân vì Tổ quốc, ý chí chiến đấu ngoan cường, bất khuất và trên tất cả là tình yêu nước sâu nặng của họ sẽ mãi là bài học để thế hệ trẻ Việt nam noi theo, mãi là niềm tự hào to lớn của dân tộc Việt Nam.
“Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là một truyện ngắn hay, nhẹ nhàng mà đặc sắc. Trong đó, nhân vật Phương Định của bà đã thể hiện nhiều phẩm chất cao quý của lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam thời chống Mỹ. Các anh chị sẽ mãi là những ngôi sao lấp lánh trên đỉnh Trường Sơn, tỏa ánh sáng soi bước cho thế hệ trẻ Việt Nam. Và đó là thứ ánh sáng bất diệt.
Mọi người góp ý giùm mình nhé, sao mình sửa mãi mà no cứ dài ngoằn và đọc rất lủng củng >"< thks cả nhà nhìu
[FONT=Verdana]Đường Trường Sơn và hình ảnh những cô cậu thanh niên xung phong luôn là nguồn khơi dậy cảm hứng cho nhiều cây bút cách mạng Việt Nam. Từng chứng kiến nhiều tội ác của đế quốc Mỹ và đánh dấu chiến tích oanh liệt của bộ đội miền Nam, Trường Sơn đã trở thành mảnh đất trù phú, để bao cây văn học được sinh sôi, nảy nở, và trong đó có cây bút nữ Lê Minh Khuê. Một trong các tác phẩm đầu tay của bà chính là “Những ngôi sao xa xôi”- tryện ngắn viết về những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đặc sắc nhất của truyện có lẽ là hình tượng nhân vật Phương Định- với một vẻ đẹp tâm hồn phong phú- đã được nhà văn Lê Minh Khuê xây dựng vô cùng thành công[/FONT]
Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” sáng tác năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra quyết liệt trên tuyến đường Trường Sơn. Câu chuyện kể về ba cô gái trẻ họp thành một tổ trinh sát mặt đường, gồm: chị Thao là đội trưởng, Nho và Phương Định. Công việc hằng ngày của họ là chờ giặc ném bom, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và phá bom. Tuy cuộc sống tại cái hang dưới chân cao điểm nhiều thiếu thốn, khó khăn, và dù công việc của tổ trinh sát mặt đường vô cùng nguy hiểm, ba cô gái trẻ vẫn giữ được nét hồn nhiên, mơ mộng, giàu lòng quả cảm và gắn bó, yêu thương nhau sâu sắc.Truyện kể theo ngôi thứ nhất qua lời kể của Phương Định- nhân vật chính của truyện và cũng là nhân vật để lại nhiều ấn tượng đẹp nhất trong lòng bạn đọc.
Đọc “Những ngôi sao xa xôi”, ta không quên được Phương Định- cô thanh niên xung phong gạn dạ, quả cảm và đầy tinh thần trách nhiệm. Rời ghế nhà trường, Định tham gia kháng chiến. Có lẽ như bao cô gái khác, Định cũng thích làm đẹp, thích mơ mộng và khao khát một cuộc sống hạnh phúc, bình yên, nhưng cô sẵn sàng từ bỏ tuổi thanh xuân, để đánh đổi là những tháng ngày chạy trên cao điểm, là công việc phá bom vô cùng nguy hiểm, khó nhọc. Điều ấy đã khẳng định Phương Định có một trái tim thật mạnh mẽ- một trái tim can trường không ngại nguy nan, một trái tim với tình yêu nước thiết tha, sâu sắc. Sự gan dạ của Định được khắc họa rõ nét nhất qua một lần cô phá bom. Công việc phá bom như đối mặt với Tử thần, thế mà khi dến gần quả bom,Định đã “cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình”, cô “không sợ nữa” và “không đi khom”. “Không đi khom” thể hiện sự hiên ngang và ngay thẳng, không mập mờ, không rụt rè. Định “không đi khom” vì cô luôn muốn giữ hình ảnh đẹp nhất và hiên ngang nhất trong mắt các anh chiến sĩ. Sự “không đi khom” cho thấy Phương Định rất chủ động, tự tin trong công việc, thể hiện tình thần gan góc, ý chí mạnh mẽ, quả cảm của cô gái trẻ. Khi bắt tay vào công việc, Định làm rất thành thục “dùng xẻng nhỏ đao đất dưới quả bom”, “bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi”, “khoả đất rồi chạy lại chỗ nấp của mình”. Có lẽ vì đã quen với công việc nguy hiểm này, nên những thao tác của Định thật nhuần nhuyễn và nhanh nhẹn. Trong luc chờ bom nổ, tim cô “đâp không rõ” Phương Định không che giấu nỗi sợ hãi của mình, kề cận với Tử thần, sự hồi hộp và căng thẳng là điều không thê tránh khỏi. Và cô từng nghĩ đến cái chết, từng sợ chết, nhưng đó chỉ là “cái chết mờ nhạt, không cụ thể”, nó chỉ thoáng qua trong suy nghĩ cô gái trẻ.Điều cô quan tâm là “liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần hai?”. Với Phương Định, công việc còn quan trọng hơn sinh mạng của bản thân. Cái chết của cô rất “mờ nhạt, không cụ thể”, công việc của tổ trinh sát mặt đường mới là “cái chính”, mới là điều cấp thiết và quan trọng nhất. Đặt công việc phá bom trên tất cả, tinh thần trách nhiệm của Phương Định thật đáng quý và đáng trân trọng! Từ việc xây dựng tình huống căng thẳng, Lê Minh Khuê đã thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, giúp Phương Định nổi bật với vẻ đẹp can trường, dũng cảm, đầy tinh thần trách nhiệm. Cô chính là đại diện của lực lượng thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn, luôn chiến đấu hết mình với lòng nhiệt huyết sôi nổi, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, vì dân tộc Việt Nam.
Song, bên cạnh vẻ đẹp ngoan cường, gan góc, Phương Định vẫn là một cô gái đáng yêu, với tâm hồn trong sáng,lạc quan, giàu xúc cảm mộng mơ. Cô có một vẻ đẹp thật thanh lịch: vơi “hai bim tóc dày”, “cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn” và đặc biệt là đôi mắt “xa xăm”, hay suy tư, mơ màng. Cô thích soi gương,“không săn sóc, vồn vã” trước những sự quan tâm đặc biệt. Nhưng cử chỉ “điệu” ấy không khiến Định trở nên kiêu kỳ, đỏng đành mà càng tô thêm nét duyên dáng và đáng yêu cua cô gái Hà Nội- một cô gái rất kín đáo và ý thức về bản thân. Cô thích hát, dù giữa chiến trường khốc liệt, Phương Định vẫn say mê ca hát với tình thần lạc quan, yêu đời, “tiếng hát át tiếng bom” sẽ vơi đi những khó nhọc và nỗi buồn xa quê của người lính cách mạng. Bom đạn chẳng thể dập tắt tinh thần lạc quan, yêu đòi, cũng không thể cướp đi sự hồn nhiên, mơ mộng của cô thanh niên xung phong. Chỉ một cơn mưa đá cũng có thể khiến cô xao xuyến nhớ về kỉ niệm những ngày sống bên mẹ nơi góc phố nhỏ ở Hà Nội. Bằng ngòi bút miêu tả tinh tế, Lê Minh khuê đã khắc họa vẻ đẹp nội tâm sâu sắc của Phương Định- một cố gái trẻ đẹp, đáng yêu với tâm hồn phong phú: trong sáng, lạc quan mà cũng thật dổi dào với bao xúc cảm mộng mơ
Ngoài ra, truyện ngắn còn khai thác một phẩm chất khác của Phương Định- đó là tinh yêu thương, gắn bó sâu sắc với đồng đội. Định rất yêu vẻ đẹp của “người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”. Định yêu vẻ đẹp trong tư tưởng và tâm hồn của họ- những người chiến sĩ luôn sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc.Khi Nho bị thương, cô lo lắng, chăm sóc vô cùng chu đáo. Định “rửa cho Nho bằng nước đun sôi. Bông băng trắng” Cô chăm sóc tận tình, chu đáo như một người chị luôn lo lắng, yêu thương em gái mình. Chính sự chân thành ấy đã vẽ nên một bức tranh đẹp về tinh thần đoàn kết, tình đồng đội hoạn nạn có nhau của người lính cách mạng.
Có ý kiến cho rằng, Lê Minh Khuê đã mượn hình ảnh Phương Định để nói đến bản thân, từ đây gởi gắm những tâm tư, tình cảm về cuộc đời người lính trẻ trên tuyến đường Trường Sơn.Họ là những con người tuyệt vời! Họ đẹp trong lý tưởng, đẹp trong tâm hồn- và đó là một vẻ đẹp thật cao quý! Tình thần xả thân vì Tổ quốc, ý chí chiến đấu ngoan cường, bất khuất và trên tất cả là tình yêu nước sâu nặng của họ sẽ mãi là bài học để thế hệ trẻ Việt nam noi theo, mãi là niềm tự hào to lớn của dân tộc Việt Nam.
“Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là một truyện ngắn hay, nhẹ nhàng mà đặc sắc. Trong đó, nhân vật Phương Định của bà đã thể hiện nhiều phẩm chất cao quý của lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam thời chống Mỹ. Các anh chị sẽ mãi là những ngôi sao lấp lánh trên đỉnh Trường Sơn, tỏa ánh sáng soi bước cho thế hệ trẻ Việt Nam. Và đó là thứ ánh sáng bất diệt.
Mọi người góp ý giùm mình nhé, sao mình sửa mãi mà no cứ dài ngoằn và đọc rất lủng củng >"< thks cả nhà nhìu