Tập hợp các bài viết về tác phảm của Nam Cao

B

bomikut3

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỌC LẠI TRUYỆN NGẮN "ĐÔI MẮT" CỦA NAM CAO
Gs. Nguyễn Đăng Mạnh


Nghĩ lại những thành tựu văn học nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám đến những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, không ai không nhớ đến truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao. Những sáng tác hồi ấy, vừa phục vụ kịp thời, vừa đứng lại được với thời gian như Đôi mắt phải nói rằng chưa có bao nhiêu.

Truyện Đôi mắt đã tạo ra một nhân vật khó quên được: văn sĩ Hoàng. Mỗi lần đọc lại tác phẩm, gặp lại nhân vật này, tôi cứ phải bật cười một mình và thầm thốt lên: Chà, cái anh chàng này, y như một người có thật mà mình đã gặp ở đâu rồi vậy!

Những nhân vật có phẩm chất nghệ thuật như vậy, thường giống nhau ở đặc điểm này: có những chi tiết có vẻ rất ngẫu nhiên, thậm chí vô nghĩa nữa, vậy mà không thể hình dung ra nhân vật ấy đúng như bản chất của nó, nếu gạt đi những chi tiết ấy. Nghĩa là rất ngẫu nhiên mà lại rất tất yếu. Có vẻ vô nghĩa đấy, nhưng không có không được.

Trong Đôi mắt, Độ lần nào đến nhà Hoàng cũng bắt gặp một con chó bécgiê. Ở Hà Nội cũng thế, ở nơi tản cư cũng vậy. Điều ấy có gì là tất yếu đâu! Ấy thế nhưng chúng ta không thể hình dung ra cái anh văn sĩ kiêm chợ đen này đúng như kiểu người và cung cách sống của anh ta nếu không có hình ảnh cái con chó giống Đức to lớn ấy. Cũng như anh ta nhất thiết phải có thân hình to béo, nặng nè, bước đi thong thả, khệnh khạng, bơi hai cánh tay ngắn ngủi kềnh kệnh ra hai bên; nhất thiết phải mặc bộ áo quần ngủ màu xanh nhạt, phủ lên ngoài một cái áo len trắng, quá chật; nhất thiết phải có một cái vành móng ngựa ria cắt xén ngăn ngắn trên mép, nhất thiết phải ngả người ra phía sau và kêu lên những tiếng lâm li trong cổ họng khi nhận ra người bạn cũ; nhất thiết phải cười cùng cục trong cổ như con gà trống…v..v..

Điều thú vị ở đây là những chi tiết kia không chỉ làm cho nhân vật trở thành cụ thể, sinh động, hay nói như các nhà lý luận văn học, không chỉ đóng vai trò cá thể hoá, cá tính hoá nhân vật. Chúng còn thể hiện một cách sâu sắc bản chất xã hội của tính cách, nghĩa là đem đến cho nó giá trị điển hình.

Phải nói rằng, bản thân việc nuôi chó bẹcgiê, cũng như cái thú nằm trong màn đọc Tam Quốc chí, cái thú ăn mía ướp hoa bưởi…v…v… bản thân nó chả có “vấn đề” gì hết. Trong những điều kiện sinh hoạt nào đó, đấy còn xem là những cái giải trí lành mạnh và rất văn hoá nữa. Nhưng đặt vào hoàn cảnh cụ thể của nhân vật Hoàng trong truyện Đôi mắt, thì những chi tiết kia quả đã bộc lộ cả một thái độ sống, hơn nữa, một bản chất chính trị của một loại trí thức trưởng giả rất khó mà hoà nhập với cuộc kháng chiến. Vì thế, không khí của cuộc kháng chiến dù có sôi nổi đến thế nào, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân dù có đổi thay dữ dội đến đâu, vẫn không mảy may tác động đến nền nếp sinh hoạt của vợ chồng anh ta. Nghĩa là vẫn cứ phải xoay được một dinh cơ riêng biệt và rộng rãi như thế, vẫn cứ nhởn nhơ sống kiểu sống an nhàn như thế. Ban ngày nếu không vì quá buồn phải tìm đến mấy ông bạn tuần phủ, đốc học về hưu nào đó để đánh tổ tôm, thì chỉ muốn đóng chặt cổng lại để khỏi bị quấy nhiễu bởi mấy ông uỷ ban hay tự vệ trong làng đến tuyên truyền kháng chiến. Còn buổi tối thì một nếp sống “thiêng liêng” không gì phá vỡ được là… chui vào chăn ấm, buông màn tuyn trắng toát, vừa hút thuốc lá thơm vừa đọc Tam Quốc chí trước khi đánh một giấc ngon lành đến sáng. Anh ta đã sống giữa cuộc kháng chiến mà hoàn toàn cách biệt với cuộc kháng chiến. Cho nên Độ bước vào nhà anh ta, dù ở nơi tản cư, mà như bước vào một thế giới xa lạ hẳn với bên ngoài, và bao nhiêu hy vọng vận động anh ta đi làm báo kháng chiến với mình bỗng chốc tan thành mây khói.

Người ta nói rằng Đôi mắt là chuyện có thật. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp mới bùng nổ, Nam Cao công tác cho một tờ báo địa phương, quê ông. Hồi ấy ông có đi lại thăm viếng một nhà văn nào đó ở Hà Nội tản cư ra. Ai đã từng biết lối viết văn của Nam Cao hẳn thấy điều ấy chẳng có gì xa lạ. Xưa nay, viết về tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ, hay viết về nông dân, địa chủ, ông vẫn thường dựa nhiều vào người thực việc thực. (Ngòi bút chân thực đến nghiêm khắc ấy không muốn trí tưởng tượng của mình tung hoành quá tự do chăng ?). Nhưng sự thực ấy đã được nhìn từ chỗ đứng nào, từ ánh sáng nào của những tư tưởng gì ? Muốn biết điều này, cần nhớ rằng Đôi mắt được viết vào mùa xuâ năm 1948 tại Việt Bắc, vài tháng sau khi Nam Cao được kết nạp vào Đảng. Đó cũng là lúc quân dân ta vừa liên tiếp ghi được những chiến công vang dội: Chợ Đồn, Chợ Rã, Bông Lau, Sông Lô v.v… bẻ gẫy cuộc tấn công đại quy mô của giặc Pháp lên Việt Bắc thu đông năm 1947. Đôi mắt được viết xen kẽ với một tác phẩm khác cũng rất đặc sắc của Nam Cao: Nhật ký ở rừng. Đọc tác phẩm này, thấy tâm trạng nhà văn lúc bấy giờ đang náo nức một niềm tin tưởng và tự hào ở cuộc kháng chiến mà ông đã thực sự góp phần vào, đồng thời dào dạt những tình cảm đầy cảm phục trước vẻ đẹp tâm hồn cao cả của đồng bào Việt Bắc mà ông lần đầu được tiếp xúc. Ông ghi vào nhật ký ngày 3-11-1947: “Gần gũi những người Dao đói rách và *** nát, thấy họ rất biết yêu cách mạng, làm cách mạng chân thành, sốt sắng và tận tuỵ, chúng tôi thấy tin tưởng vô cùng. So sánh họ với mấy thằng “bố vấu” mà Khang gọi là trí thức nửa mùa, Khang rất bất bình đối với hạng này. Chúng nó chẳng yêu một cái gì, chẳng làm một cái gì. Chúng nó chỉ tài chửi đổng.” (Ở rừng – Nam Cao, tác phẩm, tập II, 1977)

Hoàng là một trong những thằng “bố vấu”, có “tài chửi đổng” ấy chăng? Anh ta chẳng làm cái gì hết, trong khi mọi người nỗ lực tham gia kháng chiến. Ích kỷ đại hạng, nhưng động mở miệng là chửi thiên hạ ngu ***, bần tiệtn – Mà sao những người như thế lại chúa là hay nhân danh đạo đức, nhân nghĩa ? Này đây, hãy nghe người vợ Hoàng phụ hoạ với những nhận xét của chồng về sự mà chị ta gọi là “thiếu tình nghĩa của người dân quê”: “Họ làm chính chúng tôi cũng đâm lo. Có thể nói rằng trong một trăm người thì chín mươi chín người cho rằng Tây không đời nào dám đánh mình. Mãi đến lúc có lệnh tản cư tôi vẫn cho là mình tản cư để doạ nó thôi. Thế rồi, đùng một cái, đánh nhau. Chúng tôi chạy được người chứ của thì chạy làm sao kịp ? May mà còn vớt vát được ít tiền, một ít hàng để ở cái trại của chúng tôi ở ngoại thành. Khéo lắm thì ăn đựơc độ một năm. Đến lúc hết tất nhiên phải khổ rồi. Chỉ sợ đến lúc ấy, họ lại mỉa lại. Thành thử bây giờ lý ra thì có muốn ăn một con gà chưa đến nỗi không mua nổi mà ăn, nhưng ăn lại sợ người ta biết, sau này người ta nói cho thì nhục. Họ tàn nhẫn lắm cơ bác ạ!”
 
B

bomikut3

Tôi chắc, khi ôn lại trong tâm trí mình câu nói ấy, Nam Cao đến lộn ruột lên được. Nhưng giọng kể chuyện cứ thản nhiên như không. Ấy, bản lĩnh của ngòi bút Nam Cao là thế: anh nén chặt tình cảm của mình lại để người đọc tự tìm ra ý nghĩa mà càng thêm phẫn nộ - phẫn nộ mà cứ phải bật cười - trước một thái độ hết sức ích kỷ mà cứ nhơn nhơn và ngọt xớt như không.



Nhà văn Tô Hoài còn gọi Đôi mắt là một thứ tuyên ngôn nghệ thuật chung của lớp nghệ sĩ các anh hồi ấy.



Cứ như cái tên của nó thì tác phẩm muốn nói vấn đề cách nhìn, vấn đề quan điểm. Điều ấy đã rõ. Nhưng nói cho chặt chẽ hơn, căn cứ vào nội dung hình tượng, thì nó trước hết là mâu thuẫn về lập trường. Một đằng coi cuộc kháng chiến là của mình và tích cực tham gia kháng chiến. Một đằng tự xem như người ngoài cuộc, từ chối không làm gì hết, dù chỉ là công tác Bình dân học vụ trong làng. Một đằng vui sướng trước cuộc đổi đời của nhân dân, và nhìn cuộc sống mới, tư thế mới và cách mạng đem đến cho nhân dân lao động là tốt đẹp. Một đằng chỉ thấy thế là lố bịch, là hài hước. Nói cho đúng, những nhận xét của Hoàng về người nông dân không phải điều sai cả. Nhưng rõ ràng là thiếu độ lượng, thiếu thiện chí – cái nhìn của một người tuy không phải hoàn toàn không có lòng yêu nước, nhưng tỏ ra chưa tán thành cách mạng và kháng chiến. Lập trường ấy quyết định cách nhìn của anh mà Nam Cao gọi là chỉ thấy có một phía “Anh trông thấy anh thanh niên đọc thuộc lòng bài “ba giai đoạn”, nhưng anh không trông thấy bó tre anh thanh niên vui vẻ vác đi để ngăn quân thù. Mà ngay trong cái việc anh thanh niên đọc thuộc lòng bài báo như một con vẹt biết nói kia, anh cũng chỉ nhìn thấy cái ngố bề ngoài của nó, mà không nhìn thấy cái nguyên cớ đẹp đẽ bên trong. Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản.”



Vậy nếu gọi Đôi mắt là bản tuyên ngôn nghệ thuật, thì trước hết đó là bản tuyên ngôn về lập trường cách mạng, lập trường kháng chiến của lớp văn nghệ sĩ tiểu tư sản quyết tâm từ bỏ những quyền lợi ích kỷ của mình, từ bỏ những thói quen sinh hoạt và nếp tư duy cũ, từ bỏ cả cái nghệ thuật cho là “cao siêu” của mình ngày trước, sẵn sàng nói như nhà văn Độ, làm một “anh tuyên truyền nhãi nhép” nhưng có ích cho nhân dân, cho kháng chiến.



Đôi mắt xét ở phương diện khác, còn đặt vấn đề quan niệm về cái đẹp, về đối tượng của nghệ thuật mới nữa. Phải tìm cái đẹp ở đâu? Theo quan điểm nào? Phải thể hiện nó ra sao? Nam Cao có thể chưa ý thức đựơc đầy đủ lắm, nhưng tác phẩm tự nó đã gợi ra và bước đầu giải đáp những câu hỏi đó.



Tôi vẫn nghĩ rằng, không phải đến Đôi mắt, Nam Cao mới đặt vấn đề “đôi mắt”. Đúng là đến tác phẩm này, nhờ đã giác ngộ cách mạng, ông mới đặt được vấn đề ấy một cách hoàn toàn tự giác. Nhưng qua một số truyện ông viết từ trước Cách mạng tháng Tám, đã thấy ông luôn luôn băn khoăn day dứt về vấn đề ấy: phải biết nhìn người nông dân lao động bằng đôi mắt như thế nào mới thấy được bản chất tốt đẹp cho họ, thường ẩn giấu sau một vẻ ngoài hết sức tầm thường, thậm chí vụng về, thô lỗ nữa. Theo Nam Cao hồi ấy, đôi mắt đó phải là đôi mắt của tình thương. Trong Lão Hạc ông đã viết như thế. Ông còn lấy câu nói này để đề từ cho một truyện ngắn khác của mình: “Người chỉ xấu xa, hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ, và nước mắt là một miếng kính biến hình vũ trụ.” (Nước mắt – Nam Cao, tác phẩm, tập II) Đúng như thế, ở Nam Cao, nước mắt của tình thương là miếng kính biến hình vũ trụ. Chính nhờ có đôi mắt yêu thương ấy mà nhà văn chẳng những đã nhìn thấy tấm lòng vị tha, xả kỷ của lão Hạc…. mà còn phát hiện ra được cả chất thơ trong trẻo trong tâm hồn tưởng chừng đã hoàn toàn đen độc của Chí Phèo nữa.



Nhưng hồi ấy, tình thương của Nam Cao chỉ mới là thứ tình thương uỷ mị, tiêu cực. Qua “miếng kính” ấy, anh tuy thấy được một số đức tính của người dân nghèo, nhưng dưới ngòi bút của anh, học chỉ là những con người bé nhỏ, bất lực. Và giọng văn của anh thì như anh thường thốt lên – “Chao ôi là buồn!”. Trong Nhật ký ở rừng, Nam Cao đã tự phê phán như thế. Ở Đôi mắt, anh cũng viết như vậy: “Người nhà quê dẫu sao thì cũng còn là một cái bí mật đối với chúng ta. Tôi gần gũi họ rất nhiều. Tôi đã gần như thất vọng vì thấy họ phần đông *** nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương (…) Nhưng đến hồi Tổng khởi nghĩa thì tôi đã ngã ngửa người. Té ra người nông dân nước mình vẫn có thể làm cách mạng hăng hái lắm. Tôi đã theo họ đi đánh phủ. Tôi đã gặp họ trong mặt trận Nam Trung bộ. Vô số anh răng đen, mắt toét, gọi lựu đạn là “nựu đạn”, hát Tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh mà lúc ra trận thì xung phong can đảm lắm…”



Như vậy, nhờ thực sự tham gia cách mạng, sát cánh với nhân dân, Nam Cao đã có được đôi mắt mới để thấy quần chúng không chỉ là nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh mà còn là những con người cải tạo hoàn cảnh, tức là những anh hùng. Những con người mới ấy sẽ đi vào văn học như là những nhân vật trung tâm. Đôi mắt chưa xây dựng được nhân vật ấy, nhưng đã chỉ ra phương hướng đi tìm nhân vật ấy và chừng mực nào, đã nói lên cách thể hiện nhân vật ấy: đó không phải là những con người phi thường trong trí tưởng tượng lãng mạn, mà là những con người có thật rất đỗi nhũn nhặn ở quanh ta. Những con người áo vải, răng đen, đi chân đất, gọi lựu đạn là “nựu đạn”, nhưng đã đứng dậy làm cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại và sau đó gánh cả cuộc kháng chiến lên đôi vai vững chải của mình. Phải, Đôi mắt chưa tạo ra được nhân vật ấy, nhưng đã dự báo sự xuất hiện phổ biến của nhân vật ấy trong nền văn học chúng ta.





(continue...)tớ sẽ up sau
 
B

bomikut3

Đề thi chọn HSG toàn quốc, lớp 12, năm học 1992 - 1993, bảng A:
Phân tích bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong truyện ngắn "Đời thừa", qua đó làm rõ tư tưởng nhân đạo và mới mẻ của nhà văn lớn Nam Cao.
(Bài của Nguyễn Hồng Hải, trường PTTH Hà Tây, 15 điểm, giải nhì)




Phần gợi ý đã viết:
- Yêu cầu của đề bài cũng không phải là phân tích tác phẩm cũng không phải là phân tích nhân vật mà chỉ là phân tích một khía cạnh của nhân vật: bi kịch tinh thần. Tuy nhiên, để làm được việc ấy phải nắm tác phẩm, trong trường hợp này là toàn bộ tư tưởng, hành động và tính cách của nhân vật.

- Không phải chỉ phân tích bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ mà quan trọng hơn, qua đó thấy được tư tưởng nhân đạo độc đáo và mới mẻ của nhà văn lớn Nam Cao.




Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, ngừơi đọc gặp bi kịch của kiếp “tài hoa bạc mệnh”, ở Chí Phèo của Nam Cao, là bi kịch của những khát khao lương thiện và cũng với Nam Cao ta gặp ở Đời thừa, tấn bi kịch tinh thần của người tri thức. Đời thừa bộc lộ rõ né “tư tưởng nhân đạo mới mẻ độc đáo của nhà văn lớn Nam Cao”

Bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong Đời thừa là bi kịch của một nhà văn - một trí thức giữa “cơn dâu bể” của cuộc đời, giữa một xã hội “chó đểu” (Vũ Trọng Phụng) – Nhà văn ấy giữ được phẩm giá của mình, ý thức được “thiên chức” cao cả của mình vậy mà đành bó tay bất lực.

Có thể nói, bi kịch đầu tiên trong tấn bi kịch tinh thần của cuộc đời Hộ là bi kịch về những giấc mộng văn chương. Hộ đã đặt văn chương lên trên hết: Văn chương dường như chính là khát vọng lớn nhất của đời anh. Anh muốn trở thành nhà văn chân chính – nhà văn viết “mở hồn đón lấy những vang vọng của đời”. Anh mơ ước đến một ngày anh sẽ viết được một tác phẩm lớn chung cho cả loài người. “Nó đề cập đến những vấn đề bức xúc của cả xã hội của cả nhân loại. Nó nói được những cái lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn.” Và nhất định anh sẽ giật giải Nobel ! Đó là cuốn tiểu thuyết vĩ đại trong đời viết văn của anh. Nó sẽ làm rạng danh cho anh, cho nền văn học nước nhà. Đó quả là ước mơ chính đáng ! Không phải người nghệ sĩ nào cũng khao khát như vậy khi bước vào con đường văn chương đầy khổ ải. Nhà văn phải biết xây ước mơ đẹp, và khát vọng của Hộ là khát vọng mạnh mẽ nhất và đẹp nhất. Hộ xác định đúng con đường cho mình – xác định tư tưởng cho mình.

Anh không sa vào những mơ mộng về nghệ thuật - nghệ thuật là “ánh trăng huyền ảo” (như Điền tron Trăng sáng). Anh thấy ánh trăng của nghệ thuật biết “làm đẹp cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường xấu xa”. Quan điểm của anh đúng đắn lắm ! Tư tưởng của anh tiến bộ lắm ! Thế nhưng, trong sáng tác của mình anh đã viết những gì ? Anh đã cho ra đời những sáng tác như thế nào ? Anh không hướng nghệ thuật vào “thứ văn chương của bọn nhàn rỗi”; anh không biết để cho những cô gái áo xanh, áo đỏ tha thướt đọc, nhưng anh viết những gì từ khi anh bắt tay vào sáng tác? Chao ôi ! Anh đã viết những bài mà thậm chí khi đọc thấy tên của mình dưới bài viết, anh phải “đỏ mặt” xấu hổ. Anh giận dữ với chính anh. Anh khinh ghét những tác phẩm chỉ biết “gợi những tình cảm rất nhẹ rất nông bằng một thứ văn quá ư bằng phẳng dễ dãi” của chính mình. Dường như anh hoảng hốt, anh ngạc nhiên trước những bài viết của mình mới ra đời. Anh dằn vặt ghê gớm. Anh muốn nhưng có phải bao giờ ý muốn cũng thành viện thực đâu ! Và đó chính là cái bi kịch của anh – bi kịch của một đời viết văn – bi kịch của người hiểu mình biết mình phải làm gì và đành lựa bút theo những điều mình chẳng hề muốn. Tôi cảm thấy cái đau đớn khủng khiếp tự chốn sâu thẳm của tâm hồn anh. Một cái gì đó bỗng chốc sụp đổ trong anh. Đấy chính là sự sụp đổ của một khát vọng đẹp và chân chính.

Anh phải ẩu như thế, bôi bác như thế cũng chính là vì những ràng buộc của “áo cơm”. Chao ôi ! Giá như anh đựơc bay nhảy với những giấc mơ ấy !

Nhưng “cơm áo không đùa với khách thơ” (Xuân Diệu). Anh còn vợ và một đàn con nhỏ. Kiếp người với bao toan tính bộn bè níu kéo anh, không cho anh bay lên cùng giấc mộng của đời trai trẻ. Chính nỗi lo về tiền bạc đã buộc anh phải viết những bài trái với lương tâm và trách nhiệm. Trong đầu anh luôn quay cuồng với những tính toán về giá cả sinh hoạt, về bữa ăn hằng hàng… thì đâu còn chỗ cho văn chương nữa. Anh phải viết thật nhanh, thật nhiều để người vợ, đàn con và chính anh khỏi chết đói. Giá như anh cứ bỏ dứt cái mộng văn chương thì chắc đời anh chẳng khốn đốn đến thế ! Nhưng anh cần nghĩ tới tác phẩm của anh – các tác phẩm cho toàn nhân loại nên anh lại càng đau đớn ! Nước mắt anh không chảy nhưng đớn đau thì chồng chất tập trung hơn. Chao ôi ! “Đau đớn thay cho những kiếp sống muốn cất cánh bay cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất” (Sống mòn). Đó chính là bi kịch của cuộc đời viết văn của anh – bi kịch của những giấc mộng văn chương chính là ở chỗ đó ! Và tưởng như giấc mộng văn chương ấy chính là điều day dứt trong anh mãi không thôi.

Phải có những hiểu biết sâu sắc về tâm tư tình cảm con người thì Nam Cao mới viết được những dòng đầy cảm xúc như thế ! Dường như những day dứt trong cuộc đời ông - cuộc đời văn sĩ khổ ải – đã nhập vào những suy tư của Hộ, đã nhập vào tấn bi kịch tinh thần của Hộ. Có người nói, Hộ chính là hình ảnh của nhà văn Nam Cao thời kì trước Cách mạng. Tôi không hoàn toàn nghĩ thế. Nam Cao đã có thể bị cơm áo ghì chặt nhưng Nam Cao hơn hẳn Hộ; ông đã biết vượt lên trên những lo toan ấy để biến giấc mơ thành hiện thực. Ông đã viết những lời văn hay nhất, đẹp nhất về cuộc đời những kiếp lầm than và chắc chắn Nam Cao không phải đỏ mặt khi thấy tên mình sau những tác phẩm như Chí Phèo, Đời thừa… Bởi chính đó là giấc mơ văn chương nẩy nở. Có thể tự tin mà nói rằng với Đời thừa, Nam Cao đã bộc lộ được tư tưởng nhân đạo mới mẻ, độc đáo của mình khi viết những dòng bi kịch về Hộ. Kinh nghiệm và vốn sống đã cho ông viết những điều có sức rung động, lay chuyển lòng người đến thế! Đó chính là nhờ tư tưởng nhân đạo mới mẻ, độc đáo của nhà văn Nam Cao. Nhân đạo ở sự ca ngợi khát vọng đẹp đẽ của Hộ, nhân đạo ở sự cảm thông sâu sắc với ngừoi tri thức… Và viết lên được những dòng như thé cũng là nhờ cái nhân đạo “mới mẻ” độc đáo của Nam Cao. Qua bi kịch tinh thần đầu tiên này của Hộ, Nam Cao đã bộc lộ được sự cảm thông, trân trọng bao kiếp người lao khổ trong cuộc đời này. Và phải chăng tư tưởng ấy đã kế thừa được của cha ông lòng nhân đạo truyền thống. Nhà văn không “phản ánh để phản ánh” mà sau những câu chữ tưởng như lãnh đạm, thờ ơ chính là một trái tim nhiệt thành, sôi nổi - một trái tim của tình nghĩa.

Bi kịch đầu tiên của cuộc đời nhà văn Hộ và đó cũng là nguyên nhân cho bi kịch thứ hai – bi kịch của một con người. Giấc mộng văn chương sụp đổ qua những bài viết ẩu. Thế nhưng Hộ vẫn còn chút an ủi. Đó chính là cuộc sống, sự tồn tại của vợ con anh. Anh chưa thực hiện đuợc khát vọng của mình – anh chưa viết được cuốn tiểu thuyết của đời anh, nhưng anh nuôi đủ vợ con. Anh đã kéo dài đươc sự tồn tại của gia đình mình. Và đó có thể goi là việc làm hữu ích. Đó cũng là cái an ủi cho cái “đời thừa” của một nhà văn. Thế cũng đáng an ủi lắm chứ !

Vì anh là người đặt “tình thương” lên hàng đầu, lẽ sống của anh là tình thương. Tình thương là trên hết. Chính trong lời khẳng định về tác phẩm trong tương lai của mình, anh đã nói: tác phẩm có giá trị là tác phẩm “ca tụng lòng tương, tình bác ái, sự công bình”. Trong văn chương, anh muốn ca ngợi tình thương và trong cuộc đời thực, tình thương là tất cả. Chính vì lẽ sống tình thương của mình, anh đã đón Từ, giúp Từ thoát khỏi những tủi nhục khi một mình trơ trọi với đứa con không cha. Những giọt nước mắt của Từ và của bà mẹ già của Từ đã khiến anh xúc động. Họ muốn khóc cho đến khi “bao nhiêu xương thịt cứ tan ra thành nước mắt” nhưng gặp anh, tình thương của anh đã toả rạng đến giúp họ thoát khỏi những đớn đau. Một người dám bỏ cái đời bay nhảy của tuổi xanh để nuôi nấng vợ con chẳng là người dũng cảm lắm sao ! Chính tình thương - lẽ sống tình thương đã khiến anh làm việc ấy. Anh cao đẹp quá ! Đời anh không phải là “đời thừa” với gia đình nho nhỏ của anh. Anh đau khổ vì tên anh cứ “lu mờ dần sau những tên khác mới xuất hiện rực rỡ” nhưng với Từ và đàn con – anh là biểu tượng sáng chói của tình thương. Tình thương ấy là rất đáng trân trọng. Trong một xã hội rác rưởi “chó đểu” như thế, thành động của anh chẳng là một hành động tốt đẹp hiếm hoi hay sao ? Thế nhưng, anh cũng chẳng giữ đựơc trọn vẹn cái lẽ sống cao quý ấy của mình nữa. Quả là một sai lầm khi anh kết luận: nguyên nhân trực tiếp cho sự sụp đổ các giấc mộng văn chương chính là vợ anh và đàn con nheo nhóc kia. Anh cạn nghĩ quá ! Đó không phải hoàn toàn là lỗi của vợ con anh. Thất vọng trong văn chương, buồn chán trong không khí gia đình đã khiến nah tìm niềm vui trong men rượu. Anh muốn quên, quên đi tất cả.

Anh không say trong men tình ái, trong khúc nhạc đong đưa… mà sau khủng khiếp trong men rượu. Chính anh cũng không hiểu tại sao anh về được đến nhà. Anh chỉ biết anh đã tỉnh dậy trên giường nhà mình khi tay chân rã rời. Men rượu “chết tiệt” ấy chính là cái trực tiếp làm cho bi kịch trong anh xuất hiện. Rượt đã khiến anh trở thành kẻ vô học, rượu đánh đồng loạt những người xấu, người tốt, kẻ giàu, người nghèo trong những cơn say. Khi say, ai cũng như ai hết ! Men rượu của anh không giúp anh có được cái tình của Chí Phèo giúp hắn hướng về cái “thiên lương”. Men rượu đã khiến anh trở thành một kẻ tiểu nhân vô học. Anh đã vi phạm lẽ sống tình thương của mình. Anh đã đánh vợ chon anh như một kẻ vũ phu. Vâng, chính lúc đó anh là kẻ vũ phu. Anh đã đánh đập vợ, người vợ hiền lành tận tuỵ của mình không biết bao nhiêu lần nữa mà kể. Anh chỉ mặt Từ mà quát mắng:

- “Cả ********** nữa cũng đáng vật chết”. Anh đã làm tất cả, tất cả trong say. Sao mà tai hại quá ! Anh đã vi phạm lẽ sống của mình, vi phạm cái tốt đẹp – cái phần “người” vô cùng cao đẹp tưởng còn được an ủi bởi anh đã giữ trong lẽ sống tình thương của mình. Ai ngờ, cuộc sống vẫn không cho phép anh thực hiện điều đó. Thế mà nay, chính cái lẽ sống ấy anh cũng chà đạp nốt. Anh - cuộc sống đời anh quả là “đời thừa”. Bi kịch đầu tiên là bi kịch của những giấc mộng văn chương nên cái “thừa” còn không quá nhiều đau đớn như bi kịch này, bi kịch mà kết cục là cái “thừa” ấy của anh đã được được thể hiện đầy đủ. Anh đã động đến phần cao quý nhất. Đó là bi kịch tinh thần của một con người mà đau đớn hơn, đó lại là con người ý thức được phẩm giá nhân cách của mình nhiều nhất. Ở bi kịch trước, cái mặc cảm tội lỗi trong anh rất lớn vì anh là một nhà văn. Nếu Chí Phèo chỉ gieo rắc tội lỗi của hắn cho dân làng Vũ Đại, anh giáo Thứ chỉ truyền thụ sự chán nản lên đầu học sinh thì anh – anh gieo những “tình cảm rất nhẹ, rất nông” những tình cảm qua ư tầm thường ấy vào bao nhiêu độc giả. Sự nhiễm hại ấy lớn hơn. Dù thế bi kịch thứ hai này – bi kịch của một người mặc cảm tội lỗi còn lớn hơn nhiều.Với tư cách của một nhà văn anh đã gây ảnh hưởng đến người đọc từ những bài văn viết lấy lợi nhuận. Với tư cách của một con người, anh đã gây ra những điều ghê gớm hơn. Xã hội này đã quá nhiều, quá thừa những cái xấu. Anh cố giữ tốt đẹp trong mình thế mà anh cũng phá hỏng nốt. Mặc cảm này quá lớn và không hề có gì để an ủi được. Lẽ sống tình thương là cái được anh đề cao nhất mà anh còn vi phạm thì chẳng còn gì nữa cả. Bi kịch này của anh, lớn hơn gấp bội bi kịch kia bởi lẽ sống tình thương, chỗ dựa của bao giá trị nhân phẩm khác sụp đổ.
 
B

bomikut3

Bi kịch này khủng khiếp và hoàn toàn không có lối thoát và dường như nó bao trùm thành bi kịch của cả đời anh - một “đời thừa”. Anh đổ lỗi tất cả cho gia đình, nhưng tất cả là tại anh. Tuy vậy cũng cần nói thêm rằng, bi kịch ấy có nguyên nhân sâu xa chính từ xã hội đương thời. Chính xã hội ấy đã đẩy anh phải lo “cơm áo gạo tiền”. Nỗi lo sinh kế đã khiến anh phải từ bỏ giấc mộng văn chương. Và chính những thất vọng ấy đã khiến anh chà đạp lên lẽ sống tình thương của mình. Nguyên nhân ấy có lẽ anh không hiểu được – nguyên nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến – nguyên nhân mà ngày ấy người ta đã nhận ra. Anh chưa tìm được lối thoát cho sự bế tắc. Đó là cái bế tắc của thời đại mà anh đang sống.

Nhưng đó phải chăng là nét hạn chế trong tư tưởng nhân đạo của Nam Cao ? Ông đã biết đề cao những khát vọng đẹp của người trí thức, đã biết thông cảm với những nổi khổ của họ nhưng chưa đề ra được lối thoát cho họ. Nhưng những “tư tưởng nhân đạo mới mẻ, độc đáo” ấy đã là đáng quý, đáng trân trọng biết bao ! Độc đáo, mới mẻ chính là ở lòng thương người – tình người nồng đượm bao la đằng sau lối viết văn tưởng như dửng dưng lãnh đạm.

Ngày nay cuộc đời đã được đổi thay. Lớp văn sĩ đã thoát khỏi dù là một phần những nỗi lo “cơm áo” không còn những bi kịch tinh thần như Hộ nữa. Nhà văn ngày nay được ưu đãi hơn. Chúng ta không thể quên thời kỳ mà người trí thức văn nghệ sĩ mang những bi kịch tinh thần.

Tư tưởng nhân đạo mới mẻ, độc đáo của Nam Cao đã khiến cho nhân vật dù qua bao thăng trầm vẫn đứng vững với tư cách một con người chân chính.
NHẬN XÉT VỀ SỰ ĐỘC ĐÁO CỦA THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT NAM CAO
PTS. Trần Đăng Xuyền.


Thời gian và không gian trong sáng tác của Nam Cao cũng như mọi hiện tượng của thế giới khách quan, khi đi vào nghệ thuật được soi rọi bằng tư tưởng tình cảm, được nhào nặng và tái tạo trở thành một hiện tượng nghệ thuật độc đáo thấm đẫm cá tính sáng tạo của nhà văn. Cảm quan về thời gian và không gian gắn liền với cảm quan về con người và cuộc đời, gắn bó với mơ ước và lí tưởng của nhà văn.

Cho tới nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc về Nam cao. Tuy nhiên, phương diện thời gian và không gian nghệ thuật chưa được chú ý và xem xét riêng.

Những nhân vật của Nam Cao sống, như thường lệ, trong thời gian hiện thực. Một trong những nét đặc sắc của thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao là đã tạo ra một kiểu thời gian hiện thực hằng ngày, trong đó các nhân vật của ông dường như bị giam hãm, tù túng, luẩn quẩn trong vòng những lo âu thường nhật (nhà cửa, miếng cơm, manh áo, thuốc men…). Các nhân vật đau buồn của Nam Cao bị hành hạ, bị giày vò, bị ám ảnh bởi cái đói, “lúc nào cũng lo chết đói, lúc nào cũng lo làm thế nào cho không chết đói”. Cả thế giới nhân vật “bị áo cơm ghì sát đất” của ông như xuội đi trong cái vòng luẩn quẩn của thời gian hàng ngày mòn mỏi.

Thời gian, trong nhiều tác phẩm của Nam Cao như là đông đặc lại. Nó tù đọng, đóng kín, xoay theo cái quỹ đạo tưởng chừng như không thay đổi. Thế giới bên ngoài dường như không bị thống trị bởi nó. Có thể nói, cùng với việc phác hoạ những chi tiết chân thực, khắc hoạ những tính cách điển hình, mô tả những quan hệ nhân sinh, Nam Cao đã sáng tạo ra trong những tác phẩm của ông một kiểu thời gian hiện thực hàng ngày luẩn quẩn với những lo âu về sinh kế, mòn mỏi về tinh thần, góp phần tạo nên hình ảnh một cuộc sống mòn bế tắc, ngột ngạt khá điển hình.

Trong nhiều tác phẩm của mình, Nam Cao đã sử dụng phạm trù hồi tưởng như là một yếu tố của thời gian nghệ thuật. Như mọi người đều biết, hồi tưởng thường xuất hiện trong quá trình sáng tạo tác phẩm theo quy luật tương phản hoặc theo nguyên tắc liên tưởng. Trong thế giới nghệ thuật của Nam Cao, hồi tưởng hiện ra từ từ, không cố ý, ngỡ như vô tình, thậm chí ngay cả khi nhà văn chủ tâm đi vào thế giới hồi tưởng của nhân vật. Nó không tồn tại một cách độc lập mà trong mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với hệ thống thời gian nghệ thuật. Hồi tưởng không đơn giản đẩy lùi ra những phạm vi thời gian của sự trần thuật, trái lại, nó tạo ra khả năng đối chiếu giữa quá khứ và hiện tại và có thể nhìn thấy những viễn cảnh và những chu tuyến của tương lai.

Trong sáng tác của Nam Cao, những kỉ niệm cũ hiện lên thông qua sự hồi tưởng của nhân vật có thể trong sáng ấm áp, nhưng bao giờ cũng gợi lên một nỗi buồn. Đó là “một buổi chiều có sương bay” ngày dì Hảo đi lấy chồng (Dì Hảo). Đó là nỗi nhớ bà cô phúc hậu, mù loà, bị lãng quên, bỗng trào lên trong tâm trí đứa cháu giữa một đêm vui – đêm tân hôn - với một niềm day dứt, ân hận (Chuyện buồn giữa đêm vui).
(theo diendanlequydon)
 
B

bomikut3

Điền trong Trăng Sáng, Hộ trong Đời thừa, Thứ trong Sống mòn cũng thường quay về với quá khứ, với những hồi ức của mình. Đối với họ, những cảnh vật ngày hôm nay như khêu gợi những kỉ niệm của ngày qua. Và những kỉ niệm cũ hiện về chỉ làm tăng thêm nỗi buồn chán khổ đau trước mắt. Thời gian như là người bạn đường của sự khổ đau. Có thể nói, trong nhiều sáng tác của Nam Cao, nhân vật vô hình chủ yếu chính là thời gian đã mất. Hầu như trong mỗi tác phẩm của ông đều tồn tại “nhân vật” vô hình này, hoặc là hàm ý sự có mặt của nó. Với tư cách là nhà văn hiện thực, Nam Cao ý thức sâu sắc được tính không đảo ngược của thời gian. Nhiều nhân vật thuộc những tầng lớp xã hội khác nhau của ông đều nhìn thấy thời gian trôi đi một cách tàn nhẫn. Họ suy ngẫm về thời gian với sự xúc động, với niềm nuối tiếc, với tình cảm cay đắng của sự mấtmát không gì bù đắp nổi. Đối với Điền (Trăng Sáng), Hộ (Đời Thừa), Thứ (Sống mòn) thời gian như là chiếc bào bào mòn những mơ ước. Đối với Chí Phèo (Chí Phèo) thời gian không chỉ tàn phá nhân hình mà còn huỷ hoại cả nhân tính, cả tâm hồn con người. “Bây giờ thì hắn đã thành người không tuổi rồi. Ba mưoi tám hay ba mươi chín ? Bốn mươi hay là ngoài bốn mươi ? Cái mặt hắn không trẻ cũng không già ; nó không còn phải là mặt người : nó là mặt một con vật lạ. Nhìn mặt những con vật có bao giờ biết tuổi ?” Những cơn say vô tận, những việc “ức hiếp, phá phách, đâm chém, mưu hại, người ta giao cho hắn làm là chính cuộc đời hắn ; cuộc đời mà hắn cũng chả biết đã dài bao nhiêu năm rồi.” Hắn đã mất ý thức về thời gian. Nhưng sau lần gặp thị Nở, tình cảm tự nhiên và sự săn sóc tận tình của người đàn bà tội nghiệp này đã góp phần đánh thức ý thức về nhân phẩm và cùng với nó là ý thức về thời gian của Chí Phèo : “Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời ! Có lí nào như thế được ? Hắn đã già rồi hay sao ?”

Trong một vài tác phẩm, Nam Cao đã miêu tả viễn cảnh của tương lai. Hiện tại tối tăm, ảm đạo, còn tương lai cũng nhuốm màu xám xịt. Tương lai của dì Hảo (Dì Hảo) là sự cô đơn nghèo đói và bệnh tật. Tương lai của Chí Phèo còn khủng khiếp hơn hiện tại : “Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. Đối với nhân vật người kể chuyện trong Mua nhà, tương lai bị giày vò bởi một nỗi niềm ân hận. Hiện tại đối với Thứ thật là mòn mỏi, nhưng tương lai còn thê thảm hơn nhiều. “Nhưng nay mai mới thật buồn. Y sẽ chẳng có việc gì làm, y sẽ ăn bám vợ! Đời y sẽ mốc lên, sẽ rỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra, ở một xó nhà quê. Người ta khinh y, vợ y sẽ khinh y, chính y sẽ khinh y. Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống.” (Sống mòn)

Song tương lai trong sáng tác của Nam Cao không hoàn toàn tuyệt vọng. Trong cái thế giới nghệ thuật nhuốm màu ảm đạm của ông đôi khi cũng bất chợt loé lên những tia hi vọng. Kết thúc truyện Điếu văn, Nam Cao viết : “Sự đời không thể cứ mù mịt mãi thế này đâu. Tương lai phải sáng sủa hơn. Một rạng đông đã báo rồi. Một mặt trời mới sẽ mọc lên bên trên nấm mồ anh và bên trên đầu hai đứa con côi anh để lại. Một bàn tay bè bạn sẽ nắm lấy bàn tay chúng và dắt chúng cùng đi tới một cuộc đời đẹp hơn.” Ở đoạn kết của Sống mòn, Thứ cũng hi vọng vào một sự đổi thay : “Lòng Thứ đột nhiên lại hé ra một tia sáng mong manh : Thứ lại thấy hi vọng một cách vu vơ. Sau cuộc chiến này, có lẽ cuộc sống sẽ dễ dàng hơn, công bằng hơn, đẹp đẽ hơn.” Thời kỳ này, Nam Cao cùng với những nhà văn trong nhóm Văn hoá cứu quốc hay nói tới tương lai với những tâm trạng náo nức và hi vọng, trong khi văn chương lãng mạn lúc bấy giờ thì âm hưởng chủ đạo là bi quan, tuyệt vọng với những “chiều mồ côi”, “chiều tận thế”. Những yếu tố lạc quan chủ nghĩa của dòng văn học hiện thực phê phán như thổi một luồng sinh khí mới vào nền văn học dân tộc. Đó là những yếu tố lạc quan cách mạng, “một đặc điểm có tính lịch sử độc đáo” của xu hướng văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Song những tia sáng lạc quan cách mạng ấy, nhìn chung, còn rất mong manh, chưa có cơ sở chắc chắn trong thế giới quan của nhà văn, thường được “lắp ghép” một cách ngẫu nhiên vào tác phẩm, và vì thế không đủ sức xua tan không khí bi quan, ảm đạm bao trùm toàn bộ tác phẩm.

Cũng như thời gian trong thế giới quan, thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao là một tập hợp của nhiều thời gian riêng biệt. Bên cạnh dòng thời gian thường nhật, sáng tác của Nam Cao còn có thêm một dòng thời gian tâm trạng. Đối với cô bé Ninh (Từ ngày mẹ chết), thời gian ngót ba năm là quá nặng nề, là dài dằng dặc vì nó mang theo một nỗi mất mát không gì bù đắp nổi : “Bu chết đã ba năm. Thầy bảo thế. Thì ra ba năm cũng dài lắm nhỉ. Ninh cứ tưởng bu chết đã lâu lắm rồi”. Có khi thời gian mang đậm màu sắc ấn tượng : “Người u em đang ngồi vá áo dưới đất, ngay chỗ cửa ra, ngẩng mặt lên một thoáng rồi lại cúi mặt xuống im lặng vá. Thứ có cảm tưởng như thị vá, chỉ vì đêm dài quá, không sao ngủ hết, cũng như bà ngoại y thường bắt rận vào những đêm trời rét, vì không ngủ được !” (Sống mòn). Nói chung, dòng thời gian tâm trạng trong sáng tác Nam Cao thường nặng nề, chậm chạp, gây cảm giác lâu hơn, dài hơn so với thời gian khách quan vì gắn liền với tâm trạng đau buồn và bi kịch của nhân vật.

Các thời gian riêng biệt nói trên liên hệ với nhau, tạo nên nhịp điệu chung của sự vận động trong tác phẩm Nam Cao - một nhịp điệu chậm chạp, nặng nề, nhàm chán, mòn mỏi. Trong cái nhịp điệu chung ấy, đời sống các nhân vật của ông như bị tù đọng, ứ lại. Từ cảnh sống nặng nề, u uất của những Thứ, những Hộ, những Điền, những Hài… đến cảnh sống đoạ đày khốn khổ cùa dì Hảo, lão Hạc… đến cảnh sống đơn điệu, tẻ ngắt, nhàm chán của gia đình ông Học, tất cả hiện lên giống như những đường, những nét tạo thành một bức tranh tổng hợp về một lối sống mòn vừa đáng thương mà lại vừa đáng giận.

Trong hiều tác phẩm của Nam Cao, quá khứ hội tụ trong hiện tại, và hiện tại như gợi lại những hình ảnh của quá khứ. Ở đây, hiện tại và quá khứ soi sáng cho nhau, tạo nên sự cộng hưởng về cảm xúc và ấn tượng cho người đọc. Những tiếng dùi đục kêu chan chát, ghê rợn của bọn thợ dở nhà gợi lại trong tâm trí trẻ thơ của bé Ninh nỗi đau thương cũ : “Ninh đã được nghe những tiếng dùi đục ấy một lần rồi, vào cái ngày mẹ chết. Người ta đóng chiếc săng của mẹ.” (Từ ngày mẹ chết). Sự đối chiếu so sánh những cảm giác của cô gái trong quá khứ và hiện tại làm tăng thêm tính chất bi thảm của sự việc đang diễn ra. Ở đoạn kết của tác phẩm Chí Phèo, khi nghe tin Chí Phèo chết, thị Nở nhìn nhanh xuống bụng, trong óc thị thoáng hiện ra cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại. Ở đây, quá khứ, hiện tại và tương lai như hoà nhập làm một.
 
B

bomikut3

Đôi khi Nam Cao dường như kéo căng hoặc rút ngằn thời gian hành động được miêu tả. Bữa cỗ thịt chó của người cha (có khác chi loài cầm thú) trong truyện ngắn Trẻ con không được ăn thịt chó càng dềnh dàng bao nhiêu thì sự chờ đợi, cơn đói cồn cào của lũ trẻ tội nghiệp càng bị kéo căng ra bấy nhiêu. Thời gian ở đây bị kéo dài ra một cách quá quắt, nhấn mạnh thêm cái dư vị đắng cay của tình huống. Thời gian trong Một bữa no như cũng bị chùng xuống, trong tình huống bữa ăn chực của bà lão khiến người đọc thêm thấm thía cái cảnh ngộ trớ trêu và nỗi tủi nhục của bà già khốn khổ.

Quá trình học quét nhà của bé Hồng trong Bài học quét nhà được mô tả tỉ mỉ chậm rãi giống như những thước phim quay chậm, trong đó mỗi thước phim đều in đậm những tình cảm nhân văn.

Nhiều sự kiện trong sáng tác của Nam Cao thường xảy ra trong thời gian ốm đau của trẻ em, trong những buổi chiều mùa đông lạnh lẽo, trong mưa bão hoặc những sự kiện xảy ra lúc ban đêm. Ông thường quay về với quá khứ, lươt qua những năm tháng trong cuộc đời nhân vật của mình và chỉ dừng lại ở những thời điểm, những giai đoạn có ý nghĩa nhất. Nam Cao chú ý đặc biệt tới thời gian hiện tại, một cái thời gin hiện tại không bị chìm đi trong quá khứ, cũng không bị mờ đi vì ảo ảnh của tương lai mà hiện ra rõ ràng hơn, cụ thể hơn, sinh động hơn, sâu sắc hơn, vì mang theo cả cái chiều dài và bề sâu thăm thẳm của quá khứ, hiện tại và tương lai cộng lại. Biết dừng ở thời điểm hiện tại của các sự kiện, khám phá tính chất phong phú, đa dạng của nó, điều đó gắn liền với sở trường của bút pháp Nam Cao – khám phá thế giới bên trong, thế giới tâm hồnnhân vật và lối kể chuyện theo quan điểm của nhân vật.

Nam Cao khai thác không gian nghệ thuật – cái có liên quan tới quan niệm và cảm quan của ông về thời gian, trong quá trình khám phá những tính cách, những tình huống trong đường đời của nhân vật. Trong không gian nào những hằng số thời gian này tồn tại, những lãnh địa nào phù hợp với chúng ? Thiếu câu trả lời về vấn đề này, khó có thể hiểu sâu sắc những đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực và quan niệm về cuộc đời và con người của Nam Cao.

Không gian trong sáng tác của Nam Cao trước hết là vùng nông thôn, những căn nhà nơi thôn dã, những con đường làng… Trong những mối liên hệ của thời gian và không gian, làng quê, ngôi nhà, con đường hoá ra là cơ bản và quan trọng nhất : tất cả những mối liên hệ còn lại hoặc bị chúng cuốn hút, hoặc là trở thành thứ yếu trong thế giới nghệ thuật của nhà văn.

Thành phố không phải một lần được nhắc đến, nhưng nó chỉ thoáng hiện ra như là một cai gì xa lạ, bí ẩn. Người ta hướng tới nó niềm hi vọng tìm thấy một lối thoát cho cuộc sống cùng quẫn, buồn chán và tẻ nhạt ở nhà quê. Trong sáng tác của Nam Cao, Hà Nội, Sài Gòn là nơi mà các nhân vật của ông gửi biết bao hi vọng háo hức, nhưng rồi bị chết dần, chết mòn những mơ ước ở đó, cuối cùng, như một quy luật họ buộc phải quay về quê hương đem theo cả sự nghèo đói, cả suy sụp về tinh thần lẫn thể xác.

Thường xuyên hơn cả, ta bắt gặp trong sáng tác của Nam Cao cái làng Vũ Đại (chính là cái làng Đại Hoàng quê hương ông), ngoại ô làng Thuỵ (Sống mon, nơi có cái trường tư Thứ dạy thuê để kiếm sống cùng với xóm Bài Thơ (Truyện người hàng xóm) với “những mái lá xác xơ trông tiều tuỵ như những cái nón rách trên gáy những người ăn mày ngồi xúm xít với nhau, ngủ gục cho đỡ lạnh” hiện ra như là những bức phối cảnh của làng Vũ Đại.

Khác với cái làng Đông Xá huyên náo, dồn dập tiếng trống thúc sưu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, nông thôn trong tác phẩm của Nam Cao có cái vẻ vắng lặng, hoang vu của một vùng quê xác xơ vì nghèo đói. “Một cái làng quê u tịch đôi khi chết lặng vì cái nắng trưa gay gắt của mùa hè, xao xác vào những ngày cuối chu, tả tơi vào những mùa mưa bão, quạnh vắng vào những đêm trăng.” (1) Không gian ở đây “yên tĩnh quá” đến nỗi người ta có thể nghe thấy “tiếng thở ra u ám” của những “giậu tre rậm như rừng”, thậm chí có thể nghe thấy cả “tiếng kêu rầm rĩ của những thớ gỗ trong cái kèo cái cột, hình như chúng tê mỏi mà vươn mình hay sốt ruột mà rên lên” (Nửa đêm). Cái không gian vắng lặng ấy đôi khi cũng bị khuấy lên bởi những tiếng hờ, tiếng khóc, tiếng chửi trời chửi đất, sau đó, cả làng quê lại như chìm lặng đi trong đói khát, ốm đau và tủi nhục.

Không gian trong sáng tác của Nam Cao ít được sử dụng làm nền cho những xung độ xã hội mà chủ yếu là không gian riêng tư, cá nhân, không gian sinh tồn của một làng quê cổ hủ. Trong cái không gian tù hãm như bị vây bọc bởi những luỹ tre xanh, biết bao nhân vật của Nam Cao bị cầm tù, bị đày ải, nếu không cam phận sống thệit thòi, tủi nhục như một kẻ tôi đòi (Ở hiền) thì cũng sống âm thầm nhẫn nai trong đắng cay, chua xót (dì Hảo), nếu không bị chết vì đói, vì bệnh tật (Ngèo, Điều văn) thì cũng chết khốn khết khổ vì bả chó (Lão Hạc) hay bội thực vì “Một bữa no” quá hiếm hoi (Một bữa no…)

Không gian nhà ở, căn buồng là không gian trugn tâm trong sáng tác của Nam Cao. Không gian nghệ thuật của ông được mở ra trước hết và chủ yếu ở cái không gian đời tư, gia đình này, có thể nói, không gian nhà ở, căn buồng như một áp lực thu hút các nhân vật của ông.

Chính không gian nhà ở, căn buồng (tương ứng với nó là thời gian cá nhân hàng ngày) đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho Nam Cao khai thác triệt để cái hàng ngày của đời sống. Đời sống thật của các nhân vật hiện lên cụ thể, chân thật, sinh động trong cái không gian riêng tư, gia đình của chính mình. Trong rất nhiều tác phẩm của am Cao, những biến cố, sự kiện, những hành động, suy nghĩ v.v… của nhân vật chủ yếu diễn ra trong không gian đó (Trăng sáng, Nghèo, Từ ngày mẹ chết, Bài học quét nhà, Con mèo v.v… )

Trong không gian nhà ở, căn buồng, các nhân vật của Nam Cao đã phải đối diện với các chất văn xuôi tầm thường phàm tục của đời sống. Những tiếng “diếc lác dằn vặt, hắt hủi và khóc lóc” hằng ngày đã làm xói mòn dần những rung động, những mơ ứơc của những Điền, những Hộ, những Hài, những Thứ. Những xích mích vặt vãnh, những ghen tuông giận hờn, đố kị nhỏ nhen của Thứ, San, Đích, Oanh cũng phơi bày bằng hết trong cái không gian chật hẹp ở cái trường tư ngoại ô Hà Nội, trong căn gác xép hoặc trong cái buồng thuê của ông Học. Có thể nói, dựng lên không gian nhà ở, căn buồng, nơi diễn ra những đói khát, ốm đau, bệnh tật cùng với biết bao những cái hàng ngày vặt vãnh, tầm thường, vô vị, Nam Cao đã phản ánh chân thật cuộc sống tù đọng, ngột ngạt đến mức không chịu nổi của xã hội Việt Nam đêm trước Cách mạng Tháng Tám.

Những nhân vật của Nam Cao dường như muốn thoát ra khỏi không gian ngột ngạt, tù túng nhưng đành bất lực. Không gian cư trú như một sợi dây vô hình trói buộc con người. Hộ trong Đời thừa nhiều khi “không còn chịu nổi cái không khí bực tức ở trong nhà, hắn đang ngồi bỗng đứng phắt lên, mắt chan chứa nước mắt, mặt hầm hầm, vùng vằng đi ra phố, vừa đi vừa nuốt nghẹn.” Điền trong Trăng sáng biết bao lần muốn thoát khỏi cảnh sống nheo nhóc nhưng rốt cuộc không tài nào thoát được. Trong Sống mòn, Thứ hiểu khá rõ tình trạng “Sống mòn” của mình, nhưng cam chịu vì sợ hãi trước sự đổi thay. Ngồi trên con tàu từ Hà Nội về quê, Thứ miên man nghĩ : “Trên những bãi sông kia, trong những làng mạc, những khóm xanh xanh kia, có bao nhiêu người sốn gnhư y, nhưng không bao giờ dám cưỡng lại đời mình.” Nam Cao cắt nghĩa chính “thói quen, lòng sợ hãi sự đổi thay, sợ hãi những cái gì chưa tới đã ngăn cản người ta đến một cuộc sống rộng rãi hơn, đẹp đẽ hơn”.

Không gian nhà ở, căn buồng trong sáng tác của Nam Cao cũng chính là không gian suy tưởng. Nhân vật Thứ trong Sống mòn cho rằng : “Sống tức là cảm giác và suy tưởng, sống cũng là hành động nữa, nhưng hành động chỉ là phần phụ, có cảm giác, có tư tưởng mới sinh ra hành động…” Một quan niệm về con người như thế đã chi phối quá trình sáng tạo của Nam Cao. Trong sáng tác của ông, những sự kiện, những cử chỉ hành động của nhân vật bị đẩy xuống hàng thứ yếu, chỉ là cái cớ để nhà văn phân tích diễn biến tâm lí và quá trình tư tưởng của nhân vật (Mua nhà, Trăng sáng, Bài học quét nhà, Sống mòn…)

Không gian cá nhân bị dồn nén tới mức ngột ngạt thường xuất hiện cùng với sự cô đơn của nhân vật đã tạo điều kiện thuận lợi cho nó bộc lộ cái “bản tính cốt yếu nhất” của mình như một con người giàu suy tưởng. Dứơi những mái nhà tranh, nhân vật của Nam Cao thường miên man trong những lo toan, suy nghĩ, độc thoại nội tâm triền miên, âm thầm, chua chát. Nhiều nhân vật cứ nằm ngay trên giường mà suy nghĩ. Bà cái đĩ (Một bữa no) “nằm ẹp thành nước mắt”. Phúc trong Điều văn năm trên giường “như một cái xác trong mả lạnh, chua chát nghĩ rằng : Mình không ăn nhập gì với cảnh đùa vui của người.” Nhân vật Điều trong Nước mắt chỉ khi về tới nhà “quăng mũ, quăng áo, quăng cái thân xác mệt mỏi xuống giường” mới suy nghĩ một cách sâu sắc, thấm thía về cái khổ, nỗi uất ức của mình sau một ngày nhịn đói, về cái lí do làm cho người vợ hay mắng chửi con, hay đay nghiến, gắt gỏng với chồng và làm việc ông kí nhà ga gây sự với y buổi sáng. Ở ngoại ô làng Thuỵ, trong căn buồng thuê của ông Học, Thứ thường nằm dài trên giường suy nghĩ rất lung về cái kiếp sống mòn của mình… Có thể nói, không gian nhà ở, căn buồng là không gian chủ yếu để các nhân vật của Nam Cao suy tưởng qua các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, thậm chí cả dòng ý thức.

V.E.Khalizev cho rằng : “Những khái niệm về không gian trong tác phẩm văn học thường có ý nghĩa khái quát” (2) Trong nhiều tác phẩm của Nam Cao, không gian là hình ảnh của một cuộc sống khốn cùng, quẩn quanh, tù túng, ngột ngạt. Trong tiểu thuyết Sống mòn, không gian là hình ảnh của sự sống mòn. Thứ từ làng quê vào Sài Gòn, mơ ước đi Pari nhưng vì ốm phải về quê, rồi đi Hà Nội dạy học, nằm bẹp ở gác xép của ngôi trường tư, sau đó chuyển sang buồng thuê của ông Học, rốt cuộc lại phải trở về quê cũ, nơi xuất phát, nơi mà y cầm chắc đời y sẽ “mốc lên, sẽ rỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra”, khép kín cái vòng đời mòn mỏi, luẩn quẩn, bế tắc của mình. Nam Cao như muốn đạt ra câu hỏi day dứt muôn thuở : Liệu con người có khả năng thoát ra khỏi tình trạng sống mòn không ?

Là một nghệ sĩ bậc thầy, Nam Cao đã sử dụng linh hoạt các yếu tổ của thời gian và không gian trong quá trình sáng tạo tác phẩm của mình. Từ không gian trung tâm là nhà ở, căn buồng, không gian nghệ thuật của Nam Cao còn vươn tới cái không gian khác kể cả không gian tâm tưởng. Cùng với việc đổi thay không gian, thời gian nghệ thuật cũng được mở ra nhiều chiều nhờ những hồi tưởng, ước mơ và suy tưởng của nhân vật. Những nhân vật của Nam Cao từ thời hiện đại có thể quay về quá khứ hoặc hướng tới tương lai, thậm chí có khi xáo trộn cả không gian với thời gian. Điều đó làm cho tác phẩm của Nam Cao mới thoạt nhìn bề ngoài tưởng như rất phóng túng, tuỳ tiện, nhưng thực ra lại rất chặt chẽ bởi vì chúng được chỉ đạo nhất quán bởi lối kết cấu lắp ghép (montage) - một thủ pháp kết cấu thường gặp trong sáng tác của Nam cao – và về thực chất là bị chỉ đạo bởi lối kết cấu theo quy luật phát triển tâm lí - một thủ pháp kết cấu cơ bản nhất – chi phối hầu hết và thu hút vào trong nó các kiểu kết cấu khác, kể cả lối kết cấu lắp ghép.
 
B

bomikut3

VÀI NÉT VỀ ÐẶC ÐIỂM NGHỆ THUẬT

Nam Cao có một bản lĩnh nghệ thuật già dặn, một phong cách đa dạng, mới mẻ độc đáo.

1. Phản ánh những khía cạnh chân thực

Sức mạnh tài năng của Nam Cao thể hiện trước trước hết ở sự chân thực trong nội dung và trong hình thức nghệ thuật.

Một đặc điểm đặc sắc của Nam Cao là từ những sự việc rất mực tầm thường quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày đã đặt vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn.

Ðọc Nam Cao, ta vừa thấy hiện rõ trước mắt những chi tiết chân thực cụ thể vừa vương vấn những suy nghĩ triết lý mà tác giả gửi gắm đằng sau mỗi câu chuyện.

Viết về người nông dân, cốt truyện đơn giản mà ý nghĩa xã hội sâu sắc. Viết về người tri thức là viết theo dòng suy nghĩ của nhân vật.

Truyện của Nam Cao thường đậm đà ý vị triết lý, mang nặng suy nghĩ. Ðó là những suy nghĩ được vắt ra từ cuộc sống vất vả, lầm than, từ những giằng xé của một tâm hồn trung thực cố bám sát vào cuộc sống và vươn tới chân lý.

2. Chất trử tình

"Trong văn xuôi trước Cách mạng, chưa có ai có được ngòi bút sắc sảo, gân guốc, soi mói như của Nam Cao" (Lê Ðình Kị văn nghệ số 54, 8-5-1964)

Ngòi bút của Nam Cao thường lạnh lùng nhưng không hề giống cái lạnh lùng trước số phận quần chúng của các "tác giả tả chân tư sản". Ngôn ngữ của Nam Cao dùng cho "ông Chánh ", "bà phó " và dửng dưng khi nói đến con người nghèo khổ thường gọi là "hắn ", "y", "thị ", "mụ ". chính giọng bình thản lạnh lùng ấy là cảm xúc nén lại khiến cho sự phẩn uất xót thương càng tăng lên.

Ở nhiều truyện, Nam Cao thường mở đầu bằng tiếng cười hả hê, vô tâm trước một bộ mặt xấu xí, một tình huống khôi hài của nhân vật, nhưng khi gấp trang truyện lại, người đọc thấy sót xa rùng mình về số phận thê thảm của con người bị đè nén, bóc lột, bị sỉ nhục thậm tệ.

Tác phẩm của Nam Cao có một phong thái trữ tình thắm thiết. Truyện Nam Cao thường là truyện ít tình nhiều. Nhiều truyện có tính chất tự truyện kể về cuộc đời, tâm sự tác giả. Nhà văn thường xen lẫn tự sự và trữ tình, vừa kể chuyện vừa tham gia vào câu chuyện. Có khi Nam Cao bước hẳn vào tác phẩm trực tiếp đứng ra kể chuyện và phát biểu cảm nghĩ của mình.

Số phận bi thảm của dì Hảo

Câu chuyệnvề anh Cu Phúc là những lời "điếu văn" cảm động trước cái chết (Ðiếu văn).

Giữa một câu văn tự sự bỗng vút lên tiếng kêu thương cảm thán: "Lão hạc ơi ! Lão hãy yên lòng nhắm mắt ", "Dì Hảo ơi ! tôi hãy còn nhớ cái ngày dì bỏ đi lấy chồng. Ðó là một buổi chiều cỏ sương bay". Một đám cưới "lủi thủi đi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chổ ngủ " (Một đám cưới)

3. Miêu tả tâm lí nhân vật

Viết về người nghèo, Nam Cao chú ý đến những đau khổ về tinh thần của họ. Viết về người trí thức tiểu tư sản, Nam Cao phát hiện ra bi kịch tâm hồn.

Thế giới nhân vật của Nam Cao đông đảo mỗi nhân vật có một diện mạo tâm lý riêng. Tính cách, tâm lý nhân vật được khắc họa rõ nét chủ yếu bằng sự soi sáng bên trong hơn là bằng miêu tả ngoại hình và hành động bên ngoài.

Nhân vật Bá Kiến có giọng quát "rất sang " và tiếng cười "Tào Tháo" bá Kiến là một con hổ biết cười.

Nhân vật trí thức tiểu tư sản Nam Cao chú ý cái thư thế còm ròm, xo ro, thể hiện một cuộc sống mờ nhạt thiểu não nhỏ nhen. Có những nhân vật không miêu tả ngoại hình mà vẫn sống vì được soi sáng từ bên trong.

Ngòi bút Nam Cao sinh động khi miêu tả diển biến tâm lý nhân vật, Bá Kiến, Chí Phèo.

- Truyện Nam Cao kết cấu không theo trình tự thời gian: phần kết thúc đưa lên trước, thường là bắt đầu từ giữa câu chuyện rồi mới ngược trở về trước và tiếp tục về sau (Chí Phèo, Một đám cưới, Ðời thức, Sống mòn)

- Nam Cao ít tả cảnh, mà có tả cảnh cũng để soi sáng nội tâm nhân vật. Cũng có trăng, trăng của anh văn sĩ lãng mạn là "liềm vàng", "đĩa bạc là cái vú mộng tràn đầy mà thi sĩ của muôn đời mơn man" (Trăng sáng). Còn trăng trong "Chí Phèo" thì "nhễ nhại", "rời rợi như là ướt nước ...giẫy lên đành đạch như là hứng tình"

- Ngôn ngữ trong truyện của Nam Cao là lời ăn tiếng nói quần chúng, giản dị mà phong phú chắc chắn mà uyển chuyển, có khi xù xì dài dòng nhưng trong sáng đậm đà thường xen lẫn thành ngữ, tục ngữ.

theo diendanlequydon
 
M

matlanh69

be continued?

Tôi chắc, khi ôn lại trong tâm trí mình câu nói ấy, Nam Cao đến lộn ruột lên được. Nhưng giọng kể chuyện cứ thản nhiên như không. Ấy, bản lĩnh của ngòi bút Nam Cao là thế: anh nén chặt tình cảm của mình lại để người đọc tự tìm ra ý nghĩa mà càng thêm phẫn nộ - phẫn nộ mà cứ phải bật cười - trước một thái độ hết sức ích kỷ mà cứ nhơn nhơn và ngọt xớt như không.



Nhà văn Tô Hoài còn gọi Đôi mắt là một thứ tuyên ngôn nghệ thuật chung của lớp nghệ sĩ các anh hồi ấy.



Cứ như cái tên của nó thì tác phẩm muốn nói vấn đề cách nhìn, vấn đề quan điểm. Điều ấy đã rõ. Nhưng nói cho chặt chẽ hơn, căn cứ vào nội dung hình tượng, thì nó trước hết là mâu thuẫn về lập trường. Một đằng coi cuộc kháng chiến là của mình và tích cực tham gia kháng chiến. Một đằng tự xem như người ngoài cuộc, từ chối không làm gì hết, dù chỉ là công tác Bình dân học vụ trong làng. Một đằng vui sướng trước cuộc đổi đời của nhân dân, và nhìn cuộc sống mới, tư thế mới và cách mạng đem đến cho nhân dân lao động là tốt đẹp. Một đằng chỉ thấy thế là lố bịch, là hài hước. Nói cho đúng, những nhận xét của Hoàng về người nông dân không phải điều sai cả. Nhưng rõ ràng là thiếu độ lượng, thiếu thiện chí – cái nhìn của một người tuy không phải hoàn toàn không có lòng yêu nước, nhưng tỏ ra chưa tán thành cách mạng và kháng chiến. Lập trường ấy quyết định cách nhìn của anh mà Nam Cao gọi là chỉ thấy có một phía “Anh trông thấy anh thanh niên đọc thuộc lòng bài “ba giai đoạn”, nhưng anh không trông thấy bó tre anh thanh niên vui vẻ vác đi để ngăn quân thù. Mà ngay trong cái việc anh thanh niên đọc thuộc lòng bài báo như một con vẹt biết nói kia, anh cũng chỉ nhìn thấy cái ngố bề ngoài của nó, mà không nhìn thấy cái nguyên cớ đẹp đẽ bên trong. Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản.”



Vậy nếu gọi Đôi mắt là bản tuyên ngôn nghệ thuật, thì trước hết đó là bản tuyên ngôn về lập trường cách mạng, lập trường kháng chiến của lớp văn nghệ sĩ tiểu tư sản quyết tâm từ bỏ những quyền lợi ích kỷ của mình, từ bỏ những thói quen sinh hoạt và nếp tư duy cũ, từ bỏ cả cái nghệ thuật cho là “cao siêu” của mình ngày trước, sẵn sàng nói như nhà văn Độ, làm một “anh tuyên truyền nhãi nhép” nhưng có ích cho nhân dân, cho kháng chiến.



Đôi mắt xét ở phương diện khác, còn đặt vấn đề quan niệm về cái đẹp, về đối tượng của nghệ thuật mới nữa. Phải tìm cái đẹp ở đâu? Theo quan điểm nào? Phải thể hiện nó ra sao? Nam Cao có thể chưa ý thức đựơc đầy đủ lắm, nhưng tác phẩm tự nó đã gợi ra và bước đầu giải đáp những câu hỏi đó.



Tôi vẫn nghĩ rằng, không phải đến Đôi mắt, Nam Cao mới đặt vấn đề “đôi mắt”. Đúng là đến tác phẩm này, nhờ đã giác ngộ cách mạng, ông mới đặt được vấn đề ấy một cách hoàn toàn tự giác. Nhưng qua một số truyện ông viết từ trước Cách mạng tháng Tám, đã thấy ông luôn luôn băn khoăn day dứt về vấn đề ấy: phải biết nhìn người nông dân lao động bằng đôi mắt như thế nào mới thấy được bản chất tốt đẹp cho họ, thường ẩn giấu sau một vẻ ngoài hết sức tầm thường, thậm chí vụng về, thô lỗ nữa. Theo Nam Cao hồi ấy, đôi mắt đó phải là đôi mắt của tình thương. Trong Lão Hạc ông đã viết như thế. Ông còn lấy câu nói này để đề từ cho một truyện ngắn khác của mình: “Người chỉ xấu xa, hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ, và nước mắt là một miếng kính biến hình vũ trụ.” (Nước mắt – Nam Cao, tác phẩm, tập II) Đúng như thế, ở Nam Cao, nước mắt của tình thương là miếng kính biến hình vũ trụ. Chính nhờ có đôi mắt yêu thương ấy mà nhà văn chẳng những đã nhìn thấy tấm lòng vị tha, xả kỷ của lão Hạc…. mà còn phát hiện ra được cả chất thơ trong trẻo trong tâm hồn tưởng chừng đã hoàn toàn đen độc của Chí Phèo nữa.



Nhưng hồi ấy, tình thương của Nam Cao chỉ mới là thứ tình thương uỷ mị, tiêu cực. Qua “miếng kính” ấy, anh tuy thấy được một số đức tính của người dân nghèo, nhưng dưới ngòi bút của anh, học chỉ là những con người bé nhỏ, bất lực. Và giọng văn của anh thì như anh thường thốt lên – “Chao ôi là buồn!”. Trong Nhật ký ở rừng, Nam Cao đã tự phê phán như thế. Ở Đôi mắt, anh cũng viết như vậy: “Người nhà quê dẫu sao thì cũng còn là một cái bí mật đối với chúng ta. Tôi gần gũi họ rất nhiều. Tôi đã gần như thất vọng vì thấy họ phần đông *** nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương (…) Nhưng đến hồi Tổng khởi nghĩa thì tôi đã ngã ngửa người. Té ra người nông dân nước mình vẫn có thể làm cách mạng hăng hái lắm. Tôi đã theo họ đi đánh phủ. Tôi đã gặp họ trong mặt trận Nam Trung bộ. Vô số anh răng đen, mắt toét, gọi lựu đạn là “nựu đạn”, hát Tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh mà lúc ra trận thì xung phong can đảm lắm…”



Như vậy, nhờ thực sự tham gia cách mạng, sát cánh với nhân dân, Nam Cao đã có được đôi mắt mới để thấy quần chúng không chỉ là nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh mà còn là những con người cải tạo hoàn cảnh, tức là những anh hùng. Những con người mới ấy sẽ đi vào văn học như là những nhân vật trung tâm. Đôi mắt chưa xây dựng được nhân vật ấy, nhưng đã chỉ ra phương hướng đi tìm nhân vật ấy và chừng mực nào, đã nói lên cách thể hiện nhân vật ấy: đó không phải là những con người phi thường trong trí tưởng tượng lãng mạn, mà là những con người có thật rất đỗi nhũn nhặn ở quanh ta. Những con người áo vải, răng đen, đi chân đất, gọi lựu đạn là “nựu đạn”, nhưng đã đứng dậy làm cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại và sau đó gánh cả cuộc kháng chiến lên đôi vai vững chải của mình. Phải, Đôi mắt chưa tạo ra được nhân vật ấy, nhưng đã dự báo sự xuất hiện phổ biến của nhân vật ấy trong nền văn học chúng ta.





(continue...)tớ sẽ up sau

Bạn ơi , đoạn tiếp theo ở đâu vậy bạn ? .
 
Top Bottom