T
trifolium
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Mình thấy bài này trên mạng, đem vô box Sử thì thấy hơi vô duyên nên, dù bài này có hơi nhiều chữ một tẹo, tớ đành phải post vào đây vậy )
Thời Minh-Thanh phân tranh,trong thiên hạ có 8 mĩ nữ tài đức,văn hay chữ tốt,cầm kì thi họa đều tuyệt.Đó được gọi là Tần Hoài Bát Diễm,trước kia chỉ có 6 người,sau này thêm 2 người nữa là Liễu Như Thị và Trần Viên Viên,từ đó cái tên Tần Hoài Bát Diễm chính thức ra đời.Tám người này gồm:
Phong lưu nữ hiệp Khấu Bạch Môn
Trường trai tú phật Biện Ngọc Kinh
Hiệp cốt phương tâm Cố Mi Sanh
Diễm diễm phong trần Đổng Tiểu Uyển
Phong cốt tằng tuấn Liễu Như Thị
Hiệp can nghĩa đảm Lý Hương Quân
Khuynh quốc danh cơ Trần Viên Viên
Linh tú đa tài Mã Tương Lan
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1/Phong lưu nữ hiệp Khấu Bạch Môn
Khấu Bạch Môn tên Mi, tự Bạch Môn, là một trong Tần Hoài bát diễm thời Minh mạt Thanh sơ.
Bản Kiều Tạp Ký viết: "Bạch Môn dáng người xinh đẹp, phong lưu cởi mở[1], tài viết nhạc, họa lan khéo, hiểu biết niêm vận, giỏi ngâm thơ, những thứ học qua không có gì là không tinh thông." Bản tính Bạch Môn vốn đơn thuần chẳng chút sâu sắc[2], do vậy mà quyết định của nàng trong vấn đề tình cảm dẫn tới bi kịch.
Tàn xuân năm Sùng Trinh thứ 15[3], thanh thế hiển hách công thần Bảo Quốc công Chu Quốc Bật tiền hô hậu ủng dẫn sai dịch tới thu thuế Khấu gia. Sau vài phen gặp gỡ, Bạch Môn cảm thấy Chu nho nhã phép tắc, ôn nhu thân thiết, đối với hắn có ấn tượng đẹp. Vì vậy, khi Chu ướm lời dạm hỏi, nàng liền đồng ý tuân theo. Cũng năm đó, trong một đêm thu, cô gái 17 xuân xanh Khấu Bạch Môn điểm trang rực rỡ bước lên kiệu hoa. Phong tục Minh triều ở thành Kim Lăng, hễ nữ tử phường hát hoàn lương hay hôn thú, tất phải tiến hành vào ban đêm. Chu Quốc Bật muốn hiển thị oai phong, đặc phái 5 ngàn binh sĩ cầm đèn hoa, trải dài từ Vũ Định kiều đến tận cầu nhỏ bên trong Chu phủ. Cuộc nghênh hôn này rầm rộ nhất Nam Kinh thời đó, cảnh tượng huy hoàng không gì sánh nổi.
Chu Quốc Bật thực tế là một quan viên xảo quyệt miệng lưỡi. Hắn nghênh thú Khấu Bạch Môn nhất thời chỉ để mua vui; sau vài tháng, thói bạc tình ngày càng lộ rõ, gạt Khấu thị qua một bên, chứng nào tật nấy ngựa quen nết cũ, lê la đến thăm cây liễu ở Chương Đài[4].
Năm 1645, Thanh binh nam hạ. Chu Quốc Bật đầu hàng Thanh triều, không lâu thì đem gia quyến nhập kinh sư nhưng bị Thanh đình giam lỏng. Chu đương lúc quẫn bách, muốn đưa Bạch Môn cùng các ca cơ tỳ nữ đồng bán một loạt. Nàng rằng: "Chàng bán thiếp bất quá chỉ trăm lượng... bằng để thiếp về Nam, trong khoảng thời gian một tháng sẽ có đủ vạn lượng báo đáp." Chu ban đầu ngần ngừ, nhưng rồi cũng ưng. Khấu Bạch Môn một mình một ngựa[5] cùng tỳ nữ Đậu nhi hấp tấp trở lại Kim Lăng nhờ tỷ muội ở viện cũ bang trợ, thu thập được 2 vạn lượng bạch ngân đưa cho Chu.
Chu đã được bạc, lại còn mộng tưởng chuyện sum vầy, nhưng bị Khấu thị cự tuyệt: "Khi xưa chàng dùng bạc chuộc thiếp ra, bây giờ thiếp cũng dụng cách ấy hồi đáp chàng[6]." Mọi sự coi như liễu kết từ đây.
Khấu thị quay lại Kim Lăng, được người đời xưng tụng là nữ hiệp; nàng ở "Trúc Viên đình, kết tân khách, ngày ngày bầu bạn với văn nhân tao khách, vui chén luận đàm, hoặc ca hoặc khóc, tự than thở mỹ nhân yểu mạng, lại thương cảm nỗi hồng đậu phiêu linh[7]."
Sau, nàng theo một vị Hiếu liêm ở Dương Châu, bất đắc ý lại trở về Kim Lăng lưu lạc phường hát, cuối cùng bệnh mà chết. Đương thời, lãnh tụ đảng Đông Lâm là Tiền Khiêm Ích có làm bài thơ "Khấu Bạch Môn" truy điệu nàng trong văn đàn tế tửu. Bài thơ như sau:
Khấu gia tỷ muội tổng phương phi
Thập bát niên lai hoa tín mê
Kim nhật Tần Hoài khủng tương trực
Phòng tha hồng lệ nhất triêm y.
Tùng tàn hồng phấn niệm quân ân
Nữ hiệp thùy tri Khấu Bạch Môn?
Hoàng thổ cái quan tâm vị tử
Hương hoàn nhất lũ thị phương hồn[8].
2/Hiệp cốt phương tâm Cố Mi Sanh
Cố Mi Sanh tức Cố Mị, nguyên người Nam Kinh, Bản Kiều Tạp Ký chép: "Cố Mị tự Mi Sanh, tên Mị, hiệu Hoành Ba, sau đổi là Thiện Trì. Người trang nghiêm tịnh nhã, phong độ siêu quần; tóc mai như mây biếc[1], hoa đào xấu hổ, lưng ong nhỏ nhắn, eo thon nhẹ nhàng. Thông văn sử, vẽ hoa lan rất khéo, tài ngang với Mã Thủ Chân[2], nhưng tư dung xem có phần hơn, được tôn xưng là Nam Khúc đệ nhất nhân." Đủ thấy nàng không những dáng vẻ thùy mị đáng yêu, lại còn đầy đủ văn tài nghệ kỹ.
Trứ danh văn nhân Dư Hoài với Cố Mi tình thâm nghĩa hậu; nhưng sau, Cố và Lưu Phương ước hẹn làm phu phụ, không lâu thì bội ước lên kiệu hoa về làm thiếp của một trong Giang Tả Tam Đại gia đã đầu hàng Thanh binh là Cung Đính Sơn. Lưu do đó phẫn uất lấy thân tuẫn tình. Cung được Cố Mị, cực kỳ sủng ái, nhân thế mới đặt hiệu là Thiện Đặc[3], về sau lấy Cố làm thê, quan phong đến hàng nhất phẩm. Cung lúc đó là Thanh triều Lễ bộ Thượng thư, được tứ phương danh sĩ tại kinh sư kính ngưỡng trọng vọng, phàm có khách tới cầu Cung về thi thư họa, thảy đều do Cố Mị đại bút, thanh danh tài khí của nàng càng thêm thịnh. Cố thị bèn lợi dụng địa vị chính trị của Cung, đối với kháng Thanh chí sĩ khẳng khái chu cấp giúp đỡ.
Năm 1657, Cung đem Cố Mị du ngoạn Kim Lăng, trọ lại bên bờ sông Tần Hoài trong khu hoa viên gần Đại Du phường. Có một ngày, nàng đưa cho Cung một bài thơ, đại ý nói nàng ở Văn Đức kiều gặp Diêm Nhĩ Mai trong bộ y phục hòa thượng. Cung ấm ớ giật mình. Nguyên lai Diêm là Cử nhân của Bái huyện, lúc Thanh binh xuôi nam thì ông ta ở Từ Châu khuyên Sử Khả Pháp suất lĩnh ba quân ngược bắc lên Sơn Đông ngăn lại; những năm đó ông ta lưu lạc khắp nơi cổ xúy phản Thanh phục Minh, bị Thanh triều truy lùng. [Cung] Bắt được tin đồn rằng Diêm Nhĩ Mai ẩn náu đâu đó trong khuôn viên thôn đường, lần này cho Thanh quân tứ bề bao vây đen kịt, may nhờ Cố Mị cơ trí bảo hộ, che đậy cho Diêm cuối cùng được thoát hiểm. Đại tài tử Viên Mai tán thưởng: "Lễ hiền ái sĩ, hiệp nội tuấn tằng."
Cuối thu năm 1664, ngõ phố Thiết Sư Tử tại Bắc Kinh, Cố Mị trong Cung phủ ngọa bệnh mà mất. Số xe điếu tang ước lượng trăm chiếc; xa xôi tận Giang Nam có Diêm Nhĩ Mai, Liễu Kính Đình, Dư Hoài[4] nơi An Huy (Lư châu), vì nàng mà khai điếu thiết tế. Cung về lại Trường Bổng tự ở Bắc Kinh cất Diệu Quang các, tập hợp những mẩu chuyện làm thành Bạch Môn Liễu Truyền Kỳ lưu truyền hậu thế.
Thời Minh-Thanh phân tranh,trong thiên hạ có 8 mĩ nữ tài đức,văn hay chữ tốt,cầm kì thi họa đều tuyệt.Đó được gọi là Tần Hoài Bát Diễm,trước kia chỉ có 6 người,sau này thêm 2 người nữa là Liễu Như Thị và Trần Viên Viên,từ đó cái tên Tần Hoài Bát Diễm chính thức ra đời.Tám người này gồm:
Phong lưu nữ hiệp Khấu Bạch Môn
Trường trai tú phật Biện Ngọc Kinh
Hiệp cốt phương tâm Cố Mi Sanh
Diễm diễm phong trần Đổng Tiểu Uyển
Phong cốt tằng tuấn Liễu Như Thị
Hiệp can nghĩa đảm Lý Hương Quân
Khuynh quốc danh cơ Trần Viên Viên
Linh tú đa tài Mã Tương Lan
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1/Phong lưu nữ hiệp Khấu Bạch Môn
Khấu Bạch Môn tên Mi, tự Bạch Môn, là một trong Tần Hoài bát diễm thời Minh mạt Thanh sơ.
Bản Kiều Tạp Ký viết: "Bạch Môn dáng người xinh đẹp, phong lưu cởi mở[1], tài viết nhạc, họa lan khéo, hiểu biết niêm vận, giỏi ngâm thơ, những thứ học qua không có gì là không tinh thông." Bản tính Bạch Môn vốn đơn thuần chẳng chút sâu sắc[2], do vậy mà quyết định của nàng trong vấn đề tình cảm dẫn tới bi kịch.
Tàn xuân năm Sùng Trinh thứ 15[3], thanh thế hiển hách công thần Bảo Quốc công Chu Quốc Bật tiền hô hậu ủng dẫn sai dịch tới thu thuế Khấu gia. Sau vài phen gặp gỡ, Bạch Môn cảm thấy Chu nho nhã phép tắc, ôn nhu thân thiết, đối với hắn có ấn tượng đẹp. Vì vậy, khi Chu ướm lời dạm hỏi, nàng liền đồng ý tuân theo. Cũng năm đó, trong một đêm thu, cô gái 17 xuân xanh Khấu Bạch Môn điểm trang rực rỡ bước lên kiệu hoa. Phong tục Minh triều ở thành Kim Lăng, hễ nữ tử phường hát hoàn lương hay hôn thú, tất phải tiến hành vào ban đêm. Chu Quốc Bật muốn hiển thị oai phong, đặc phái 5 ngàn binh sĩ cầm đèn hoa, trải dài từ Vũ Định kiều đến tận cầu nhỏ bên trong Chu phủ. Cuộc nghênh hôn này rầm rộ nhất Nam Kinh thời đó, cảnh tượng huy hoàng không gì sánh nổi.
Chu Quốc Bật thực tế là một quan viên xảo quyệt miệng lưỡi. Hắn nghênh thú Khấu Bạch Môn nhất thời chỉ để mua vui; sau vài tháng, thói bạc tình ngày càng lộ rõ, gạt Khấu thị qua một bên, chứng nào tật nấy ngựa quen nết cũ, lê la đến thăm cây liễu ở Chương Đài[4].
Năm 1645, Thanh binh nam hạ. Chu Quốc Bật đầu hàng Thanh triều, không lâu thì đem gia quyến nhập kinh sư nhưng bị Thanh đình giam lỏng. Chu đương lúc quẫn bách, muốn đưa Bạch Môn cùng các ca cơ tỳ nữ đồng bán một loạt. Nàng rằng: "Chàng bán thiếp bất quá chỉ trăm lượng... bằng để thiếp về Nam, trong khoảng thời gian một tháng sẽ có đủ vạn lượng báo đáp." Chu ban đầu ngần ngừ, nhưng rồi cũng ưng. Khấu Bạch Môn một mình một ngựa[5] cùng tỳ nữ Đậu nhi hấp tấp trở lại Kim Lăng nhờ tỷ muội ở viện cũ bang trợ, thu thập được 2 vạn lượng bạch ngân đưa cho Chu.
Chu đã được bạc, lại còn mộng tưởng chuyện sum vầy, nhưng bị Khấu thị cự tuyệt: "Khi xưa chàng dùng bạc chuộc thiếp ra, bây giờ thiếp cũng dụng cách ấy hồi đáp chàng[6]." Mọi sự coi như liễu kết từ đây.
Khấu thị quay lại Kim Lăng, được người đời xưng tụng là nữ hiệp; nàng ở "Trúc Viên đình, kết tân khách, ngày ngày bầu bạn với văn nhân tao khách, vui chén luận đàm, hoặc ca hoặc khóc, tự than thở mỹ nhân yểu mạng, lại thương cảm nỗi hồng đậu phiêu linh[7]."
Sau, nàng theo một vị Hiếu liêm ở Dương Châu, bất đắc ý lại trở về Kim Lăng lưu lạc phường hát, cuối cùng bệnh mà chết. Đương thời, lãnh tụ đảng Đông Lâm là Tiền Khiêm Ích có làm bài thơ "Khấu Bạch Môn" truy điệu nàng trong văn đàn tế tửu. Bài thơ như sau:
Khấu gia tỷ muội tổng phương phi
Thập bát niên lai hoa tín mê
Kim nhật Tần Hoài khủng tương trực
Phòng tha hồng lệ nhất triêm y.
Tùng tàn hồng phấn niệm quân ân
Nữ hiệp thùy tri Khấu Bạch Môn?
Hoàng thổ cái quan tâm vị tử
Hương hoàn nhất lũ thị phương hồn[8].
2/Hiệp cốt phương tâm Cố Mi Sanh
Cố Mi Sanh tức Cố Mị, nguyên người Nam Kinh, Bản Kiều Tạp Ký chép: "Cố Mị tự Mi Sanh, tên Mị, hiệu Hoành Ba, sau đổi là Thiện Trì. Người trang nghiêm tịnh nhã, phong độ siêu quần; tóc mai như mây biếc[1], hoa đào xấu hổ, lưng ong nhỏ nhắn, eo thon nhẹ nhàng. Thông văn sử, vẽ hoa lan rất khéo, tài ngang với Mã Thủ Chân[2], nhưng tư dung xem có phần hơn, được tôn xưng là Nam Khúc đệ nhất nhân." Đủ thấy nàng không những dáng vẻ thùy mị đáng yêu, lại còn đầy đủ văn tài nghệ kỹ.
Trứ danh văn nhân Dư Hoài với Cố Mi tình thâm nghĩa hậu; nhưng sau, Cố và Lưu Phương ước hẹn làm phu phụ, không lâu thì bội ước lên kiệu hoa về làm thiếp của một trong Giang Tả Tam Đại gia đã đầu hàng Thanh binh là Cung Đính Sơn. Lưu do đó phẫn uất lấy thân tuẫn tình. Cung được Cố Mị, cực kỳ sủng ái, nhân thế mới đặt hiệu là Thiện Đặc[3], về sau lấy Cố làm thê, quan phong đến hàng nhất phẩm. Cung lúc đó là Thanh triều Lễ bộ Thượng thư, được tứ phương danh sĩ tại kinh sư kính ngưỡng trọng vọng, phàm có khách tới cầu Cung về thi thư họa, thảy đều do Cố Mị đại bút, thanh danh tài khí của nàng càng thêm thịnh. Cố thị bèn lợi dụng địa vị chính trị của Cung, đối với kháng Thanh chí sĩ khẳng khái chu cấp giúp đỡ.
Năm 1657, Cung đem Cố Mị du ngoạn Kim Lăng, trọ lại bên bờ sông Tần Hoài trong khu hoa viên gần Đại Du phường. Có một ngày, nàng đưa cho Cung một bài thơ, đại ý nói nàng ở Văn Đức kiều gặp Diêm Nhĩ Mai trong bộ y phục hòa thượng. Cung ấm ớ giật mình. Nguyên lai Diêm là Cử nhân của Bái huyện, lúc Thanh binh xuôi nam thì ông ta ở Từ Châu khuyên Sử Khả Pháp suất lĩnh ba quân ngược bắc lên Sơn Đông ngăn lại; những năm đó ông ta lưu lạc khắp nơi cổ xúy phản Thanh phục Minh, bị Thanh triều truy lùng. [Cung] Bắt được tin đồn rằng Diêm Nhĩ Mai ẩn náu đâu đó trong khuôn viên thôn đường, lần này cho Thanh quân tứ bề bao vây đen kịt, may nhờ Cố Mị cơ trí bảo hộ, che đậy cho Diêm cuối cùng được thoát hiểm. Đại tài tử Viên Mai tán thưởng: "Lễ hiền ái sĩ, hiệp nội tuấn tằng."
Cuối thu năm 1664, ngõ phố Thiết Sư Tử tại Bắc Kinh, Cố Mị trong Cung phủ ngọa bệnh mà mất. Số xe điếu tang ước lượng trăm chiếc; xa xôi tận Giang Nam có Diêm Nhĩ Mai, Liễu Kính Đình, Dư Hoài[4] nơi An Huy (Lư châu), vì nàng mà khai điếu thiết tế. Cung về lại Trường Bổng tự ở Bắc Kinh cất Diệu Quang các, tập hợp những mẩu chuyện làm thành Bạch Môn Liễu Truyền Kỳ lưu truyền hậu thế.