tâm trạng của Thúy Kiều

P

pe_lun_hp

Về bài Trao duyên em có đọc, nhưng để cảm thụ nó em chỉ có 50% thôi :), nên có gì chị thấy thiếu có thể bổ sung ạ.
Trước hết phải xác định phân tích tâm trạng của K để làm gì, để nổi bật nên cái gì đã. Không nên cắm cổ đi phân tích khi chưa biết mục đích chính.
Chị phải định rõ từ phân tích tâm trạng, nghĩa là ko phải p/t cả bài thơ mà chỉ đi vào những câu văn liên quan tới đề bài. Nó có khắp đoạn trích nhưng mình cần phải chọn lọc. Nếu ko biết chọn mình sẽ bị lạc đề, bài trở thành phân tích đoạn trích :)

.Tiếp là về kĩ năng, trong khi phân tích không nên đưa cả bài rồi phân tích một loạt bên dưới mà vừa phân tích vừa trích thơ, vừa đi vào nội dung vừa đi vào nghệ thuật. Làm như vậy tránh lặp lại ý thơ, hơn nữa nếu chị phân tích không kèm theo nghệ thuật thì bài chỉ đc đánh giá ở mức trung bình

MB:..

TB: Các nội dung.
Theo em bài tập trung đi vào làm sáng tỏ các luận điểm.
1. Luận điểm này đi vào cuộc trò chuyện giữa V và K.
- Sự khó khăn trong lời nói nhờ em nối tiếp tình duyên với KT được thể hiện qua các từ ngữ

Cậy em
em có chịu lời -> sự cầu khẩn, lòng tin tưởng đc gửi gắm
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa ( đi sâu p/t từ lạy)

-> Sự day dứt của K,suy nghĩ về điều mình sắp nói với em.

- Trình bày về mối tình duyên đang dang dở của K và K.
tập trung vào hai câu
Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung
-> Sự đau đớn khi phải tạm biệt mối tình đẹp

2.Luận điểm hai thể hiện tâm trạng khi đối thoại với KT trong suy nghĩ
-K chìm sâu vào đau đớn khi nghĩ đến mỗi tình đầu đời một cách đột ngột,không thể cưỡng lại
-Mơ màng trong suy nghĩ được gặp KT :

Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân

->nhớ lại những kỉ niệm, những lời thề

Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi

Phân tích đi sâu ý nghĩ từ ''Lạy'' nó khác gì so với từ ''lạy'' trên
->Trạng thái tình cảm hỗn độn, phức tạp của K, đức hi sinh cao cả của K

KB:..
 
Last edited by a moderator:
H

happy.swan

“Trao duyên”- một hành động “trả nghĩa chàng Kim” của Thuý Kiều thể hiện một nét đẹp trong đạo sống của người xưa, “tình” thường gắn liền với “nghĩa”. Đó là một đặc điểm quan trọng trong quan niệm truyền thống về tình yêu. Đó là cái nhìn hiện thực của Nguyễn Du về con người. Nhưng bên cạnh đó, ta còn thấy một nàng Kiều thiết tha với tình yêu, thiết tha với cuộc sống riêng tư. Điều đó được thể hiện qua nỗi đau đớn của nàng vì tình yêu tan vỡ. Chiều sâu và sự chân thành trong tình cảm của nàng Kiều được bộc lộ sâu sắc khi nàng đối diện với kỉ vật, kỉ niệm tình yêu.

Mối tình Kim- Kiều là mối tình đẹp vượt lễ giáo phong kiến. Mối tình của đôi tài tử- giai nhân ấy đã có những kỉ niệm trong sáng, đẹp đẽ, sâu nặng thiết tha. Kỉ niệm chính là hiện thân của tình yêu. Kỉ vật gắn với kỉ niệm, là một dạng vật chất hoá của kỉ niệm. Cho nên, rải rác suốt trong đoạn Trao duyên, Thuý Kiều đã nhắc tới, đã sống và đau đớn với những kỉ vật và kỉ niệm ấy.

Trước hết, kỉ niệm được Kiều nhắc đến một cách tế nhị khi nói với Thuý vân về mối tình của mình :

Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề

Ngôn ngữ khách quan, chữ “khi” lặp lại như dư âm của cái đã qua, lời lẽ có vẻ thanh thản. Nhưng cái thiết tha, cái chiều sâu của tình cảm lại nằm ở kỉ niệm “gặp chàng Kim”. Đó là kỉ niệm của phút giây gặp gỡ ban đầu mà “nghìn năm hồ dễ mấy ai quên”. Cả một vùng trong sáng của kí ức hiện về. Nhưng lúc này Kiều còn đủ lí trí để kìm nén, để không bị kỉ niệm cuốn vào tâm tưởng. Nhưng đến câu: “Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề” thì kỉ niệm của ngày trao quạt cho nhau để hẹn ước, đêm dưới trăng uống rượu nguyện thề thuỷ chung tự nó nói lên sự sâu nặng của một mối tình: trong sáng mà mãnh liệt, thiết tha.

Mối tình vàng đá ấy tưởng cầm nắm trong tay bỗng chốc bị xã hội dập vùi tan vỡ. Tình yêu vẫn tiếp tục hiện về với kỉ vật:

Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.


Khi trao kỉ vật cho Thuý Vân, nỗi mất mát hiện hữu quá rõ. cầm đến kỉ vật, kỉ niệm tình yêu sống dậy đối lập với hiện thực phũ phàng, Thuý Kiều không còn đủ lí trí để kìm nén được nữa, giọng nói của nàng run lên: “Duyên này thì giữ, vật này của chung”, nghe như có tiếng nấc nghẹn ngào trong đó. Hoài Thanh đã cảm thông nỗi đau đớn của nàng Kiều ở hai từ “của chung” - “Bao nhiêu đau đớn dồn vào hai tiếng đơn sơ ấy”. đau đớn vì duyên thì trao cho em mà tình yêu thì không trao được. Kỉ vật với Thuý Vân chỉ đơn giản là vật làm tin nhưng với Thuý Kiều nó lại là tình yêu.

Trao duyên cho em, con người đạo lí ở Thuý Kiều mách bảo cần phải trao kỉ vật. vả lại, khi tình yêu tan vỡ, giữ kỉ vật chỉ thêm đau. Nhưng Thuý Kiều không chỉ là con người của đạo lí mà còn là con người của tình riêng. Thuý Vân giữ kỉ vật trong khi chính Kiều mới là người giữ kỉ niệm của tình yêu. Cuộc chia lìa giữa kỉ niệm và kỉ vật là cuộc chia lìa giữa linh hồn và thể xác. Đau đớn dồn vào hai chữ “của chung” là vì như thế. Nguyễn Du như hoá thân để cảm thông, chia xẻ đến tận cùng nỗi đau với nhân vật của mình, từ đó cất lên tiếng nói nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.

Càng lúc, nỗi đau đớn càng lớn, kỉ vật, kỉ niệm tình yêu cứ chập chờn:

Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa

“Ngày xưa”, “phím đàn”, “mảnh hương nguyền”,… có một đôi lứa thiếu niên bên nhau, nàng đánh đàn cho chàng nghe trong khói hương trầm thơm ngát. Bao nhiêu thi vị của mối tình đầu giờ chỉ còn là vô vọng.

- Đốt lò hương ấy, so tơ phím này…

- Hồn còn mang nặng lời thề …

“Lò hương”, “phím đàn”, “lời thề” là những kỉ niệm sâu nặng, thiết tha đối lập với hiện thực phũ phàng, tương lai mù mịt khiến Thuý Kiều rơi vào trạng thái đau đớn tột độ.

Nguyễn Du thật tinh tế, sâu sắc khi biểu đạt nội tâm con người đối diện với kỉ vật, kỉ niệm tình yêu trong hoàn cảnh trao duyên. Thân phận đau khổ nhưng nhân cách sáng ngời. Nàng ứng xử theo văn hoá của thời trung đại nhưng không thôi nghĩ về thân phận và tình yêu riêng tư. điều đó khiến nàng Kiều “người” hơn, gần chúng ta hơn, sống động và chân thực hơn.
 
Top Bottom