mình muốn ai cũng có mái ấm bình yên ,mỗi người đều ruồng bỏ ganh ghét những người nghèo khổ .MÌNH LUÔN TUYÊN TRUYỀN HỌ NHƯNG HỌ KHĂNG KHĂNG KHÔNG NGHE .Vậy làm thế nào để họ nghe lơi mình mặc dù mình nói hàm súc dễ hiểu
mình mong các bạn hay đóng góp lương tâm đẻgiúp người nghèo khổ
cảm ơn các bạn rất nhiều
mình chỉ nói vậy thôi mong các bạn hiểu
Chào anh.
Cách viết của anh cho thấy anh hiện đang khá giận dữ và cũng có chút vội vàng, nếu không muốn nói là không có đủ thông tin để mọi người có thể lắng nghe và giải quyết. Vậy thì em sẽ giúp anh đi qua một phần vấn đề mà anh đã nêu nhé!
Trước hết, tuyên truyền là việc nêu ra các thông tin (vấn đề) với mục đích cho nhiều người biết nhằm đưa đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng nào đấy mà người nêu thông tin mong muốn (theo Wikipedia tiếng Việt). Qua bài viết của anh thì em thấy có vẻ như anh đang ép buộc họ phải nghe lời mình. Việc đó không khác gì là bắt ép người khác thay đổi suy nghĩ cá nhân của mình, vậy thì nếu họ không nghe thì cũng có một phần đúng.
Có vẻ như anh đang muốn khuyên bảo mọi người về một vấn đề đạo đức trong xã hội. Điều này phải có một quá trình lâu dài, chứ không phải là những lời tuyên truyền. Em biết hiện nay, rõ ràng đạo đức xã hội đã xuống thấp một cách trầm trọng, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Các vấn đề về nhân quyền, nhân đạo, đấu tranh chống bạo lực trong cộng đồng, tuân thủ luật pháp và các chuẩn mực văn hóa hiện đại và giữ gìn văn hóa truyền thống đang bị bỏ ngỏ, để cho những vòng xoáy về kinh tế - chính trị lên ngôi. Đó là một điều đang diễn ra ngay lúc này nhưng đang bị che mắt bởi những kẻ lưu manh trong xã hội.
Thứ đầu tiên cản trở sự quan tâm đến vấn đề đó chính là đồng tiền. Con người vì đã quá coi trọng đồng tiền nên đã sẵn sàng rũ bỏ cái tinh thần đạo đức cao cả của mình để trở thành một thằng lừa đảo, côn đồ. Truyền thông đã che mắt mọi người, cũng chỉ vì đồng tiền. Thiên nhiên đất nước ta đang bị tàn phá trầm trọng bởi những doanh nghiệp cũng chỉ vì hoạt động kinh doanh của mình, mấy ai quan tâm? Những người lương thiện bị bắt oan, hay các vụ đánh đập người, không tôn trọng quyền công dân, thậm chí mạng sống của một con người cũng bị bỏ ngỏ?
Điều thứ hai, đó là giáo dục. Em khá chắc có đến 80% những người đang chửi tục trên mạng xã hội hiện nay, nhưng kẻ đang lấy người khác làm trò đùa đều có những danh hiệu sáng bóng lẫy lừng, điểm các môn văn hóa đều rất ít ở dưới trung bình... Thử hỏi những danh hiệu ấy, nó có giá trị không khi chủ sở hữu của nó đang hàng ngày làm những việc vô văn hóa đó một cách vô tư? Không những mất đi giá trị, chủ sở hữu của nó cũng mất hết tư cách để có được danh hiệu này.
Điều thứ ba, đó là cái tính cách lưu manh đã ăn sâu vào trong tâm trí người dân, cũng chỉ vì họ không thể chịu đc thói ăn cắp, lừa đảo, quỵt tiền diễn ra khắp nơi. Lấy ví dụ như vụ đánh oan hai người phụ nữ gần đây với lý do tưởng là bắt cóc trẻ con đã khiến dư luận bàng hoàng, hay là chỉ vì trộm những ch* đã bị đốt hết tài sản, bị đánh đập không thương tiếc... Có lẽ những người dân trong đó nghĩ mình là "anh hùng" nhưng không. Anh hùng không có đạo đức cũng không xứng làm anh hùng. Còn cội nguồn của những việc như vậy cần phải xử lý theo pháp luật, chứ không phải bạo lực là giải quyết được
Em có nhớ một nữ du khách bị một cô gái người bản địa ăn cắp tiền (vì thiếu tiền đổ xăng trong khi đang rất gấp), nữ du khách ấy đã giảng giải cho cô ấy nghe và đã tặng cô số tiền đó. Những người xung quanh, nhất là cô gái đều thấy cảm động với tấm lòng này.
Chỉ cần một chút thấu cảm và lòng trắc ẩn, con người đã có thể nối lại gần nhau hơn. Trên đây là một chút điều em muốn nói với anh. Anh hãy nhớ, tuyên truyền như thế nào để mọi người tự hiểu, chứ không phải thúc ép mọi người phải nghe lời mình.
Thân.