S
sinole
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
nguồn: http://vietstock.vn/tabid/57/NewsID/209305/ChannelID/144/Default.aspx
(Vietstock) - Hai năm trước, ngồi trong quán ăn gần Học viện Tài chính, lắng nghe câu chuyện của hai anh sinh viên chứng khoán năm cuối, tôi vẫn còn bị ám ảnh nhất bởi câu: “Giờ mấy ai học chứng khoán ra làm chứng khoán!”. Dù vậy, buổi sáng hôm ấy, khi đăng ký chuyên ngành học, tôi không ngần ngại chọn luôn cả 3 ô: “Chứng khoán”…
Yêu thích chứng khoán từ hồi còn là cậu học sinh và thường xuyên theo dõi các bản tin trên VTV, tôi đã muốn trở thành một broker giỏi nghề. Với tôi, nghề chứng khoán không chỉ hấp dẫn ở thu nhập mà còn thách thức con người ở sự bất ngờ, khó đoán định trước. Tôi đã nghĩ chẳng có nghề nghiệp nào thú vị và đầy thử thách như thế!
Hơn hai năm sinh viên đã qua của tôi luôn gắn với em “chứng khoán”. Từ hồi bỡ ngỡ tìm hiểu chứng khoán là gì, đến cách xem bảng điện tử, rồi cũng lập tài khoản tập tành chơi “chứng”. Dù xác định trước là chỉ “chơi” để có động lực tìm hiểu về nó nhiều hơn, nhưng đồng tiền đi liền khúc ruột, năm vừa qua bản thân tôi không khỏi xót xa khi tài khoản đã bốc hơi gần nửa!
Nhưng có những cái còn đáng để xót xa hơn!…
TTCK ra đời đến nay đã được 11 năm, nhưng chưa thực sự là một kênh đầu tư phổ thông, chưa thay đổi được thói quen cất trữ giá trị của người Việt vào vàng và đất. Ngược lại, chứng khoán bị đánh đồng là “cờ bạc”, bị đối xử là “phi sản xuất”.
Nếu như năm vừa qua TTCK ảm đạm thì cũng là thời điểm vàng làm cho dân ta sốt cả lên. Thực tế là đang có một nguồn lực khổng lồ của quốc gia đang được cất trữ trong một kênh “chết” là vàng miếng!. Một khi không huy động được nguồn vốn này, chứng khoán chưa làm hết trách nhiệm. Tại một đất nước rất gần gũi với ta là Singapore thì có đến 70% dân chúng đầu tư chứng khoán! Còn tại Việt Nam, nhiều lần về quê, tôi không giấu nỗi phút giây nghẹn ngào khi bố mẹ hỏi: “ Mày học cái ấy sau này ra làm gì?”
Ngân hàng có vai trò chính là cấp vốn ngắn hạn, còn chứng khoán là kênh dẫn vốn dài hạn cho doanh nghiệp, thậm chí là với chi phí thấp. Rõ ràng là vậy, nhưng chứng khoán xứ mình chưa được đặt vào đúng vị thế của nó.
Thời gian gần đây, hệ thống ngân hàng được nhắc đến với cụm từ “tái cấu trúc” hết sức rầm rộ… Tôi chỉ mong TTCK có được một nửa của cái sự rầm rộ ấy. Một ước nguyện nhỏ nhoi như thể bán cổ phiếu thì tiền không về chậm, mua cổ phiếu thì hàng không giao sau như hiện nay!
Đến giờ, tai tôi vẫn còn văng vẳng câu cửa miệng của bậc sinh thành: “Bố mẹ thích con làm ngân hàng vì lương cao, mà lại còn… nhàn!”. Ở quê tôi, vay tiền ngân hàng khó lắm, nên làm nhân viên ngân hàng vừa có tiếng, vừa có miếng, nghe mà phát thèm. Trong khi năm vừa qua, hàng loạt CTCK sa thải nhân viên, cắt giảm lương, thưởng; hàng loạt doanh nghiệp trên sàn làm ăn thua lỗ, trái ngược với cái anh “huyết mạch kinh tế”… hình như chẳng bao giờ báo lỗ cả!
Cũng chính vì cái sự đời ấy, cứ mỗi mùa tuyển sinh đại học thì y như rằng tỷ lệ chọi của ngành ngân hàng cao chót vót. Trách sao được hàng triệu bố mẹ ở quê mong con được làm ở nơi ngon lành ấy… Hỡi ôi, “Chứng khoán! Em có thấy tủi thân ở cái xứ này không?”
Sang kỳ học tới là tôi được học mấy môn chuyên ngành về “chứng”. Vậy mà giờ này nhiều bạn trong lớp tôi đã lung lay. Ai cũng thích chứng khoán lắm, nhưng lại muốn sau này ra làm nhân viên tín dụng. Bạn tôi bảo: “ Nghề là một chuyện, mà nghiệp lại là chuyện khác”.
Đoàn Xuân Thạo
(Vietstock) - Hai năm trước, ngồi trong quán ăn gần Học viện Tài chính, lắng nghe câu chuyện của hai anh sinh viên chứng khoán năm cuối, tôi vẫn còn bị ám ảnh nhất bởi câu: “Giờ mấy ai học chứng khoán ra làm chứng khoán!”. Dù vậy, buổi sáng hôm ấy, khi đăng ký chuyên ngành học, tôi không ngần ngại chọn luôn cả 3 ô: “Chứng khoán”…
Hơn hai năm sinh viên đã qua của tôi luôn gắn với em “chứng khoán”. Từ hồi bỡ ngỡ tìm hiểu chứng khoán là gì, đến cách xem bảng điện tử, rồi cũng lập tài khoản tập tành chơi “chứng”. Dù xác định trước là chỉ “chơi” để có động lực tìm hiểu về nó nhiều hơn, nhưng đồng tiền đi liền khúc ruột, năm vừa qua bản thân tôi không khỏi xót xa khi tài khoản đã bốc hơi gần nửa!
Nhưng có những cái còn đáng để xót xa hơn!…
TTCK ra đời đến nay đã được 11 năm, nhưng chưa thực sự là một kênh đầu tư phổ thông, chưa thay đổi được thói quen cất trữ giá trị của người Việt vào vàng và đất. Ngược lại, chứng khoán bị đánh đồng là “cờ bạc”, bị đối xử là “phi sản xuất”.
Nếu như năm vừa qua TTCK ảm đạm thì cũng là thời điểm vàng làm cho dân ta sốt cả lên. Thực tế là đang có một nguồn lực khổng lồ của quốc gia đang được cất trữ trong một kênh “chết” là vàng miếng!. Một khi không huy động được nguồn vốn này, chứng khoán chưa làm hết trách nhiệm. Tại một đất nước rất gần gũi với ta là Singapore thì có đến 70% dân chúng đầu tư chứng khoán! Còn tại Việt Nam, nhiều lần về quê, tôi không giấu nỗi phút giây nghẹn ngào khi bố mẹ hỏi: “ Mày học cái ấy sau này ra làm gì?”
Ngân hàng có vai trò chính là cấp vốn ngắn hạn, còn chứng khoán là kênh dẫn vốn dài hạn cho doanh nghiệp, thậm chí là với chi phí thấp. Rõ ràng là vậy, nhưng chứng khoán xứ mình chưa được đặt vào đúng vị thế của nó.
Thời gian gần đây, hệ thống ngân hàng được nhắc đến với cụm từ “tái cấu trúc” hết sức rầm rộ… Tôi chỉ mong TTCK có được một nửa của cái sự rầm rộ ấy. Một ước nguyện nhỏ nhoi như thể bán cổ phiếu thì tiền không về chậm, mua cổ phiếu thì hàng không giao sau như hiện nay!
Đến giờ, tai tôi vẫn còn văng vẳng câu cửa miệng của bậc sinh thành: “Bố mẹ thích con làm ngân hàng vì lương cao, mà lại còn… nhàn!”. Ở quê tôi, vay tiền ngân hàng khó lắm, nên làm nhân viên ngân hàng vừa có tiếng, vừa có miếng, nghe mà phát thèm. Trong khi năm vừa qua, hàng loạt CTCK sa thải nhân viên, cắt giảm lương, thưởng; hàng loạt doanh nghiệp trên sàn làm ăn thua lỗ, trái ngược với cái anh “huyết mạch kinh tế”… hình như chẳng bao giờ báo lỗ cả!
Cũng chính vì cái sự đời ấy, cứ mỗi mùa tuyển sinh đại học thì y như rằng tỷ lệ chọi của ngành ngân hàng cao chót vót. Trách sao được hàng triệu bố mẹ ở quê mong con được làm ở nơi ngon lành ấy… Hỡi ôi, “Chứng khoán! Em có thấy tủi thân ở cái xứ này không?”
Sang kỳ học tới là tôi được học mấy môn chuyên ngành về “chứng”. Vậy mà giờ này nhiều bạn trong lớp tôi đã lung lay. Ai cũng thích chứng khoán lắm, nhưng lại muốn sau này ra làm nhân viên tín dụng. Bạn tôi bảo: “ Nghề là một chuyện, mà nghiệp lại là chuyện khác”.
Đoàn Xuân Thạo