[Tấm Cám] Cuộc đấu tranh thiện ác

M

matshusita

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

giúp em lập dàn ý bài này cái:
đọc truyện Tấm Cám bạn nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác,giũa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay.
nếu có thể đc các anh(chị) có thể ghi chi tiết cụ thể giúp em nhá ^^!
em cần gấp lắm các anh chị ơi
 
T

tranquang

giúp em lập dàn ý bài này cái:
đọc truyện Tấm Cám bạn nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác,giũa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay.
nếu có thể đc các anh(chị) có thể ghi chi tiết cụ thể giúp em nhá ^^!
em cần gấp lắm các anh chị ơi

Vấn đề này mang tính cảm nghĩ cá nhân: Một cách hỏi về sự thẩm thấu văn học đối với học sinh.
Anh nghĩ thế này:

1. Em cần định nghĩa cái thiện và cái ác là gì? Thiện đại diện cho những lớp người nào, ác đại diện cho kiẻu người nào.

2. Khẳng định là trong mọi thời đại thì luôn luôn có sự đấu tranh giữa thiện và ác.

3. Sự đấu tranh giữa thiện và ác trong xã hội xưa? (Liên hệ với cốt truyện: Nhân vật Tấm và nhân vật Cám)

4. Sự đấu tranh giữa thiện và ác trong xã hội ngày nay? (Liên hệ với bản thân, thông tin trên báo, đài...)
 
Q

quinhmei

Đây là một dàn ý mình trích dẫn, không phải của mình. Dựa vào các ý chính, bạn tự triẻn khai thành bài văn nhé!

Đấu tranh giữa thiện và ác là đề tài muôn thuở trong văn hoá xã hội loài người. Trong truyện Tấm Cám:
- Tấm hiện lên là 1 cô gái khổ cực nhưng đức hạnh, vị tha, tấm lòng trong trắng tượng trưng cho cái thiện, người lương thiện
- Mẹ con Cám là kẻ hung bạo, xấu xa, tham lam ích kỉ, tượng trưng cho cái ác, người xấu.

Cuộc đấu tranh giữa 2 thế lực biểu hiện trong những lần ông Bụt hiện ra giúp đỡ Tấm ( tự kể vd) --> người tốt thì sẽ gặp được việc lành
Nhưng sự mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi mẹ con Cám giết chết Tấm: hành động tàn ác nhất cướp đi sinh mạng, hạnh phúc con người. Từ chỗ Tấm còn nhân nhượng, giờ đây nàng đã chuyển sang thể hóa thân: các lần hoá thành chim vàng anh, cây xoan đào, mắt cửi....Cám càng hại Tấm thì Tấm càng quyết liệt hơn để giành lại tình yêu hạnh phúc của mình.

Từ đỉnh điểm chuyển sang thắt nút: Tấm tìm được hạnh phúc, mẹ con Cám bị trừng phạt.
--> Rút ra:
1.cái thiện luôn chiến thắng cái ác
2. chừng nào cái ác còn tồn tại, lương tâm đen tối con người còn tồn tại thì vẫn còn cuộc xung đột giữa thiện và ác, vẫn còn có những người bị chìm trong khổ đau
-> con người cần phải cố gắng hoàn thiện mình để đến 1 ngày nào đó cái ác sẽ chỉ là trong truyện cổ tích mà thôi.
 
X

xilaxilo

sao ko ai đề cập tới mẹ con Cám bị trừng phạt thế nào và hành động trả thù của Tấm. nếu phân tích dc cái này thì sẽ thấy rõ dc nàng Kiều Việt Nam # nàng Kiều Trung Quốc ntn
 
Q

quinhmei

Vấn đề này cũng đã được đề cập trong một topic của hocmai.vn mang tên Cô Tấm trong truyện cổ tích thiện hay ác?

Nếu muốn, bạn có thể vào topic này thảo luận, OK?
 
Q

quinhmei

Cái này thì bạn phải tự liên hệ thực tế thôi. (Bàn luận đến cái thiện - cái ác ngày nay; nếu bạn viết văn tốt có thể đưa ra một số vẫn đề thời sự hoặc đưa ra thực trạng hiện nay và phân tích- Tuy nhiên: Nếu bạn quá sa đà có thể làm loãng ý văn)
Lưu ý là vẫn cần phân tích Tấm Cám THẬT KỸ, phần liên hệ này chỉ đưa vào (Dung lương: 1 đoạn khoảng 10 - 15 câu) như một thứ gia vị, làm tăng chiều sâu cho bài viết mà thôi.
 
B

beng0x92

huhuh ac doc wa pe vit cung cần bài nài ai giúp với :| chưa mua sách học tốt văn 11 :((

Quinhmei: đề nghị bạn viết Tiếng Việt có dấu nhá!
 
Last edited by a moderator:
T

tieuho0101

Cái thiện luôn chiến thắng cái ác!
Đó cũng là những tư tưởng của cha ông ta từ ngàn đời nay!
Mặc dù được xây dựng theo công thức truyện kể dân gian:
Tấm chết đi sống lại, đó là sự bất tử trước cái đẹp và cái xấu!
 
U

uyencanhcut

Tui la nguoi moi zo wseb nay theo tui suy nghi hanh dong Tam giet Cam o cuoi truyen lam mot hanh dong doc ac hanh dong do da cho thay tam da bien minh thanh mot con Cam thu 2 trg truyen vi the tu do ta noi hanh dong cuoi truyen cua Tam la mot hanh dong doc ac
 
Y

yenthang

theo tôi thế này nhá :
Trước hết hãy hiểu như thế nào là thiện , như thế nào là ác ?
thiện thường đại diện cho lớp người nông dân bần cùng trong xã hội ngày xưa , còn ác đại diên cho tầng lớp quan lại , địa chủ . Còn ngày nay thiện và ác đươc hiểu như thế nào cho đúng đây ?
Trong xã hội bây giờ như thế nào là thiện ?
Chẳng hạn ban thương xuyên tổ chức bạn bè người thân đi thăm hỏi , tăng quà cho những gia đình có công với CM mà nhà lại nghèo khó cũng được coi là thiện .
Mà có thể bạn làm một cái gì đó mà khiến người khác phải mất đi những gì mà họ vất vả lắm mới có được thì cũng coi như là ác rồi !
Nói chung là liên hệ trên thực tế thì có rất nhiều mặt cua nó !
 
C

changmin_93

Ngày mai lớp em cũng viết bài này 0y. Em mới tìm được mấy bài, post lên cho mọi người cùng tham khảo ha!
BÀI 1
Tấm Cám là một câu truyện cổ tích kinh điển của dân tộc Việt Nam. Nó mang đậm tính chất giáo dục con người. Thông qua câu chuyện cuộc đời cô Tấm, câu chuyện đã đánh bật lên mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Tôi đã nghe bà kể từ lâu nhưng giờ đây khi có cơ hội ngồi suy nghĩ và phân tích tôi mới có thể cảm nhận được bài học đạo lý mà câu chuyện này muốn truyền đạt.

Sớm mồ côi cha mẹ,cô Tấm sống trong sự ghẻ lạnh của gì ghẻ và Cám.Hằng ngày cô phải làm mọi công việc chỉ để đổi lấy đòn roi của gì và những câu mắng chửi của em.Cuộc sống cứ như thế trôi qua để lại cho cô gái hiền lành những vết thương khó có thể lành. Không ai biết về cô, không ai làm bạn cùng cô trong những đêm buồn tủi cô Tấm chỉ biết khóc. Dù nỗi đau nối tiếp nỗi đau, vết thương in thêm nhưng vết thuong nhưng cô vẫn giữ trọn chữ hiếu cùng gì và nghĩa với đứa em cay ác. Nếu tôi được nói một câu cùng cô, tôi sẽ nói rằng Cô yếu đuối quá cô Tấm à! Hạnh phúc thật sự chỉ do bản thân mình tự mang lại mà thôi, vậy tại sao cô không thử đừng dậy đấu tranh cho bản thân mình?

Từ xưa đến nay, hình ảnh cô Tấm đã trở thành một khuôn mẫu để đánh giá nét đẹp của người phụ nữ. Cô Tấm xinh đẹp, nhân hậu, chăm chỉ và cô rất hiếu thảo. Nhưng cô không được sống trong hạnh phúc thứ mà đáng lẽ cô phải được nhận để xứng đáng với nhân cách tốt đẹp của mình.

Việc hằng ngày gì ghẻ và Cám luôn ngược đãi cô Tấm đã thể hiện rõ cho chúng ta thấy được mâu thuẫn xã hội đã hình thành từ rất lâu. Từ khi con người hình thành tri thức, cái thiện và cái ác đã cùng song hành trong xã hội. Không nơi nào tồn tại toàn những người tốt, và cũng sẽ chẳng thể có một xã hội với tất cả nhưng công dân xấu cả. Cái tốt cái xấu đã và đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, thật sai lầm khi chúng ta sống mà chỉ cố gắng làm điều tốt! Người tốt thật sự là người biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lập lại chúng.

Trở lại cùng câu chuyện của cô Tấm, ở đoạn kết chúng ta thấy được một kết thúc đẹp cho nhân vật chính của chúng ta nhưng ít ai nhận ra rằng để đạt được hạnh phúc đó thì cô Tấm đã phải đứng đấu tranh vô cùng vất vả. Cô chết đi và sống lại bao nhiêu lần để có được cái hạnh phúc ấy? Giả sử câu chuyện ấy kết thúc tại thời điểm cô Tấm chết, Cám làm hoànng hậu và hạnh phúc sông cùng vua và người mẹ độc ác của mình đến cuối đời thì sao? Lúc đó bạn sẽ không thể 1 lần nhìn thấy 2 tiếng "hòa bình" trong xã hội này đâu. Khi ấy những gì mà trẻ con đến trường nhận được là lòng thù hận, sự ích kỷ và đố kỵ. Hãy tưởng tượng mộ buổi sáng bạn bước ra đường, vô tình bạn thấy một bà cụ vấp ngã và tất cả mọi người chung quang bạn vẫn dửng dưng bước đi? Tưởng tượng rằng bạn phải đến viện bảo tàng để đọc được cuốn tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của H.Way mà lúc này nó bị xem là tư tưởng phát-xit ???

Và thử tưởng tượng rằng một ngày nọ... Đèn đỏ, xe cộ đậu chỉnh tề ngay sau vạch trắng. Một va chạm xảy ra và hai thanh niên rồi rít xin lỗi nhau. Anh cảnh sát giao thông nhìn cả hai trìu mến rồi tặng mỗi người một cai nón bảo hiểm.

Sếp đứng ở cổng, dịu dàng bắt tay từng người và hỏi lương có đủ sống không làm chị lao công xúc động nấc lên từng chập. Bản tin trên đài truyền hình cho biết giá cả đang giảm trong khi mỗi người ai cũng được tăng hai bậc lương khiến mấy chị nhà bếp vỗ tay rần rần.

Ở các khu phố, người ta gõ cửa từng nhà để tặng sách giáo khoa cho trẻ. Chỉ cần một tiếng ho là xe cấp cứu chạy đến tức thời. Mưa, người dân mở cửa cho khách bộ hành trú nhờ.Tụi nhỏ thích nghịch nước khóc rấm rứt vì không tìm đâu ra một đoạn đường ngập nước. Ông giám đốc công ty giải trí tức thời lên tivi hứa sẽ xây thật nhiều công viên nước miễn phí cho bọn trẻ...


Cái ác có thể mạnh nhưng không thể tồn tại vĩnh viễn, cái thiện có thể yếu nhưng sẽ vẫn luôn tồn tại để đấu tranh chống lại cái ác. Và như thể là một chân lý, người ở hiên thì sẽ gặp lành và kẻ gieo gió ắt cũng có ngày gặp bão.

BÀI 2
Cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác xưa và nay vẫn đều diễn ra như một phần của cuộc sống.
Và dẫu là thời đại nào thì số đông vẫn đứng về cái thiện nhiều hơn do vậy cái ác cũng ngày càng "nham hiểm hơn".
Tấm và Cám là 2 chị em cùng cha khác mẹ.Dẫu mang cùng một nửa dòng máu nhưng họ lại thuộc 2 phe đối nghịch nhau:Chị tốt nết ,còn em thì xấu tính.
Xưa và nay vẫn vậy :Thiện -ác cùng chung sống.Cái ác bao giờ cũng ganh tị với cái thiện .
Cám và mẹ tìm cách hãm hại Tấm năm lần bảy lượt nhưng không thành .-->Cuộc chiến giữa thiện và ác lúc nào cũng cam go,khốc liệt.
Kết cục cuối cùng ,Tấm trở nên xinh đẹp và cưới vua .Còn Cám bị giội nước sôi nên chết nhăn răng.
Kết cục của câu chuyện là 1 kết cục mà những người yêu THIỆN ghét ÁC mong muốn.
Người tốt kẻ xấu xưa rất dễ phân biệt và phân loại.CÒn ngày nay khi xã hội ngày càng "cơ cấu" ,đôi khi người tốt xấu ,thiện ác lẫn lộn .Cũng có khi là người tốt trong lốt kẻ ác và ngược lại.
Cuộc sống vốn đa dạng và phong phú nên tạo ra nhiều loại,nhiều dạng người .Và có 1 điều không bao giờ thay đổi là:THIỆN -ÁC" không đội trời chung".

BÀI 3
Chỉ ra các ý cơ bản sau:
* Giải thích:
- Thiện
- Ác
- người tốt
- kẻ xấu
- xã hội xưa
- xã hội nay
* Phân tích truyện Tấm Cám để làm rõ cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, người tốt và kẻ xấu trong xã hội x¬ưa
* Liên hệ tới xã hội nay
* Chỉ ra điểm giống & khác nhau

▬Tấm Cám là câu chuyện không xa lạ gì với chúng ta.
Cách nào đó, theo câu hỏi của bạn.. thì cách giải quyết mâu thuẫn giữa "thiện, ác" xưa và nay khác nhiều lắm..
Xưa, sự hồi sinh của Tấm là một kết thúc có hậu theo mong mỏi "chính thắng tà".. nhưng cách thức giải quyết vấn đề lại được thực hiện bởi một điều ác (Cách Tấm chỉ cho Cám làm trắng da bằng cách "tắm bằng nước sôi" và khi mặc nhiên để mẹ Cám ăn gần hểt hủ mắm, mới bảo "ngon ngỏn ngòn ngon, mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng.." - Quyền hành xử của con người luôn được đề cao và mang cảm tính (thay trời hành đạo)... Như vây, con người tự do bày tỏ thái độ và hành vi ứng xử của mình!
Nay, trong cuộc sống nhan nhản chuyện vi phạm chế độ một vợ một chồng (giống như Cám cướp tranh chồng chị vậy), thì luật pháp cũng xử lý một cách khắt khe với hành vi xâm phạm thân thể và nhân phẩm người khác (nếu như bà lớn đánh ghen bà nhỏ và ngược lại).. chuyện bị cướp chồng (hoặc vợ) cũng phải được xử lý theo luật chứ không cho phép bộc phát theo cảm tính - Như vậy, con người vẫn có quyền hành xử, nhưng phải hành xử theo luật chứ không theo cảm tính... Và, con người không phải lúc nào cũng có quyền tự do bày tỏ thái độ hay hành vi ứng xử của mình một cách tự do!



- ___________the end______________________+______+_____( @_@)_______________-
 
V

v_hjen1195

Nghị luận xã hội về "Tấm Cám"

Tấm Cám là một câu truyện cổ tích kinh điển của dân tộc Việt Nam. Nó mang đậm tính chất giáo dục con người. Thông wa câu chuyện cuộc đời cô Tấm, câu chuyện đã đánh bật lên mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Tôi đã nghe bà kể từ lâu nhưng giờ đây khi có cơ hội ngồi suy nghĩ và phân tích tôi mới có thể cảm nhận được bài học đạo lý mà câu chuyện này muốn truyền đạt.

Sớm mồ côi cha mẹ,cô Tấm sống trong sự ghẻ lạnh của gì ghẻ và Cám.Hằng ngày cô phải làm mọi công việc chỉ để đổi lấy đòn roi của gì và những câu mắng chửi của em.Cuộc sống cứ như thế trôi wa để lại cho cô gái hiền lành những vết thương khó có thể lành. Không ai biết về cô, không ai làm bạn cùng cô trong những đêm buồn tủi cô Tấm chỉ biết khóc. Dù nỗi đau nối tiếp nỗi đau, vết thương in thêm nhưng vết thuong nhưng cô vẫn giữ trọn chữ hiếu cùng gì và nghĩa với đứa em cay ác. Nếu tôi được nói một câu cùng cô, tôi sẽ nói rằng Cô yếu đuối wá cô Tấm àh! Hạnh phúc thật sự chỉ do bản thân mình tự mang lại mà thôi, vậy tại sao cô không thử đừng dậy đấu tranh cho bản thân mình?

Từ xưa đến nay, hình ảnh cô Tấm đã trở thành một khuôn mẫu để đánh giá nét đẹp của người phụ nữ. Cô Tấm xinh đẹp, nhân hậu, chăm chỉ và cô rất hiếu thảo. Nhưng cô không được sống trong hạnh phúc thứ mà đáng lẽ cô phải được nhận để xứng đáng với nhân cách tốt đẹp của mình.

Việc hằng ngày gì ghẻ và Cám luôn ngược đãi cô Tấm đã thể hiện rõ cho chúng ta thấy được mâu thuẫn xã hội đã hình thành từ rất lâu. Từ khi con người hình thành tri thức, cái thiện và cái ác đã cùng song hành trong xã hội. Không nơi nào tồn tại toàn những người tốt, và cũng sẽ chẳng thể có một xã hội với tất cả nhưng công dân xấu cả. Cái tốt cái xấu đã và đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, thật sai lầm khi chúng ta sống mà chỉ cố gắng làm điều tốt! Người tốt thật sự là người biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lập lại chúng.

Trở lại cùng câu chuyện của cô Tấm, ở đoạn kết chúng ta thấy được một kết thúc đẹp cho nhân vật chính của chúng ta nhưng ít ai nhận ra rằng để đạt được hạnh phúc đó thì cô Tấm đã phải đứng đấu tranh vô cùng vất vả. Cô chết đi và sống lại bao nhiêu lần để có được cái hạnh phúc ấy? Giả sử câu chuyện ấy kết thúc tại thời điểm cô Tấm chết, Cám làm hoànng hậu và hạnh phúc sông cùng vua và người mẹ độc ác của mình đến cuối đời thì sao? Lúc đó bạn sẽ không thể 1 lần nhìn thấy 2 tiếng "hòa bình" trong xã hội này đâu. Khi ấy những gì mà trẻ con đến trường nhận được là lòng thù hận, sự ích kỷ và đố kỵ. Hãy tưởng tượng mộ buổi sáng bạn bước ra đường, vô tình bạn thấy một bà cụ vấp ngã và tất cả mọi người chung quang bạn vẫn dửng dưng bước đi? Tưởng tượng rằng bạn phải đến viện bảo tàng để đọc được cuốn tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của H.Way mà lúc này nó bị xem là tư tưởng phát-xit ???

Và thử tưởng tượng rằng một ngày nọ... Đèn đỏ, xe cộ đậu chỉnh tề ngay sau vạch trắng. Một va chạm xảy ra và hai thanh niên rồi rít xin lỗi nhau. Anh cảnh sát giao thông nhìn cả hai trìu mến rồi tặng mỗi người một cai nón bảo hiểm.

Sếp đứng ở cổng, dịu dàng bắt tay từng người và hỏi lương có đủ sống không làm chị lao công xúc động nấc lên từng chập. Bản tin trên đài truyền hình cho biết giá cả đang giảm trong khi mỗi người ai cũng được tăng hai bậc lương khiến mấy chị nhà bếp vỗ tay rần rần.

Ở các khu phố, người ta gõ cửa từng nhà để tặng sách giáo khoa cho trẻ. Chỉ cần một tiếng ho là xe cấp cứu chạy đến tức thời. Mưa, người dân mở cửa cho khách bộ hành trú nhờ.Tụi nhỏ thích nghịch nước khóc rấm rứt vì không tìm đâu ra một đoạn đường ngập nước. Ông giám đốc công ty giải trí tức thời lên tivi hứa sẽ xây thật nhiều công viên nước miễn phí cho bọn trẻ...

Cái ác có thể mạnh nhưng không thể tồn tại vĩnh viễn, cái thiện có thể yếu nhưng sẽ vẫn luôn tồn tại để đấu tranh chống lại cái ác. Và như thể là một chân lý, người ở hiên thì sẽ gặp lành và kẻ gieo gió ắt cũng có ngày gặp bão.
 
T

thuylinh_mk_95

bài viết số 1

ôi trời đi đâu cũng thấy cái đề này kỉu này ngày mai có là toi ui
 
Top Bottom