R
rubiru2011
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Tham khảo
Why don't my positive affirmations work?
Positive affirmations can actually be counterproductive
Published on October 14, 2012 by Ray Williams in Wired for Success
"Tôi là người thành công", "Tôi là người tuyệt vời," "Tôi sẽ tìm thấy tình yêu một lần nữa" và rất nhiều những câu tương tự khác mà các sinh viên, người thất tình, người thất nghiệp có thể lặp đi lặp lại với bản thân họ, hy vọng nó sẽ thay đổi cuộc sống của họ. Những cuốn sách 'tự giúp bản thân', từ 'Sức mạnh của tư duy tích cực' của Norman Vincent Peale đến những cuốn sách mới nhất, đã khuyến khích những người có lòng tự trọng thấp thực hiện những câu tự khẳng định tích cực về bản thân. Nhưng nghiên cứu cho thấy nó có thể gây ra nhiều tác hại hơn là tốt đẹp đối với nhiều người.
Nhà nghiên cứu người Canada, Joanne Wood ở trường đại học Waterloo và các Cộng sự của bà ở trường đại học New Brunswick gần đây đã công bố nghiên cứu của họ trên tờ 'Journal of Psychological Science', kết luận rằng 'việc lặp đi lặp lại những câu tự khẳng định tích cực có thể có lợi đối với một số người nào đó, ví dụ như những cá nhân có lòng tự trọng cao, nhưng nó lại đem lại kết quả ngược với sự mong đợi cho những người cần nó nhất.'
Các nhà nghiên cứu yêu cầu những người có lòng tự trọng thấp nói câu 'Tôi là 1 người đáng yêu'. Sau đó họ đo tâm trạng và những cảm xúc về bản thân của những người tham gia. Nhóm có lòng tự trọng thấp cảm thấy tồi tệ hơn sau đó so với những người không có lòng tự trọng thấp. Tuy nhiên, những người có lòng tự trọng cao cảm thấy tốt hơn (nhưng chỉ một chút) sau khi lặp lại những câu tự khẳng định tích cực.
Sau đó các nhà tâm lý yêu cầu những người tham gia liệt kê những suy nghĩ tích cực và tiêu cực về bản thân. Thật ngược đời, họ phát hiện thấy những người có lòng tự trọng thấp cảm thấy tốt hơn khi họ cho phép mình có những suy nghĩ tiêu cực hơn là khi họ được yêu cầu chỉ tập trung vào những suy nghĩ khẳng định tích cực.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, giống như lời khen tích cực quá mức, những lời tự khẳng định tích cực vô lý kiểu như 'Tôi chấp nhận bản thân hoàn toàn' có thể gây ra những suy nghĩ ngược lại ở những cá nhân có lòng tự trọng thấp.
Các nhà nghiên cứu lập luận rằng, khi những lời tự khẳng định tích cực quá mâu thuẫn với quan điểm về bản thân thì nó không chỉ gây ra sự kháng cự mà còn củng cố thêm cho quan điểm về bản thân. Ví dụ, những người xem bản thân là không đáng yêu phát hiện thấy câu 'tôi là người đáng yêu' là rất khó tin, vì vậy nó làm củng cố quan điểm tiêu cực của họ hơn là làm đảo ngược quan điểm đó.
Những phát hiện đó được ủng hộ bởi nghiên cứu trước đây được xuất bản trong tờ 'Journal of Social Psychology' năm 1994, cho thấy khi mọi người nhận được phản hồi mà họ tin là quá tích cực thì họ thực sự cảm thấy tồi tệ hơn chứ không tốt hơn.
Joanne Wood nói rằng, hầu hết những cuốn sách 'tự giúp bản thân'
ủng hộ những lời tự khẳng định tích cực có thể được dựa trên những ý định tốt hoặc kinh nghiệm cá nhân, nhưng chúng hiếm khi dựa trên một chút bằng chứng khoa học. Bà chỉ ra cuốn sách 'The How of Happiness' của Sonja Lyubomirsky như 1 ngoại lệ.
Có phải những lời tự khẳng định tích cực hoàn toàn vô giá trị? Không hẳn thế. Wood và các cộng sự của bà nói rằng, những lời tự khẳng định tích cực có thể giúp ích khi chúng là một phần của chương trình can thiệp rộng hơn. Sự can thiệp đó có thể diễn ra trong nhiều hình thức như trị liệu nhận thức hoặc làm việc với người hướng dẫn là chuyên gia trong khoa học hành vi. Kiểu can thiệp nào là tốt nhất để làm cho những lời tự khẳng định tích cực có hiệu quả nhất?
Đây là nơi chúng ta gặp nhiều sự tranh cãi hơn.
Theo Steven Hayes, trị liệu nhận thức truyền thống có thể không phải là sự can thiệp tốt nhất. Hayes đã thiết lập thế giới của tâm lý trị liệu bằng cách ủng hộ 1 cách tiếp cận hoàn toàn khác biệt.
Trong 1 bài báo trên tạp chí Time, John Cloud mô tả công việc của Hayes. Hayes và các nhà nghiên cứu Marsha Linehan và Robert Kohlenberg ở trường đại học Washington và Zindel Segal ở trường đại học Toronto ít tập Trung hơn vào việc làm thế nào để điều khiển được nội dung của những suy nghĩ của chúng ta và tập trung nhiều hơn vào làm thế nào để thay đổi bối cảnh của chúng - thay đổi cách nhìn của chúng ta về những ý nghĩ và cảm xúc để chúng không thể kiểm soát được hành vi của chúng ta. Trong khi các nhà trị liệu nhận thức nói về 'những lỗi nhận thức' và 'sự diễn dịch bị bóp méo', Hayes và cộng sự khuyến khích thiền định, luyện tập quan sát những ý nghĩ mà không bị vướng vào chúng, tưởng tượng những ý nghĩ như là 1 chiếc lá hoặc 1 cái xuồng trôi nổi trên dòng sông.
3 nhà tâm lý trên lập luận rằng, cố gắng chỉnh sửa những suy nghĩ tiêu cực có thể làm tăng cường chúng. 1 nhà huấn luyện NLP nói, bảo mọi người 'đừng nghĩ về 1 cây xanh' thực sự làm họ tập trung vào cái cây xanh. Phương pháp luận của 3 nhà tâm lý trên được gọi là ATC (Acceptance and Commitment Therapy) nói rằng chúng ta nên thừa nhận những suy nghĩ tiêu cực tái diễn trong suốt cuộc sống của chúng ta thay vì thách thức hoặc chống lại chúng, chúng ta nên tập trung vào việc xác định và cam kết với những giá trị của chúng ta trong cuộc sống. Hayes lập luận rằng một khi chúng ta sẵn sàng để cảm nhận những cảm xúc tiêu cực, chúng ta sẽ thấy nó dễ dàng hơn để cam kết với bản thân về những điều chúng ta muốn trong cuộc sống. Chấp nhận rằng bạn đang có những niềm tin, suy nghĩ và những vấn đề tiêu cực và tập trung vào những điều bạn muốn. Thừa nhận chúng ta đang có nỗi đau, thay vì cố gắng đẩy nó đi hoặc phủ nhận nó thì chỉ làm tăng thêm năng lượng và sức mạnh của nó. Kèm theo đó là một loạt những chiến lược giúp mọi người, bao hàm những việc như viết văn bia, làm rõ những giá trị của bạn và cam kết hành vi của bạn với những giá trị đó.
Chúng ta có thể học được gì từ tất cả những điều trên? Có 2 điều:
Thứ nhất, chỉ thực hiện những lời tự khẳng định tích cực có thể gây nguy hại cho những người có lòng tự trọng thấp, và chỉ mang lại một ít lợi lạc cho những người có lòng tự trọng cao, nếu những lời khẳng định trên không phải là 1 phần của 1 chương trình phát triển bản thân toàn diện, tốt hơn là với 1 người chuyên nghiệp có sự am hiểu.
Thứ hai, cách tiếp cận trị liệu nhận thức truyền thống cố gắng để thay đổi suy nghĩ tiêu cực của mọi người thông qua những quá trình có tính logic có thể thực sự phản tác dụng, so với 1 cách tiếp cận yêu cầu mọi người chấp nhận những suy nghĩ của họ, không kháng cự lại chúng và cung cấp thêm năng lượng cho ý nghĩ tiêu cực bằng cách suy nghĩ về chúng, mà thay vào đó là cam kết với những hành vi tích cực.
Nguồn: psychologytoday.com
Why don't my positive affirmations work?
Positive affirmations can actually be counterproductive
Published on October 14, 2012 by Ray Williams in Wired for Success
"Tôi là người thành công", "Tôi là người tuyệt vời," "Tôi sẽ tìm thấy tình yêu một lần nữa" và rất nhiều những câu tương tự khác mà các sinh viên, người thất tình, người thất nghiệp có thể lặp đi lặp lại với bản thân họ, hy vọng nó sẽ thay đổi cuộc sống của họ. Những cuốn sách 'tự giúp bản thân', từ 'Sức mạnh của tư duy tích cực' của Norman Vincent Peale đến những cuốn sách mới nhất, đã khuyến khích những người có lòng tự trọng thấp thực hiện những câu tự khẳng định tích cực về bản thân. Nhưng nghiên cứu cho thấy nó có thể gây ra nhiều tác hại hơn là tốt đẹp đối với nhiều người.
Nhà nghiên cứu người Canada, Joanne Wood ở trường đại học Waterloo và các Cộng sự của bà ở trường đại học New Brunswick gần đây đã công bố nghiên cứu của họ trên tờ 'Journal of Psychological Science', kết luận rằng 'việc lặp đi lặp lại những câu tự khẳng định tích cực có thể có lợi đối với một số người nào đó, ví dụ như những cá nhân có lòng tự trọng cao, nhưng nó lại đem lại kết quả ngược với sự mong đợi cho những người cần nó nhất.'
Các nhà nghiên cứu yêu cầu những người có lòng tự trọng thấp nói câu 'Tôi là 1 người đáng yêu'. Sau đó họ đo tâm trạng và những cảm xúc về bản thân của những người tham gia. Nhóm có lòng tự trọng thấp cảm thấy tồi tệ hơn sau đó so với những người không có lòng tự trọng thấp. Tuy nhiên, những người có lòng tự trọng cao cảm thấy tốt hơn (nhưng chỉ một chút) sau khi lặp lại những câu tự khẳng định tích cực.
Sau đó các nhà tâm lý yêu cầu những người tham gia liệt kê những suy nghĩ tích cực và tiêu cực về bản thân. Thật ngược đời, họ phát hiện thấy những người có lòng tự trọng thấp cảm thấy tốt hơn khi họ cho phép mình có những suy nghĩ tiêu cực hơn là khi họ được yêu cầu chỉ tập trung vào những suy nghĩ khẳng định tích cực.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, giống như lời khen tích cực quá mức, những lời tự khẳng định tích cực vô lý kiểu như 'Tôi chấp nhận bản thân hoàn toàn' có thể gây ra những suy nghĩ ngược lại ở những cá nhân có lòng tự trọng thấp.
Các nhà nghiên cứu lập luận rằng, khi những lời tự khẳng định tích cực quá mâu thuẫn với quan điểm về bản thân thì nó không chỉ gây ra sự kháng cự mà còn củng cố thêm cho quan điểm về bản thân. Ví dụ, những người xem bản thân là không đáng yêu phát hiện thấy câu 'tôi là người đáng yêu' là rất khó tin, vì vậy nó làm củng cố quan điểm tiêu cực của họ hơn là làm đảo ngược quan điểm đó.
Những phát hiện đó được ủng hộ bởi nghiên cứu trước đây được xuất bản trong tờ 'Journal of Social Psychology' năm 1994, cho thấy khi mọi người nhận được phản hồi mà họ tin là quá tích cực thì họ thực sự cảm thấy tồi tệ hơn chứ không tốt hơn.
Joanne Wood nói rằng, hầu hết những cuốn sách 'tự giúp bản thân'
ủng hộ những lời tự khẳng định tích cực có thể được dựa trên những ý định tốt hoặc kinh nghiệm cá nhân, nhưng chúng hiếm khi dựa trên một chút bằng chứng khoa học. Bà chỉ ra cuốn sách 'The How of Happiness' của Sonja Lyubomirsky như 1 ngoại lệ.
Có phải những lời tự khẳng định tích cực hoàn toàn vô giá trị? Không hẳn thế. Wood và các cộng sự của bà nói rằng, những lời tự khẳng định tích cực có thể giúp ích khi chúng là một phần của chương trình can thiệp rộng hơn. Sự can thiệp đó có thể diễn ra trong nhiều hình thức như trị liệu nhận thức hoặc làm việc với người hướng dẫn là chuyên gia trong khoa học hành vi. Kiểu can thiệp nào là tốt nhất để làm cho những lời tự khẳng định tích cực có hiệu quả nhất?
Đây là nơi chúng ta gặp nhiều sự tranh cãi hơn.
Theo Steven Hayes, trị liệu nhận thức truyền thống có thể không phải là sự can thiệp tốt nhất. Hayes đã thiết lập thế giới của tâm lý trị liệu bằng cách ủng hộ 1 cách tiếp cận hoàn toàn khác biệt.
Trong 1 bài báo trên tạp chí Time, John Cloud mô tả công việc của Hayes. Hayes và các nhà nghiên cứu Marsha Linehan và Robert Kohlenberg ở trường đại học Washington và Zindel Segal ở trường đại học Toronto ít tập Trung hơn vào việc làm thế nào để điều khiển được nội dung của những suy nghĩ của chúng ta và tập trung nhiều hơn vào làm thế nào để thay đổi bối cảnh của chúng - thay đổi cách nhìn của chúng ta về những ý nghĩ và cảm xúc để chúng không thể kiểm soát được hành vi của chúng ta. Trong khi các nhà trị liệu nhận thức nói về 'những lỗi nhận thức' và 'sự diễn dịch bị bóp méo', Hayes và cộng sự khuyến khích thiền định, luyện tập quan sát những ý nghĩ mà không bị vướng vào chúng, tưởng tượng những ý nghĩ như là 1 chiếc lá hoặc 1 cái xuồng trôi nổi trên dòng sông.
3 nhà tâm lý trên lập luận rằng, cố gắng chỉnh sửa những suy nghĩ tiêu cực có thể làm tăng cường chúng. 1 nhà huấn luyện NLP nói, bảo mọi người 'đừng nghĩ về 1 cây xanh' thực sự làm họ tập trung vào cái cây xanh. Phương pháp luận của 3 nhà tâm lý trên được gọi là ATC (Acceptance and Commitment Therapy) nói rằng chúng ta nên thừa nhận những suy nghĩ tiêu cực tái diễn trong suốt cuộc sống của chúng ta thay vì thách thức hoặc chống lại chúng, chúng ta nên tập trung vào việc xác định và cam kết với những giá trị của chúng ta trong cuộc sống. Hayes lập luận rằng một khi chúng ta sẵn sàng để cảm nhận những cảm xúc tiêu cực, chúng ta sẽ thấy nó dễ dàng hơn để cam kết với bản thân về những điều chúng ta muốn trong cuộc sống. Chấp nhận rằng bạn đang có những niềm tin, suy nghĩ và những vấn đề tiêu cực và tập trung vào những điều bạn muốn. Thừa nhận chúng ta đang có nỗi đau, thay vì cố gắng đẩy nó đi hoặc phủ nhận nó thì chỉ làm tăng thêm năng lượng và sức mạnh của nó. Kèm theo đó là một loạt những chiến lược giúp mọi người, bao hàm những việc như viết văn bia, làm rõ những giá trị của bạn và cam kết hành vi của bạn với những giá trị đó.
Chúng ta có thể học được gì từ tất cả những điều trên? Có 2 điều:
Thứ nhất, chỉ thực hiện những lời tự khẳng định tích cực có thể gây nguy hại cho những người có lòng tự trọng thấp, và chỉ mang lại một ít lợi lạc cho những người có lòng tự trọng cao, nếu những lời khẳng định trên không phải là 1 phần của 1 chương trình phát triển bản thân toàn diện, tốt hơn là với 1 người chuyên nghiệp có sự am hiểu.
Thứ hai, cách tiếp cận trị liệu nhận thức truyền thống cố gắng để thay đổi suy nghĩ tiêu cực của mọi người thông qua những quá trình có tính logic có thể thực sự phản tác dụng, so với 1 cách tiếp cận yêu cầu mọi người chấp nhận những suy nghĩ của họ, không kháng cự lại chúng và cung cấp thêm năng lượng cho ý nghĩ tiêu cực bằng cách suy nghĩ về chúng, mà thay vào đó là cam kết với những hành vi tích cực.
Nguồn: psychologytoday.com