Vật lí Tại sao không nhún chân thì không thể nhảy được?

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,577
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn :rongcon12:rongcon12.
Như tiêu đề topic, hôm nay mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu lí do vì sao chúng ta phải nhún chân thì mới nhảy được nhé. Vậy các bạn đã sẵn sàng chưa ?
BẮT ĐẦU THÔI !!! :Tonton7:Tonton7:Tonton7

Trước tiên ta hãy tìm hiểu NHẢY và NHÚN CHÂN là gì đã nhé :p
Theo rung.vn, nhảy là 1 động từ, nó chỉ động tác bật mạnh toàn thân, thường để vượt qua một khoảng cách hoặc một chướng ngại vật. Còn nhún chân là hơi chùng chân cho người hạ thấp để lấy đà bật lên.

Đọc tới đây chắc hẳn ai cũng hình dung và thực hiện được hai động tác rất quen thuộc này rồi đúng không nào :D. Thế có khi nào các bạn thử nhảy mà không nhún chân chưa ? Bạn sẽ nhận ra rằng nếu không nhún chân thì không tài nào có thể nhảy lên nổi, gân cốt hoàn toàn như không có chỗ triển khai. Vì sao vậy ?
À, để tìm ra câu trả lời thì hãy nhớ lại xem ở lớp 10 chúng ta đã được học định luật vật lí nào mà chuyển động của mọi vật thể đều phải tuân theo các quy luật khách quan nhất định các bạn nhỉ ?
Đúng rồi. Đó là định luật Newton. Định luật Newton gồm 3 định luật: định luật I, định luật II và định luật III. Trong đó, định luật III Newton cho biết nếu vật A tác dụng lên vật B một lực F thì vật B cũng sẽ tác dụng lên vật A một phản lực có độ lớn bằng F, ngược chiều và nằm trên một đường thẳng với lực F do A tác dụng lên B.
upload_2020-11-2_21-8-48.png
Ví dụ: một vật đặt cố định trên bàn, vật sẽ tác dụng lên mặt bàn một lực ép là Fvb, bàn cũng sẽ tác dụng lên vật 1 phản lực là Fbv theo định luật III Newton. Hai lực là hai lực cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn
upload_2020-11-2_21-14-17.png
Áp dụng lí thuyết trên vào việc nhảy, ta dễ thấy được muốn nhảy lên từ mặt đất thì mặt đất phải tác dụng lên ta một lực. Vậy lực đó ở đâu ra? Trước hết, chúng ta sẽ phải tác dụng lên mặt đất một lực. Chúng ta hơi chùng chân xuống, hạ thấp trọng tâm cơ thể để lấy đà bật lên, tức là điều chỉnh làm cơ bắp của chân co lại tác dụng một lực lên mặt đất. Sau đó, theo định luật III Newton, mặt đất sẽ tác dụng lại ta một phản lực hướng lên, giúp ta nhảy lên khỏi mặt đất. Cơ bắp của chân tác dụng lên đất lực càng lớn thì phản lực của mặt đất đối với ta cũng càng lớn, vì thế nhảy càng cao. Nếu không nhún chân, cơ bắp sẽ không sinh ra lực để tác dụng lên mặt đất, điều đó đồng nghĩa sẽ không có phản lực nào từ mặt đất tác dụng lên chúng ta, từ đó sẽ không thể nhảy lên được.
upload_2020-11-2_20-38-40.jpeg
Đó là quy luật của lực và phản lực theo định luật III Newton.
Hi vọng qua bài viết này của mình, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức thú vị về vật lí, càng yêu vật lí và càng muốn tìm hiểu thêm về nó.:rongcon1
Mong rằng topic này sẽ được các bạn ủng hộ, xin chào và hẹn gặp lại trong các topic lần sau.

:rongcon29:rongcon29:rongcon29:rongcon29:rongcon29:rongcon29
 

anhkhanh1411

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng sáu 2018
82
64
71
Bình Phước
THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
Thế định luật bảo toàn năng lượng (hay định luật 1 của nhiệt động lực học) có liên quan gì tới việc này không hả anh?
 
  • Like
Reactions: Hoàng Long AZ

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,577
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
Thế định luật bảo toàn năng lượng (hay định luật 1 của nhiệt động lực học) có liên quan gì tới việc này không hả anh?
Không em, cái này chỉ là lực và phản lực thôi mà :p
Còn định luật bảo toàn năng lượng (hay định luật 1 của nhiệt động lực học) là nói về tổng năng lượng của 1 hệ cô lập không đổi (được bảo toàn) theo thời gian em nhé
 

anhkhanh1411

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng sáu 2018
82
64
71
Bình Phước
THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
Ý em là kiểu như phải có sử dụng năng lượng (hoặc có năng lượng được sinh ra) thì mới tạo được phản lực í ạ.
 

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,577
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
Ý em là kiểu như phải có sử dụng năng lượng (hoặc có năng lượng được sinh ra) thì mới tạo được phản lực í ạ.
Vậy là em chưa đọc kĩ topic của anh rùi :D
Trong topic anh đã giải thích rõ mà :p
" Chúng ta hơi chùng chân xuống, hạ thấp trọng tâm cơ thể để lấy đà bật lên, tức là điều chỉnh làm cơ bắp của chân co lại tác dụng một lực lên mặt đất. Sau đó, theo định luật III Newton, mặt đất sẽ tác dụng lại ta một phản lực hướng lên, giúp ta nhảy lên khỏi mặt đất. Cơ bắp của chân tác dụng lên đất lực càng lớn thì phản lực của mặt đất đối với ta cũng càng lớn, vì thế nhảy càng cao. Nếu không nhún chân, cơ bắp sẽ không sinh ra lực để tác dụng lên mặt đất, điều đó đồng nghĩa sẽ không có phản lực nào từ mặt đất tác dụng lên chúng ta, từ đó sẽ không thể nhảy lên được. "
 
  • Like
Reactions: anhkhanh1411
Top Bottom